Vị Trí Cấu Tạo Chức Năng Của Mô Thần Kinh / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xương Mác: Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng

Cẳng chân được tạo thành bởi hai xương – xương chày và xương mác. Xương mác là xương dài, nhỏ, nằm ở ngoài cẳng chân và ngoài xương chày. Nó chạy song song với xương chày.

Hai xương này được kết nối với nhau bằng khớp chày mác và bao gồm cả màng gian cốt.

Xương mác hợp với xương chày tạo thế đứng thẳng cho chân. Đồng thời nó góp phần ổn định khớp gối và cổ chân, giúp chân cử động linh hoạt.

Nếu đặt xương thẳng đứng:

Đầu dẹp, nhọn xuống dưới

Hố của đầu này ở phía sau

Mỏm nhọn của đầu này ra ngoài

Thân xương có hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt và 3 bờ. Phần dưới thân dưới xương bị xoắn từ sau vào trong. Thân xương là vùng chính để cơ bám vào.

Xương có 3 bờ:

Bờ trước mỏng, sắc. ở phía dưới, bờ trước đi ra ngoài và chia đôi, ôm lấy mắt cá ngoài.

Gian cốt ở phía trong, sắc, có màng gian cốt bám.

Bờ sau tròn. Thật ra chỉ có một phần tư dưới có bờ sau rõ. Ba phần tư trên bờ sau nằm ở phía ngoài.

Ngoài: nằm giữa hai bờ trước và sau

Trong: nằm giữa hai bờ trước và bờ gian cốt

Sau: nằm giữa bờ gian cốt và bờ sau. Ở một phần tư dưới do xương bị xoắn vặn, bờ gian cốt biến đi, nên mặt sau và mặt trong thành một mặt duy nhất.

MÔ TẢ CẤU TRÚC VÀ LIÊN QUAN

Đầu trên: còn được gọi là chỏm mác. Mặt trong chỏm mác có diện khớp chỏm mác tiếp khớp với xương chày. Ngoài ra, sau diện khớp có đỉnh có thể sờ được ngay dưới da.

Đầu dưới dẹp và nhọn hơn đầu trên. Đầu này tạo thành mắt cá ngoài. Mắt cá ngoài lồi hơn, sâu hơn và thấp hơn mắt cá trong khoảng 1 cm.

Các diện khớp

Mặt trong mắt cá ngoài có diện khớp mắt cá. Diện này tiếp xúc với diện mắt cá ngoài của ròng rọc xương sên. Hai hiện khớp mắt cá của xương chày và xương mác tạo thành gọng kìm giữ các xương cổ chân.

Phía sau diện khớp mắt cá có hố mắt cá ngoài. Hố này để cho dây chằng mác sên bám vào.

Chỏm xương mác ăn khớp với diện mác trên mâm chày ngoài để tạo thành khớp chày mác gần.

Mắt cá ngoài ăn khớp với rãnh mác của xương chày để tạo thành khớp chày mác xa và xương sên để tạo thành phần trên của khớp cổ chân.

MỐC GIẢI PHẪU BỀ MẶT ( CÓ THỂ SỜ ĐƯỢC TRÊN DA)

Chỏm xương mác: Rất nông. Có thể sờ thấy ở mặt ngoài sau của đầu gối, nằng ngang mức lồi củ chày.

Thân xương mác: 1/4 xa có thể sờ thấy được.

Mắt cá ngoài: Khối xương nổi rõ ở mặt ngoài cổ chân

3. Chức năng của xương mác

Như đã biết, xương mác và xương chày là hai xương cấu tạo nên cẳng chân. Xương chày là xương to hơn và chịu trọng lực cơ thể. Còn xương mác tuy là xương nhỏ hơn, nhưng cũng có những vai trò riêng của nó.

Xương mác không chịu lực, nhưng có khả năng chống lại lực xoắn vặn và gập cẳng chân vào trong. Đồng thời, nó cũng là nơi bám cho các cơ vùng cẳng chân.

Xương mác hợp với xương chày tạo thế đứng thẳng cho chân. Đồng thời nó góp phần ổn định khớp gối và cổ chân, giúp chân cử động linh hoạt.

