Vị Trí Chức Năng Của Kiểm Tra Giám Sát / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Cần Quy Định Rõ Hơn Vị Trí, Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác lập rõ ràng hơn việc phân công, phân nhiệm và cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, phù hợp với thông lệ lập pháp của các nước trên thế giới…

Cụ thể: Dự thảo quy định Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp; Chính phủ thực hiện quyền hành pháp; tòa án nhân dân (TAND) thực hiện quyền tư pháp. Như vậy là đã đảm bảo quyền lực nhà nước thống nhất, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp và kiểm soát quyền lực trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Tuy nhiên, trong Dự thảo quy định cơ quan TAND, viện kiểm sát nhân dân (KSND) đưa vào một chương (Chương 8) là không phù hợp. Vì trong thực tế, 2 cơ quan này hoàn toàn khác nhau về tổ chức, vai trò, vị trí, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn. TAND thực hiện quyền tư pháp. Vậy viện KSND thực hiện nhánh quyền lực nào? Chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của viện KSND ra sao trong bộ máy nhà nước? Vì thế, tôi xin góp ý như sau:

Việc xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của viện KSND như trong Dự thảo là chưa rõ ràng. Cần quy định viện KSND thành 1 chương riêng; thể hiện tính lôgic, rành mạch trong việc phân định quyền lực từng cơ quan trong chỉnh thể thống nhất quyền lực nhà nước quy định trong Hiến pháp mới năm 2013 này. Đồng thời, giao thêm nhiệm vụ, chức năng bảo vệ pháp luật, kiểm sát việc tuân theo pháp luật, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật, truy tố tội phạm ra tòa án; ban hành kiến nghị, kháng nghị các hành vi, văn bản vi hiến đến Hội đồng Hiến pháp để xử lý theo quy định của pháp luật.

Về vị trí của viện KSND trong bộ máy nhà nước: Là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập với cơ quan nhà nước khác và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là một nguyên tắc cần được khẳng định trong Hiến pháp nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp chế, tạo điều kiện cho viện KSND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó, đề nghị bổ sung Khoản 1 Điều 112 (Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992) là: Viện KSND là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Quy định như vậy mới khẳng định đầy đủ vị trí, vai trò của Viện KSND trong bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN.

Về chức năng, nhiệm vụ của viện KSND: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để viện KSND thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp”.

Viện KSND không chỉ có trách nhiệm truy tố, buộc tội kẻ phạm tội trước pháp luật mà còn có trách nhiệm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội, kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp. Khi phát hiện các vi phạm trong hoạt động tư pháp, luật quy định cho Viện KSND thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu cá nhân, cơ quan hữu quan chấn chỉnh khắc phục vi phạm. Thực tiễn cho thấy, nhiều quyết định kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của viện kiểm sát mặc dù có căn cứ nhưng không được cơ quan hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành.

Do đó, để viện KSND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đảm bảo tính thống nhất của pháp chế XHCN, đề nghị bổ sung Điều 112 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: “Các quyết định kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện KSND phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành”. Quy định như vậy cũng để viện KSND đề cao vai trò, trách nhiệm của mình khi ban hành các quyết định kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp.

Luật gia Lê Hoàn

Các tin đã đưa

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Kiểm Tra Giám Sát

Ngay sau đại hội đảng các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn chú trọng đến công tác KTGS của Đảng, coi đây là một khâu quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng bộ. Bên cạnh việc quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác KTGS và thi hành kỷ luật trong Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBKT Tỉnh ủy đã có nhiều đổi mới cụ thể hóa thành các quy định để thực hiện thống nhất trong Đảng bộ tỉnh. Qua đó, công tác KTGS của các cấp ủy, UBKT các cấp từng bước đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm song vẫn đảm bảo tính toàn diện.

Đồng chí Chẩu Thanh Tùng (ngoài cùng bên phải), Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã về phát triển cây lạc gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa.

