Vị Trí, Tính Chất, Chức Năng Của Hội Đồng Nhân Dân Theo Pháp Luật Hiện Hành

Đặt vấn đề: Ngay từ sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, nhận thức được sâu sắc vấn đề cơ bản của mọi cuộc Cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Quốc dân đồng bào thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam, chính quyền dân chủ đầu tiên của nước ta. Đúng với mục tiêu xây dựng nhà nước CHXHCH Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, Đảng luôn coi trọng quyền làm chủ của nhân dân thông qua phổ thông đầu phiếu để bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước. Chính vì thế, Hội đồng nhân dân đã được xây dựng như là một hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra. Bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã giành 5 chương, 6 điều quy định vai trò và vị trí của Hội đồng Nhân dân. Ngày 22/11/1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 63 về Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Lần đầu tiên, Hội đồng nhân dân có một định nghĩa kể từ Hiến pháp 1959. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung (các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992), Hiến pháp đều quy định đầy đủ vị trí, tính chất, chức năng (được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ và quyền hạn) của Hội đồng nhân dân. Từ đó đến nay, cùng với sự thăng trầm của đất nước, hệ thống các cơ quan dân cử ở địa phương đã vượt qua không ít những khó khăn, thử thách để khẳng định vị trí của mình. Việc nghiên cứu, làm rõ vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành giúp ta có cái nhìn đa diện và hoàn thiện hơn về bộ máy nhà nước, nghiên cứu lý luận về Hội đồng nhân dân giúp ra hiểu rõ vai trò nhiệm vụ của nó, đồng thời làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn còn bất hợp lý so với lý luận, để từ đó tìm ra giải pháp giải quyết ngay từ ngọn nguồn của vấn đề. Nội dung : Về mối quan hệ giữa vị trí, tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân : Nói đến vị trí là nói đến chỗ đứng của Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị, trong bộ máy nhà nước, tính chất làm ta xác định rõ và không thể nhầm lẫn Hội đồng nhân dân với cơ quan nào khác, chức năng là những tính chất của các mặt hội đồng nhân dân đảm nhiệm. Như vậy, có thể thấy rõ, ba yếu tố này có liên hệ mật thiết không thể tách rời, nghiên cứu để làm rõ từng khía cạnh nhưng phải đặt chúng trong mối quan hệ với nhau thì mới có thế nhìn được vấn đề một cách toàn diện. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 119. Điều 120 Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua ( 26/11/2003) cùng các văn bản luật, pháp lệnh khác. Vị trí của Hội đồng nhân dân : Sự thay đổi kết cấu và tính chất bộ máy nhà nước dưới chế độ XHCN: HĐND là hình thức tổ chức chính quyền kiểu mới XHCN. Phương thức tổ chức chính quyền kiểu mới dựa trên quan điểm thừa nhận quyền lực nhân dân ở từng cộng đồng lãnh thổ. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương XHCN không còn phân biệt cấp hành chính cơ bản hay trung gian nữa mà ở tất cả các đơn vị hành chính lãnh thổ đều có mô hình tổ chức gần giống nhau: Một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và một cơ quan chấp hành. Với nhà nước XHCN thì mô hình chính quyền địa phương là một cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ do nhân dân bầu ra, vừa đại diện cho nhân dân địa phương vừa đại diện cho cơ quan nhà nước cấp trên – là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đây là hình thức tổ chức chính quyền địa phương kiểu mới thay thế cho mô hình hành chính cũng như tự quản tồn tại trước đó. Con đường hình thành : Hội đồng nhân dân là cơ quan do nhân dân bầu ra ( Điều 119 HP 1992), miễn nhiệm và bãi nhiệm theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín ( Điều 1 Luật bầu cử đại biểu HĐND). Con đường hình thành này là một yếu tố quan trọng tạo nên vị trí của Hội đồng nhân dân. Cơ sở pháp lý: Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Vị trí của Hội đồng nhân dân cũng được ghi nhận trong Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân. Vị trí trong bộ máy nhà nước : Như vậy, vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân có thể xét theo 2 góc độ: + Hội đồng nhân dân _ cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương + Hội đồng nhân dân _ cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Do vị trí pháp lý như trên, quyền lực của HĐND được giới hạn trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ, tuy là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hội đồng nhân dân không có quyền lập pháp, mà là cơ quan có chức năng quản lý địa phương thực hiện nhiều hoạt động mang tính chấp hành và điều hành. HĐND còn là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, có quyền chủ động giải quyết các vấn đề trong phạm vi địa phương, không đối lập với lợi ích chung của quốc gia và chính sách, pháp luật của nhà nước. Vị trí này dẫn đến việc ta có thể hình dung HĐND như chiếc cầu nối giữa nhân dân và nhà nước, tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ, mối quan hệ hai chiều được thúc đẩy khi dung hòa giữa yếu tố quyền lực nhà nước và yếu tố ý chí của nhân dân. Hội đồng nhân dân ở nước ta là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước thống nhất của nhân dân, chứ không phải và không thể là cơ quan tự quản như các cơ quan dân cử địa phương ở một số nước. Vì vậy, HĐND không chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương mà còn phải chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên. Điều này đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ khi xây dựng bộ máy nhà nước. Sự cụ thể hóa của vị trí : Vị trí của HĐND là hoàn toàn có cơ sở, được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, HĐND chỉ có thể đứng ở đúng vị trí của nó khi các vị trí được ghi nhận đó, trên thực tế triển khai có hiệu quả. Sau khi quy định vị trí, pháp luật tiếp tục ghi nhận tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân, tạo ra cơ sở pháp lý để áp dụng trong thực tế. Mặt khác, chính bản thân vị trí đã thể hiện một phần chức năng và nhiệm vụ của HĐND. Tuy vậy, vị trí của HĐND trên thực tế có xứng tầm với những gì được ghi nhận trong lý luận hay không, thì cần tiếp tục xem xét trong sự thể hiện của nó là tính chất và chức năng của HĐND. Tính chất của Hội đồng nhân dân : Cơ sở pháp lý: Điều 119, 120, 121, 122, 123, 125 Hiến pháp 1992 và phần những quy định chung trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân năm 2003. Như đã trình bày ở trên, vị trí của Hội đồng nhân dân tạo nên những tính chất đặc thù riêng của nó. Việc Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh hai tính chất của Hội đồng nhân dân mang nhiều ý nghĩa quan trọng, hai tính chất ấy là tính quyền lực và tính đại diện. Tính quyền lực nhà nước của Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân. Các cơ quan nhà nước khác đều do Quốc hội và HĐND thành lập. Tuy nhiên, nếu Quốc hội thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước trên phạm vi cả nước thì HĐND lại là cơ quan nhà nước ở địa phương. HĐND được nhân dân giao quyền thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, HĐND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương. Tuy là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng tổ chức Hội đồng nhân dân vẫn phải đảm bảo sự thống nhất quyền lực nên mặt khác, tính quyền lực này còn thể hiện ở một số điểm: bảo đảm những quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên ở trung ương và địa phương được thực hiện; HĐND phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan chính quyền cấp trên và TW, chịu sự hướng dẫn hoạt động của Chính phủ và chịu sự lãnh đọa của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Tính quyền lực nhà nước ở địa phương của HĐND biểu hiện một số mặt cơ bản: HĐND quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục…; tham gia thành lập các cơ quan nhà nước khác ở địa phương như bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch, và các thành viên khác của uỷ ban nhân dân…; tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới, giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương . Tính đại diện của Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân là hình thức tổ chức chính quyền kiểu mới. Nó không phải là cơ quan đại diên, tư vấn bên cạnh cơ quan hành chính, cũng không phải là cơ quan tự quản kiểu chính quyền phong kiến trước đây. Bản thân con đường hình thành là nguyên nhân của tính đại diện của HĐND. Nó thể hiện ở chỗ, chỉ HĐND là cơ quan duy nhất do cử tri bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. HĐND là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, được cấu thành từ các đại biểu ưu tú của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, những công nhân, nông dân, trí thức… HĐND đại diện cho trí tuệ,tinh thần và sức mạnh tập thể nhân dân địa phương. Vì thế, HĐND trong nhà nước ta là những tổ chức chính quyền gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững những đặc điểm của địa phương , do đó mà nắm và quyết định mọi quyết định sát hợp với nguyện vọng của nhân dân. Những quyết định này được thể chế hóa thành Nghị quyết, các Nghị quyết của HĐND phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân địa phương, đồng thời phù hợp với lợi ích toàn dân, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương. HĐND chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân địa phương. Các đại biểu không còn được nhân dân tín nhiệm sẽ bị bãi nhiệm. Như vậy, HĐND vừa là một tổ chức có tính chất chính quyền, vừa có tính chất quần chúng, vừa là trường học quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương. Trong tính chất và hoạt động của mình, HĐND phải thể hiện đầy đủ hai tính chất đó. Nếu quá thiên về tính đại diện mà không thể hiện tính quyền lực nhà nước thì HĐND chỉ là một tổ chức xã hội. Nếu chỉ thiên về tính quyền lực nhà nước, không chú ý đến tính đại diện thì HĐND trở thành cơ quan nhà nước quan liêu, xa rời nhân dân. Chỉ khi nào HĐND kêt hợp nhuần nhuyễn hai tính chất nói trên trong tổ chức và hoạt động của mình thì HĐND mới thực sự là cơ quan nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trên thực tế, việc thể hiện hai tính chất này của HĐND còn nhiều bất cập. Nhìn tổng thể, HĐND chưa thể hiện và thực hiện thực sự tính chất của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương như Hiến pháp và luật đã quy định. Các hoạt động quyết định giám sát của HĐND đều có hạn chế, và UBND_ cơ quan chấp hành lại có xu hướng ngày càng độc lập với HĐND. UBND, bên cạnh việc chịu trách nhiệm trước HĐND còn chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính cấp trên. Chính tính chất thứ hai đã tạo tính độc lập tương đối của UBND. Kế đến, nói HĐND có tính chất quyền lực nhà nước và tính đại diện nghĩa là nó phải gắn liền với một cộng đồng dân cư và một lãnh thổ nhất định. Tính chất đó chỉ tương thích đối với các đơn vị hành chính mà ở đó có sự liên kết gắn bó của một cộng đồng các đơn vị hành chính cơ bản. Trong khi đó, theo quy định hiện hành thì ở tất cả các đơn vị hành chính hiện tại không phân biệt cơ bản hay trung gian đều được tổ chức như nhau, dẫn đến việc mô hình tổ chức cơ quan chính quyền lại tương tự nhau ở tất cả các loại đơn vị hành chính đã tạo ra bộ máy chính quyền rập khuôn, cứng nhắc, không phân biệt tính chất đặc thù ở từng cấp, từng địa phương. Cách tổ chức như vậy không thể hiện được tính chất, vai trò của cơ quan đại diện quyền lực ở những đơn vị hành chính. HĐND không phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, thực tiễn thể hiện tính chất không đi liền với lý luận. Có thể thấy HĐND với tính chất là cơ quan đại diện của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đã được đặt trong nhiều bối cảnh khác nhau không đồng nhất, do đó, môi trường này tuy tỏ ra thích hợp nhưng lại bị kiềm chế bởi các thiết chế khác nhau nên ở nơi