Nhìn chung, so với xương chày, xương mác mỏng manh hơn. Tuy nhiên do ít chịu sức nặng nên ít khi gãy đơn thuần mà chỉ kèm sau gãy xương chày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất. Xương mác liền xương khá nhanh. Vì thế khi gãy hai xương cẳng chân, sự liền xương của xương mác thường cản trở sự liền xương của xương chày.

NGUYÊN NHÂN

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương mác. Gãy xương xảy ra khi áp lực tác động lên xương vượt quá khả năng chịu lực của nó. Có thể chia nguyên nhân gãy xương thành 2 nhóm chính theo cơ chế gãy xương:

Cơ chế trực tiếp. Xảy ra khi vị trí tác động của lực chấn thương cũng chính là vị trí gãy xương. Gặp trong các trường hợp va chạm mạnh như tai nạn giao thông, bị vật nặng đè lên cẳng chân. Đường gãy trong trường hợp này thường là gãy ngang, có thể kết hợp với gãy nhiều mảnh.

Cơ chế gián tiếp: thường do té ngã từ trên cao xuống nền cứng. Một số môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết, thường xuyên thực hiện các động tác xoắn, xoay chân cũng là nguyên nhân gây gãy xương mác gián tiếp thường gặp.

DẤU HIỆU GÃY XƯƠNG

Triệu chứng lâm sàng của gãy xương mác bao gồm:

Đau: sau khi bị chấn thương bệnh nhân thường thấy đau chói tại chỗ gãy. Đây là một triệu chứng gợi ý gãy xương.

Bầm tím da xuất hiện muộn sau chấn thương, kèm theo sưng nề vùng chi bị gãy

Mất cơ năng: chân bị gãy không vận động được.

Biến dạng chi: cẳng chân có thể cong vẹo, nhìn thấy đầu gãy ngay dưới da. Cẳng chân bên gãy thường ngắn hơn bên lành, lệch trục nếu gãy xương có di lệch.

Dị cảm tê rần da nếu có tổn thương thần kinh.

CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN

Các triệu chứng lâm sàng kể trên chỉ mang tính chất gợi ý đến gãy xương mác. Khi nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán xác định một trường hợp gãy xương, bao gồm:

Xquang xương cẳng chân. Xquang giúp đánh giá tính chất xương gãy, đường gãy, độ di lệch và các tổn thương khớp kèm theo. Ngoài ra còn giúp đánh giá các biến chứng như chậm liền xương và khớp giả. Cần chụp phim cẳng chân ở cả hai tư thế thẳng và nghiêng. Phim chụp cần lấy hết khớp gối và khớp cổ chân.

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ GÃY XƯƠNG

Các yếu tố gia tăng nguy cơ gãy xương nói chung bao gồm cả gãy xương mác bao gồm:

Người cao tuổi

Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh

Hút thuốc lá

Chơi các môn thể thao va chạm mạnh như bóng đá, bầu dục

Mắc bệnh về xương khớp như viêm xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương cũng gây gãy xương mác.

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG

Mục tiêu chung của việc điều trị gãy xương mác là:

Cố định tốt xương gãy

Phục hồi lại giải phẫu và chức năng của xương

Điều trị triệu chứng đau

Ngăn ngừa các biến chứng và phục hồi chức năng.

Gãy xương mác bao lâu thì lành.

Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất khi điều trị. Thời gian liền xương mác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm:

Mức độ tổn thương xương và các tổ chức phần mềm

Đặc điểm xương gãy như số ổ gãy, kiểu gãy, kiểu di lệch nếu có

Tuổi của bệnh nhân

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày

Mức độ tuân thủ các chỉ định của bác sĩ

Các phương pháp điều trị được lựa chọn

Trung bình khoảng 5 đến 6 tuần đoạn xương mác gãy sẽ được phục hồi. tiên lượng quá trình liền xương trong gãy xương mác cẳng chân khá tốt, kể cả khi gãy xương có di lệch

Quá trình liền xương diễn ra qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn cal xơ: kéo dài khoảng 1 – 1,5 tháng kể từ khi chấn thương. Máu trong ổ gãy tạo thành xơ, sợi để liên kết các mảnh xương gãy. Thời kì này đạt được hiệu quả tốt khi chân gãy được cố định tốt, mảnh gãy áp sát nhau.