Để tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Ban Giám sát để giám sát thường xuyên việc thực hiện Nghị quyết. Nội dung tập trung giám sát vào các lĩnh vực đột phá, các nhiệm vụ trọng tâm, các mục tiêu chủ yếu, các nghị quyết, kết luận chuyên đề của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hằng quý báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Đối với một số mục tiêu chủ yếu, nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội đề ra, Ban Giám sát đã tổ chức giám sát trực tiếp đối với một số cấp ủy, tổ chức đảng về tiến độ, kết quả thực hiện. Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quy định phân công và ban hành Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách đảng bộ trực thuộc và Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh theo dõi đảng bộ xã, phường, thị trấn. Các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thực hiện nghiêm chế độ thường xuyên nắm bắt, theo dõi lĩnh vực, địa bàn được phân công, hàng tháng, quý báo cáo kết quả nắm tình hình với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 2.286 tổ chức đảng và 1.227 đảng viên, giám sát chuyên đề 1.838 tổ chức đảng và 880 đảng viên. Trong đó Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra 208 tổ chức đảng, giám sát 77 tổ chức đảng. Qua KTGS đã yêu cầu 114 tổ chức đảng và 10 đảng viên có khuyết điểm kiểm điểm, khắc phục; thi hành kỷ luật 4 đảng viên. Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo, thực hiện chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. UBKT các cấp trong tỉnh đã thực hiện tốt công tác KTGS các tổ chức, cá nhân theo Điều 32 Điều lệ Đảng. Qua KTGS đã kịp thời phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ KTGS theo quy định.

Theo đồng chí Ma Thế Hồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, việc thực hiện tốt công tác KTGS tại địa phương đã có tác động quan trọng để các cấp ủy nhanh chóng đưa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng vào cuộc sống. Đặc biệt đối với 3 khâu đột phá, 4 nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra đã được các cấp ủy đảng ở các đơn vị, địa phương triển khai một cách mạnh mẽ và sớm đạt được những kết quả khả quan.

Đối với phát triển nông nghiệp, việc triển khai nghị quyết đã nhanh chóng làm thay đổi nhận thức của người nông dân sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung với những loại cây, con thế mạnh như chè, mía, cam, bưởi, lạc, cá đặc sản, trâu… Trong công tác cải cách hành chính đã có những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Hiện nay, chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh nằm ở nhóm khá trong cả nước…

Các thành viên UBKT Đảng ủy xã Trung Môn (Yên Sơn) giám sát công trình xây dựng trụ sở xã.

Kịp thời khắc phục sửa chữa

Công tác KTGS là phương thức để bảo đảm chức năng lãnh đạo của Đảng, kịp thời phát hiện được những bất cập trong hệ thống quản lý để góp ý xây dựng, với mục đích lấy phòng ngừa làm chính. Qua công tác KTGS của các cấp ủy, UBKT các cấp của tỉnh đã phát huy được các nhân tố tích cực, kịp thời ngăn chặn biểu hiện tiêu cực, sai trái, từ đó góp phần quan trọng vào việc giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, làm chuyển biến mạnh mẽ việc chấp hành kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của tổ chức đảng.

Thời gian qua, công tác KTGS của huyện Sơn Dương đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong 6 tháng đầu năm, cấp ủy các cấp của huyện đã kiểm tra và giám sát 129 tổ chức đảng về các nội dung thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng. Qua kiểm tra đã chỉ ra 31 tổ chức thực hiện chưa tốt, đề nghị chấn chỉnh kịp thời. Trong giám sát tổ chức đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện tốt việc phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện phụ trách các lĩnh vực công tác và theo dõi các chi bộ, đảng bộ trên địa bàn huyện.

Qua giám sát thường xuyên đã giúp cấp ủy nắm chắc hơn tình hình mọi mặt ở địa phương, cơ sở phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo, từ đó góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các nghị quyết, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Tú Thịnh cho biết, từ đầu năm đến nay, Đảng bộ xã đã tiếp nhận một số cuộc KTGS của tỉnh và huyện. Qua các cuộc KTGS của cấp trên đã chỉ ra một số sai sót của Đảng ủy xã cũng như ở các chi bộ thôn. Đảng ủy xã đã tiếp thu những ý kiến góp ý của các đoàn và nhanh chóng khắc phục không để xảy ra các vi phạm nghiêm trọng.

