Vì Sao Phải Có Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Vì Sao Phải Bảo Vệ Môi Trường?

Sau Đại chiến thế giới thứ hai, sức sản xuất xã hội tăng vọt. Mọi việc sử dụng rộng rãi các loại máy móc đã tạo ra một lượng lớn của cải cho loài người, nhưng một lượng khổng lồ các chất phế thải công nghiệp cũng đã gây nên ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Một lượng lớn các chất độc hóa học sau khi thải vào môi trường đã khuếch tán, chuyển dời, tích lũy và chuyển hóa làm cho môi trường không ngừng xấu đi, uy hiếp nghiêm trọng đến sự sống của loài người và các sinh vật khác.

Năm 1962, nhà nữ sinh vật học Ra-sen Ca-xơn người Mĩ đã xuất bản tác phẩm Mùa xuân lặng lẽ, Cuốn sách miêu tả tỉ mỉ sự phá hoại sinh thái do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây nên: “Những bệnh tật kì dị không lường được đã giết chết hàng loạt chim muông, làm cho bò cừu lâm bệnh đột tử. Trẻ em đang chơi đùa bỗng nhiên ngã quy, sau mấy giờ chết ngay không chữa nổi… Trên mặt đất chỉ còn sót lại một vài con chim lẻ loi thoi thóp… Đó là một mùa xuân không có sự sống”. Quyển sách này đã gây chấn động dư luận trên toàn thế giới. Người ta bỗng kinh ngạc phát hiện ra: trong một thời gian ngắn chỉ mấy chục năm mà sự phát triển công nghiệp đã mang lại cho nhân loại một môi trường độc hại. Hơn nữa, môi trường bị ô nhiễm đã gây nên sự tổn thương toàn diện, lâu dài và nghiêm trọng.

Loài người bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Do đó, khởi đầu từ thập kỉ 60, ở những nước công nghiệp phát triển đã dấy lên “phong trào bảo vệ môi trường’, yêu cầu Chính phủ phải có biện pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm.

Bài học nhân loại không bảo vệ tốt môi trường thực ra đã có từ xưa. Ở thời cổ đại, những vùng kinh tế tương đối phát triển như Hi Lạp Trung Cận Đông, ..v.v… vì việc khai hoang và tưới nước không hợp lí nên đã gây ra những vùng không có cây cỏ.

Ở Trung Quốc thời kì cổ đại, lưu vực sông Hoàng Hà là vùng đất tốt nhưng do chặt phá rừng bừa bãi, đất bị xói mòn nghiêm trọng nên nạn lũ lụt và hạn hán xảy ra liên miên, đất đai ngày càng cằn cỗi. Ý thức bảo vệ môi trường cũng không phải ngày nay mới có. Trung Quốc thời kì cổ đại đã có tư tưởng bảo vệ môi trường rất đơn sơ như câu nói “Không tát cạn mà chỉ bắt cá, không đốt rừng mà chỉ săn bắn”.

Ngày nay bảo vệ môi trường không những phải làm cho môi trường tránh bị ô nhiễm, mà còn phải kế thừa tư tưởng bảo vệ môi trường trước đây, tức là khai thác tài nguyên một cách hợp lí để bảo đảm có thể tiếp tục khai thác mãi. Chúng ta cần hiểu rằng: vấn đề then chốt để giải quyết ô nhiễm môi trường là bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường chính là để bảo vệ chúng ta.

Môi Trường Là Gì? Tại Sao Phải Bảo Vệ Môi Trường?

Ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động hiện nay và môi trường cần được bảo vệ. Vậy môi trường là gì? Môi trường gồm những gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

Theo Litter, it costs you, môi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh một hệ thống, cá thể hoặc sự vật nào đó. Chúng sẽ tác động lên hệ thống này, xác định xem xu hướng và tình trạng tồn tại.

Một định nghĩa rõ ràng hơn, môi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau. Các yếu tố này ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như thiên nhiên.

Tóm lại, môi trường là một khách thể gồm vật chất, điều kiện hoàn cảnh… bao quanh khách thể hoặc các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.

Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên gồm tất cả các yếu tố xuất hiện một cách tự nhiên trên Trái Đất. Nó là một môi trường mà các vật thể sống tương tác với nhau. Môi trường tự nhiên cung cấp cho chúng ta không khí để thở, cung cấp các loại tài nguyên khoáng sản, đất để trồng cấy, xây dựng nhà cửa, chân nuôi… Môi trường tự nhiên bao gồm 4 thành phần chính gồm thạch quyển; thuỷ quyển; khí quyển và sinh quyển. Cụ thể như sau:

Thạch quyển hay còn gọi là địa quyển/môi trường đất. Đây là bộ phận gồm vỏ Trái Đất có bề dày 60-70km ở phần lục địa. Sâu hơn nữa là 2-8km dưới đáy đại dương. Các quần xã sinh vật sẽ sinh sống trên môi trường đất.

Thuỷ quyển hay còn gọi là môi trường nước. Đây là phần nước trên Trái Đất, bao gồm: sông, hồ, suối, đại dương, nước ngầm, hơi nước, băng tuyết.

Khí quyển hay còn gọi là môi trường không khí. Đây là tầng không khí bao quanh Trái Đất.

Sinh quyển hay còn gọi là môi trường sinh vật. Đây là bộ phần gồm thực vật, động vật và con người. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật nhỏ bé khác như ký sinh, cộng sinh, biểu sinh… Tất cả điều này đã tạo nên sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên.

Không giống môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố nhân tạo như thành phần hoá học, tính chất vật lý… Những yếu tố này do con người tạo ra và bị con người chi phối.

Ngoài ra còn có khái niệm về môi trường xã hội. Môi trường xã hội là mối quan hệ giữa người với người. Đó là các luật lệ, cam kết, thể chế, ước định… ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội có nhiệm vụ định hướng con người theo một khuôn khổ nhất định để cho sự phát triển được thuận lợi, khiến cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.

Mặc dù các nhân tố này trái ngược nhau nhưng lại cùng tồn tại, đan xen nhau và tương tác chặt chẽ với nhau. Các thành phần sẽ luôn chuyển hoá và theo chu kỳ nhất định tạo sự cân bằng. Sự cân bằng này tạo cho sinh vật trên Trái Đất phát triển ổn định. Chu kỳ thường gặp là tuần hoàn cacbon, nitơ, lưu huỳnh… Các chu kỳ này được gọi chung là địa hoá học.

Trong khi đó, sinh vật và môi trường xung quanh tương hỗ lẫn nhau về cả năng lượng và vật chất thông qua các thành phần môi trường và hoạt động của hệ mặt trời.

Tại sao phải bảo vệ môi trường?

Trước khi tìm hiểu tại sao phải bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải hiểu bảo vệ môi trường là gì?

Bảo vệ môi trường là gì?

Bảo vệ môi trường là các hoạt động cải thiện môi trường và giữ cho môi trường luôn trong lành. Bảo vệ môi trường còn giúp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục những hậu quả mà con người gây ra cho môi trường.

Tại sao phải bảo vệ môi trường?

Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Từ những điều nhỏ nhất như khói bụi cho đến những điều lớn như biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, mưa axit, nước biển dâng, sa mạc hoá…

Theo điều tra, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang nóng hơn gần 40°C so với kỷ băng hà cách đây 13.000 năm. Đặc biệt, trong 100 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tăng 0.6 – 0.7°C và trong 100 năm tới sẽ tăng khoảng 1.4-5.8°C.

Sự nóng lên toàn cầu như vậy có tác động không nhỏ đến môi trường và xã hội. Cụ thể, nhiệt độ tăng sẽ làm băng tan và mực nước biển cũng tăng theo, gia tăng các cơn bão, suy giảm tầng ozon… Ngoài ra, một số loài không kịp thích ứng có thể bị tuyệt chủng.

Đặc biệt, con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi sống trong môi trường bị ô nhiễm, con người có thể mắc các bệnh về phổi, tim mạch, gan, giảm trí thông minh ở trẻ em…

Vì vậy, việc cấp thiết hiện nay đó là bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường đang bị ô nhiễm. Nhận thức được vấn đề này, Liên Hợp Quốc đã quyết định ngày 5/6 là Ngày môi trường thế giới.

Tại Sao Phải Bảo Vệ Môi Trường Sống Của Chúng Ta?

Tại sao phải bảo vệ môi trường, bởi môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người; chính vì vậy chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Bảo vệ môi trường còn giúp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục được những hậu quả mà con người gây ra.

Bảo vệ môi trường sống là vấn đề cấp thiết và cần phải hành động ngay Nhận thức tại sao bảo phải bảo vệ môi trường?

Môi trường tự nhiên là nguồn khai thác tài nguyên và năng lượng quý giá để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và trong cuộc sống như: đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng ánh sáng, gió,…Cũng như các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, mưa axit, nước biển dâng, sa mạc hoá. Theo điều một số điều tra, Trái Đất đang nóng hơn gần 40°C so với kỷ băng hà cách đây 13.000 năm. Dự báo trong 100 năm trở lại đây, nhiệt độ sẽ tăng từ 0.6 – 0.7°C và ước tích trong vòng 100 năm tới nhiệt độ sẽ tăng khoảng 1.4-5.8°C.

Sự nóng lên của Trái Đất như vậy sẽ có tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của con người. Cụ thể, nhiệt độ tăng cao sẽ làm băng tan và mực nước biển cũng tăng theo; hàng năm các cơn bão sẽ gia tăng, làm suy giảm tầng ozon… Bên cạnh đó, một số loài động vật không kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết có thể sẽ bị tuyệt chủng.

Tại sao phải bảo vệ môi trường bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh tồn của con người và các loài sinh vật

Khi môi trường bị ô nhiễm, cuộc sống của con người cũng sẽ bị đe dọa và ảnh hưởng nặng nề. Con người có thể sẽ mắc các bệnh về phổi, tim mạch, gan, trẻ em sẽ bị giảm trí thông minh… Vì vậy, việc cấp thiết cần phải làm hiện nay đó là bảo vệ và cải thiện môi trường đang bị ô nhiễm. Nhận thức được vấn đề này, Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn ngày 5/6 hàng năm là Ngày môi trường thế giới.

Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của tất cả mọi người, chứ không phải của một cá nhân hay tập thể nào. Tuy nhiên phần lớn con người chưa có được ý thức được tại sao phải bảo vệ môi trường hay làm thế nào để góp phần bảo vệ môi trường. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho môi trường sống của con người và các loài động vật bị hủy hoại nặng nề.

Đến từ con người

Con người có tốc độ sinh trưởng và trí thông minh vượt trội. Chính vì thế mà con người được xem là yếu tố có ảnh hưởng nhất trong việc hủy hoại môi trường thiên nhiên và chưa ý thức được tại sao phải bảo vệ môi trường.

Chính từ những hành động nhỏ nhất như vứt rác bừa bãi đến những hành động lớn hơn như xây cất, trồng trọt… đã làm cho môi trường dần bị huỷ hoại. Tham vọng của con người càng lớn, thiên nhiên bị huỷ hoại càng nhanh. Cụ thể, để có đất để xây cất, trồng trọt, con người đã phá rừng (đặc biệt là rừng đầu nguồn), xẻ núi.

Việc phá rừng sẽ khiến cây cối sẽ không thể quang hợp. Bầu khí quyển sẽ không được lọc được khí, gây ô nhiễm trầm trọng; ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người và các loài động vật.

Xẻ núi mở đường sẽ thường xuyên xảy ra lũ lụt, sạt lở và xói mòn đất. Môi trường sống của sinh vật sẽ bị huỷ hoại nặng nề; các loài vật sẽ dần bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Hơn nữa, việc phá hoạt rừng sẽ gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên,… quỹ đạo của các hành tinh thay đổi cũng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Chung tay bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu của con người Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ và cải thiện môi trường sống?

Nhận thức được tại sao phải bảo vệ môi trường chúng ta sẽ tìm ra những cách đơn giản, có thể can thiệp được và làm được để góp phần cải thiện môi trường đang bị đe dọa. Và chỉ với những hành động đơn giản diễn ra hàng ngày của chúng ta cũng đã giúp giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường.

– Hạn chế sử dụng túi nilon. Phân loại rác, đối với những rác tái chế được như chai nhựa, giấy, túi nilon… gom lại bán phế liệu, tiết kiệm được nguồn tài nguyên.

– Không chặt cây, bẻ cành; tích cực trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà. Bên cạnh đó cần lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

– Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế đi xe máy, ô tô để giảm khí thải ra môi trường.

– Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống sông, ao hồ, bờ biển…

– Tiết kiệm điện năng, tắt điện khi không cần thiết.

– Áp dụng nguyên tắc 3R (reduce, reuse, recycle); tức là giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế.