này không phát huy được, nới kia lại tỏ ra không phù hợp. Tính chất ấy, dù được chứng minh và thể hiện rất hợp lý trong lý luận, trên thực tế, đã không còn nguyên vẹn như trong lý luận đã nêu ra. Chức năng của Hội đồng nhân dân: Chính vị trí, tính chất là cơ sở để quy định chức năng của HĐND. Những chức năng cơ bản của HĐND phải thể hiện và là sự chứng minh được vị trí cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương, với hai tính chất đặc trưng của là tính quyền lực và tính đại diện. HĐND có những chức năng được quy định trong Hiến pháp; Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 cùng các quy định khác của pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, HĐND, UBND quản lý địa phương theo Hiến pháp, luật, các cơ quan nhà nước cấp trên, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ viên chức nhà nước và bộ máy chính quyền nhà nước ở địa phương…Tổng kết lại, HĐND có 3 chức năng chính sau đây: HĐND quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương: Căn cứ pháp lý: Điều 120 Hiến pháp 1992, Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, trong các điều luật, pháp lệnh khác của từng lĩnh vực cụ thể. HĐND quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, như quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng đế phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, HĐND quyết định những vấn đề quan trọng nhất của địa phương, điều này được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ và quyền hạn trong các lĩnh vực cụ thể: Lĩnh vực kinh tế: Theo luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể cho từng cấp HĐND: HĐND cấp tỉnh: Điều 11; HĐND cấp huyện: Điều 19; HĐND cấp xã: Điều 29. Theo luật ngân sách nhà nước: Điều 25- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp: Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; Dự toán thu ngân sách địa phương; Dự toán chi ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách; Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình. Theo luật đất đai: Điều 7- HĐND các cấp thực hiện quyền quyết định, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai trong địa phương mình. Theo pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông: Điều 8- HĐND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật về bảo vệ công trình giao thông tại địa phương. Theo pháp lệnh bảo vệ công trình thủy lợi: Điều 5- HĐND các cấp trong phạm vi và quyền hạn của mình quyết định chủ trương phát triển, kế hoạch khai thác, bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đó. Như vậy, ta thấy nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND được quy định trong hầu hết các mặt của lĩnh vực kinh tế với vai trò chủ yếu là ra những quyết định quan trọng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, thông tin, thể dục thể thao…: Theo luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh: Điều 12; HĐND cấp huyện: Điều 20, HĐND cấp xã: Điều 30. Theo luật giáo dục: Điều 92- ” HĐND cấp tỉnh căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quy định mức học phí, lệ phí tuyển sinh cụ thể đố với trường, cơ sở giáo dục khác của tỉnh; căn cứ vào nhu cầu phát triển giáo dục…quyết định mức đóng góp xây dựng trường lớp…”. Lĩnh vực an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội: Theo luật tổ chức HĐND và UBND: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh: Điều 14, HĐND cấp huyện: Điều 22; cấp xã: Điều 31. Theo pháp lệnh chống tham nhũng: Điều 36- HĐND, đại biểu HĐND các cấp giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, giám sát hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng ở địa phương. Các lĩnh vực khác: Thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách tôn giác; xây dựng chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính; khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường;… Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương của HĐND, nói tóm lại bao gồm việc ra các quyết định quan trọng trong mọi lĩnh vực, các kế hoạc cụ thể, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đó. Những ví dụ trên có thể chứng minh được, chức năng quyết định mọi vấn đề quan trọng của địa phương của HĐND là hoàn toàn có cơ sở pháp lý, được thể hiện trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống địa phương. Trên thực tế, những nhiệm vụ quyền hạn của HĐND được quy định trong luật là rất nặng nề, đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy giúp việc chuyên nghiệp và cơ cấu tổ chức khoa học, hoạt động thường xuyên mới có thể bắt kịp nhịp sống địa phương, từ đó thực hiện chức năng của mình được hiệu quả. HĐND bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương: Căn cứ vị trí, tính chất của HĐND: Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cầu nối giữa nhân dân với chính quyền Trung ương, việc HĐND phải đảm bảo tinh thống nhất quyền lực nhà nước là điều tất yếu. HĐND phải đảm bảo được sự lãnh đạo thống nhất của trung ương, nghĩa là đảm bảo cho quy định và quyết định của cấp trên và trung ương được thi hành triệt để ở địa phương, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương. Chính sách và pháp luật của nhà nước phải được thực hiện nhất quán ở mọi nơi trong phạm vi lãnh thổ, tránh sự cục bộ địa phương do mặc định HĐND là cơ quan đại diện của địa phương. Chức năng này đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ khi xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam. Căn cứ pháp lý: Theo Hiến pháp 1992: Điều 120 – Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương. Theo luật ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật : Điều 1- khoản 3-” Văn bản do HĐND, UBND ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản do UBND ban hành còn để thi hành Nghị quyết của HĐND cùng cấp”. Chức năng giám sát của HĐND: Cơ sở pháp lý: Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Chương 3 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND, thường trực HĐND, các ban cuat HĐND và đại biểu HĐND. Bản chất chức năng giám sát của HĐND: Quy định tại điều 1 luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã xác định rõ vi trí pháp lý và tính chất pháp lý của HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đồng thời, là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương, HĐND thay mặt cho nhân dân địa phương, cho cử tri đã bầu ra mình để quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát việc thi hành những quyết định đó. Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động giám sát của HĐND mang tính quyền lực nhà nước và quyền lực HĐND trong lĩnh vực giám sát là quyền lực của nhân dân địa phương trao cho những đại biểu của mình, thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền dân chủ theo pháp luật quy định. Có thể xác định chức năng giám sát của HĐND là một bộ phận quyền lực cấu thành không thể tách rời của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là quyền lực mà nhân dân địa phương trao cho cơ quan đại diện của mình theo một trỉnh tự, thủ tục được pháp luật quy định thực hiện để chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhân dân địa phương. Theo quy định của Hiến pháp và luật tổ chức HĐND và UBND, giám sát của HĐND là chức năng của HĐND thực hiện theo dõi, xem xét và đánh giá hoạt động của thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương trong việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Mục đích của hoạt động giám sát: Nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát phải thực hiện đúng và đầy đủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật, Nghị quyết của HĐND. Mọi hoạt động vi phạm hiến pháp và pháp luật đều phải phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh. Hoạt động giám sát nhằm kịp thời phát hiện những điểm chưa hợp lý trong tính chất và hoạt động quản lý của các cơ quan chịu sự giám sát và kiến nghị những biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả những điểm chưa hợp lý. Hoạt động giám sát nhằm kịp thời phát hiện những điểm chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội trong những quy định của pháp luật và kiến nghị những biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả những điểm chưa hợp lý đó. Kết luận: Kể từ mốc Cách mạng tháng 8 thành công, đi liền với sự nghiệp xây dựng một nhà nước XHXN của dân, do dân, vì dân, HĐND cũng được hình thành và phát triển, vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn, luôn đồng hành cũng vân mệnh dân tộc. Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã ghi nhận vị trí, tính chất, chức năng cũng như quy định về cách tổ chức và hoạt động của HĐND. HĐND đã thực sự là một tổ chức chính quyền nắm giữ hai vị trí quan trọng: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và cơ quan đại diện của nhân dân. Hai tính chất quyền lực và đại diện được thể hiện cân bằng và tỏ ra khá hiệu quả trên thực tế. Vị trí vả tính chất ấy được thể hiện rõ nhất qua ba chức năng của HĐND: chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, chức năng bảo đảm việc thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên ở Trung ương và địa phương, và chức năng giám sát. Không thể phủ nhận việc HĐND các cấp đã góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chiến lược qua từng giai đoạn cách mạng khác nhau. Hoạt động của HĐND qua nhiều giai đoạn lịch sử, đã thay đổi và phát triển cả về chiểu rộng và chiều sâu, cố gắng thay đổi và bắt kịp với nhịp độ phát triển của địa phương cũng như cả nước. Chúng ta ghi nhận vai trò quan trọng của HĐND, sự cố gắng thực hiện những vị trí, tính chất, chức năng mà pháp luật đã quy định và nhân dân giao phó cho HĐND, nhưng cũng cần nhìn nhận những tồn tại trong hoạt động thực tế của HĐND để tìm ra phương hướng giải quyết. Trên thực tế, các hoạt động quyết định giám sát của HĐND đều có hạn chế. Môi trường pháp lý cho hoạt động của HĐND còn có những chỗ chưa hợp lý, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi nhiệm vụ một cách chủ động của HĐND. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND cấp cơ sở còn chưa được hoàn thiện. Hoạt động của đại biểu HĐND ở nhiều nơi chưa thường xuyên, chưa thực sự đi vào chiều sâu. Trình độ năng lực của đại biểu còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, UBND, cơ quan chấp hành của HĐND lại ngày càng có xu hướng độc lập với HĐND. HĐND xã, phường, thị trấn chưa thể hiện rõ thể hiện rõ vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở trong việc quyết định những chủ trương phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn cũng như trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của UBND. Nội dung của Nghị quyết các kỳ họp còn có những hạn chế và mang tính hình thức. Đáng chú ý là HĐND phường, do đặc điểm của đô thị nên trên thực tế hầu như không quyết định được những vấn đề kinh tế xã hội trên địa bạn mà chỉ mang tính chất đề nghị nhờ cấp trên giải quyết. Việc giải quyết những tồn tại trên đòi hỏi một quá trình nỗ lực lâu dài, nhiệm vụ đặt ra là vô cùng khó khăn nhưng rất cấp thiết. Phải tạo môi trường pháp lý thông thoáng hơn để HĐND phát huy quyền tự quyết của mình. HĐND phải hoạt động thường xuyên, sát sao hơn, đi vào chiều sâu, thực sự là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương trước mọi vấn đề trọng đại. Chất lượng đại biểu cần được xem xét, đánh giá lại, phải mở lớp nâng cao trình độ cho đại biểu. Cần đổi mới phương thức tổ chức chính quyền địa phương theo hướng đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu quản lý, tính chất của đơn vị hành chính. Cần có sự bảo đảm gắn bó giữa HĐND với cơ quan chấp hành của nó, không nên để cơ quan chấp hành lại đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước… Công việc đặt ra trước mắt là không đơn giản, yêu cầu phải có kế hoạch khoa học và cụ thể để khắc phục tận gốc những tồn tại của HĐND, để HĐND thực sự làm tốt những vai trò, chức năng được pháp luật quy định, những nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó.