Đối với Đảng bộ Khối Doanh nghiệp, thời gian qua, công tác KTGS ở các chi, đảng bộ doanh nghiệp được thực hiện nghiêm. Đồng chí Nguyễn Xuân Chiến, Bí thư Đảng ủy khối cho biết, khối doanh nghiệp có đặc thù riêng, nên việc KTGS tập trung chủ yếu vào việc quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chất lượng sinh hoạt Đảng, công tác phát triển đảng viên… Quá trình KTGS cố gắng rút ngắn thời gian, tránh làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh.

Để làm tốt việc này thì Đảng ủy, UBKT Đảng ủy khối tăng cường công tác giám sát thường xuyên. Đây là giải pháp nhanh gọn mà vẫn đảm bảo việc phát hiện những hạn chế, sai phạm và uốn nắn kịp thời. Từ năm 2015 đến nay, Ban Thường vụ, UBKT Đảng ủy khối đã tổ chức 17 cuộc KTGS chuyên đề đối với 74 tổ chức đảng, 207 lượt đảng viên. Qua kiểm tra đã phát hiện một số hạn chế, sai phạm, trong đó đã xử lý kỷ luật 22 đảng viên đảm bảo đúng nguyên tắc.

Đồng chí Ngô Quang Vinh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Xăng dầu Tuyên Quang cho biết, qua việc KTGS của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp đối với công ty, đặc biệt là giám sát thường xuyên đã góp phần quan trọng để Đảng bộ công ty kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả, vai trò lãnh đạo của Đảng trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Đảng ủy công ty cũng thường xuyên KTGS, chấn chỉnh việc các chi bộ tổ chức sinh hoạt lồng ghép với họp triển khai nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.

Qua các buổi sinh hoạt, các chi bộ luôn chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên. Qua đó giúp mỗi cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện văn minh trong giao tiếp với khách hàng… Đây chính là điểm mấu chốt để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay.

Đồng chí Phùng Khắc Hùng, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnhXác định rõ nội dung, thời điểm phù hợp Ở các chi bộ, đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh, các đồng chí cấp ủy viên 100% là kiêm nhiệm, công việc chuyên môn nhiều, áp lực kinh doanh lớn, có ảnh hưởng và khó khăn nhất định về thời gian dành cho công tác KTGS. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp ủy, UBKT ở khối doanh nghiệp phải xác định rõ nội dung, đối tượng, hình thức, phương pháp, thời điểm, thời gian KTGS cho phù hợp. Hiệu quả tốt nhất là tăng cường giám sát thường xuyên đối với người đứng đầu cấp ủy và doanh nghiệp. Có những việc thông qua KTGS thường xuyên chỉ mất 2 – 3 tiếng là hoàn thành hiệu quả lại không mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Tiến Lực, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Huyện ủy Sơn DươngNâng cao nhận thức, trách nhiệm Để nâng cao chất lượng công tác KTGS, huyện sẽ tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ chủ chốt, UBKT các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động đối với công tác KTGS và thi hành kỷ luật Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng. Đồng thời tăng cường phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên về công tác KTGS và thi hành kỷ luật Đảng cho cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cấp ủy và UBKT các cấp trong huyện.

Đồng chí Mai Bảo Đăng, Phó Bí thư Thường trực, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy xã Trung Môn (Yên Sơn)Tăng cường giám sát thường xuyên Thời gian qua, công tác KTGS của Đảng ủy xã tập trung chủ yếu vào việc thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ xã về hoàn thành xây dựng nông thôn mới, việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lý các dự án đầu tư hạ tầng nông thôn. Ban Thường vụ Đảng ủy xã xác định tăng cường công tác giám sát thường xuyên bằng việc phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ, Đảng ủy viên tham gia sinh hoạt trực tiếp tại các chi bộ. Qua đó giúp cấp ủy nắm chắc hơn mọi mặt của các thôn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

Đột Phá Khâu Kiểm Tra, Giám Sát, Kỷ Luật Đảng

PHÓNG VIÊN: Dư luận cho rằng vụ việc Trịnh Xuân Thanh là điển hình của “vấn nạn” chạy chức, chạy quyền mà lâu nay ta hay nhắc đến nhưng chưa chỉ rõ địa chỉ được. Vậy theo đồng chí, từ vụ việc Trịnh Xuân Thanh, có thể rút ra bài học cụ thể nào cho việc ngăn chặn hiệu quả tình trạng chạy chức, chạy quyền?