Giai đoạn cal sụn: bắt đầu sau khoảng 2 – 3 tháng kể từ khi gãy.

Giai đoạn cal xương: diễn ra từ tháng thứ 3 trở đi. Khi đó tổ chức xương mới chính thức được hình thành trong ổ gãy.

Chọn phương pháp điều trị gãy xương mác phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gãy và mức độ chấn thương. Có 2 phương pháp điều trị chính:

Điều trị bảo tồn

Đây là phương pháp điều trị không cần bó bột. Thường áp dụng trong các trường hợp gãy xương kín ít hoặc không di lệch, đường gãy đơn giản.

Bó bột từ 1/3 trên đùi tới bàn chân. Nên rạch dọc bột bó cẳng chân để tránh biến chứng chèn ép khoang. Vì đây là vùng có nhiều lớp cơ dày dễ gây tăng áp lực. Theo dõi sát trong 24-48 giờ đầu. Giữ bột trong khoảng 8-10 tuần.

Nắn chỉnh bằng khung Bohler rồi bó bột:

Với các trường hợp gãy kín có di lệch, nắn chỉnh bằng tay thường không mang lại kết quả tốt. Do đó bệnh nhân cần được nắn trên khung nắn của Bohler.

Các bệnh nhân gãy xương mác được điều trị không phẫu thuật cần kết hợp mang nẹp xương mác hoặc mang bốt đi bộ để tăng tính vững cho việc cố định xương gãy. Chân gãy trong thời gian bó bột không chịu được trọng lực như chân lành. Vì vậy bệnh nhân cần sử dụng nạng hỗ trợ.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định điều trị gãy xương mác trong các trường hợp:

Gãy xương kèm tổn thương mạch máu, thần kinh

Có biến chứng chèn ép khoang đi kèm

Gãy xương hở

Gãy xương kín điều trị bảo tồn thất bại như di lệch thứ phát hoặc bị chậm liền xương, có khớp giả.

Phẫu thuật kết hợp xương sử dụng các phương tiện như đinh nội tủy, nẹp vít, khung cố định ngoài. Mỗi phương tiện kết hợp xương có các ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đôi khi được sử dụng phối hợp với nhau.

Tập phục hồi chức năng

Bệnh nhân cần được hướng dẫn tập bài tập phục hồi chức năng trong và sau thời gian điều trị. Các bài tập nên được thay đổi dần từ bài tập thụ động, chủ động và tập với dụng cụ với mức độ tăng dần.

Xương mác là xương mỏng nhưng đóng vai trò quan trọng ở cẳng chân. Nó giúp chân chống lại lực xoay và xoắn vặn đồng thời ổn định khớp gối và cổ chân. Gãy xương mau lành nhưng thường có biến chứng va tổn thương đi kèm. Hiểu biết thêm về cấu tạo và chức năng xương mác giúp ta chủ động hơn tong phòng ngừa và điều trị gãy xương.

Dây Thần Kinh Quay: Cấu Tạo, Chức Năng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Văn Minh – Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc và Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh – Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Dây thần kinh là một phần đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo cơ thể con người, giúp truyền tải các thông tin đến não, giúp não xử lý các thông tin hiệu quả một cách nhanh chóng nhất.

1. Cấu tạo của dây thần kinh quay

Dây thần kinh quay là nhánh thần kinh lớn nhất trong đám rối thần kinh cánh tay, được hợp bởi các sợi thần kinh từ rễ C6, C7, C8 và có thể cả T1. Thần kinh quay điều phối vận động các cơ duỗi và ngửa ở cánh tay, cẳng tay và truyền tải cảm giác cho mặt sau cánh tay, cẳng tay và nửa ngoài mu tay.

Dây thần kinh quay cung cấp thông tin quan trọng cho não về những cảm giác đã trải qua ở cực trên và cũng cung cấp thông tin cho các cơ của chi trên về thời điểm co bóp.

