Vì Sao Phải Sử Dụng Đất Hợp Lý Biện Pháp Sử Dụng Đất Hợp Lý / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Quản Lý Đất Chưa Sử Dụng Và Đưa Đất Chưa Sử Dụng Vào Sử Dụng

Quản lý đất chưa sử dụng và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng được quy định tại Luật đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

Quản lý đất chưa sử dụng và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Khoản 1 Điều 58 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “Đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây”

Việc quản lý đất chưa sử dụng được quy định tại Điều 164 Luật đất đai 2013 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 58 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình quản lý, khai thác quỹ đất chưa sử dụng.

2. Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng được quy định tại Điều 165 Luật đất đai 2013 và Điều 59 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

2.1 Quy định về việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Điều 165 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

2.2 Biện pháp đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt

Được quy định tại Điều 59 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng nhiều đất nhưng ít dân, vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ nguồn thu khi cho phép chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phục vụ việc khai hoang, cải tạo, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Để được tư vấn chi tiết về vấn đề Quản lý đất chưa sử dụng và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Vì Sao Phải Cải Tạo Đất? Có Thể Cải Tạo Đất Bằng Những Biện Pháp Nào?

Độ phì nhiêu của đất nông nghiệp nước ta có sự giảm sút hàm lượng hữu cơ, lượng mùn trong đất nhanh chóng. Trước đây, rất nhiều loại đất có hàm lượng hữu cơ từ 2-3% phổ biến thì nay gần như không còn gặp. Những loại đất ở đồng bằng phù sa cũng chỉ còn trên dưới 1% hàm lượng hữu cơ. Ngoài ra, diện tích có nguy cơ bị hoang hóa cũng theo đó mà tăng đến gần 1/3 lãnh thổ, quá kinh khủng!

 Tình trạng canh tác đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu vì sao phải cải tạo đất?

Đất trồng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhưng hiện nay đang bị vắt kiệt “sức lao động” vì nông dân canh tác liên tục, sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV tràn lan, trồng độc canh,.. dẫn đến đất nông nghiệp ngày càng khô cứng bạc màu. Hơn 1,3 triệu ha bị suy thoái, hơn 2,3 triệu ha đất có dấu hiệu suy thoái và 6,6 triệu ha có nguy cơ suy thoái. Những con số đang cực kỳ báo động. Đất đai phải màu mỡ, phù sa thì các vi sinh vật, động vật tồn tại trong đất mới có đủ điều kiện để phát triển tốt, giúp tăng năng suất cây trồng được.

Vậy chắc hẳn các bạn đã hiểu vì sao mà chúng ta cần phải cải tạo đất rồi chứ. Một số loại đất như: đất kiềm, đất chua có chứa tính Axit, Bazơ không thể để trồng cây được nên cần phải cải tạo đất.

Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất, bắt đất phải làm ra lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, của cải, để nuôi sống và phục vụ con người. Biện pháp cải tạo đất cần phải có công sức, trí tuệ, vốn liếng, với điều kiện cần và đủ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Vì sao phải bảo vệ đất?

Ngoài những khía cạnh mình có đề cập ở trên thì vẫn còn đó các lý do khác mà chúng ta phải bảo vệ đất. Theo như thống kê của Tổng Cục Dân Số thì mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng hơn 1 triệu người. Dân số tăng đi kèm với nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng lớn. Trong khi diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Câu nói “tấc đất tấc vàng” quả thực chưa bao giờ sai, vì vậy mà việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp thật sự rất đáng báo động.

Vì sao phải cải tạo đất? Người ta dụng những biện pháp nào để cải tạo đất?

Mỗi loại đất thoái hóa sẽ cần phải có một biện pháp để cải tạo đất khác nhau. Với quy trình, các thức, thành phần khác nhau. Nhưng mấu chốt quan trọng của tất cả biện pháp này vẫn là bổ sung một lượng lớn chất mùn hữu cơ vào đất. Mình xin tổng hợp các biện pháp cải tạo đất phổ biến hiện nay:

Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ: Giúp tăng bề dày của lớp đất canh tác.

Trồng xen cây phân xanh: Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

Làm ruộng bậc thang: Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi.

Bón vôi: Giúp khử chua

Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên: Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt. 