– Tiết kiệm giấy cũng góp phần bảo vệ cây xanh bởi rừng là nguyên liệu chính để sản xuất ra giấy.

– Sử dụng các thành tựu công nghệ, thiết bị tiến bộ của khoa học để bảo vệ môi trường.

Chắc hẳn những thông tin trong bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được lý do tại sao phải bảo vệ môi trường rồi đúng không? Hy vọng chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ, cải thiện môi trường ngày càng tốt đẹp hơn. Bảo vệ môi trường cần bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất: không vứt rác bừa bãi, hạn chế dùng túi nilon; như vậy sẽ giữ cho môi trường luôn xanh, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn việc chặt phá rừng; cần khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý.

Bảo Vệ Môi Trường Và Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường

Khẩu hiệu bảo vệ môi trường – bảo vệ cuộc sống của chúng ta có lẽ không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề thường xuyên được nhắc đến trong các diễn đàn phát triển bền vững, các kênh truyền thông đại chúng. Những vấn nạn về môi trường đang là “nỗi lo chung” của toàn xã hội loài người. Chính vì vậy, mỗi con người chúng ta cần phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, cải thiện tình trạng môi trường hiện tại… Đừng trông chờ vào bất cứ ai, hãy hành động vì môi trường, vì cuộc sống và sự phát triển của chính chúng ta.

Có thể hiểu đơn giản bảo vệ môi trường là những hoạt động nhằm giữ cho môi trường luôn được xanh, sạch đẹp, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời bảo vệ môi trường là đảm bảo sự cân bằng của môi trường sinh thái, ngăn chặn những hành vi gây hại cho môi trường.

Những biện pháp giúp bảo vệ môi trường

Giữ gìn cây xanh, chống chặt phá rừng

Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Cây xanh có thể hút khó bụi, các chất độc hại đồng thời chống xói mòn, sạc lở đất… giúp bảo vệ và cải thiện môi trường. Ngày nay, diện tích đất rừng đang ngày càng bị thu hẹp, số lượng cây xanh ở các thành phố lớn có xu hướng ít đi, tình trạng chặt phá rừng ngày một gia tăng… là những nguyên ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, mỗi con người cần phải có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ cây xanh… bảo vệ môi trường và không tiếp tay với những hành vì xấu gây hại cho môi trường xung quanh.

Khi xã hôi ngày càng phát triển, con người ngày càng quan tâm đến những nguồn năng lượng sạch không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn để bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Những nguồn năng lượng sạch có thể kể đến như: năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng mặt trời… Nếu nguồn năng lượng sạch được phổ biến rộng rãi, quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản giảm, quá trình đốt cháy nhiên liệu giảm… sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Giảm thiểu sử dụng túi ni lông

Những túi ni lông không thể phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên đến hàng trăm năm. Ngày nay, công tác xử lý chất thải túi ni lông chưa thực sự được đẩy mạnh, khiến đây vẫn trở thành một trong những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Thay vì sử dụng túi ni lông chúng ta có thể sử dụng các loại túi giấy, túi có thể phân hủy được… để bảo vệ môi trường.

Tiết kiệm

Tiết kiệm năng lượng điện, nước và tài nguyên thiên nhiên là một trong những việc làm giúp bảo vệ môi trường. Để sản xuất ra nguồn năng lượng sử dụng trong cuộc sống thường ngày phải tiêu tốn rất nhiều công sức, tiền của, hoạt động sản xuất năng lượng cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bỏ rác đúng nơi quy định

Rác thải, chất thải… cần được xử lý kịp thời để tránh gây ô nhiễm môi trường. Việc bỏ rác đúng nơi quy định là hành động góp phần bảo vệ môi trường. Thông thường rác trong các thùng rác, rác được bỏ đúng nơi quy định sẽ nhanh chóng được gom và xử lý. Chính vì vậy, hãy tạo thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Thông qua các kênh phương tiện truyền thông tại chúng, các trang mạng xã hội… chúng ta có thể truyền tải những thông điệp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nếu tất cả mọi người đều có ý thức môi trường sẽ trở nên xanh sạch, đẹp hơn rất nhiều.

Những phong trào những biện pháp nhằm tuyên truyền ý thức trong việc bảo vệ môi trường, những chương trình trồng cây, gây rừng, giờ trái đất… là những hoạt động mà bạn nên tham gia để góp phần cải thiện môi trường sống của chúng ta.