Tiểu Luận Vị Trí, Tính Chất, Chức Năng Của Hội Đồng Nhân Dân Theo Pháp Luật Hiện Hành

t Quốc dân đồng bào thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam, chính quyền dân chủ đầu tiên của nước ta. Đúng với mục tiêu xây dựng nhà nước CHXHCH Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, Đảng luôn coi trọng quyền làm chủ của nhân dân thông qua phổ thông đầu phiếu để bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước. Chính vì thế, Hội đồng nhân dân đã được xây dựng như là một hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra. Bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã giành 5 chương, 6 điều quy định vai trò và vị trí của Hội đồng Nhân dân. Ngày 22/11/1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 63 về Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Lần đầu tiên, Hội đồng nhân dân có một định nghĩa kể từ Hiến pháp 1959. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung (các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992), Hiến pháp đều quy định đầy đủ vị trí, tính chất, chức năng (được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ và quyền hạn) của Hội đồng nhân dân. Từ đó đến nay, cùng với sự thăng trầm của đất nước, hệ thống các cơ quan dân cử ở địa phương đã vượt qua không ít những khó khăn, thử thách để khẳng định vị trí của mình. Việc nghiên cứu, làm rõ vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành giúp ta có cái nhìn đa diện và hoàn thiện hơn về bộ máy nhà nước, nghiên cứu lý luận về Hội đồng nhân dân giúp ra hiểu rõ vai trò nhiệm vụ của nó, đồng thời làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn còn bất hợp lý so với lý luận, để từ đó tìm ra giải pháp giải quyết ngay từ ngọn nguồn của vấn đề. Nội dung : Về mối quan hệ giữa vị trí, tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân : Nói đến vị trí là nói đến chỗ đứng của Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị, trong bộ máy nhà nước, tính chất làm ta xác định rõ và không thể nhầm lẫn Hội đồng nhân dân với cơ quan nào khác, chức năng là những tính chất của các mặt hội đồng nhân dân đảm nhiệm. Như vậy, có thể thấy rõ, ba yếu tố này có liên hệ mật thiết không thể tách rời, nghiên cứu để làm rõ từng khía cạnh nhưng phải đặt chúng trong mối quan hệ với nhau thì mới có thế nhìn được vấn đề một cách toàn diện. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 119. Điều 120 Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua ( 26/11/2003) cùng các văn bản luật, pháp lệnh khác. Vị trí của Hội đồng nhân dân : Sự thay đổi kết cấu và tính chất bộ máy nhà nước dưới chế độ XHCN: HĐND là hình thức tổ chức chính quyền kiểu mới XHCN. Phương thức tổ chức chính quyền kiểu mới dựa trên quan điểm thừa nhận quyền lực nhân dân ở từng cộng đồng lãnh thổ. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương XHCN không còn phân biệt cấp hành chính cơ bản hay trung gian nữa mà ở tất cả các đơn vị hành chính lãnh thổ đều có mô hình tổ chức gần giống nhau: Một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và một cơ quan chấp hành. Với nhà nước XHCN thì mô hình chính quyền địa phương là một cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ do nhân dân bầu ra, vừa đại diện cho nhân dân địa phương vừa đại diện cho cơ quan nhà nước cấp trên – là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đây là hình thức tổ chức chính quyền địa phương kiểu mới thay thế cho mô hình hành chính cũng như tự quản tồn tại trước đó. Con đường hình thành : Hội đồng nhân dân là cơ quan do nhân dân bầu ra ( Điều 119 HP 1992), miễn nhiệm và bãi nhiệm theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín ( Điều 1 Luật bầu cử đại biểu HĐND). Con đường hình thành này là một yếu tố quan trọng tạo nên vị trí của Hội đồng nhân dân. Cơ sở pháp lý: Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Vị trí của Hội đồng nhân dân cũng được ghi nhận trong Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân. Vị trí trong bộ máy nhà nước : Như vậy, vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân có thể xét theo 2 góc độ: + Hội đồng nhân dân _ cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương + Hội đồng nhân dân _ cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Do vị trí pháp lý như trên, quyền lực của HĐND được giới hạn trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ, tuy là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hội đồng nhân dân không có quyền lập pháp, mà là cơ quan có chức năng quản lý địa phương thực hiện nhiều hoạt động mang tính chấp hành và điều hành. HĐND còn là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, có quyền chủ động giải quyết các vấn đề trong phạm vi địa phương, không đối lập với lợi ích chung của quốc gia và chính sách, pháp luật của nhà nước. Vị trí này dẫn đến việc ta có thể hình dung HĐND như chiếc cầu nối giữa nhân dân và nhà nước, tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ, mối quan hệ hai chiều được thúc đẩy khi dung hòa giữa yếu tố quyền lực nhà nước và yếu tố ý chí của nhân dân. Hội đồng nhân dân ở nước ta là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước thống nhất của nhân dân, chứ không phải và không thể là cơ quan tự quản như các cơ quan dân cử địa phương ở một số nước. Vì vậy, HĐND không chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương mà còn phải chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên. Điều này đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ khi xây dựng bộ máy nhà nước. Sự cụ thể hóa của vị trí : Vị trí của HĐND là hoàn toàn có cơ sở, được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, HĐND chỉ có thể đứng ở đúng vị trí của nó khi các vị trí được ghi nhận đó, trên thực tế triển khai có hiệu quả. Sau khi quy định vị trí, pháp luật tiếp tục ghi nhận tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân, tạo ra cơ sở pháp lý để áp dụng trong thực tế. Mặt khác, chính bản thân vị trí đã thể hiện một phần chức năng và nhiệm vụ của HĐND. Tuy vậy, vị trí của HĐND trên thực tế có xứng tầm với những gì được ghi nhận trong lý luận hay không, thì cần tiếp tục xem xét trong sự thể hiện của nó là tính chất và chức năng của HĐND. Tính chất của Hội đồng nhân dân : Cơ sở pháp lý: Điều 119, 120, 121, 122, 123, 125 Hiến pháp 1992 và phần những quy định chung trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân năm 2003. Như đã trình bày ở trên, vị trí của Hội đồng nhân dân tạo nên những tính chất đặc thù riêng của nó. Việc Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh hai tính chất của Hội đồng nhân dân mang nhiều ý nghĩa quan trọng, hai tính chất ấy là tính quyền lực và tính đại diện. Tính quyền lực nhà nước của Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân. Các cơ quan nhà nước khác đều do Quốc hội và HĐND thành lập. Tuy nhiên, nếu Quốc hội thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước trên phạm vi cả nước thì HĐND lại là cơ quan nhà nước ở địa phương. HĐND được nhân dân giao quyền thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, HĐND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương. Tuy là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng tổ chức Hội đồng nhân dân vẫn phải đảm bảo sự thống nhất quyền lực nên mặt khác, tính quyền lực này còn thể hiện ở một số điểm: bảo đảm những quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên ở trung ương và địa phương được thực hiện; HĐND phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan chính quyền cấp trên và TW, chịu sự hướng dẫn hoạt động của Chính phủ và chịu sự lãnh đọa của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Tính quyền lực nhà nước ở địa phương của HĐND biểu hiện một số mặt cơ bản: HĐND quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục…; tham gia thành lập các cơ quan nhà nước khác ở địa phương như bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch, và các thành viên khác của uỷ ban nhân dân…; tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới, giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương . Tính đại diện của Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân là hình thức tổ chức chính quyền kiểu mới. Nó không phải là cơ quan đại diên, tư vấn bên cạnh cơ quan hành chính, cũng không phải là cơ quan tự quản kiểu chính quyền phong kiến trước đây. Bản thân con đường hình thành là nguyên nhân của tính đại diện của HĐND. Nó thể hiện ở chỗ, chỉ HĐND là cơ quan duy nhất do cử tri bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. HĐND là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, được cấu thành từ các đại biểu ưu tú của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, những công nhân, nông dân, trí thức… HĐND đại diện cho trí tuệ,tinh thần và sức mạnh tập thể nhân dân địa phương. Vì thế, HĐND trong nhà nước ta là những tổ chức chính quyền gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững những đặc điểm của địa phương , do đó mà nắm và quyết định mọi quyết định sát hợp với nguyện vọng của nhân dân. Những quyết định này được thể chế hóa thành Nghị quyết, các Nghị quyết của HĐND phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân địa phương, đồng thời phù hợp với lợi ích toàn dân, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương. HĐND chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân địa phương. Các đại biểu không còn được nhân dân tín nhiệm sẽ bị bãi nhiệm. Như vậy, HĐND vừa là một tổ chức có tính chất chính quyền, vừa có tính chất quần chúng, vừa là trường học quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương. Trong tính chất và hoạt động của mình, HĐND phải thể hiện đầy đủ hai tính chất đó. Nếu quá thiên về tính đại diện mà không thể hiện tính quyền lực nhà nước thì HĐND chỉ là một tổ chức xã hội. Nếu chỉ thiên về tính quyền lực nhà nước, không chú ý đến tính đại diện thì HĐND trở thành cơ quan nhà nước quan liêu, xa rời nhân dân. Chỉ khi nào HĐND kêt hợp nhuần nhuyễn hai tính chất nói trên trong tổ chức và hoạt động của mình thì HĐND mới thực sự là cơ quan nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trên thực tế, việc thể hiện hai tính chất này của HĐND còn nhiều bất cập. Nhìn tổng thể, HĐND chưa thể hiện và thực hiện thực sự tính chất của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương như Hiến pháp và luật đã quy định. Các hoạt động quyết định giám sát của HĐND đều có hạn chế, và UBND_ cơ quan chấp hành lại có xu hướng ngày càng độc lập với HĐND. UBND, bên cạnh việc chịu trách nhiệm trước HĐND còn chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính cấp trên. Chính tính chất thứ hai đã tạo tính độc lập tương đối của UBND. Kế đến, nói HĐND có tính chất quyền lực nhà nước và tính đại diện nghĩa là nó phải gắn liền với một cộng đồng dân cư và một lãnh thổ nhất định. Tính chất đó chỉ tương thích đối với các đơn vị hành chính mà ở đó có sự liên kết gắn bó của một cộng đồng các đơn vị hành chính cơ bản. Trong khi đó, theo quy định hiện hành thì ở tất cả các đơn vị hành chính hiện tại không phân biệt cơ bản hay trung gian đều được tổ chức như nhau, dẫn đến việc mô hình tổ chức cơ quan chính quyền lại tương tự nhau ở tất cả các loại đơn vị hành chính đã tạo ra bộ máy chính quyền rập khuôn, cứng nhắc, không phân biệt tính chất đặc thù ở từng cấp, từng địa phương. Cách tổ chức như vậy không thể hiện được tính chất, vai trò của cơ quan đại diện quyền lực ở những đơn vị hành chính. HĐND không phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, thực tiễn thể hiện tính chất không đi liền với lý luận. Có thể thấy HĐND với tính chất là cơ quan đại diện của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đã được đặt trong nhiều bối cảnh khác nhau không đồng nhất, do đó, môi trường này tuy tỏ ra thích hợp nhưng lại bị kiềm chế bởi các thiết chế khác nhau