Vị Trí Cấu Tạo Chức Năng Tuyến Tụy / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xương Mác: Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng

Cẳng chân được tạo thành bởi hai xương – xương chày và xương mác. Xương mác là xương dài, nhỏ, nằm ở ngoài cẳng chân và ngoài xương chày. Nó chạy song song với xương chày.

Hai xương này được kết nối với nhau bằng khớp chày mác và bao gồm cả màng gian cốt.

Xương mác hợp với xương chày tạo thế đứng thẳng cho chân. Đồng thời nó góp phần ổn định khớp gối và cổ chân, giúp chân cử động linh hoạt.

Nếu đặt xương thẳng đứng:

Đầu dẹp, nhọn xuống dưới

Hố của đầu này ở phía sau

Mỏm nhọn của đầu này ra ngoài

Thân xương có hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt và 3 bờ. Phần dưới thân dưới xương bị xoắn từ sau vào trong. Thân xương là vùng chính để cơ bám vào.

Xương có 3 bờ:

Bờ trước mỏng, sắc. ở phía dưới, bờ trước đi ra ngoài và chia đôi, ôm lấy mắt cá ngoài.

Gian cốt ở phía trong, sắc, có màng gian cốt bám.

Bờ sau tròn. Thật ra chỉ có một phần tư dưới có bờ sau rõ. Ba phần tư trên bờ sau nằm ở phía ngoài.

Ngoài: nằm giữa hai bờ trước và sau

Trong: nằm giữa hai bờ trước và bờ gian cốt

Sau: nằm giữa bờ gian cốt và bờ sau. Ở một phần tư dưới do xương bị xoắn vặn, bờ gian cốt biến đi, nên mặt sau và mặt trong thành một mặt duy nhất.

MÔ TẢ CẤU TRÚC VÀ LIÊN QUAN

Đầu trên: còn được gọi là chỏm mác. Mặt trong chỏm mác có diện khớp chỏm mác tiếp khớp với xương chày. Ngoài ra, sau diện khớp có đỉnh có thể sờ được ngay dưới da.

Đầu dưới dẹp và nhọn hơn đầu trên. Đầu này tạo thành mắt cá ngoài. Mắt cá ngoài lồi hơn, sâu hơn và thấp hơn mắt cá trong khoảng 1 cm.

Các diện khớp

Mặt trong mắt cá ngoài có diện khớp mắt cá. Diện này tiếp xúc với diện mắt cá ngoài của ròng rọc xương sên. Hai hiện khớp mắt cá của xương chày và xương mác tạo thành gọng kìm giữ các xương cổ chân.

Phía sau diện khớp mắt cá có hố mắt cá ngoài. Hố này để cho dây chằng mác sên bám vào.

Chỏm xương mác ăn khớp với diện mác trên mâm chày ngoài để tạo thành khớp chày mác gần.

Mắt cá ngoài ăn khớp với rãnh mác của xương chày để tạo thành khớp chày mác xa và xương sên để tạo thành phần trên của khớp cổ chân.

MỐC GIẢI PHẪU BỀ MẶT ( CÓ THỂ SỜ ĐƯỢC TRÊN DA)

Chỏm xương mác: Rất nông. Có thể sờ thấy ở mặt ngoài sau của đầu gối, nằng ngang mức lồi củ chày.

Thân xương mác: 1/4 xa có thể sờ thấy được.

Mắt cá ngoài: Khối xương nổi rõ ở mặt ngoài cổ chân

3. Chức năng của xương mác

Như đã biết, xương mác và xương chày là hai xương cấu tạo nên cẳng chân. Xương chày là xương to hơn và chịu trọng lực cơ thể. Còn xương mác tuy là xương nhỏ hơn, nhưng cũng có những vai trò riêng của nó.

Xương mác không chịu lực, nhưng có khả năng chống lại lực xoắn vặn và gập cẳng chân vào trong. Đồng thời, nó cũng là nơi bám cho các cơ vùng cẳng chân.

Xương mác hợp với xương chày tạo thế đứng thẳng cho chân. Đồng thời nó góp phần ổn định khớp gối và cổ chân, giúp chân cử động linh hoạt.