Vì sao cần phải cải tạo đất phèn, đất mặn

Đất phèn và đất mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long chiếm diện tích rất lớn( 2,5 triệu ha). Sự ảnh hưởng của biến đổi khi hậu ngày càng nặng nề dẫn tới làm tăng diện tích bị nhiễm phèn, mặn. Đặc biệt vào những mùa khô thiếu nước ngọt thì tình trạng này lại càng thêm trầm trọng. Hai loại đất này có khả năng hạn chế quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tác động xấu trực tiếp đến hoạt động sản xuất. Mặc dù đã có những biện pháp kỹ thuật, phương án để khắc phục, xử lý phần nào giúp người dân thích nghi hơn. Nhưng nếu đẩy mạnh triển khai nghiên cứu cải tạo trên toàn bộ diện tích thì sẽ mang lại tiềm năng năng suất rất lớn. 

Cho biết vì sao phải cải tạo vườn tạp

“Vườn tạp là vườn cây gồm nhiều loại cây: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây làm thuốc v.v.. cùng sinh sống, phát triển trên một diện tích đất nhất định. Sản phẩm thu được rải rác qua nhiều tháng không xác định được sản phẩm chính, thu nhập giá trị không cao.”

Hiện nay thực trạng đất vườn tạp tại nước ta được chia thành 4 loại chính sau:

Đất vườn trồng lẫn lộn nhiều loại cây ăn quả (3 giống trở lên). Bố trí một cách tùy tiện, sử dụng không gian không hợp lý. Các quần thể trong vườn gần như không có sự tương hỗ với nhau.

Loại hình đất vườn tiếp theo chỉ có 1 đến 2 chủng loại nhưng chất lượng giống kém. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu chuyên môn ham rẻ nên khó kiểm soát được tiêu chuẩn và chất lượng của giống cây trồng.

Loại hình thứ 3 của đất vườn tạp là gì? Là vườn trồng được từ 1 đến 2 cây ăn quả đủ tiêu chuẩn về giống tuy nhiên đầu tư chăm sóc, bón phân tưới nước lại không đúng kỹ thuật khiến cho cây sinh trưởng kém, chậm ra hoa, sâu bệnh phát sinh và không được phòng trừ kịp thời khiến cho năng suất khá kém.

Vườn trồng cây ăn quả xen kẽ với nhiều loại cây trồng khác. Tuy nhiên không nhận thấy được loại cây trồng nào là chủ lực thật sự. Loại vườn này thường cho chủ vườn thu nhập rất thấp.

Chúng ta có thể thấy ngay, điểm chung của các loại vườn tạp kể trên là đều mang lại giá trị sản xuất rất thấp. Nếu như chủ vườn nắm được quy trình kỹ thuật chuẩn để cải tạo vườn tạp thì sẽ cho thu nhập tốt. Trước mắt, cần xác định những cây có giá trị hiện có trong vườn, phù hợp với quy hoạch phát triển của vùng đặc biệt phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thì giữ lại (không nên xoá trắng).

Ví dụ: trong vườn có vải thiều, nhãn, mít, hồng, dứa của nông dân Vĩnh Phúc cần xác định cây chính là vải thiều, dứa, ngoài mục đích ăn tươi còn phục vụ nguyên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm Vĩnh Phúc (Tam Dương).

Kê Biên, Xử Lý Tài Sản Là Quyền Sử Dụng Đất

Kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án nên vẫn phải bảo đảm các nguyên tắc chung khi cưỡng chế thi hành án là: (i) Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào nội dung bản án quyết định; tính chất mức độ, nghĩa vụ thi hành án , điều kiện của người phải thi hành án ; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế ở địa phương; (ii) Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi đã hết thời gian tự nguyện thi hành án. Trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án- Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án ; (ii) Chỉ kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành ánkhi có căn cứ khẳng định tài sản đó thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người phải thi hành án và do họ đang quản lý sử dụng hoặc do người thứ ba giữ; (iii) Chỉ kê biên tài sản tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành ánvà các chi phí cần thiết khác; tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ được xem xét và cân nhắc khi người phải thi hành ánchỉ có tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án và tài sản đó không thể phân chia được hoặc khi phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản đó; (iv) Không tổ chức cưỡng chế trong các thời điểm: Từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau; trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết Nguyên đán; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách – khi họ là người phải thi hành án .

Do tính chất pháp lý đặc thù của quyền sử dụng đất như đã được đề cập phân tích ở trên, bên cạnh nguyên tắc chung, thì khi kê biên bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất phải tuân thủ nguyên tắc đặc thù sau: (i)Chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Người phải thi hành án chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đấttheo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất nhưng chưa có quyết định thu hồi thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó; (ii) Khi kê biên quyền sử dụng đất, nếu người phải thi hành án có tài sản gắn liền tài sản trên đất thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất; (iii) Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án thì phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở đó.