nên ở nơi này không phát huy được, nới kia lại tỏ ra không phù hợp. Tính chất ấy, dù được chứng minh và thể hiện rất hợp lý trong lý luận, trên thực tế, đã không còn nguyên vẹn như trong lý luận đã nêu ra. Chức năng của Hội đồng nhân dân: Chính vị trí, tính chất là cơ sở để quy định chức năng của HĐND. Những chức năng cơ bản của HĐND phải thể hiện và là sự chứng minh được vị trí cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương, với hai tính chất đặc trưng của là tính quyền lực và tính đại diện. HĐND có những chức năng được quy định trong Hiến pháp; Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 cùng các quy định khác của pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, HĐND, UBND quản lý địa phương theo Hiến pháp, luật, các cơ quan nhà nước cấp trên, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ viên chức nhà nước và bộ máy chính quyền nhà nước ở địa phương…Tổng kết lại, HĐND có 3 chức năng chính sau đây: HĐND quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương: Căn cứ pháp lý: Điều 120 Hiến pháp 1992, Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, trong các điều luật, pháp lệnh khác của từng lĩnh vực cụ thể. HĐND quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, như quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng đế phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, HĐND quyết định những vấn đề quan trọng nhất của địa phương, điều này được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ và quyền hạn trong các lĩnh vực cụ thể: Lĩnh vực kinh tế: Theo luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể cho từng cấp HĐND: HĐND cấp tỉnh: Điều 11; HĐND cấp huyện: Điều 19; HĐND cấp xã: Điều 29. Theo luật ngân sách nhà nước: Điều 25- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp: Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; Dự toán thu ngân sách địa phương; Dự toán chi ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách; Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình. Theo luật đất đai: Điều 7- HĐND các cấp thực hiện quyền quyết định, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai trong địa phương mình. Theo pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông: Điều 8- HĐND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật về bảo vệ công trình giao thông tại địa phương. Theo pháp lệnh bảo vệ công trình thủy lợi: Điều 5- HĐND các cấp trong phạm vi và quyền hạn của mình quyết định chủ trương phát triển, kế hoạch khai thác, bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đó. Như vậy, ta thấy nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND được quy định trong hầu hết các mặt của lĩnh vực kinh tế với vai trò chủ yếu là ra những quyết định quan trọng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, thông tin, thể dục thể thao…: Theo luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh: Điều 12; HĐND cấp huyện: Điều 20, HĐND cấp xã: Điều 30. Theo luật giáo dục: Điều 92- ” HĐND cấp tỉnh căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quy định mức học phí, lệ phí tuyển sinh cụ thể đố với trường, cơ sở giáo dục khác của tỉnh; căn cứ vào nhu cầu phát triển giáo dục…quyết định mức đóng góp xây dựng trường lớp…”. Lĩnh vực an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội: Theo luật tổ chức HĐND và UBND: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh: Điều 14, HĐND cấp huyện: Điều 22; cấp xã: Điều 31. Theo pháp lệnh chống tham nhũng: Điều 36- HĐND, đại biểu HĐND các cấp giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, giám sát hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng ở địa phương. Các lĩnh vực khác: Thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách tôn giác; xây dựng chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính; khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường;… Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương của HĐND, nói tóm lại bao gồm việc ra các quyết định quan trọng trong mọi lĩnh vực, các kế hoạc cụ thể, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đó. Những ví dụ trên có thể chứng minh được, chức năng quyết định mọi vấn đề quan trọng của địa phương của HĐND là hoàn toàn có cơ sở pháp lý, được thể hiện trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống địa phương. Trên thực tế, những nhiệm vụ quyền hạn của HĐND được quy định trong luật là rất nặng nề, đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy giúp việc chuyên nghiệp và cơ cấu tổ chức khoa học, hoạt động thường xuyên mới có thể bắt kịp nhịp sống địa phương, từ đó thực hiện chức năng của mình được hiệu quả. HĐND bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương: Căn cứ vị trí, tính chất của HĐND: Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cầu nối giữa nhân dân với chính quyền Trung ương, việc HĐND phải đảm bảo tinh thống nhất quyền lực nhà nước là điều tất yếu. HĐND phải đảm bảo được sự lãnh đạo thống nhất của trung ương, nghĩa là đảm bảo cho quy định và quyết định của cấp trên và trung ương được thi hành triệt để ở địa phương, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương. Chính sách và pháp luật của nhà nước phải được thực hiện nhất quán ở mọi nơi trong phạm vi lãnh thổ, tránh sự cục bộ địa phương do mặc định HĐND là cơ quan đại diện của địa phương. Chức năng này đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ khi xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam. Căn cứ pháp lý: Theo Hiến pháp 1992: Điều 120 – Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương. Theo luật ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật : Điều 1- khoản 3-” Văn bản do HĐND, UBND ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản do UBND ban hành còn để thi hành Nghị quyết của HĐND cùng cấp”. Chức năng giám sát của HĐND: Cơ sở pháp lý: Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Chương 3 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND, thường trực HĐND, các ban cuat HĐND và đại biểu HĐND. Bản chất chức năng giám sát của HĐND: Quy định tại điều 1 luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã xác định rõ vi trí pháp lý và tính chất pháp lý của HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đồng thời, là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương, HĐND thay mặt cho nhân dân địa phương, cho cử tri đã bầu ra mình để quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát việc thi hành những quyết định đó. Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động giám sát của HĐND mang tính quyền lực nhà nước và quyền lực HĐND trong lĩnh vực giám sát là quyền lực của nhân dân địa phương trao cho những đại biểu của mình, thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền dân chủ theo pháp luật quy định. Có thể xác định chức năng giám sát của HĐND là một bộ phận quyền lực cấu thành không thể tách rời của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là quyền lực mà nhân dân địa phương trao cho cơ quan đại diện của mình theo một trỉnh tự, thủ tục được pháp luật quy định thực hiện để chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhân dân địa phương. Theo quy định của Hiến pháp và luật tổ chức HĐND và UBND, giám sát của HĐND là chức năng của HĐND thực hiện theo dõi, xem xét và đánh giá hoạt động của thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương trong việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Mục đích của hoạt động giám sát: Nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát phải thực hiện đúng và đầy đủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật, Nghị quyết của HĐND. Mọi hoạt động vi phạm hiến pháp và pháp luật đều phải phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh. Hoạt động giám sát nhằm kịp thời phát hiện những điểm chưa hợp lý trong tính chất và hoạt động quản lý của các cơ quan chịu sự giám sát và kiến nghị những biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả những điểm chưa hợp lý. Hoạt động giám sát nhằm kịp thời phát hiện những điểm chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội trong những quy định của pháp luật và kiến nghị những biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả những điểm chưa hợp lý đó. Kết luận: Kể từ mốc Cách mạng tháng 8 thành công, đi liền với sự nghiệp xây dựng một nhà nước XHXN của dân, do dân, vì dân, HĐND cũng được hình thành và phát triển, vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn, luôn đồng hành cũng vân mệnh dân tộc. Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã ghi nhận vị trí, tính chất, chức năng cũng như quy định về cách tổ chức và hoạt động của HĐND. HĐND đã thực sự là một tổ chức chính quyền nắm giữ hai vị trí quan trọng: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và cơ quan đại diện của nhân dân. Hai tính chất quyền lực và đại diện được thể hiện cân bằng và tỏ ra khá hiệu quả trên thực tế. Vị trí vả tính chất ấy được thể hiện rõ nhất qua ba chức năng của HĐND: chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, chức năng bảo đảm việc thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên ở Trung ương và địa phương, và chức năng giám sát. Không thể phủ nhận việc HĐND các cấp đã góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chiến lược qua từng giai đoạn cách mạng khác nhau. Hoạt động của HĐND qua nhiều giai đoạn lịch sử, đã thay đổi và phát triển cả về chiểu rộng và chiều sâu, cố gắng thay đổi và bắt kịp với nhịp độ phát triển của địa phương cũng như cả nước. Chúng ta ghi nhận vai trò quan trọng của HĐND, sự cố gắng thực hiện những vị trí, tính chất, chức năng mà pháp luật đã quy định và nhân dân giao phó cho HĐND, nhưng cũng cần nhìn nhận những tồn tại trong hoạt động thực tế của HĐND để tìm ra phương hướng giải quyết. Trên thực tế, các hoạt động quyết định giám sát của HĐND đều có hạn chế. Môi trường pháp lý cho hoạt động của HĐND còn có những chỗ chưa hợp lý, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi nhiệm vụ một cách chủ động của HĐND. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND cấp cơ sở còn chưa được hoàn thiện. Hoạt động của đại biểu HĐND ở nhiều nơi chưa thường xuyên, chưa thực sự đi vào chiều sâu. Trình độ năng lực của đại biểu còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, UBND, cơ quan chấp hành của HĐND lại ngày càng có xu hướng độc lập với HĐND. HĐND xã, phường, thị trấn chưa thể hiện rõ thể hiện rõ vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở trong việc quyết định những chủ trương phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn cũng như trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của UBND. Nội dung của Nghị quyết các kỳ họp còn có những hạn chế và mang tính hình thức. Đáng chú ý là HĐND phường, do đặc điểm của đô thị nên trên thực tế hầu như không quyết định được những vấn đề kinh tế xã hội trên địa bạn mà chỉ mang tính chất đề nghị nhờ cấp trên giải quyết. Việc giải quyết những tồn tại trên đòi hỏi một quá trình nỗ lực lâu dài, nhiệm vụ đặt ra là vô cùng khó khăn nhưng rất cấp thiết. Phải tạo môi trường pháp lý thông thoáng hơn để HĐND phát huy quyền tự quyết của mình. HĐND phải hoạt động thường xuyên, sát sao hơn, đi vào chiều sâu, thực sự là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương trước mọi vấn đề trọng đại. Chất lượng đại biểu cần được xem xét, đánh giá lại, phải mở lớp nâng cao trình độ cho đại biểu. Cần đổi mới phương thức tổ chức chính quyền địa phương theo hướng đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu quản lý, tính chất của đơn vị hành chính. Cần có sự bảo đảm gắn bó giữa HĐND với cơ quan chấp hành của nó, không nên để cơ quan chấp hành lại đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước… Công việc đặt ra trước mắt là không đơn giản, yêu cầu phải có kế hoạch khoa học và