Nhìn chung, so với xương chày, xương mác mỏng manh hơn. Tuy nhiên do ít chịu sức nặng nên ít khi gãy đơn thuần mà chỉ kèm sau gãy xương chày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất. Xương mác liền xương khá nhanh. Vì thế khi gãy hai xương cẳng chân, sự liền xương của xương mác thường cản trở sự liền xương của xương chày.

NGUYÊN NHÂN

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương mác. Gãy xương xảy ra khi áp lực tác động lên xương vượt quá khả năng chịu lực của nó. Có thể chia nguyên nhân gãy xương thành 2 nhóm chính theo cơ chế gãy xương:

Cơ chế trực tiếp. Xảy ra khi vị trí tác động của lực chấn thương cũng chính là vị trí gãy xương. Gặp trong các trường hợp va chạm mạnh như tai nạn giao thông, bị vật nặng đè lên cẳng chân. Đường gãy trong trường hợp này thường là gãy ngang, có thể kết hợp với gãy nhiều mảnh.

Cơ chế gián tiếp: thường do té ngã từ trên cao xuống nền cứng. Một số môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết, thường xuyên thực hiện các động tác xoắn, xoay chân cũng là nguyên nhân gây gãy xương mác gián tiếp thường gặp.

DẤU HIỆU GÃY XƯƠNG

Triệu chứng lâm sàng của gãy xương mác bao gồm:

Đau: sau khi bị chấn thương bệnh nhân thường thấy đau chói tại chỗ gãy. Đây là một triệu chứng gợi ý gãy xương.

Bầm tím da xuất hiện muộn sau chấn thương, kèm theo sưng nề vùng chi bị gãy

Mất cơ năng: chân bị gãy không vận động được.

Biến dạng chi: cẳng chân có thể cong vẹo, nhìn thấy đầu gãy ngay dưới da. Cẳng chân bên gãy thường ngắn hơn bên lành, lệch trục nếu gãy xương có di lệch.

Dị cảm tê rần da nếu có tổn thương thần kinh.

CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN

Các triệu chứng lâm sàng kể trên chỉ mang tính chất gợi ý đến gãy xương mác. Khi nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán xác định một trường hợp gãy xương, bao gồm:

Xquang xương cẳng chân. Xquang giúp đánh giá tính chất xương gãy, đường gãy, độ di lệch và các tổn thương khớp kèm theo. Ngoài ra còn giúp đánh giá các biến chứng như chậm liền xương và khớp giả. Cần chụp phim cẳng chân ở cả hai tư thế thẳng và nghiêng. Phim chụp cần lấy hết khớp gối và khớp cổ chân.

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ GÃY XƯƠNG

Các yếu tố gia tăng nguy cơ gãy xương nói chung bao gồm cả gãy xương mác bao gồm:

Người cao tuổi

Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh

Hút thuốc lá

Chơi các môn thể thao va chạm mạnh như bóng đá, bầu dục

Mắc bệnh về xương khớp như viêm xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương cũng gây gãy xương mác.

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG

Mục tiêu chung của việc điều trị gãy xương mác là:

Cố định tốt xương gãy

Phục hồi lại giải phẫu và chức năng của xương

Điều trị triệu chứng đau

Ngăn ngừa các biến chứng và phục hồi chức năng.

Gãy xương mác bao lâu thì lành.

Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất khi điều trị. Thời gian liền xương mác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm:

Mức độ tổn thương xương và các tổ chức phần mềm

Đặc điểm xương gãy như số ổ gãy, kiểu gãy, kiểu di lệch nếu có

Tuổi của bệnh nhân

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày

Mức độ tuân thủ các chỉ định của bác sĩ

Các phương pháp điều trị được lựa chọn

Trung bình khoảng 5 đến 6 tuần đoạn xương mác gãy sẽ được phục hồi. tiên lượng quá trình liền xương trong gãy xương mác cẳng chân khá tốt, kể cả khi gãy xương có di lệch

Quá trình liền xương diễn ra qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn cal xơ: kéo dài khoảng 1 – 1,5 tháng kể từ khi chấn thương. Máu trong ổ gãy tạo thành xơ, sợi để liên kết các mảnh xương gãy. Thời kì này đạt được hiệu quả tốt khi chân gãy được cố định tốt, mảnh gãy áp sát nhau.

Giai đoạn cal sụn: bắt đầu sau khoảng 2 – 3 tháng kể từ khi gãy.

Giai đoạn cal xương: diễn ra từ tháng thứ 3 trở đi. Khi đó tổ chức xương mới chính thức được hình thành trong ổ gãy.

Chọn phương pháp điều trị gãy xương mác phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gãy và mức độ chấn thương. Có 2 phương pháp điều trị chính:

Điều trị bảo tồn

Đây là phương pháp điều trị không cần bó bột. Thường áp dụng trong các trường hợp gãy xương kín ít hoặc không di lệch, đường gãy đơn giản.

Bó bột từ 1/3 trên đùi tới bàn chân. Nên rạch dọc bột bó cẳng chân để tránh biến chứng chèn ép khoang. Vì đây là vùng có nhiều lớp cơ dày dễ gây tăng áp lực. Theo dõi sát trong 24-48 giờ đầu. Giữ bột trong khoảng 8-10 tuần.

Nắn chỉnh bằng khung Bohler rồi bó bột:

Với các trường hợp gãy kín có di lệch, nắn chỉnh bằng tay thường không mang lại kết quả tốt. Do đó bệnh nhân cần được nắn trên khung nắn của Bohler.

Các bệnh nhân gãy xương mác được điều trị không phẫu thuật cần kết hợp mang nẹp xương mác hoặc mang bốt đi bộ để tăng tính vững cho việc cố định xương gãy. Chân gãy trong thời gian bó bột không chịu được trọng lực như chân lành. Vì vậy bệnh nhân cần sử dụng nạng hỗ trợ.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định điều trị gãy xương mác trong các trường hợp:

Gãy xương kèm tổn thương mạch máu, thần kinh

Có biến chứng chèn ép khoang đi kèm

Gãy xương hở

Gãy xương kín điều trị bảo tồn thất bại như di lệch thứ phát hoặc bị chậm liền xương, có khớp giả.

Phẫu thuật kết hợp xương sử dụng các phương tiện như đinh nội tủy, nẹp vít, khung cố định ngoài. Mỗi phương tiện kết hợp xương có các ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đôi khi được sử dụng phối hợp với nhau.

Tập phục hồi chức năng

Bệnh nhân cần được hướng dẫn tập bài tập phục hồi chức năng trong và sau thời gian điều trị. Các bài tập nên được thay đổi dần từ bài tập thụ động, chủ động và tập với dụng cụ với mức độ tăng dần.

Xương mác là xương mỏng nhưng đóng vai trò quan trọng ở cẳng chân. Nó giúp chân chống lại lực xoay và xoắn vặn đồng thời ổn định khớp gối và cổ chân. Gãy xương mau lành nhưng thường có biến chứng va tổn thương đi kèm. Hiểu biết thêm về cấu tạo và chức năng xương mác giúp ta chủ động hơn tong phòng ngừa và điều trị gãy xương.

Bàng Quang: Cấu Tạo, Vị Trí, Chức Năng, Cách Thức Hoạt Động

Bàng quang nằm ở dưới phúc mạc, ngay sau khớp mu. Khi rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu, phía sau là trực tràng và tạng sinh dục. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và nằm trong ổ bụng.

Bàng quang có hình tứ diện tam giác bao gồm 4 mặt:

Mặt trên được phúc mạc che phủ, khi bàng quang rỗng mặt trên sẽ lõm, khi bàng quang đầy mặt trên sẽ lồi ra

2 mặt dưới bên nằm trên hoành chậu

Mặt sau dưới còn được gọi là đáy bàng quang, có hình dạng phẳng, đôi khi lồi ra

Bàng quang ở trẻ em phần lớn nằm trong ổ bụng, có hình dạng giống quả lê, phần cuống là ống niệu rốn. Khi trẻ lớn dần, bàng quang từ từ tụt xuống vùng chậu, ống niệu rốn thu nhỏ dần và bít hẳn lại.

Cấu tạo bàng quang bao gồm 4 lớp được sắp xếp từ trong ra ngoài bao gồm:

Lớp niêm mạc

Lớp hạ niêm mạc hay còn gọi là lớp dưới niêm mạc: Lớp hạ niêm mạc khá lỏng lẻo, có thể khiến lớp cơ và lớp hạ niêm mạc trượt lên nhau

Lớp cơ: gồm 3 lớp là lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ dọc ở ngoài và ở giữa là lớp cơ chéo

Lớp thanh mạc

Lòng bàng quang được một lớp niêm mạc che phủ. Bàng quang nối thông với bể thận bằng 2 niệu quản. Hai lỗ niệu quản kết hợp với cổ bàng quang tạo thành hình tam giác, được gọi là tam giác bàng quang. Gờ liên niệu đạo là đường gờ cao nối 2 lỗ niệu quản. Phía dưới, bàng quang được mở ra ngoài bằng niệu đạo.

Thông thường, ở người trưởng thành, bàng quang có thể chứa khoảng 300 – 500ml nước tiểu. Một vài trường hợp bệnh lý có thể khiến dung tích bàng quang thay đổi, tăng lên hàng lít hoặc giảm xuống chỉ còn khoảng vài chục ml.

Chức năng bàng quang là nơi chứa nước tiểu do thận bài tiết ra và đào thải nước tiểu ra ngoài thông qua đường niệu đạo.

Bàng quang còn có vai trò dự trữ nước tiểu cho cơ thể. Khi 3 lớp cơ của bàng quang hoạt động, nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài theo từng đợt.

Lớp cơ trơn bàng quang nhận sự chi phối thần kinh phó giao cảm từ tủy, là cơ tống nước tiểu

Cơ vòng trong ở cổ bàng quang và lỗ niệu đạo trong nhận sự chi phối thần kinh giao cảm, có vai trò kiểm soát quá trình đi tiểu. Ở nam giới, cơ vòng trong có có chức năng ngăn chặn tinh dịch không bị trào ngược khi xuất tinh.

Cơ vân ở vòng ngoài có thể điều khiển theo ý muốn của bản thân

Chức năng tiểu tiện của bàng quang được kiểm soát và điều khiển bởi một cơ chế thần kinh phức tạp của hệ phó giao cảm tủy cùng, các sợi giao cảm tủy ngực và một phần của thân não, tủy sống. Khi bàng quang chứa căng đầy nước tiểu, các dây thần kinh sẽ gửi tín hiệu về não thông qua các dây liên lạc của tủy sống. Khi nhận được tín hiệu, não sẽ gửi tín hiệu phản hồi xuống bàng quang khiến cho thành bàng quang co lại và cơ thắt, van ở gần đầu niệu đạo thả lỏng và dần mở ra để nước tiểu chảy xuống, thoát ra ngoài cơ thể.

Để bảo vệ sức khỏe bàng quang, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về bàng quang, đặc biệt là ung thư, cần lưu ý:

Uống đủ nước mỗi ngày: mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước để làm sạch vi khuẩn trong đường tiết niệu. Không uống quá nhiều nước hoặc quá ít nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm, không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công bàng quang

Không nhịn tiểu: nhịn tiểu rất có hại cho bàng quang, khiến các cơ bàng quang yếu đi, ảnh hưởng xấu đến thận

Kiểm soát cân nặng: bàng quang chịu áp lực của trọng lượng cơ thể. Việc không kiểm soát được cân nặng có thể khiến áp lực lên bàng quang tăng

Không hút thuốc lá: hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang

Hạn chế các thực phẩm gây kích thích bàng quang như: đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều axit, socola…

Buồng Trứng Nằm Ở Vị Trí Nào? Cấu Tạo Và Chức Năng Ra Sao?

Hệ sinh dục của nữ giới chia làm 2 phần. Phần bên ngoài bao gồm âm hộ, âm đạo. Phần bên trong bao gồm tử cung, vòi trứng và buồng trứng.

Buồng trứng nằm trên thành chậu hông bé, nối tiếp với vòi trứng và dính vào lá sau của dây chằng rộng tử cung. Hai buồng trứng nằm đối xứng với trục dọc tử cung. Đối chiếu lên thành bụng, xác định vị trí buồng trứng là điểm giữa đường nối gai chậu trước trên với khớp mu.

Vị trí của buồng trứng có thể thay đổi qua nhiều lần sinh nở. Với những phụ nữ chưa có con, buồng trứng nằm gọn trong thành chậu hông bé, ở tư thế đứng, trục dọc. Với những phụ nữ đã sinh đẻ, buồng trứng thường rủ xuống do ảnh hưởng từ quá trình phát triển của thai nhi.

Kích thước buồng trứng

Buồng trứng bắt đầu hình thành khi bào thai bé gái khoảng 8 tuần tuổi. Chúng sẽ thay đổi dần dần qua năm tháng để chuẩn bị cho chức năng sinh sản khi đến tuổi trưởng thành.

Buồng trứng sẽ tăng dần về kích thước trong giai đoạn trứng nước và trọng lượng của chúng sẽ tăng gấp 10 lần. Buồng trứng trưởng thành dài khoảng 4cm, rộng 2cm, dày 1.5cm (tương đương với thể tích từ 3 đến 6 ml). Mỗi buồng trứng nặng từ 250 – 350mg.

Theo thời gian, số lượng trứng của mỗi buồng trứng giảm dần và đến tuổi mãn kinh coi như cột mốc đánh dấu cho khả năng sinh sản kết thúc. Từ đó về sau, buồng trứng dần teo nhỏ và giảm kích thước.

Có thể bạn muốn biết: Buồng trứng có bao nhiêu nang trứng?

Cấu tạo buồng trứng

Buồng trứng trưởng thành có hình giống như hạt hạnh nhân. Trước tuổi dậy thì, buồng trứng có màu hồng nhạt, bề mặt nhẵn nhụi. Sau tuổi dậy thì, bề mặt của chúng thường xù xì và có các vùng mô sẹo. Vì khi nang trứng trưởng thành rụng vào vòi trứng, lớp vỏ nang noãn sẽ tách ra tạo thành những vết sẹo nhỏ trên bề mặt buồng trứng. Chỉ sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, bề mặt của buồng trứng mới có thể nhẵn nhụi trở lại.

Cấu tạo buồng trứng, theo mặt cắt ngang gồm có 3 phần:

Bề mặt biểu mô

Hình ảnh mặt cắt mang của một buồng trứng, cho thấy các thành phần chính của buồng trứng cũng như các nang trứng ở những giai đoạn phát triển khác nhau.

Bao phủ ngoài cùng của buồng trứng là lớp biểu mô hình khối đơn giản (được gọi là biểu mô mầm). Lớp biểu mô là vùng chuyển tiếp giữa lớp vỏ trung mô dẹt liên kết dày đặc của phúc mạc và tế bào trụ phủ buồng trứng.

Ở nữ giới trẻ tuổi, lớp biểu mô là biểu mô vuông đơn, về sau nó dẹt lại ở một số nơi, trừ những nơi có khe rãnh thấy trên mặt buồng trứng.

Lớp vỏ não buồng trứng

Mỗi nang chứa một noãn bào, được bao quanh bởi một lớp tế bào nang. Vỏ não của buồng trứng phần lớn bao gồm một lớp mô liên kết và các chất trung gian tạo thành một lớp màng trắng mỏng. Lớp vỏ buồng trứng chứa thể vàng và các nang buồng trứng. Trong lớp mô đệm của vỏ buồng trứng có chứa các sợi liên kết lưới, tế bào cơ trơn và tế bào hình thoi.

Trong quá trình phóng thích trứng, các vỏ nang sẽ nhanh chóng xẹp xuống rồi chuyển thành thể vàng. Thể vàng tồn tại từ 12 – 14 ngày sau khi trứng rụng. Nếu bào thai hình thành, thể vàng sẽ dần thoái hóa và tạo nên các mô sợi.

Tủy buồng trứng

Tủy buồng trứng gồm các mô đệm liên kết thưa, các sợi cơ trơn và mạch máu. Thường thì, phần tủy buồng trứng sẽ có nhiều mạch máu hơn lớp vỏ não buồng trứng.

Vai trò, chức năng của buồng trứng

Chức năng ngoại tiết

Chức năng ngoại tiết của buồng trứng là sản xuất tế bào trứng (giao tử cái) để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.

Trứng được thụ tinh sau đó di chuyển đến tử cung, nơi niêm mạc tử cung dày lên để đáp ứng với các hormone bình thường của chu kỳ sinh sản. Khi vào tử cung, trứng được thụ tinh có thể cấy vào niêm mạc tử cung và tiếp tục phát triển.

Mặc dù hầu hết phụ nữ đều giải phóng một tế bào trứng trưởng thành vào mỗi chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp xảy ra sự rụng trứng của 2 hoặc 3 tế bào trứng dẫn đến việc thụ thai cặp song sinh khác trứng hoặc sinh ba khác trứng.

Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, hoặc việc cấy ghép trứng thụ tinh vào thành tử cung không thành công thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra ngoài hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt.

Chức năng nội tiết

Chức năng nội tiết của buồng trứng là sản xuất các hormone nội tiết bao gồm estrogen và progesterone, đáp ứng với các tuyến sinh dục tuyến yên (LH và FSH), để duy trì chu kỳ sinh sản. Trong đó:

Hormone này được tổng hợp từ các cholesterol ở buồng trứng. Estrogen có 3 loại khác nhau là estriol, estrone, estradiol. Trong đó, estradiol là hormone mạnh nhất.

Estrogen có vai trò phát triển các đặc điểm của giới tính nữ (giọng nói trong, vai nhỏ, hông nở, ngực nở, dáng đi mềm mại…)

Đồng thời, nó còn có chức năng kích thích sự trưởng thành của nang noãn. Cụ thể là, khi một nang trứng trưởng thành, hormone LH tiết ra nhiều hơn. Sự tăng tiết hormone LH kích thích sản xuất một lượng lớn estradiol và một lượng nhỏ progesterol. Sự tăng vọt về các hormone này khiến cho mức độ sản xuất FSH thấp hơn, gây ra hiện tượng vỡ nang trứng trưởng thành.

Hormone estrogen

Khi giai đoạn rụng trứng qua đi, nồng độ các hormone LH, FSH và estradiol giảm đi đáng kể. Vỏ nang trứng thoái hóa thành thể vàng và sản xuất một lượng lớn progesterol cùng với một lượng rất nhỏ estrogen.

Progesterol sẽ kích thích làm dày lớp niêm mạc tử cung để tạo môi trường thuận lợi cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Nếu trong khoảng 2 tuần mà không có phôi thai đến làm tổ, thì thể vàng sẽ thoái hóa, lúc này lượng progesterol và estrogen giảm mạnh. Sự suy giảm hormone này khiến cho lớp nội mạc tử cung bong ra và hình thành kì kinh nguyệt mới.

Các bệnh lý thường gặp ở buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (tiếng Anh: Polycystic Ovary Syndrome – PCOS) là hiện tượng trong buồng trứng của nữ giới có rất nhiều nang trứng nhỏ do sự rối loạn của hormone nội tiết gây ra. Cụ thể là lượng hormone sinh dục nam nhiều hơn lượng hormone sinh dục nữ (gọi là cường androgen). Đây là bệnh lí phụ khoa hàng đầu có khả năng gây vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ.

Viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị viêm nhiễm do sự tấn công bởi vi khuẩn, nấm…Phụ nữ có thói quen vệ sinh vùng kín kém khoa học, quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc thực hiện các thủ thuật can thiệp vào âm đạo, tử cung thì có nguy cơ cao bị viêm buồng trứng.

Bệnh lý này gây rối loạn quá trình rụng trứng. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành suy buồng trứng, tắc vòi trứng, làm tăng nguy cơ vô sinh và ung thư buồng trứng trong tương lai.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng (tiếng anh: Ovarians cyst) là những khối u hình thành bên trong buồng trứng có dạng như một chiếc túi có lớp màng vỏ bên ngoài, bên trong là dịch lỏng hoặc các hỗn hợp phức tạp.

U nang buồng trứng đa phần là loại cơ năng lành tính, không cần điều trị cũng có thể tự tiêu biến sau 2 – 3 tháng. Một số ít u nang thuộc loại bệnh lí, chúng có thể tiến triển thành ung thư trong tương lai.

