Vị Trí Cấu Tạo Chức Năng Của Tuyến Giáp / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Vị Trí Của Tuyến Giáp Và Chức Năng Của Nó

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất trong cơ thể con người. Tuyến giáp ở cổ, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hoocmone điều hòa chuyển hóa năng lượng, sự tăng trưởng của cơ thể, sự phát triển của hệ thần kinh.

Chức năng của tuyến giáp

Chức năng của tuyến giáp là sản xuất hoocmone. Các hoocmone là những hóa chất được phóng thích và vận chuyển trong máu để dẫn đến đến các cơ quan. Chúng hoạt động giống như chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể của con người. Hoocmone tuyến giáp sản xuất ảnh hưởng lớn đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể cũng như nồng độ của một số khoáng chất trong máu. Tuyến giáp sản xuất 3 loại hoocmone và phóng thích chúng vào máu. Hai trong số chúng được gọi là thyroxine (T4) và triodothyronine (T3), có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Hoocmone còn lại có chức năng giúp cơ thể kiểm soát lượng canxi trong máu.

Ảnh 1 – hoocmone tuyến giáp hoạt động như chất dẫn truyền

Tuyến giáp ở cổ là tuyến nội tiết đơn, nằm phía dưới cổ, có hai thùy nối với nhau bằng một lớp mô mỏng nằm ngang, được gọi là eo tuyến giáp. Tuyến giáp được tưới máu vô cùng dồi dào so với các cơ quan khác, 4-6ml/1’/gr. Mô giáp từ 2 động mạch giáp trên và 2 động mạch giáp dưới và có mối liên hệ vô cùng mật thiết với dây thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp.

Mô giáp gồm những tiểu thùy được tạo thành từ 30 – 40 đơn vị, có chức năng cơ bản là nang giáp. Mỗi nang giáp có dạng hình cầu, được tạo nên bởi một lớp tế bào duy nhất. Lớp tế bào này tạo ra một khoang rỗng ở giữa, chứa dầy chất keo mà thành phần chủ yếu là Thyroglobulin.

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc phát triển của cơ thể

Người nào bị thiếu hoocmone tuyến giáp sẽ bị rơi vào tình trạng suy giáp, các chuyển hóa trong cơ thể bị chậm lại, từ cơ quan thần kinh (suy nghĩ chậm, nói chậm), đến tim mạch (tim đập chậm, mạch yếu), tiêu hóa (ăn ít, chậm tiêu, táo bón) và nhiều biển hiện khác như cơ thể ít đổ mồ hôi hơn, người thường bị lạnh bất thường.

Người bị thừa hoocmone giáp hay còn gọi là tình trạng cường giáp, người bệnh dễ cáu gắt, ít ngồi yêu một chỗ, sụt cân, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, luôn nóng nực, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim … Có thể nói, tuyến giáp có chức năng vô cùng quan trọng, đặc biệt quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và thể chất ở trẻ em.

Ảnh 2 – hoocmone tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em Tuyến giáp có vai trò hết sức quan trọng, chính vì vậy các bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe cũng như xét nghiệm chức năng tuyến giáp, để kiểm tra nồng độ của nội tiết tố do tuyến giáp sản xuất. Nếu bạn có thắc mắc về tuyến giáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

Cấu Tạo Và Chức Năng Tuyến Cận Giáp Trạng

1. Đặc điểm giải phẫu

Tuyến cận giáp trạng có 4 tuyến hình quả xoan hay hình tròn. Ở người nó dài khoảng 6-7 mm, rộng 4-5 mm, dày 1,5-2 mm nằm lẫn sâu trong tuyến giáp, trừ cá xương cứng ra, đại đa số động vật đều có tuyến cận giáp gồm 4 tuyến độc lập đeo dính vào tuyến giáp và có 2 ở mặt ngoài, 2 ở mặt trong. Ở ngựa và loài nhai lại thì hai tuyến ngoài liên hợp làm một với tuyến ức, còn hai tuyến trong thì dựa dính vào tuyến giáp. Ở lợn không tìm thấy tuyến cận giáp trạng.

Tuyến cận giáp tiết ra hormon có tên gọi là parathyroxine hay parahormon (PTH). PTH là một mạch polypeptid lớn, chứa 115 axit amin. Theo Rasmussen thì trọng lượng phân tử hormon này khoảng 8.6000. PTH bị phá huỷ khi đun sôi với axit hoặc kiềm. Tác dụng sinh lý của parathyroxine là làm tăng can xi huyết và giảm photpho huyết. Cơ chế tác động của nó là vừa tác dụng lên xương vừa tác dụng lên thận.

+ Tác dụng trên xương: Parathyroxine kích thích sự đào thải can xi từ xương đưa vào máu. Barcinot đã làm thí nghiệm cấy một mảnh xương tiếp xúc với tuyến cận giáp thấy phiến xương ở gần tuyến bị tan ra.

+ Tác dung lên thận: parathyroxine xúc tiến việc tái hấp thu can xi ở ống thận nhỏ và tăng đào thải phosphate (P).

+ Ngoài ra Parathyroxine cũng có tác dụng làm tăng hấp thụ can xi ở ruột.

3. Điều hoà hoạt động của tuyến cận giáp

Nồng độ can xi huyết là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự điều hoà hoạt động của tuyến cận giáp. Khi nồng độ can xi huyết giảm sẽ kích thích vào thụ quan hoá học ở thành mạch máu, nhất là ở cung động mạch chủ và túi động mạch cổ. Luồng xung động thần kinh truyền vào vùng đướI đồI và từ đấy luồng xung động truyền ra kích thích tuyến giáp tăng tiết parathyroxine để làm tăng nồng độ can-xi huyết cho đến mức đạt nồng độ sinh lý thì dừng. Khi nồng độ can-xi huyết tăng, thì cơ chế trên sẽ ngược lạI, làm giảm bài tiết parathyroxine.Cũng có một con đường khác là nồng độ can-xi huyết thay đổI khi đi theo dòng máu qua tuyến cận giáp cũng ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến.

Bàng Quang: Cấu Tạo, Vị Trí, Chức Năng, Cách Thức Hoạt Động

Bàng quang nằm ở dưới phúc mạc, ngay sau khớp mu. Khi rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu, phía sau là trực tràng và tạng sinh dục. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và nằm trong ổ bụng.

Bàng quang có hình tứ diện tam giác bao gồm 4 mặt:

Mặt trên được phúc mạc che phủ, khi bàng quang rỗng mặt trên sẽ lõm, khi bàng quang đầy mặt trên sẽ lồi ra

2 mặt dưới bên nằm trên hoành chậu

Mặt sau dưới còn được gọi là đáy bàng quang, có hình dạng phẳng, đôi khi lồi ra

Bàng quang ở trẻ em phần lớn nằm trong ổ bụng, có hình dạng giống quả lê, phần cuống là ống niệu rốn. Khi trẻ lớn dần, bàng quang từ từ tụt xuống vùng chậu, ống niệu rốn thu nhỏ dần và bít hẳn lại.

Cấu tạo bàng quang bao gồm 4 lớp được sắp xếp từ trong ra ngoài bao gồm:

Lớp niêm mạc

Lớp hạ niêm mạc hay còn gọi là lớp dưới niêm mạc: Lớp hạ niêm mạc khá lỏng lẻo, có thể khiến lớp cơ và lớp hạ niêm mạc trượt lên nhau

Lớp cơ: gồm 3 lớp là lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ dọc ở ngoài và ở giữa là lớp cơ chéo

Lớp thanh mạc

Lòng bàng quang được một lớp niêm mạc che phủ. Bàng quang nối thông với bể thận bằng 2 niệu quản. Hai lỗ niệu quản kết hợp với cổ bàng quang tạo thành hình tam giác, được gọi là tam giác bàng quang. Gờ liên niệu đạo là đường gờ cao nối 2 lỗ niệu quản. Phía dưới, bàng quang được mở ra ngoài bằng niệu đạo.

Thông thường, ở người trưởng thành, bàng quang có thể chứa khoảng 300 – 500ml nước tiểu. Một vài trường hợp bệnh lý có thể khiến dung tích bàng quang thay đổi, tăng lên hàng lít hoặc giảm xuống chỉ còn khoảng vài chục ml.

Chức năng bàng quang là nơi chứa nước tiểu do thận bài tiết ra và đào thải nước tiểu ra ngoài thông qua đường niệu đạo.

Bàng quang còn có vai trò dự trữ nước tiểu cho cơ thể. Khi 3 lớp cơ của bàng quang hoạt động, nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài theo từng đợt.

Lớp cơ trơn bàng quang nhận sự chi phối thần kinh phó giao cảm từ tủy, là cơ tống nước tiểu

Cơ vòng trong ở cổ bàng quang và lỗ niệu đạo trong nhận sự chi phối thần kinh giao cảm, có vai trò kiểm soát quá trình đi tiểu. Ở nam giới, cơ vòng trong có có chức năng ngăn chặn tinh dịch không bị trào ngược khi xuất tinh.

Cơ vân ở vòng ngoài có thể điều khiển theo ý muốn của bản thân

Chức năng tiểu tiện của bàng quang được kiểm soát và điều khiển bởi một cơ chế thần kinh phức tạp của hệ phó giao cảm tủy cùng, các sợi giao cảm tủy ngực và một phần của thân não, tủy sống. Khi bàng quang chứa căng đầy nước tiểu, các dây thần kinh sẽ gửi tín hiệu về não thông qua các dây liên lạc của tủy sống. Khi nhận được tín hiệu, não sẽ gửi tín hiệu phản hồi xuống bàng quang khiến cho thành bàng quang co lại và cơ thắt, van ở gần đầu niệu đạo thả lỏng và dần mở ra để nước tiểu chảy xuống, thoát ra ngoài cơ thể.

Để bảo vệ sức khỏe bàng quang, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về bàng quang, đặc biệt là ung thư, cần lưu ý:

Uống đủ nước mỗi ngày: mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước để làm sạch vi khuẩn trong đường tiết niệu. Không uống quá nhiều nước hoặc quá ít nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm, không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công bàng quang

Không nhịn tiểu: nhịn tiểu rất có hại cho bàng quang, khiến các cơ bàng quang yếu đi, ảnh hưởng xấu đến thận

Kiểm soát cân nặng: bàng quang chịu áp lực của trọng lượng cơ thể. Việc không kiểm soát được cân nặng có thể khiến áp lực lên bàng quang tăng

Không hút thuốc lá: hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang

Hạn chế các thực phẩm gây kích thích bàng quang như: đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều axit, socola…

Vị Trí Xương Chậu Nằm Ở Đâu? Giải Phẫu Cấu Tạo Và Chức Năng

Xương chậu nằm ở đâu?

Xương chậu hay còn có tên gọi khác là xương dẹt. Đây là vùng xương chiếm diện tích lớn nhất trong cấu tạo xương ở cơ thể của con người.

Vậy xương chậu nằm ở đâu? Thông thường, xương chậu thường nằm ở phần cuối cùng ở vùng cột sống thắt lưng và nằm dưới thắt lưng xung quanh phần xương cột sống ở đoạn dưới. Ở các góc độ khác, xương chậu nằm phía trên của xương đùi và được đan xen với phần đầu của xương đùi và xương hông.

Chức năng chính của xương chậu:

Chống đỡ toàn bộ khối lượng của phần trên khi cơ thể đứng hoặc ngồi.

Chuyển hóa trọng lượng từ phần khung của xương trục sang phần khung của ruột thừa khi con người tham gia các hoạt động như chạy nhảy, đi đứng…

Giúp cho cơ thể được cân bằng và chịu được các lực khi thực hiện tư thế mạnh và từ những áp lực bên ngoài tác động lên.

Chức năng của xương chậu chính là điểm tiến hóa riêng biệt và khiến cho con người trở thành loài động vật cấp cao so với những động vật khác.

Chức năng phụ của xương chậu

Chứa đựng, bảo vệ những cơ quan nội tạng ở trong vùng chậu, các cơ quan sinh sản ở trong và vùng phía dưới đường tiết niệu.

Tạo mối gắn kết giữa các màng, cơ với những cơ quan sinh sản vùng bên ngoài.

Vùng xương chậu ở phụ nữ thường khá nông và rộng. Chúng thường có hình dáng giống như một chiếc thau rửa mặt. Xương chậu bao trọn những cơ quan nội tạng như buồng trứng, tử cung, bàng quang, đường ruột. Khi phụ nữ mang bầu, xương chậu còn giúp bảo vệ sự phát triển của thai nhi.

Một khi xương chậu bị giãn, đường ruột và tử cung sẽ bị đẩy xuống sâu hơn bình thường. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phình vùng bụng dưới, cản trở quá trình lưu thông và tuần hoàn máu. Từ đó gây ra tình trạng lạnh bụng, đau bụng kinh, són tiểu…

Giải phẫu xương chậu

Cấu tạo của xương chậu gồm 2 mặt, 4 bờ và 4 góc. Xương chậu được cấu tạo bởi 3 xương hợp thành là xương mu ở phía trước, xương cánh chậu ở phía trên và phần xương ngồi ở đằng sau.

Cấu tạo 2 mặt xương chậu

Mặt trong: Bao gồm 1 gờ được nhô lên và chia mặt sau làm hai phần riêng biệt. Phần trên thì có lồi chậu, vùng phía sau thì có diện nhĩ. Phần dưới thì có lỗ bịt và diện vuông.

Mặt ngoài: Ở giữa mặt ngoài của xương chậu có ổ cối khớp và chỏm của xương đùi. bao quanh mặt ngoài của xương chậu là vùng ổ cối gắn liền với khuyết ổ cối. Đặc biệt, ở dưới phần ổ cối có bịt một lỗ có hình dạng tam giác hoặc hình vuông. Phía trước của mặt ngoài là xương mu, phía sau chính là xương ngồi. Ở trên cùng chính là vùng xương cánh chậu được lõm xuống và tạo thành hố chậu.

Cấu tạo 4 bờ ở xương chậu

Bờ trên (hay còn có tên gọi là mào chậu) thường kéo dài từ phần gai chậu phía trước đến vùng gai chậu sau trên. Phần này có hình dạng cong như hình chữ S, dày ở phía sau và phía trước và mỏng ở giữa.

Bờ dưới (Ngành ngồi): Bờ dưới được hình thành do xương mu và xương ngồi.

Bờ trước: Cấu tạo gồm gai chậu trước dưới, gai chậu trước trên, mào lược, diện lược, gai mu. Hình dạng của bờ trước thường lỗi lõm từ trên xuống dưới.

Bờ sau: Cấu tạo gồm gau chậu sau dưới, gai chậu sau trên, khuyết ngồi bé, khuyết ngồi lớn, gai ngồi, ụ ngồi. Giống với bờ trước, bờ sau của xương chậu thường lồi lõm từ trên xuống phía dưới.

Góc trước dưới: Thường ứng với củ mu (gai mu).

Góc sau dưới: Thường ứng với ụ ngồi.

Góc trước trên: Ứng với phần gai chậu trước trên.

Góc sau trên: Ứng với phần gai chậu ở sau trên.

Các vấn đề thường gặp ở xương chậu

Vì được cấu tạo khá phức tạp nên một khi bị tổn thương, xương chậu sẽ có những biểu hiện bất thường. Trong đó phải kể đến là:

Xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp vùng xương chậu. Kèm theo đó là tình trạng tê cứng vùng chân.

Vùng chậu hông ở giữa hai mông bị đau âm ỉ và dai dẳng và có dấu hiệu bị teo mông.

Chân có dạng vòng kiềng khiến cho mông xệ và chân to. Phần khoảng cách giữa hai chân chính là dấu hiệu của tình trạng giãn xương chậu.

Người bệnh bị đau nặng hơn khi thực hiện các cử động mạnh và không thể nghiêng người, xoay người. Không chỉ vậy, bệnh nhân còn rất khó khăn trong việc xoay người hoặc cúi ngửa…

Những cơn đau lan xuống phía dưới của đùi, kèm theo đó là dấu hiệu teo các cơ ở khu vực mông và đùi.

Xuất hiện các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng phía dưới. Mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân có cảm giác đau và xuất hiện tình trạng chảy máu và có mùi lạ.

Đau khi quan hệ tình dục.

Bị rét run hoặc sốt, choáng váng.

Vùng khớp xương chậu bị tê cứng. Các cơn đau lan xuống vùng đùi và chân, cẳng chân.

Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng kể trên, bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp trị kịp thời. Từ đó có thể đưa ra nhận định đúng đắn và có được hướng điều trị phù hợp nhất.

Để hạn chế những thương tổn xảy ra tại vùng xương chậu, bệnh nhân nên bảo vệ xương chậu bằng những cách sau:

Duy trì thói quen tập luyện bằng các bài tập phù hợp để giúp các cơ vùng xương chậu trở nên khỏe hơn. Điển hình như chụp kegel, soutai đẩy đầu gối, các động tác võ sư như shiko, sinkyo, suriashi…

Để làm thuyên giảm các cơn đau, bệnh nhân có thể chườm ấm bằng khăn để chườm lên khu vực bị đau.

Phụ nữ đang mang thai có thể thực hiện các liệu pháp massage và châm cứu để làm thuyên giảm các cơn đau vùng xương chậu.

Sử dụng kết hợp vật lý trị liệu và uống thuốc kết hợp.

Nếu bệnh nhân bị viêm ruột thừa dẫn đến tình trạng đau xương chậu thì cần phải phẫu thuật sớm để loại bỏ phần ruột thừa. Mục đích chính là để hạn chế tình trạng viêm nhức, nhiễm trùng.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể tiến hành tiêm botox để làm giảm tình trạng đau mỏi và cơ thắt cơ.

Bài viết trên đã cung cấp đến độc giả những thông tin cần thiết về xương chậu. Những thương tổn ở vùng xương này có thể gây nên nhiều bất ổn đối với sức khỏe mỗi người. Chính vì vậy, khi nhận thấy khu vực xương chậu có những dấu hiệu và triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.