Đề Tài Vị Trí, Tính Chất, Chức Năng Của Hội Đồng Nhân Dân Theo Pháp Luật Hiện Hành

Đặt vấn đề: Ngay từ sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, nhận thức được sâu sắc vấn đề cơ bản của mọi cuộc Cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Quốc dân đồng bào thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam, chính quyền dân chủ đầu tiên của nước ta. Đúng với mục tiêu xây dựng nhà nước CHXHCH Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, Đảng luôn coi trọng quyền làm chủ của nhân dân thông qua phổ thông đầu phiếu để bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước. Chính vì thế, Hội đồng nhân dân đã được xây dựng như là một hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra. Bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã giành 5 chương, 6 điều quy định vai trò và vị trí của Hội đồng Nhân dân. Ngày 22/11/1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 63 về Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Lần đầu tiên, Hội đồng nhân dân có một định nghĩa kể từ Hiến pháp 1959. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung (các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992), Hiến pháp đều quy định đầy đủ vị trí, tính chất, chức năng (được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ và quyền hạn) của Hội đồng nhân dân. Từ đó đến nay, cùng với sự thăng trầm của đất nước, hệ thống các cơ quan dân cử ở địa phương đã vượt qua không ít những khó khăn, thử thách để khẳng định vị trí của mình. Việc nghiên cứu, làm rõ vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành giúp ta có cái nhìn đa diện và hoàn thiện hơn về bộ máy nhà nước, nghiên cứu lý luận về Hội đồng nhân dân giúp ra hiểu rõ vai trò nhiệm vụ của nó, đồng thời làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn còn bất hợp lý so với lý luận, để từ đó tìm ra giải pháp giải quyết ngay từ ngọn nguồn của vấn đề. Nội dung : Về mối quan hệ giữa vị trí, tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân : Nói đến vị trí là nói đến chỗ đứng của Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị, trong bộ máy nhà nước, tính chất làm ta xác định rõ và không thể nhầm lẫn Hội đồng nhân dân với cơ quan nào khác, chức năng là những tính chất của các mặt hội đồng nhân dân đảm nhiệm. Như vậy, có thể thấy rõ, ba yếu tố này có liên hệ mật thiết không thể tách rời, nghiên cứu để làm rõ từng khía cạnh nhưng phải đặt chúng trong mối quan hệ với nhau thì mới có thế nhìn được vấn đề một cách toàn diện. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 119. Điều 120 Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua ( 26/11/2003) cùng các văn bản luật, pháp lệnh khác. Vị trí của Hội đồng nhân dân : Sự thay đổi kết cấu và tính chất bộ máy nhà nước dưới chế độ XHCN: HĐND là hình thức tổ chức chính quyền kiểu mới XHCN. Phương thức tổ chức chính quyền kiểu mới dựa trên quan điểm thừa nhận quyền lực nhân dân ở từng cộng đồng lãnh thổ. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương XHCN không còn phân biệt cấp hành chính cơ bản hay trung gian nữa mà ở tất cả các đơn vị hành chính lãnh thổ đều có mô hình tổ chức gần giống nhau: Một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và một cơ quan chấp hành. Với nhà nước XHCN thì mô hình chính quyền địa phương là một cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ do nhân dân bầu ra, vừa đại diện cho nhân dân địa phương vừa đại diện cho cơ quan nhà nước cấp trên – là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đây là hình thức tổ chức chính quyền địa phương kiểu mới thay thế cho mô hình hành chính cũng như tự quản tồn tại trước đó. Con đường hình thành : Hội đồng nhân dân là cơ quan do nhân dân bầu ra ( Điều 119 HP 1992), miễn nhiệm và bãi nhiệm theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín ( Điều 1 Luật bầu cử đại biểu HĐND). Con đường hình thành này là một yếu tố quan trọng tạo nên vị trí của Hội đồng nhân dân. Cơ sở pháp lý: Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Vị trí của Hội đồng nhân dân cũng được ghi nhận trong Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân. Vị trí trong bộ máy nhà nước : Như vậy, vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân có thể xét theo 2 góc độ: + Hội đồng nhân dân _ cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương + Hội đồng nhân dân _ cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Do vị trí pháp lý như trên, quyền lực của HĐND được giới hạn trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ, tuy là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hội đồng nhân dân không có quyền lập pháp, mà là cơ quan có chức năng quản lý địa phương thực hiện nhiều hoạt động mang tính chấp hành và điều hành. HĐND còn là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, có quyền chủ động giải quyết các vấn đề trong phạm vi địa phương, không đối lập với lợi ích chung của quốc gia và chính sách, pháp luật của nhà nước. Vị trí này dẫn đến việc ta có thể hình dung HĐND như chiếc cầu nối giữa nhân dân và nhà nước, tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ, mối quan hệ hai chiều được thúc đẩy khi dung hòa giữa yếu tố quyền lực nhà nước và yếu tố ý chí của nhân dân. Hội đồng nhân dân ở nước ta là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước thống nhất của nhân dân, chứ không phải và không thể là cơ quan tự quản như các cơ quan dân cử địa phương ở một số nước. Vì vậy, HĐND không chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương mà còn phải chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên. Điều này đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ khi xây dựng bộ máy nhà nước. Sự cụ thể hóa của vị trí : Vị trí của HĐND là hoàn toàn có cơ sở, được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, HĐND chỉ có thể đứng ở đúng vị trí của nó khi các vị trí được ghi nhận đó, trên thực tế triển khai có hiệu quả. Sau khi quy định vị trí, pháp luật tiếp tục ghi nhận tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân, tạo ra cơ sở pháp lý để áp dụng trong thực tế. Mặt khác, chính bản thân vị trí đã thể hiện một phần chức năng và nhiệm vụ của HĐND. Tuy vậy, vị trí của HĐND trên thực tế có xứng tầm với những gì được ghi nhận trong lý luận hay không, thì cần tiếp tục xem xét trong sự thể hiện của nó là tính chất và chức năng của HĐND. Tính chất của Hội đồng nhân dân : Cơ sở pháp lý: Điều 119, 120, 121, 122, 123, 125 Hiến pháp 1992 và phần những quy định chung trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân năm 2003. Như đã trình bày ở trên, vị trí của Hội đồng nhân dân tạo nên những tính chất đặc thù riêng của nó. Việc Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh hai tính chất của Hội đồng nhân dân mang nhiều ý nghĩa quan trọng, hai tính chất ấy là tính quyền lực và tính đại diện. Tính quyền lực nhà nước của Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân. Các cơ quan nhà nước khác đều do Quốc hội và HĐND thành lập. Tuy nhiên, nếu Quốc hội thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước trên phạm vi cả nước thì HĐND lại là cơ quan nhà nước ở địa phương. HĐND được nhân dân giao quyền thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, HĐND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương. Tuy là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng tổ chức Hội đồng nhân dân vẫn phải đảm bảo sự thống nhất quyền lực nên mặt khác, tính quyền lực này còn thể hiện ở một số điểm: bảo đảm những quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên ở trung ương và địa phương được thực hiện; HĐND phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan chính quyền cấp trên và TW, chịu sự hướng dẫn hoạt động của Chính phủ và chịu sự lãnh đọa của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Tính quyền lực nhà nước ở địa phương của HĐND biểu hiện một số mặt cơ bản: HĐND quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục…; tham gia thành lập các cơ quan nhà nước khác ở địa phương như bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch, và các thành viên khác của uỷ ban nhân dân…; tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới, giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương . Tính đại diện của Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân là hình thức tổ chức chính quyền kiểu mới. Nó không phải là cơ quan đại diên, tư vấn bên cạnh cơ quan hành chính, cũng không phải là cơ quan tự quản kiểu chính quyền phong kiến trước đây. Bản thân con đường hình thành là nguyên nhân của tính đại diện của HĐND. Nó thể hiện ở chỗ, chỉ HĐND là cơ quan duy nhất do cử tri bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. HĐND là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, được cấu thành từ các đại biểu ưu tú của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, những công nhân, nông dân, trí thức… HĐND đại diện cho trí tuệ,tinh thần và sức mạnh tập thể nhân dân địa phương. Vì thế, HĐND trong nhà nước ta là những tổ chức chính quyền gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững những đặc điểm của địa phương , do đó mà nắm và quyết định mọi quyết định sát hợp với nguyện vọng của nhân dân. Những quyết định này được thể chế hóa thành Nghị quyết, các Nghị quyết của HĐND phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân địa phương, đồng thời phù hợp với lợi ích toàn dân, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương. HĐND chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân địa phương. Các đại biểu không còn được nhân dân tín nhiệm sẽ bị bãi nhiệm. Như vậy, HĐND vừa là một tổ chức có tính chất chính quyền, vừa có tính chất quần chúng, vừa là trường học quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương. Trong tính chất và hoạt động của mình, HĐND phải thể hiện đầy đủ hai tính chất đó. Nếu quá thiên về tính đại diện mà không thể hiện tính quyền lực nhà nước thì HĐND chỉ là một tổ chức xã hội. Nếu chỉ thiên về tính quyền lực nhà nước, không chú ý đến tính đại diện thì HĐND trở thành cơ quan nhà nước quan liêu, xa rời nhân dân. Chỉ khi nào HĐND kêt hợp nhuần nhuyễn hai tính chất nói trên trong tổ chức và hoạt động của mình thì HĐND mới thực sự là cơ quan nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trên thực tế, việc thể hiện hai tính chất này của HĐND còn nhiều bất cập. Nhìn tổng thể, HĐND chưa thể hiện và thực hiện thực sự tính chất của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương như Hiến pháp và luật đã quy định. Các hoạt động quyết định giám sát của HĐND đều có hạn chế, và UBND_ cơ quan chấp hành lại có xu hướng ngày càng độc lập với HĐND. UBND, bên cạnh việc chịu trách nhiệm trước HĐND còn chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính cấp trên. Chính tính chất thứ hai đã tạo tính độc lập tương đối của UBND. Kế đến, nói HĐND có tính chất quyền lực nhà nước và tính đại diện nghĩa là nó phải gắn liền với một cộng đồng dân cư và một lãnh thổ nhất định. Tính chất đó chỉ tương thích đối với các đơn vị hành chính mà ở đó có sự liên kết gắn bó của một cộng đồng các đơn vị hành chính cơ bản. Trong khi đó, theo quy định hiện hành thì ở tất cả các đơn vị hành chính hiện tại không phân biệt cơ bản hay trung gian đều được tổ chức như nhau, dẫn đến việc mô hình tổ chức cơ quan chính quyền lại tương tự nhau ở tất cả các loại đơn vị hành chính đã tạo ra bộ máy chính quyền rập khuôn, cứng nhắc, không phân biệt tính chất đặc thù ở từng cấp, từng địa phương. Cách tổ chức như vậy không thể hiện được tính chất, vai trò của cơ quan đại diện quyền lực ở những đơn vị hành chính. HĐND không phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, thực tiễn thể hiện tính chất không đi liền với lý luận. Có thể thấy HĐND với tính chất là cơ quan đại diện của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đã được đặt trong nhiều bối cảnh khác nhau không đồng nhất, do đó, môi trường này tuy tỏ ra thích hợp nhưng lại bị kiềm chế bởi các thiết chế khác nhau nên ở nơi này không phát huy được, nới kia lại tỏ ra không phù hợp. Tính chất ấy, dù được chứng minh và thể hiện rất hợp lý trong lý luận, trên thực tế, đã không còn nguyên vẹn như trong lý luận đã nêu ra. Chức năng của Hội đồng nhân dân: Chính vị trí, tính chất là cơ sở để quy định chức năng của HĐND. Những chức năng cơ bản của HĐND phải thể hiện và là sự chứng minh được vị trí cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương, với hai tính chất đặc trưng của là tính quyền lực và tính đại diện. HĐND có những chức năng được quy định trong Hiến pháp; Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 cùng các quy định khác của pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, HĐND, UBND quản lý địa phương theo Hiến pháp, luật, các cơ quan nhà nước cấp trên, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ viên chức nhà nước và bộ máy chính quyền nhà nước ở địa phương…Tổng kết lại, HĐND có 3 chức năng chính sau đây: HĐND quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương: Căn cứ pháp lý: Điều 120 Hiến pháp 1992, Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, trong các điều luật, pháp lệnh khác của từng lĩnh vực cụ thể. HĐND quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, như quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng đế phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, HĐND quyết định những vấn đề quan trọng nhất của địa phương, điều này được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ và quyền hạn trong các lĩnh vực cụ thể: Lĩnh vực kinh tế: Theo luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể cho từng cấp HĐND: HĐND cấp tỉnh: Điều 11; HĐND cấp huyện: Điều 19; HĐND cấp xã: Điều 29. Theo luật ngân sách nhà nước: Điều 25- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp: Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; Dự toán thu ngân sách địa phương; Dự toán chi ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách; Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình. Theo luật đất đai: Điều 7- HĐND các cấp thực hiện quyền quyết định, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai trong địa phương mình. Theo pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông: Điều 8- HĐND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật về bảo vệ công trình giao thông tại địa phương. Theo pháp lệnh bảo vệ công trình thủy lợi: Điều 5- HĐND các cấp trong phạm vi và quyền hạn của mình quyết định chủ trương phát triển, kế hoạch khai thác, bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đó. Như vậy, ta thấy nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND được quy định trong hầu hết các mặt của lĩnh vực kinh tế với vai trò chủ yếu là ra những quyết định quan trọng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, thông tin, thể dục thể thao…: Theo luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh: Điều 12; HĐND cấp huyện: Điều 20, HĐND cấp xã: Điều 30. Theo luật giáo dục: Điều 92- ” HĐND cấp tỉnh căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quy định mức học phí, lệ phí tuyển sinh cụ thể đố với trường, cơ sở giáo dục khác của tỉnh; căn cứ vào nhu cầu phát triển giáo dục…quyết định mức đóng góp xây dựng trường lớp…”. Lĩnh vực an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội: Theo luật tổ chức HĐND và UBND: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh: Điều 14, HĐND cấp huyện: Điều 22; cấp xã: Điều 31. Theo pháp lệnh chống tham nhũng: Điều 36- HĐND, đại biểu HĐND các cấp giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, giám sát hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng ở địa phương. Các lĩnh vực khác: Thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách tôn giác; xây dựng chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính; khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường;… Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương của HĐND, nói tóm lại bao gồm việc ra các quyết định quan trọng trong mọi lĩnh vực, các kế hoạc cụ thể, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đó. Những ví dụ trên có thể chứng minh được, chức năng quyết định mọi vấn đề quan trọng của địa phương của HĐND là hoàn toàn có cơ sở pháp lý, được thể hiện trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống địa phương. Trên thực tế, những nhiệm vụ quyền hạn của HĐND được quy định trong luật là rất nặng nề, đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy giúp việc chuyên nghiệp và cơ cấu tổ chức khoa học, hoạt động thường xuyên mới có thể bắt kịp nhịp sống địa phương, từ đó thực hiện chức năng của mình được hiệu quả. HĐND bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương: Căn cứ vị trí, tính chất của HĐND: Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cầu nối giữa nhân dân với chính quyền Trung ương, việc HĐND phải đảm bảo tinh thống nhất quyền lực nhà nước là điều tất yếu. HĐND phải đảm bảo được sự lãnh đạo thống nhất của trung ương, nghĩa là đảm bảo cho quy định và quyết định của cấp trên và trung ương được thi hành triệt để ở địa phương, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương. Chính sách và pháp luật của nhà nước phải được thực hiện nhất quán ở mọi nơi trong phạm vi lãnh thổ, tránh sự cục bộ địa phương do mặc định HĐND là cơ quan đại diện của địa phương. Chức năng này đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ khi xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam. Căn cứ pháp lý: Theo Hiến pháp 1992: Điều 120 – Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương. Theo luật ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật : Điều 1- khoản 3-” Văn bản do HĐND, UBND ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản do UBND ban hành còn để thi hành Nghị quyết của HĐND cùng cấp”. Chức năng giám sát của HĐND: Cơ sở pháp lý: Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Chương 3 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND, thường trực HĐND, các ban cuat HĐND và đại biểu HĐND. Bản chất chức năng giám sát của HĐND: Quy định tại điều 1 luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã xác định rõ vi trí pháp lý và tính chất pháp lý của HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đồng thời, là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương, HĐND thay mặt cho nhân dân địa phương, cho cử tri đã bầu ra mình để quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát việc thi hành những quyết đị

Hỏi: Vị Trí Và Chức Năng Của Hội Đồng Nhân Dân Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào?

Trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính quyền địa phương được hiểu bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; trong đó Hội đồng nhân dân có vai trò rất quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương vì: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên” như quy định tại Điều 1, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26/11/2003.      Theo quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân có hai chức năng quan trọng:      – Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.      – Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

Nguồn: Khác

Vị Trí, Vai Trò, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Phương Thức Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân Và Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân Cấp Xã

Địa vị chính trị – pháp lý của HĐND nói chung và HĐND cấp xã nói riêng được xác định trước hết trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

HĐND câp xã có 02 tư cách:

Thứ nhất, là cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương, HĐND là một bộ phận cấu thành thiết chế đại diện của quyền lực Nhà nước.

Thứ hai, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND có nhiệm vụ chấp hành hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, có quyền quyết định các chủ trương và biện pháp triển khai thực thi pháp luật cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Việc chấp hành này của HĐND được thể chế hóa thành các nghị quyết của HĐND.

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương, hoạt động của HĐND thực chất là hoạt động chấp hành bằng việc ra các nghị quyết.

tốc độ tăng chi thường xuyờn so với tốc độ tăng chi ngõn sỏch núi chung của địa phương. Nếu tốc độ tăng chi thường xuyờn thấp hơn, thể hiện việc địa phương tiết kiệm trong chi thường xuyờn đỳng với Nghị quyết của HĐND. – Xem xột chi sự nghiệp giỏo dục, đào tạo và dạy nghề: Đõy là lĩnh vực được ưu tiờn phỏt triển. Trường hợp chi sự nghiệp giỏo dục, đào tạo và dạy nghề tăng so với dự toỏn thỡ cần xỏc định nguồn tăng chi cú phự hợp khụng? Trường hợp giảm chi so với dự toỏn cần làm rừ nguyờn nhõn giảm chi để cú biện phỏp thớch hợp cho năm tới. – Xem xột chi tiết hành chớnh, Đảng, đoàn thể: Về nguyờn tắc, đõy là những khoản chi cần hạn chế, vỡ vậy khụng được chi vượt dự toỏn. Trường hợp chi vượt dự toỏn, cần xem xột kỹ cỏc nguyờn nhõn (vớ dụ do tăng biờn chế thỡ việc tăng cú đỳng thẩm quyền và co cần thiết khụng; do tăng chi mua sắm từ nguồn nào, cú hợp lý khụng; Tăng chi cỏc khoản tiếp khỏc và hội nghị cú hợp lý khụng và từ nguồn nào). – Hiện nay, nguồn chi phớ thực hiện cải cỏch tiền lương được bố trớ riờng một dũng trong dự toỏn hoặc nhận bổ sung từ ngõn sỏch cấp trờn. Khi thực hiện và quyết toỏn việc cải cỏch tiền lương mới phản ỏnh vào trong lĩnh vực chi, trong đú cú chi hành chớnh. 4.2.3. Xem xột kết dư ngõn sỏch địa phương Kết dư ngõn sỏch địa phương là chờnh lệch giữa số thu lớn hơn số chi của ngõn sỏch địa phương. Giỏm sỏt kết dư ngõn sỏch dựa trờn cỏc nghiờn cứu cỏc số liệu quyết toỏn và chất vấn UBND để xem số kết dư đó được tớnh toỏn chớnh xỏc hay khụng. Để xỏc định kết dư ngõn sỏch địa phương, phải lưu ý cỏc điểm sau: – Số thu ngõn sỏch địa phương bao gồm tất cả cỏc khoản thu, trong đú bao gồm cả khoản thu chuyển nguồn từ năm trước sang, số đang thu so với dự toỏn. – Số chi ngõn sỏch địa phương phải tớnh đầy đủ trả chi chuyển nguồn, bao gồm: + Chi chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện cỏc nhiệm vụ chi đó cú trong dự toỏn song chưa chi hoặc chưa chi hết được cấp cú thẩm quyền cho chuyển sang năm sau chi tiếp; + Chi chuyển nguồn cỏc khoản tạm ứng ngõn sỏch đó xuất quỷ nhưng chưa đủ thủ tục quyết toỏn được chuyển sang năm sau quyết toỏn. III. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CỦA HĐND CẤP XÃ Giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch là một hoạt động phức tạp, liờn quan đến cỏc mối quan hệ kinh tế và lợi ớch phức tạp, bao gồm cỏc khớa cạnh kinh tế – chớnh trị – hành chớnh và phỏp lý, đũi hỏi bờn giỏm sỏt phải cú những kiến thức và kỹ năng nhất định để thực hiện giỏm sỏt cú hiệu quả. Do đú cần bảo đảm một số điều kiện cần thiết khi thực hiện giỏm sỏt ngõn sỏch như sau: 1. Xỏc định đỳng vấn đề cần giỏm sỏt Việc quản lý tài chớnh – ngõn sỏch của chớnh quyền cấp xó bao quỏt nhiều nội dung, từ lập dự toỏn đến điều hành quỏ trỡnh thu chi ngõn sỏch và quyết toỏn ngõn sỏch. Rất khú cú thể đi vào mọi nội dung của quỏ trỡnh này. Vỡ vậy, cầ lựa chọn ra những vấn đề cần phải giỏm sỏt và tập trung sõu vào vấn đề này để bảo đảm giỏm sỏt cú hiệu quả. Thụng thường, cỏc vấn đề cần quan tõm giỏm sỏt liờn quan đến cỏc lĩnh vực nhạy cảm trong quản lý tài chớnh – ngõn sỏch như: chi đầu tư xõy dựng cơ bản, tỡnh trạng thất thu và trốn lậu thuế, phớ và lệ phớ, tỡnh hỡnh lóng phớ ngõn sỏch nhà nước, việc thực hiện chương trỡnh xúa đúi giảm nghốo, quản lý và sử dụng nguồn do dõn đúng gúp. Ngoài ra, cỏc vấn đề cụ thể trong lập dự toỏn, điều hành và quyết toỏn ngõn sỏch cũng thường nảy sinh do năng lực quản lý tài chớnh và những lợi ớch cỏ nhõn chi phối. HĐND là cơ quan chức năng thực hiện giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch ở địa phương cần lựa chọn cỏc nội dung cần thiết, liờn quan đến hiệu quả hoạt động kinh tế – xó hội trờn địa bàn để tiến hành giỏm sỏt. Đối với cỏc đại biểu HĐND, với những hiểu biết và thụng tin thu nhận được qua việc tiếp xỳc với cử tri và thực tiễn cụng tỏc của mỡnh, cần chỳ trọng vào những nội dung đang gõy ra sự bức xỳc trong thực tiễn và trong dư luận nhõn dõn để thực hiện theo dừi, giỏm sỏt và phản ỏnh với HĐND. 2. Bảo đảm cung cấp thụng tin đầy đủ và chớnh xỏc Việc giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch sẽ khụng cú hiệu quả nếu khụng dựa trờn cỏc thụng tinh kinh tế – tài chớnh đầy đủ và chớnh xỏc. Vỡ vậy, HĐND,cỏc ban của hội đồng cũng như từng đại biểu khi tiến hành giỏm sỏt một nội dung nào đú cần chuẩn bị và yờu cầu đối tượng bị giỏm sỏt cung cấp thụng tin đầy đủ và chớnh xỏc về nội dung được giỏm sỏt. Việc nghiờn cứu, phõn tớch cỏc thụng tin sẽ giỳp đưa ra cỏc nhận xột đỳng đắn về cỏc vấn đề giỏm sỏt. Thụng thường, cần yờu cầu đối tượng bị giỏm sỏt cung cấp cỏc bỏo cỏo về nội dung giỏm sỏt, đồng thời cần thu thập thụng tin từ cỏc bờn cú liờn quan đến nội dung giỏm sỏt. Qua nghiờn cứu, phõn tớch cỏc thụng tin và hiện tượng, cần nờu lờn những cõu hỏi nghi vấn và yờu cầu đối tượng giỏm sỏt phải giải trỡnh làm rừ cỏc vấn đề, để từ đú rỳt ra cỏc kết luận cần thiết. 3. Bảo đảm phõn cụng, phõn nhiệm vụ rừ ràng Giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch đũi hỏi phải dựa trờn cơ sở quan trọng để việc giỏm sỏt tập trung đỳng vào cỏc nội dung quản lý tài chớnh – ngõn sỏch theo phạm vi thẩm quyền và mỗi cơ quan đơn vị thuộc cơ quan cấp đú. Đối với ngõn sỏch cấp xó, bờn cạnh nội dung quản lý tài chớnh của cỏc cơ quan, đơn vị, theo quy định của luật ngõn sỏch nhà nước, chớnh quyền xó cũn cú trỏch nhiệm thực thi một số nội dung quản lý tài chớnh – ngõn sỏch chung đối với địa phương, chẵng hạn như việc ban hành cỏc định mức phõn bổ ngõn sỏch đối với cỏc lĩnh vực, một số nội dung chi thực tế cấp xó. Vỡ vậy, hoạt động giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch của HĐND xó cần xỏc định rừ phạm vi cỏc hoạt động tài chớnh – ngõn sỏch, cần giỏm sỏt phự hợp với sự phõn cụng, phõn nhiệm theo quy định phỏp luật. 4. Dành thời gian thỏa đỏng cho cụng tỏc giỏm sỏt. Giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch đũi hỏi khụng chỉ đọc cỏc bỏo cỏo liờn quan đến nội dung giỏm sỏt, mà tra cứu cỏc văn bản, tài liệu cần thiết để cú thể hiểu và phõn tớch cỏc bỏo cỏo đú trong nhiều trường hợp cần cú thời gian để tổ chức đoàn giỏm sỏt để khảo sỏt thực tiễn trước khi đưa ra kết luận. Việc xem xột vấn đề khụng kỹ lưỡng, khụng dành đủ thời gian để nghiờn cứu và phõn tớch sẽ dẫn đến những kết luận khụng chớnh xỏc, ảnh hưởng khụng nhỏ đến việc quản lý tài chớnh – ngõn sỏch ở địa phương. Vỡ vậy, cần dành thời gian thỏa đỏng cho giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch để bảo đảm đưa ra cỏc kết luận chớnh xỏc, cú căn cứ và cú tỏc dụng trong thực tiễn. 5. Tận dụng ý kiến của cỏc chuyờn gia Lĩnh vực tài chớnh – ngõn sỏch là một lĩnh vực đũi hỏi chớnh thức chuyờn mụn khỏ sõu để nắm bắt, hiểu vấn đề và đưa ra cỏc kiến nghị đỳng đắn, phự hợp. Trờn thực tế nhiều đại biểu HĐND khụng thể cú cỏc kiến thức chuyờn sõu về tài chớnh – ngõn sỏch, vỡ vậy khú cú thể nhận xột và đưa ra ý kiến cú chất lượng về những nội dung này. Việc mời cỏc chuyờn gia tư vấn và phõn tớch trong lĩnh vực tài chớnh – ngõn sỏch là hết sức cần thiết đối với những vấn đề chuyờn mụn sõu, giỳp cho HĐND cũng như cỏc đại biểu HĐND hiểu được bản chất vấn đề. Cú thể mời cỏc chuyờn gia tham gia vào quỏ trỡnh thẩm tra ngõn sỏch của HĐND để cung cấp cỏc đỏnh giỏ xỏc đỏng về ngõn sỏch địa phương. Việc tổ chức giỏm sỏt theo chuyờn đề, làm việc nhúm về cỏc vấn đề cũn nhiều tranh cói, kết hợp với tư vấn, phõn tớch của chuyờn gia sẽ giỳp HĐND đưa ra quyết định phự hợp về tài chớnh – ngõn sỏch. 6. Sử dụng hiệu quả cỏc cụng cụ giỏm sỏt Trong lĩnh vực ngõn sỏch, HĐND khú cú thể giỏm sỏt đầy đủ và chuyờn sõu về cỏc nội dung quản lý tài chớnh – ngõn sỏch nếu thiếu sự trợ giỳp của cỏc cụng cụ giỏm sỏt quan trọng như kiểm toỏn nhà nước và thanh tra tài chớnh. Kiểm toỏn nhà nước thực hiện kiểm toỏn tớnh đỳng đắn, hợp phỏp của cỏc số liệu bỏo cỏo quyết toỏn của ngõn sỏch địa phương. Kiểm toỏn bỏo cỏo quyết toỏn được thực hiện trước khi HĐND phờ chuẩn tổng quyết toỏn. Bỏo cỏo kết quả kiểm toỏn được cụng bố cụng khai. Bỏo cỏo kiểm toỏn của nhà nước sẽ phõn tớch, đỏnh giỏ cỏc thụng tin, dữ liệu đó được kiểm toỏn, giỳp HĐND thấy rừ thực trạng hoạt động kinh tế – tài chớnh, cụng tỏc quản lý, sử dụng ngõn sỏch, tiền và tài sản nhà nước. Kết quả kiểm toỏn cũng chỉ ra cỏc nguy cơ cú thể dẩn đến những rủi ro đối với thu chi ngõn sỏch và sự phỏt triển kinh tế, từ đú giỳp HĐND chỉ đạo và đề xuất cỏc giải phỏp thớch hợp để ngăn chặn cỏc rủi ro về ngõn sỏch và hậu quả của nú đối với sự phỏt triển kinh tế xó hội của địa phương. 7. Bảo đảm thực hiện cỏc kiến nghị sau giỏm sỏt Kết quả giỏm sỏt được thể hiện thụng qua bỏo cỏo giỏm sỏt và kiến nghị của HĐND đối với đối tượng bị giỏm sỏt nhằm hoàn thiện cụng tỏc quản lý tài chớnh – ngõn sỏch của đối tượng này. Trờn thực tế, do phải thực hiện nhiều nhiờm vụ khỏc nờn trong nhiều trường hợp HĐND khụng đủ điều kiện để theo dừi đến cựng việc thực hiện cỏc kiến nghị sau giỏm sỏt. Một số cơ quan thậm chớ khụng trả lời cỏc kiến nghị giỏm sỏt của HĐND. Vỡ vậy, một yờu cầu quan trọng để nõng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giỏm sỏt của HĐND là việc thực hiện nghiờm tỳc, cụng khai cơ chế kiểm soỏt việc thực hiện cỏc kiến nghị sau giỏm sỏt. Đồng thời cú biờn phỏp xử lý đối với những cơ quan, đơn vị nào khụng nghiờm tỳc thực hiện cỏc kiến nghị của HĐND. Túm lại, HĐND với vị trớ là cơ quan quyền lực tại địa phương phải thực hiện quyền giỏm sỏt tối cao đối với hoạt động tài chớnh – ngõn sỏch địa phương. Cỏc cơ quan của HĐND thẩm tra, giỏm sỏt cỏc vấn đề cụ thể, chuyờn sõu về tài chớnh – ngõn sỏch. Đồng thời mỗi đại biểu HĐND cũng cú nghĩa vụ và trỏch nhiệm thực hiện quyền giỏm sỏt của mỡnh nhằm thực hiện một cỏch tốt nhất quyền lực mà nhõn dõn giao phú cho HĐND thụng qua cỏc đại biểu của mỡnh. Thụng qua hoat động thẩm tra, giỏm sỏt về tài chớnh – ngõn sỏch để xem xột, đỏnh giỏ việc tuõn thủ phỏp luật tài chớnh, tớnh hiệu quả, tớnh thực tiễn của cỏc chủ trương, giải phỏp, cỏc chớnh sỏch tài chớnh – tiền tệ trong đời sống kinh tế, xó hội, tỡnh hỡnh chấp hành ngõn sỏch, chấp hành kỷ luật tài chớnh, kỷ luật ngõn sỏch. Việc thực hiện chức năng thẩm tra, giỏm sỏt của HĐND là nhõn tố quan trọng để tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND trong lĩnh vực tài chớnh – ngõn sỏch ở địa phương.