Tổn thương dây thần kinh quay có thể gây ra chức năng bất thường của dây thần kinh dẫn đến cảm giác bất thường và suy giảm chức năng cơ bắp.

2. Chức năng của dây thần kinh quay

Có hai chức năng chính của dây thần kinh quay. Một trong những chức năng này là cung cấp cảm giác ở tay, cẳng tay và cánh tay. Chức năng chính khác của dây thần kinh quay là truyền thông điệp đến các cơ cụ thể về thời điểm co bóp.

2.1 Chức năng cảm giác

Có bốn nhánh của dây thần kinh quay cung cấp sự bảo tồn da cho da của chi trên. Ba trong số các nhánh này phát sinh ở cánh tay trên:

Dây thần kinh dưới da bên cánh tay

Dây thần kinh dưới da của cánh tay

Dây thần kinh sau của cẳng tay

Dây thần kinh quay cung cấp thông tin cảm giác từ mu bàn tay, cẳng tay và cánh tay. Các dây thần kinh khác cung cấp thông tin cảm giác cho các bộ phận khác của chi trên.

Những người có chức năng thần kinh quay bất thường sẽ thường gặp các triệu chứng tê hoặc ngứa ran ở các khu vực như mu bàn tay.

2.2 Chức năng vận động

Các dây thần kinh quay nằm ở các cơ cánh tay sau và cẳng tay sau.

Cánh tay có tác dụng mở rộng cánh tay ở khuỷu tay. Các dây thần kinh quay cũng tạo ra các nhánh cung cấp thông tin cho cơ bắp của cẳng tay sau.

Một nhánh cuối của dây thần kinh quay, nhánh sâu, phân bố ở các cơ còn lại của cẳng tay sau. Các cơ này hoạt động để mở rộng ở khớp cổ tay và ngón tay, và chống đỡ cẳng tay.

Các dây thần kinh quay cung cấp thông tin cho các cơ phía sau cánh tay và cẳng tay về thời điểm co bóp. Cụ thể, cơ tam đầu ở phía sau cánh tay và cơ duỗi ở phía sau cẳng tay là nhóm cơ chính được cung cấp bởi dây thần kinh quay.

Những người có chức năng thần kinh quay bất thường có thể gặp phải tình trạng yếu của các cơ này và các triệu chứng như tụt cổ tay. Rớt cổ tay xảy ra khi các cơ ở phía sau cẳng tay sẽ không hỗ trợ cổ tay, và do đó, mọi người sẽ giữ cổ tay ở tư thế uốn cong. Triệu chứng này thường thấy sau khi bị thương nặng dây thần kinh Quay

Những bệnh nhân mắc bệnh thần kinh quay ngoài áp dụng các biện pháp điều trị hoặc không can thiệp thì cũng cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, việc này đóng vai trò rất lớn trong việc tăng hiệu quả điều trị bệnh cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

Bác sĩ Phạm Văn Minh, chuyên khoa II Chấn thương chỉnh hình, đã có gần 45 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chấn thương chỉnh hình, trong đó 19 năm bác sĩ Minh là giảng viên tại Đại học Y Bắc Thái, 12 năm là Bác sĩ khoa ngoại bệnh viện Bưu Điện 1 Hà Nội và có 10 năm công tác chuyên gia y tế tại bệnh viện Prenda Luanda Angola. Hiện nay bác sĩ Minh đang công tác tại Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Thạc sĩ. Bác sĩ Lê Quang Minh đã được đào tạo tại các Trung tâm Chấn Thương Chỉnh hình lớn trong nước cũng như được đào tạo chuyên sâu về Thay khớp, Nội soi khớp, Phẫu thuật bàn tay… do các chuyên gia của Hội Chấn thương chỉnh hình Mỹ, Úc, Châu Âu giảng dạy. Là người có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực phẫu thuật.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vai Trò, Vị Trí &Amp; Chức Năng Của Dãy Thần Kinh Số 8 Chi Tiết Nhất

Dây thần kinh số 8 là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ não quan trọng. Dây này đảm nhận chức năng riêng biệt trong cơ thể tương tự như chức năng của các dây thần kinh khác. Vậy cụ thể đây là dây thần kinh gì, nằm ở đâu, chức năng và các vấn đề liên như thế nào, những thông tin đầy đủ sau đây sẽ hữu ích cho bạn.

Dây thần kinh số 8 là gì?

Dây thần kinh số 8 chính là đôi dây thần kinh cảm giác với 2 dây riêng biệt là ốc tai và tiền đình.

Trong đó, dây thần kinh ốc tai là dây thần kinh thính giác, dây thần kinh tiền đình là dây thần kinh cảm giác thăng bằng. Như vậy, đôi dây thần kinh số 8 gồm 2 dây với 2 đặc trưng và tên gọi riêng biệt, khác nhau.

Điểm xuất phát và đường lan tỏa của dây thần kinh số 8 sẽ cho chúng ta biết dây thần kinh số 8 nằm ở đâu một cách chính xác.

Dây này xuất phát từ trong cầu não, chui qua khỏi sọ não, chạy qua góc cầu tiểu não, rồi đi vào trong xương đá, qua lỗ ống tai trong. Bắt đầu từ lỗ ống tai trong, dây thần kinh số 8 sẽ tỏa ra 2 hướng thành 2 dây thần kinh riêng biệt là thần kinh ốc tai và thần kinh tiền đình

Chức năng của dây thần kinh số 8 bao gồm chức năng của cả 2 dây thần kinh tiền đình và thần kinh ốc tai. Hai dây thần kinh này thực hiện 2 chức năng hoàn toàn chuyên biệt và rõ rệt.

Bắt đầu từ ống tai trong, dây thần kinh số 8 tỏa ra hai hướng thành 2 sợi thần kinh thực hiện hai chức năng cụ thể như sau:

Cơ quan cảm thụ của thần kinh tiền đình là 3 vòng bán khuyên nằm theo 3 chiều không gian gồm: Bán khuyên ngang – bán khuyên trước – bán khuyên sau và soan nang, cầu nang

– Tế bào thần kinh ngoại biên Hạch scarpa có chức năng: tiếp nhận kích thích qua trung gian di chuyển nội bạch dịch ở trong vòng bán khuyên, từ soan nang, cầu nang, dẫn truyền các thông tin về 4 nhân tiền đình ở cầu não.

– Nhân tiên đình gồm: Tiền đình ngoài, tiền đình lưng, tiền đình trên và tiền đình sống có chức năng tạo phản xạ điều chỉnh tư thế và ổn định thị giác.

Cơ bản, thần kinh tiền đình có chức năng cung cấp cảm giác vận động khách quan trong không gian 3 chiều. Riêng sự hoạt hóa tiền đình sẽ giúp ổn định vị trí đầu trong không gian. Thần kinh tiền đình còn giúp cơ thể duy trì được tư thế đứng thẳng, kiểm soát cơ vận nhãn giúp mắt ổn định một điểm trong không gian khi đầu di chuyển.

Ở trong ốc tai có các cơ quan cảm thụ thính giác, với các tế bào có tiêm mao tiếp nhận tín hiệu âm thanh khi bị kích thích bởi âm thanh. Tín hiệu này được truyền về trung ương xử lý và có các phản xạ tương ứng với các kích thích.

4. Những vấn đề thường gặp của dây thần kinh số 8

Những vấn đề có thể gặp với dây thần kinh số 8 có thể kể đến như viêm đau dây thần kinh thính giác, u dây thần kinh thính giác, viêm đau dây thần kinh tiền đình, rối loạn tiền đình,… Đây đều là những bệnh lý có ảnh hưởng tới sức khỏe và cần kiểm soát, cũng như điều trị kịp thời.

Bàng Quang: Cấu Tạo, Vị Trí, Chức Năng, Cách Thức Hoạt Động

Bàng quang nằm ở dưới phúc mạc, ngay sau khớp mu. Khi rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu, phía sau là trực tràng và tạng sinh dục. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và nằm trong ổ bụng.