U nang buồng trứng có kích thước lớn có thể gây ra các biến chứng như là xoắn, vỡ, nhiễm khuẩn, rất nguy hiểm. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, sẽ nguy hại đến tính mạng.

Nếu phụ nữ mang thai có u nang buồng trứng, chúng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Suy buồng trứng

Là tình trạng chức năng nội tiết và ngoại tiết của buồng trứng bị suy giảm. Buồng trứng không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng. Đồng thời, các chức năng sinh dục khác của chị em cũng bị ngừng như là ham muốn tình dục suy giảm do hocmone kích thích ham muốn không được sản sinh, các nội tiết tố bị rối loạn gây mất cân bằng cơ thể.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là tình trạng các khối u ác tính phát triển ở buồng trứng trái, phải hoặc cả hai bên buồng trứng. Các tế bào ung thư sẽ dần dần xâm lấn các mô và cơ quan lân cận, khi đó chức năng giải phóng trứng hay sản xuất hormone sẽ gặp nhiều trục trặc. Ở giai đoạn muộn, tế bào ác tính sẽ di căn theo đường máu hoặc hệ bạch huyết tới nhiều nội tạng khác trong cơ thể.

Ung thư buồng trứng không chỉ đe dọa vô sinh, mà còn đe dọa tử vong hàng đầu. Do đó, phụ nữ cần chủ động đi khám phụ khoa định kỳ để kịp phát hiện bất thường cũng như tầm soát ung thư, để điều trị kịp thời.

https://teachmeanatomy.info/pelvis/female-reproductive-tract/ovaries/

https://www.britannica.com/science/ovary-animal-and-human/Regulation-of-ovarian-function

Tuyến Yên: Vị Trí, Chức Năng, Các Bệnh Thường Gặp

Tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt đậu và khối lượng 0.5g (0.018 oz) nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Đây là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.

Dựa vào hình thể, nguồn gốc thai và chức năng, người ta chia tuyến yên làm ba thùy: thùy trước, thuỳ giữa và thuỳ sau.

Thùy trước tuyến yên(tuyến yên bạch)

Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu). Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm hai loại tế bào:tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin, tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein…

Chức năng: các hormon này tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH). Đặc biệt các hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.

Thuỳ sau tuyến yên

Gồm các tế bào giống như các tế bào mô thần kinh đệm,các tế bào này không có khả năng bài tiết hormon. Chúng chứa các hormon do vùng dưới đồi bài tiết ra đó là Vasopressin và Oxytoxin. Chức năng của Vasopressin (ADH):hay còn gọi là hormon làm tăng hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormon này thì nước không thể tái hấp thu ở thận gây bệnh đái tháo nhạt. Oxytoxin: đây là hormone làm tăng co bóp cơ tử cung. Phụ nữ có thai thường có nồng độ hormone này tăng cao trong máu. Đến giai đoạn sinh, tác dụng của oxytoxin làm co bóp mạnh cơ tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài

Thuỳ giữa tuyến yên

Thường phát triển mạnh ở động vật cấp thấp, ở người chỉ phát triển ở trẻ nhỏ. Thuỳ giữa tuyến yên tiết ra MSH có tác dụng phân bố sắc tố da. Động mạch cung cấp máu cho tuyến yên là hai nhánh: động mạch tuyến yên trên và động mạch tuyến yên dưới, cả hai đều xuất phát từ động mạch cảnh trong.

Tuyến yên tiết ra hormone gì? Tuyến yên tiết ra nhiều loại hormon khác nhau, tác động đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Thùy trước tuyến yên

Thùy trước gồm ba phần là phần phễu, phần trung gian và phần xa. Về cấu tạo được hình thành từ hai loại tế bào là tế bào ưa acid và tế bào ưa kiềm.

Thùy trước có thể xem là một tuyến nội tiết thật sự, nó tiết ra nhiều loại hormone có phạm vi tác động rất rộng từ tăng trưởng, chuyển hóa đến sinh sản,… Có thể kể đến như:

Hormon Adrenocorticotrophic hormone (ACTH) có chức năng kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol. Cortisol có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, kiểm soát lượng đường, điều hòa huyết áp và là yếu tố chống viêm.

Hormone tăng trưởng (Growth hormone -GH) tác động đến nhiều tế bào khác nhau, giúp tăng chiều cao ở trẻ em, kiểm soát khối lượng cơ bắp,và lượng mỡ trong cơ thể.

Hormon Prolactin khích thích tuyến vú sản xuất sữa.

Hormon kích thích tuyến giáp TSH kích thích tuyến giáp sản xuất hormon tuyến giáp là triiodothyronine (T3) và thyroxin (T4), giúp kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể như nhịp tim, nhiệt độ và trao đổi chất.

Hormone kích thích nang trứng (Follicle-stimulating hormone – FSH) giúp kích thích buồng trứng sinh nang trứng và tinh hoàn sinh tinh trùng. Trong khi đó, hormone Luteinising hormone (LH) kích thích sự rụng trứng và kích thích các tế bào trong tinh hoàn sản xuất testosterone

Thùy sau tuyến yên

Là nơi tập trung khoảng 50.000 đầu mối thần kinh liên lạc khắp cơ thể, thùy sau sản xuất hai hormone đó là:

Hormone Oxytocin là kích thích sự co bóp của tử cung lúc phụ nữ chuyển dạ và giúp vú tiết sữa.

Hormone chống bài niệu (ADH) tác động lên thận, giúp cơ thể hấp thu lại nước từ ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormone này sẽ gây nên bệnh đái tháo nhạt, là tình trạng nước không thể tái hấp thu tại thận. Hormon ADH cũng gây tăng huyết áp.

Tuyến yên hoạt động như thế nào?

Vùng dưới đồi và tuyến yên có mối quan hệ mật thiết, thống nhất với nhau giúp cơ thể khôi phục lại sự cân bằng, đáp ứng lại những sự thay đổi của cơ thể đối với môi trường xung quanh.

Khi các hormone trong cơ thể giảm hay tăng đến một mức nhất định, các bộ phận trong cơ thể sẽ phát các tín hiệu báo đến vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi sẽ sử dụng các hormone riêng của mình liên lạc với tuyến yên, kích thích tuyến yên sản xuất các hormone phù hợp. Các hormone của tuyến yên phóng thích vào máu, tác động đến các cơ quan đích (như thận, tuyến giáp, cơ quan sinh sản,…) và giúp các cơ quan đích này sản xuất ra các hormone riêng của nó. Các hormone được sản xuất tại cơ quan đích này sẽ điều hòa cơ thể, giúp cơ thể lập lại sự cân bằng. Ví dụ như khi nồng độ hormone T3, T4 trong máu quá cao làm tăng nhịp tim và tốc độ chuyển hóa trong cơ thể, tuyến giáp sẽ gửi tín hiệu về vùng dưới đồi, vùng dưới đồi điều khiển tuyến yên giảm sản xuất hormone TSH làm tuyến giáp giảm sản xuất hormone T3, T4.

Trong đó suy chức năng tuyến yên tương đối phổ biến. Đây là tình trạng thiếu hụt một hoặc nhiều hormone tuyến yên. Bệnh gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do sự thiếu hụt bẩm sinh, do khối u tuyến yên, do viêm, do chấn tương, xâm nhiễm hoặc bệnh không rõ nguyên nhân. Bệnh thường khởi phát từ từ, dấu hiệu bệnh không rõ rệt, bệnh nhân có một số triệu chứng chung như: mệt mỏi, ăn kém ngon miệng, co cứng bụng, nôn ói, da xanh tái, rụng lông và tóc, nhiều vết nhăn ở da, hạ huyết áp tư thế đứng, nhịp tim chậm, mất kinh, teo tinh hoàn,…Sự suy giảm chức năng tuyến yên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan chịu sự tác động của hormone tuyến yên như tuyến giáp, tuyến thượng thận, cơ quan sinh dục. Trong một số trường hợp suy tuyến yên cấp có thể đe dọa mạng sống người bệnh. Khi có những bất thường về sức khỏe và các triệu chứng cảnh báo về suy tuyến yên, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.