(i) Lập hồ sơ, xác minh điều kiện thi hành án và ra quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất

Về thủ tục kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất, bước đầu tiên cần được thực hiện đó là lập hồ sơ thi hành án. Việc lập hồ sơ phải căn cứ theo quyết định thi hành án. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì việc lập hồ sơ thi hành án do chấp hành viên thực hiện, thời hạn lập hồ sơ là không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày được phân công.

Trước khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên cần phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án. Việc xác minh đối với tài sản là quyền sử dụng đất cũng được hưỡng dẫn Điều 3 của Thông tư liên tịch số 11/2016 như sau: “Việc xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Chấp hành viên căn cứ vào một trong các giấy tờ sau: hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng tài sản hoặc thông qua chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan chức năng hoặc người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán tài sản”.

Sau khi đã tiến hành xác minh, Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đấtđối với người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.

(ii) Tổ chức cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất

Cũng cần lưu ý rằng, sau khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký về việc kê biên quyền sử dụng đất đó để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 187 Luật Thi hành án dân sự.

(iii) Định giá quyền sử dụng đất

Việc định giá quyền sử dụng đất cũng được hiện theo quy định tại Điều 98 Luật Thi hành án dân sự và Điều 25 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, cụ thể: Nếu đương sự thỏa thuận được về giá tài sản: giá do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá; Nếu đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá: ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó;

Nếu đương sự không thỏa thuận được về giá, tổ chức thẩm định giá hoặc tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối ký hợp đồng và việc thi hành án do Cơ quan thi hành án dân sự chủ động thi hành: ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh nới có tài sản là quyền sử dụng đất bị kê biên trong thời hạn 05 ngày làm việc, kê từ ngày kê biên tài sản.

Chấp hành viên tự xác định giá: Trong trường hợp không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá. Đối với trường hợp này, Chấp hành viên tự xác định giá cần phải lưu ý nếu trên địa bàn tỉnh, tp trực thuộc trung ương có tài sản kê biên chưa có tổ chức thẩm định giá, thì Chấp hành viên yêu cầu đương sự thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá ở địa bàn khác. Nếu như đã yêu cầu mà đương sự không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì Chấp hành viên tiến hành xác định giá tài sản theo quy định.

Đối với vấn đề thẩm định giá, ngoài việc áp dụng các quy dịnh của Luật Thi hành án dân sự và Nghị định hướng dẫn Luật Thi hành thì còn cần phải áp dụng các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.

Theo quy định tài khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự thì tài sản kê biên có thể bị định giá lại trong các trường hợp: (i) Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định về định giá tài sản kê biên dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản; (ii) Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản.

(iv) Bán đấu giá quyền sử dụng đất

Bán đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tài Điều 101 Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, việc bán đấu giá quyền sử dụng đất phải do tổ chức bán đấu giá thực hiện. Cụ thể: “Đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá quyền sử dụng đất với tổ chức bán đấu giá do đương sự thỏa thuận…”. Như vậy, các đương sự có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất. Trong trường hợp các đương sự không thỏa thuận được tổ chức bán đấu giá thì Chấp hành viên được lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Việc bán đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức bán đấu giá.

Trong trường hợp bán đấu giá lần đầu mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì chấp hành viên thông báo và yêu cầu đương sự thỏa thuận về mức giảm giá tài sản. Nếu đương sự không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được về mức giảm giá thì chấp hành viên quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.

(v) Giao quyền sử dụng đất.

Tài sản là quyền sử dụng đất đã kê biên sẽ được giao cho người phải thi hành án trong hai trường hợp: (i) Đương sự có thỏa thuận với nhau để người được thi hành án nhận quyền sử dụng đất đã kê biên trừ vào số tiền được thi hành hành án; (ii) Trong trường hợp tiến hành bán đấu giá, nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành.

Cần lưu ý rằng nếu như có nhiều người được thi hành án thì người được nhận quyền sử dụng đất đã kê biên theo thỏa thuận phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng. Và trong trường hợp này, người được thi hành án chỉ được nhận quyền sử dụng đất đã kê biên khi được sự đồng ý của những người được thi hành án còn lại. Việc giao quyền sử dụng đất cho người được thi hành án được thực hiện trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có thỏa thuận.