Bàng quang có hình tứ diện tam giác bao gồm 4 mặt:

Mặt trên được phúc mạc che phủ, khi bàng quang rỗng mặt trên sẽ lõm, khi bàng quang đầy mặt trên sẽ lồi ra

2 mặt dưới bên nằm trên hoành chậu

Mặt sau dưới còn được gọi là đáy bàng quang, có hình dạng phẳng, đôi khi lồi ra

Bàng quang ở trẻ em phần lớn nằm trong ổ bụng, có hình dạng giống quả lê, phần cuống là ống niệu rốn. Khi trẻ lớn dần, bàng quang từ từ tụt xuống vùng chậu, ống niệu rốn thu nhỏ dần và bít hẳn lại.

Cấu tạo bàng quang bao gồm 4 lớp được sắp xếp từ trong ra ngoài bao gồm:

Lớp niêm mạc

Lớp hạ niêm mạc hay còn gọi là lớp dưới niêm mạc: Lớp hạ niêm mạc khá lỏng lẻo, có thể khiến lớp cơ và lớp hạ niêm mạc trượt lên nhau

Lớp cơ: gồm 3 lớp là lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ dọc ở ngoài và ở giữa là lớp cơ chéo

Lớp thanh mạc

Lòng bàng quang được một lớp niêm mạc che phủ. Bàng quang nối thông với bể thận bằng 2 niệu quản. Hai lỗ niệu quản kết hợp với cổ bàng quang tạo thành hình tam giác, được gọi là tam giác bàng quang. Gờ liên niệu đạo là đường gờ cao nối 2 lỗ niệu quản. Phía dưới, bàng quang được mở ra ngoài bằng niệu đạo.

Thông thường, ở người trưởng thành, bàng quang có thể chứa khoảng 300 – 500ml nước tiểu. Một vài trường hợp bệnh lý có thể khiến dung tích bàng quang thay đổi, tăng lên hàng lít hoặc giảm xuống chỉ còn khoảng vài chục ml.

Chức năng bàng quang là nơi chứa nước tiểu do thận bài tiết ra và đào thải nước tiểu ra ngoài thông qua đường niệu đạo.

Bàng quang còn có vai trò dự trữ nước tiểu cho cơ thể. Khi 3 lớp cơ của bàng quang hoạt động, nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài theo từng đợt.

Lớp cơ trơn bàng quang nhận sự chi phối thần kinh phó giao cảm từ tủy, là cơ tống nước tiểu

Cơ vòng trong ở cổ bàng quang và lỗ niệu đạo trong nhận sự chi phối thần kinh giao cảm, có vai trò kiểm soát quá trình đi tiểu. Ở nam giới, cơ vòng trong có có chức năng ngăn chặn tinh dịch không bị trào ngược khi xuất tinh.

Cơ vân ở vòng ngoài có thể điều khiển theo ý muốn của bản thân

Chức năng tiểu tiện của bàng quang được kiểm soát và điều khiển bởi một cơ chế thần kinh phức tạp của hệ phó giao cảm tủy cùng, các sợi giao cảm tủy ngực và một phần của thân não, tủy sống. Khi bàng quang chứa căng đầy nước tiểu, các dây thần kinh sẽ gửi tín hiệu về não thông qua các dây liên lạc của tủy sống. Khi nhận được tín hiệu, não sẽ gửi tín hiệu phản hồi xuống bàng quang khiến cho thành bàng quang co lại và cơ thắt, van ở gần đầu niệu đạo thả lỏng và dần mở ra để nước tiểu chảy xuống, thoát ra ngoài cơ thể.

Để bảo vệ sức khỏe bàng quang, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về bàng quang, đặc biệt là ung thư, cần lưu ý:

Uống đủ nước mỗi ngày: mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước để làm sạch vi khuẩn trong đường tiết niệu. Không uống quá nhiều nước hoặc quá ít nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm, không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công bàng quang

Không nhịn tiểu: nhịn tiểu rất có hại cho bàng quang, khiến các cơ bàng quang yếu đi, ảnh hưởng xấu đến thận

Kiểm soát cân nặng: bàng quang chịu áp lực của trọng lượng cơ thể. Việc không kiểm soát được cân nặng có thể khiến áp lực lên bàng quang tăng

Không hút thuốc lá: hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang

Hạn chế các thực phẩm gây kích thích bàng quang như: đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều axit, socola…