Đồng chí VŨ QUỐC HÙNG: Không có biện pháp nào hiệu quả hơn nữa ngoài việc thực hiện thật nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trung ương phải làm gương, còn tại các địa phương, các cán bộ lãnh đạo có thẩm quyền khi đề bạt cán bộ phải tuân thủ nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong quy hoạch, sử dụng cán bộ, phải thật sự dân chủ. Trong đó, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải đi trước và cố gắng tạo ra được những đột phá thiết thực.

Vì sao đồng chí cho rằng phải đột phá vào khâu kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng?

Đồng chí VŨ QUỐC HÙNG: Vì có như thế mới nhanh chóng phát hiện, phân loại mức độ nguy hiểm và xử lý kịp thời, chính xác các vi phạm, để những cán bộ vi phạm nghiêm trọng điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước; những cán bộ lãnh đạo, quản lý tiêu cực, tham nhũng… nhanh chóng bị xử lý, bị thay thế; đồng thời có tác dụng răn đe, chấn chỉnh hiệu quả trong nội bộ Đảng. Qua kiểm tra, giám sát còn để phát hiện kịp thời, phân loại đúng mức độ vi phạm, tạo tiền đề cho thực thi nghiêm minh kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước.

Kỳ họp thứ 8 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (từ ngày 28 đến 30/11/2016) đã xem xét, xử lý và đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên và tổ chức đảng. (Ảnh: SGGP)

Đã từng giữ nhiệm vụ quan trọng trong Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đồng chí có thể chia sẻ kinh nghiệm để ủy ban kiểm tra các cấp tham gia thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII?

Tôi cho rằng công tác kiểm tra, giám sát phải chủ động hơn nữa và thực sự phải góp phần quan trọng ngăn ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí cũng như các tiêu cực khác trong cán bộ, đảng viên của Đảng. Phải góp phần nhận diện cho được bộ phận đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và những phần tử cơ hội ngay từ sớm. Đồng thời, phải khắc phục cho được tình trạng buông lỏng nguyên tắc tổ chức của Đảng, tự phê bình và phê bình kém; tính chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên giảm.

Hiện nay, sự suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống và quan liêu, tham nhũng ngày càng tinh vi, trầm trọng và mang tính phổ biến. Từ suy thoái về đạo đức, lối sống sẽ dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chia rẽ nội bộ Đảng và thực hiện “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để chống phá nước ta. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng phải góp phần phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi thực trạng này.

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, cấp ủy, tổ chức Đảng, ủy ban kiểm tra các cấp phải chủ động nắm bắt tình hình, thông tin và diễn biến, từ đó có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý, đồng thời, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ. Cấp ủy, tổ chức Đảng, ủy ban kiểm tra phải chủ động phát hiện dấu hiệu vi phạm, trong đó có dấu hiệu vi phạm về chính trị hiện thời để có biện pháp ngăn chặn và đưa ra khỏi Đảng những người không còn đủ tư cách đảng viên.

Đặc biệt, phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thi hành kỷ luật trong Đảng. Việc xử lý kỷ luật Đảng phải đúng phương châm, nguyên tắc, thủ tục, khắc phục tình trạng xử lý kỷ luật nhẹ trên, nặng dưới.

Có thể nói, chính tính nghiêm minh, công khai, dân chủ, công bằng, đúng nguyên tắc của việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện giải pháp kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng sẽ tạo sức mạnh đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là củng cố được niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Cơ Quan Thanh Tra, Giám Sát Ngân Hàng

Nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền và bảo hiểm tiền gửi; chiến lược, chương trình, đề án, dự án quan trọng về đổi mới và phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền và bảo hiểm tiền gửi.

Chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, trừ nhân sự của ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhân sự do chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cử hoặc giới thiệu; chấp thuận người dự kiến được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài…

Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra đối với Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh…

Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có 8 đơn vị: 1- Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; 2- Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng; 3- Văn phòng; 4- Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I; 5- Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II; 6- Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng III; 7- Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; 8- Cục Phòng, chống rửa tiền.

Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng được giao, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Văn phòng có 6 phòng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I có 6 phòng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II có 6 phòng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng III có 4 phòng, Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng có 4 phòng, Cục Phòng, chống rửa tiền có 4 phòng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và không quá 4 Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Kim Hồng