Đối với trường hợp không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Nếu người được thi hành án đồng ý nhận quyền sử dụng đất để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết. Nếu người phải thi hành án không nộp đủ số tiền phải thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại quyền sử dụng đất đưa ra bán đấu giá trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc người được thi hành án đồng ý nhận quyền sử dụng đất để thi hành án thì chấp hành viên giao tài sản cho người được thi hành án. Chấp hành viên quyết định giao quyền sử dụng đất cho người được thi hành án để làm thủ tục cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất cho người được thi hành án.

Một Số Giải Pháp Sử Dụng Điện Tiết Kiệm Và Hợp Lý

Các cơ quan, công sở, doanh nghiệp và người dân cần tiếp tục triệt để sử dụng điện an toàn và tiết kiệm. Sử dụng điện tiết kiệm và hợp lý góp phần giúp ngành điện và đất nước trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt, việc tiết kiệm điện sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tiết giảm chi phí sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp cũng như giúp tiết kiệm chi phí cho các hộ gia đình sử dụng điện.

Đối với hộ gia đình

Lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng (nhiều sao hơn, tiết kiệm hơn); tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng đèn LED thay thế đèn sợi đốt; sử dụng điều hòa nhiệt độ có biến tần, vận hành các thiết bị điện một cách hợp lý và tiết kiệm, v.v…

Sử dụng máy điều hòa không khí ở chế độ hợp lý như: đặt nhiệt độ ở 25 – 26 độ C (ban ngày) và 27 – 28 độ C (ban đêm); sử dụng chung phòng điều hòa (vừa tiết kiệm điện vừa gắn kết thành viên gia đình tốt hơn); kết hợp vận hành điều hòa và quạt gió cùng lúc giúp giảm bớt công suất của điều hòa (có thể tiết kiệm tới 10% điện năng tiêu thụ); đặc biệt lưu ý: khi sử dụng điều hòa, không để thất thoát không khí ra bên ngoài bằng cách đóng kín các cửa sổ, cửa kính, cửa ra vào, v.v…).

Sử dụng tủ lạnh đúng cách như: không đặt nhiệt độ quá lạnh, hạn chế số lần mở tủ lạnh để giảm lượng khí lạnh bay ra bên ngoài, kiểm tra gioăng cao su, cửa tủ phải kín để giữ nhiệt.

Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt là giá điện bậc thang (6 bậc), bậc càng cao thì giá càng cao, mức chênh lêch giá giữa các bậc với nhau tương đối cao (ví dụ: giá điện của bậc 1 và 2 chỉ bằng khoảng 60% giá điện của bậc 5 và 6), do vậy mỗi cá nhân, hộ gia đình cần lưu ý để sử dụng điện tiết kiệm, điều này sẽ giúp giảm chi phí tiền điện, đem lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho các hộ gia đình.

Đối với doanh nghiệp sản xuất

Bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế vận hành các thiết bị tiêu thụ công suất điện lớn (như máy nghiền, máy nén khí…vào giờ cao điểm từ 17 giờ đến 20 giờ hàng ngày), không để các thiết bị điện hoạt động không tải.

Đầu tư, cải tiến, thay thế dần các thiết bị cũ, lạc hậu, hiệu suất thấp bằng các thiết bị, công nghệ có hiệu suất cao và tiết kiệm điện;

Rà soát đánh giá và đầu tư thêm các thiết bị tiết kiệm điện như: lắp đặt thêm các máy biến tần cho hệ thống máy nén, điều hòa công nghiệp, quạt gió, mô tơ có công suất lớn trong dây chuyền sản xuất…

Lắp thêm các thiết bị đo đếm điện năng tại các bộ phận (tổ/đội/dây chuyền) sản xuất để kiểm soát lượng điện sử dụng, đồng thời giao trách nhiệm tiết kiệm điện cho các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện.

Tuyên truyền sâu rộng tới toàn bộ CBCNV và người lao động về thực hành tiết kiệm điện, xem chi phí tiền điện là một trong những chỉ số trong chi phí đầu vào của doanh nghiệp, cần phải theo dõi thường xuyên và tiết kiệm tại tất cả các khâu trong sản xuất, kinh doanh.

Ngoài các giải pháp trên, với cơ chế khuyến khích của Chính phủ hiện nay, khách hàng hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất có thể đầu tư lắp đặt thêm điện mặt trời áp mái để sử dụng luôn nguồn điện mặt trời tại chỗ, tiết kiệm chi phí tiền điện, làm mát nhà xưởng và có thời gian hoàn vốn đầu tư tốt./.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM