Ví Dụ Về Chức Năng Tư Tưởng Của Báo Chí / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Thấm Nhuần Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Báo Chí Cách Mạng

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành những tình cảm đặc biệt đối với báo chí. Là người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công việc viết báo và làm báo. Người am hiểu sâu sâu sắc hoạt động báo chí, coi báo chí là một thứ vũ khí cách mạng sắc bén và đã sử dụng báo chí một cách tài tình để tuyên truyền cách mạng

Bác Hồ nói chuyện với các nhà báo tháng 9/1960 (Nguồn: tuanbaovannghetphcm.vn).

 Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 6 năm 1925 tờ báo Thanh niên do Hồ Chí Minh sáng lập, ra số đầu tiên đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam. Trải qua 94 năm đồng hành cùng dân tộc, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những đóng góp to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết và đăng trên 2000 bài báo bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, gần 300 bài thơ, 500 trang truyện và ký, sử dụng trên 174 bút danh khác nhau. Hồ Chí Minh đã đề cập đến toàn bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng, của đời sống xã hội. Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng đặc biệt có giá trị, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng. Đó là tư tưởng, lý luận và kinh nghiệm thực tiễn rất phong phú, sâu sắc và toàn diện, độc đáo và sáng tạo về những vấn đề cơ bản của báo chí cách mạng. Bao gồm các quan điểm về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tính chất của báo chí cách mạng, về tính đảng, tính chiến đấu, tính nhân văn, về vai trò, nghĩa vụ, đạo đức, phong cách của người làm báo, về nghệ thuật để làm nên một tờ báo có giá trị.

Nhận thức sâu sắc về báo chí với sự nghiệp cách mạng tại Đại hội lần thứ II Hội nhà báo Việt Nam tháng 4 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Báo chí của ta không để cho một số người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ. Báo chí cách mạng không có lợi ích gì khác, không có mục đích gì khác là phụng sự lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân và đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Do đó, báo chí của ta thì cần phải phục vụ cho nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới.

Về tính tư tưởng và tính chiến đấu của báo chí cách mạng, theo Hồ Chí Minh, tờ báo mà không có tính chiến đấu là tờ báo không có linh hồn. Một tờ báo chỉ nói những điều vô thưởng, vô phạt, những điều ngoài lề cuộc sống, những điều chẳng những không cổ vũ được mà còn làm bải hoải tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng thì tuyệt nhiên không phải là tờ báo cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, báo chí không phải là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể mà còn là vũ khí sắc bén chống lại mọi biểu hiện phản động, tiêu cực, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, của đất nước; báo chí là công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp. Báo chí cách mạng thể hiện tính chiến đấu ở các khía cạnh: tập trung lên án mạng mẽ kẻ thù, bóc trần cái xấu xa, thâm độc của kẻ thù và thức tỉnh toàn dân tộc đứng lên làm cách mạng, đứng lên kháng chiến kiến quốc. Tính chiến đấu của báo chí cách mạng còn thể hiện ở việc đề cao chính nghĩa cách mạng, đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm động viên quần chúng tự giác, tự nguyện tham gia cách mạng, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Tính chiến đấu của báo chí cách mạng còn thể hiện ở việc tuyên truyền, giác ngộ quần chúng; biểu dương những cái hay, cái tốt; ngăn chặn, đấu tranh và đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực, cái lạc hậu. Tính chiến đấu còn thể hiện lập trường, tư tưởng, bản lĩnh, khí chất của người làm báo. Vì thế, Hồ Chí Minh coi nhà báo là một chiến sỹ trên mặt trận chính trị, tư tưởng. Tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam (năm 1962), Người chỉ rõ: ‘‘đối với những người viết báo chúng ta, báo chí là một mặt trận, cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần chúng’’. Do vậy, cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Người yêu cầu đội ngũ những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng. Cho nên, báo chí của chúng ta phải có đường lối chính trị đúng. Người thường xuyên nhấn mạnh mục đích viết báo phải bảo đảm tính nhân dân, tính phổ thông, tính đại chúng… người làm báo phải học cách nói của quần chúng, chớ nói như giảng sách; luôn dùng lời nói, ví dụ đơn giản, cụ thể, dễ hiểu; khi viết, khi nói phải làm thế nào cho ai cũng hiểu được, làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quan tâm đến lời kêu gọi của mình. Người thường nhắc nhở những người làm báo phải viết ngắn gọn, rõ ràng phù hợp với đông đảo quần chúng lao động, không nên viết dài dòng, lan man khó hiểu. Người căn dặn: ta làm cách mạng, ta nói và viết cho quần chúng nhân dân mà mọi người không hiểu ta nói cái gì, sao có thể gọi là cán bộ cách mạng được.

Việc bảo đảm tính chân thực và tính đa dạng trong báo chí, Người căn dặn người làm báo phải bảo đảm nguyên tắc trung thực. Khi nêu gương người tốt, việc tốt phải viết giản dị và đúng sự thật, không nói sai sự thật, không được bịa ra,  không chỉ phản ánh một chiều, chỉ tuyên truyền cái tốt mà dấu diếm cái xấu. Nêu cái hay, cái tốt phải có chừng mực, chớ phóng đại, có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không cần phải bịa đặt ra. Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn, chớ không nên để địch lợi dụng để nó đả kích, tuyên tuyền, Tính đa dạng của báo chí là sự phản ánh cuộc sống một cách toàn diện, sâu sắc, nhiều mặt, không hời hợt, phiến diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói ‘‘Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi’’, cho nên báo chí phải đưa ra những thôn tin bổ ích, phản ánh khách quan, chân thực cuộc sống, xã hội. Những tính chất trên có mối quan hệ đan xen, tác động qua lại với nhau tạo nên một nét riêng sâu sắc của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng còn được thể hiện ở đạo đức người làm báo và phong cách viết báo. Hồ Chí Minh tự hào khi nhận ra mình là nhà báo. Người đặt nhà báo ngang với nhà cách mạng chuyên nghiệp. Bởi vì, nhà báo có các phẩm chất của nhà cách mạng và nhà cách mạng chuyên nghiệp đã hòa làm một với nhà báo – chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng. Do vậy, đạo đức báo chí Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sự cầu thị khiêm nhường. Người yêu cầu các nhà báo phải có lập trường, tư tưởng vững chắc, không ngừng học tập, nâng cao trình độ mọi mặt đặc biệt là trình độ chính trị; đồng thời phải hòa vào đời sống của quần chúng nhân dân để viết cho đúng với tâm trạng, nhu cầu và nguyện vọng của họ. Hồ Chí Minh khuyên các nhà báo: Nếu các bạn viết báo mà quần chúng, nhân dân hiểu, ham đọc, quần chúng nhân dân khen hay, thế là tiến bộ. Ngược lại quần chúng nhân dân chê là các bạn viết chưa thành công.

Về kỹ năng viết báo, Hồ Chí Minh căn dặn các nhà báo, trước khi cầm bút phải đặt câu hỏi: ‘‘Vì ai mà mình viết? Mục đích viết để làm gì? Viết cho ai? Viết cho đại đa số Công – Nông – Binh. Viết để làm gì? Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình, để phục vụ quần chúng, thế thì viết cái gì trong vấn đề này cũng phải có lập trường vững vàng, ta, bạn, thù thì mới viết đúng. Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta. Đồng thời phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Về vấn đề này, ta có thể thấy rõ sự biến hóa và uyển chuyển của Hồ Chí Minh trước từng đối tượng, trong từng tình huống.

Về hình thức diễn đạt, phương pháp thể hiện, cách trình bầy, kết cấu tác phẩm báo chí phải trong sáng, dễ hiểu và tránh cầu kỳ. Hồ Chí Minh căn dặn “Muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho đúng trình độ người xem; viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều’’. Phải viết gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt, nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi, mà phải có đầu, có đuôi. Phải học tiếng nói của quần chúng, viết phải thiết thực. Hồ Chí Minh dạy các nhà báo cách viết rất cụ thể, tỉ mỉ, thiết thực. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Viết nên cẩn trọng, phải kiên trì và công phu ‘‘Viết xong rồi phải thế nào’’, ‘Viết rồi thì phải đọc đi, đọc lại, thấy cái gì thừa, câu nào, chữ nào thừa thì bỏ bớt đi, đọc đi, đọc lại 4,5 lần đã đủ chưa? Đọc đi đọc lại, sửa đi sửa lại. Phải nhờ một số đồng chí công, nông, binh đọc lại. Chỗ nào ngúc ngắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra cho thì phải chữa lại’’. Hồ Chí Minh còn lưu ý chúng ta chớ có tự ái cá nhân, cho rằng bài viết của mình là ‘‘tuyệt’’ rồi, tự ái, tự kiêu nó ngăn chặn con đường tiến bộ của chúng ta. Không chỉ với người viết báo Hồ Chí Minh còn nhắc nhở những người tham gia làm báo, ở các khâu, các bước đều phải có trách nhiệm với công việc của mình.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, hiện nay cả nước ta đã có trên 800 cơ quan báo chí. Bắt đầu từ năm 1997, báo điện tử chính thức hòa mạng internet. Hơn 20 năm qua, báo điện tử đã phát triển mạnh mẽ, trở thành công cụ có hiệu quả trong việc thông tin tuyên truyền các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước tới nhân dân trong nước và quốc tế. Những con số này nói lên sự lớn mạnh của báo chí cách mạng sau 94 năm kể từ khi báo Thanh niên tời báo cách mạng đầu tiên ra đời. Báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn phản ánh kịp thời, phân tích, đánh giá đúng mức, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và định hướng dư luận xã hội về các sự kiện, các vấn đề thời sự trong nước và trên thế giới. Báo chí còn có trách nhiệm phản ánh các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, các mô hình tốt đạt hiệu quả trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; kịp thời đưa ra ánh sáng những vụ việc tham nhũng, lãng phí; đấu tranh không khoan nhượng với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, những âm mưu, thủ đoạn và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch… Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng luôn là cẩm nang thần kỳ cho đội ngũ những người làm báo, những người lính trên mặt trận tư tưởng, văn hóa trực tiếp tham gia thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tiến trình hội nhập, quốc tế.

Theo Dangcongsan.vn

Chức Năng Của Tiền Tệ, Ví Dụ Cụ Thể?

Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được.

Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc.

Tiền thường được nghiên cứu trong các lý thuyết về kinh tế quốc dân nhưng cũng được nghiên cứu trong triết học và xã hội học Định nghĩa

Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người khi mà nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ tương rộng lớn. Khi đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con người chỉ cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở nhiều nơi để đổi cho mình những nhu yếu phẩm cần thiết. Từ đó các hoạt động thương mại đã ra đời, tiền tệ được quy ước và ban hành, quản lý bởi nhà nước. Đổi lại, nhà nước có quyền thu thuế thừ các hoạt động thương mại. Nói một cách chặt chẽ thì tiền chỉ là những gì mà luật pháp bắt buộc phải công nhận là một phương tiện thanh toán. Trong kinh tế học, có một số khái niệm về tiền.

* Tiền mặt: là tiền dưới dạng tiền giấy và tiền kim loại. * Tiền gửi: là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng có thể dẽ dàng chuyển thành tiền mặt. * Chuẩn tệ: là những tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền, chẳng hạn như trái phiếu, kỳ phiéu, hối phiếu, tiền tiết kiệm, ngoại tệ.

Tìm Hiểu Vai Trò Của Báo Chí Và Chức Năng Của Báo Chí

Hiện nay, báo chí đã và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong đời sống xã hội. Đây được xem là công cụ sắc bén để tuyên truyền đường lối, chủ trường của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Đồng thời, báo chí cũng là cầu nối, phản ánh tâm tư, nguyện vọng cũng như nhu cầu cấp thiết của nhân dân.

Về vai trò,báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn những nhân tố tích cực và nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu, góp phần đưa kinh tế đất nước phát triển cùng với sự phát triển chung của thế giới. Báo chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch định chính sách giúp Nhà nước điều chỉnh những chủ trương, đường lối cho phù hợp với thực tiễn. Báo chí còn tham gia một cách đồng cảm trên mặt trận đấu tranh tham những, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội.

Báo chí ngày cảng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội

Đây được xem là kênh thông tin, thỏa mãn nhu cầu thông tin của xã hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng và vì vậy, sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên chặt chẽ. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của cộng đồng truyền thông đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt động giám sát và phản biện xã hội.

Báo chí cũng được xem là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội. Báo chí là một lực lượng rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong tiến trình xây dựng một xã hội thực sự dân chủ. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, mỗi thông tin trên báo chí đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vị thế, diện mạo của quốc gia, dân tộc.

2. Chức năng của báo chí trong giai đoạn hiện nay

Báo chí cách mạng Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đảng. Các nhà báo được xem là chiến sỹ xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng. Nhiệm vụ trọng yếu của báo chí chính là cung cấ p thông tin.

Việc định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng thực chất là tuyên truyền và bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Báo chí Việt Nam là công cụ truyền thông của Đảng, vì thế, trước hết cần tuyên truyền và phổ biến chủ nghĩa Mác- Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân.

Đồng thời, báo chí cũng là diễn đàn của nhân dân, phản ánh một cách trung thực tâm tư, nguyện vọng và mong muốn của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Chức năng định hướng của báp chí chính là không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, tính tự giác của quần chúng nhân dân, là phương tiện góp phần tạo nên nhận thức xã hội, định hướng tư tưởng và tạo lập dư luận xã hội theo đúng định hướng tuyên truyền của Đảng.

Báo chí là bộ phận cấu thành của văn hóa nên nó trực tiếp góp phần phát triển, bảo tồn và giao lưu văn hóa.

Báo chí thực hiện chức năng giáo dục, truyền bá tư tưởng của Đảng đến cộng đồng

Báo chí tham gia bồi đắp, hướng dẫn, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đồng thời góp phần định hướng, điều chỉnh và cổ vũ xây dựng môi trường văn hóa mới. Chức năng giáo dục của báo chí trong xã hội hiện đại rất phong phú và đa dạng. Đó là giáo dục tư tưởng chính trị, trách nhiệm công dân giáo dục pháp luật, trao đổi kỹ năng sống, kinh nghiệm làm ăn,… cho cá nhân và cộng đồng; phổ biến kiến thức, các thành tựu khoa học mới, hướng dẫn áp dụng, chuyển giao công nghệ, tham gia cổ vũ, tổ chức thực hiện…

Đây được đánh giá là chức năng quan trọng của báo chí. Trong xã hội hiện đại, thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng, chính thông qua sử dụng và giám sát thông tin nên báo chí thể hiện được chức năng giám sát và phản biện xã hội của mình. Chức năng này thể hiện quyền lực của báo chí trong đời sống xã hội. Giám sát xã hội của báo chí thực chất là thông qua tai mắt của nhân dân, giám sát bằng dư luận xã hội.

Bên cạnh đó, báo chí còn mang chức năn giải trí, góp phần thỏa mãn nhu cầu giải trí, tiêu khiển của con người, Đây chính là lý do mà chức năng giải trí của báo chí hiện đại ngày càng được quan tâm và đề cao.

Chức Năng Của Báo Chí Truyền Hình

1. Khái niệm về chức năng:

Chức năng (tiếng Latinh: Functio – mục đích, công dụng, tác dụng) được hiểu là tổng hợp những vai trò và tác dụng của một hoạt động nào đó trong tự nhiên và xã hội.

Ngày nay, hệ thống báo chí bao gồm nhiều loại hình: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo internet. Truyền hình là một loại hình báo chí có lịch sử phát triển ngắn hơn so với các loại hình truyền thông khác. Ra đời đầu thế kỷ XX, vô tuyến truyền hình gắn bó chặt chẽ với khoa học kỹ thuật, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của các phương tiện truyền thông. Xét vai trò của truyền hình như một tiểu hệ thống trong hệ thống báo chí nói riêng và hệ thống xã hội liên tục vận động và phát triển nói chung, truyền hình có những chức năng cơ bản như sau: chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức tổ chức quản lý xã hội, chức năng phát triển khai sáng và giải trí, chức năng chỉ đạo giám sát xã hội.

2. Các chức năng của báo chí truyền hình

2.1 Chức năng thông tin

Nhiệm vụ hàng đầu và cũng là lý do ra đời của báo chí là thông tin. Có thể nói, thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của báo chí nói chung và của truyền hình nói riêng. Thông tin là nhu cầu sống của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao và do đó, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho xã hội. Truyền hình có những lợi thế nhất định so với các loại hình báo chí khác trong việc phản ánh thông tin. Trước hết, truyền hình cũng như báo chí nói chung đều phải thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng lúc nhất, đảm bảo tính cập nhật, tính thời sự của thông tin. Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, cuộc cạnh tranh trong việc đưa tin của các loại hình báo chí ngày càng trở nên quyết liệt.Trên thực tế, cơ quan báo chí nào đưa tinh nhanh nhất về một sự kiến mới nhất, thu hút được sự quan tâm của công chúng, thì cơ quan báo chí đó giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh độc giả và bán báo. Truyền hình cũng tương tự, sự thành công và phát triển của truyền hình phụ thuộc vào số lượng người xem và số tiền mà họ bỏ ra để mua các kênh truyền hình. Truyền hình Việt Nam là một cơ quan truyền thông đại chúng, phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, nhưng chức năng trên hết là thông tin, và yêu cầu của công chúng đòi hỏi thông tin phải nhanh chóng, chính xác, đảm bảo tính thời sự. Nhanh chóng và hợp thời là hai yếu tố làm nên giá trị thông tin báo chí. Nếu thông tinh nhanh và đảm bảo tính hợp thời sẽ đem lại khả năng tạo ra hiệu quả tác động của thông tin từ đó mà tăng hiệu quả của công tác tuyên truyền. Truyền hình có những lợi thế đặc biệt trong việc đưa tin nhanh chóng và hợp thời. Không giống như báo in, thông tin được phóng viên thu thập về cho dù có “nóng hổi” đến đâu đi chăng nữa thì có thể sẽ vẫn phải dành cho số báo ngày hôm sau, phải qua khâu in ấn rồi mới phát hành. Chính vì vậy mà cho dù trên báo in có chạy hàng tít “hot news” thì nó đã không còn “nóng”. Truyền hình hoàn toàn ngược lại, ngay lập tức nó có thể đưa đến cho công chúng những hình ảnh mới nhất, nóng nhất vừa quay từ hiện trường về và phát ngay lên sóng truyền hình nếu như đó là thông tin được toàn thể công chúng quan tâm. Những hình ảnh mới, chưa qua bàn dựng cắt gọt sẽ đưa đến cho công chúng những thông tin trung thực, sống động mà không loại hình báo chí nào theo kịp. Nếu báo in sử dụng từ ngữ, ảnh là phương tiện chính để truyền tải thông tin, với phát thanh là âm thanh thì truyền hình có khả năng truyền tải thông bằng cả âm thanh và hình ảnh ngay tại hiện trường. Yếu tố tác động chủ yếu đến công chúng là yếu tố nghe nhìn. Do vậy truyền hình tác động đến công chúng thông qua ngôn ngữ ở cấp độ xem. Điều này có thể nói lên độ trung thực rất cao của thông tin trên truyền hình. Lấy một ví dụ rất đơn giản đưa tin về một đám cháy ở một trung tâm thương mại lớn, những lời miêu tả cùng ảnh tĩnh trên báo in hay qua giọng đọc của phát thanh viên trên đài phát thanh sẽ không sống động bằng những hình ảnh lửa cháy cùng tiếng la hét của nhân dân ngay tại hiện trường trên màn ảnh nhỏ. Đó là một lợi thế và cũng chính là một đặc trưng bổi bật của truyền hình. Tuy vậy, thông tin trên truyền hình không thể xem lại và cho công chúng có thời gian suy nghĩ như báo in để họ hiểu sâu thông tin nên những hình ảnh trên truyền hình phải đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc cho công chúng. Điều này đòi hỏi người phóng viên phải hết sức nhanh nhạy, nắm bắt thông tin và chọn được những góc quay hợp lý nhất sao cho những âm thanh và hình ảnh trên truyền hình sẽ ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của công chúng. Cuộc sống của con người hết sức phong phú và đa dạng nên việc đáp ứng nhu cầu thông tin trên sóng truyền hình cũng phải rất đa dạng và phong phú. Đời sống tinh thần của con người ngày càng phát triển, do đó không chấp nhận cách đưa tin đơn điệu, nghèo nàn. Điều này yêu cầu thông tin trên báo chí phải cực kỳ phong phú, phản ánh mọi mặt, mọi khía cạnh trong đời sống xã hội, đáp ứng một cách tối đa nhu cầu thông tin của công chúng. Trên thực tế, tờ báo cũng như kênh phát thanh truyền hình nào cung cấp được lượng thông tin lớn thì nó sẽ trở thành sự lựa chọn của số đông công chúng. Không những thông tin nhanh nhạy, phong phú đa dạng mà thông tin trên truyền hình phải đảm bảo tính trung thực, độ chính xác cao. Một trong những nguyên tắc của hoạt động báo chí và truyền thông đại chúng là bảo đảm tính khách quan và chân thật. Hoạt động của truyền hình cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó. Do vậy, thông tin trên truyền hình phải trung thực. Không những thế thông tin đưa ra phải nhằm những mục đích nhất định. Điều này cũng đáp ứng một trong những yêu cầu của thông tin báo chí như Hồ Chủ tịch đã từng đề ra trong những nguyên tắc làm báo, đó là: viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì, viết như thế nào… Một yêu cầu khác mà thông tin trên báo chí phải hết sức lưu ý đó là thông tin phải phù hợp với hệ thống giá trị văn hoá và đạo lý của dân tộc, thông tin phù hợp với sự phát triển và phục vụ sự phát triển. Thông tin trên truyền hình cũng phải nhằm vào việc định hướng dư luận xã hội, định hướng thái độ, nhận thức và hành vi cho công chúng. Đây là yêu cầu xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động thông tin của truyền thông đại chúng nói chung và của truyền hình nói riêng. Do đó thông tin truyền hình phải đặc biệt chú ý đến những yêu cầu này để đáp ứng công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước.

2.2 Chức năng tư tưởng:

Công tác tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các chính đảng, các hệ thống xã hội cũng như các giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội. Mục đích của công tác tư tưởng là nhằm tác động vào ý thức xã hội, hình thành một hệ thống tư tưởng thống trị với những định hướng nhất định. Đây chính là một phương thức để phát huy những quyền lực trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, tập hợp lực lượng quần chúng, phát huy được những tiềm năng to lớn của nhân dân nhằm xây dựng xã hội theo con đường đã định. Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào xã hội, hoạt động báo chí nói chung cũng như của truyền hình nói riêng có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong công tác tư tưởng. Các phương tiện truyền thông đại chúng tác động vào quần chúng, lôi kéo, tập hợp thuyết phục họ và tổ chức họ thành lực lượng cách mạng để thực hiện những mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ. Truyền hình với những lợi thế đặc biệt về âm thanh và hình ảnh có khả năng thể hiện một lượng thông tin lớn sinh động và cụ thể sẽ xây dựng một thế giới quan sinh động cho khán thính giả của truyền hình và có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng cho người xem. Thông tin trên truyền hình có tác động rất lớn đến nhận thức của người xem, từ đó quyết định hành vi của họ. Vì thế, thông tin phải hết sức khách quan, trung thực, thẳng thắn để đem đến cho khán giả nhận thức đúng đắn, phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước. Báo chí nước ta hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nên mọi thông tin đều phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, cũng như nhu cầu tuyên truyền. Truyền hình luôn bám sát đời sống thực tiễn, tập trung phản ánh những điển hình trong xã hội, đồng thời phê phán những cái tiêu cực trong xã hội. Báo chí nói chung cũng như truyền hình nói riêng có vai trò rất lớn trong việc tạo ra dư luận xã hội. Dư luận xã hội là phản ứng, thái độ của xã hội đối với một sự kiện, hiện tượng vấn đề hoặc một nhân vật nào đó. Tính chất của dư luận xã hội phụ thuộc vào nội dung thông tin được phản ánh. Điều đó chứng tỏ nếu thông tin bị bóp méo hay xuyên tạc thì hậu quả sẽ rất lớn vì nó tạo ra dư luận xã hội không tốt mà không dễ gì dập tắt được. Có thể lấy một ví dụ rất đơn giản về việc dư luận được tạo ra từ những thông tin sai lệch do báo chí tung ra. Người dân nước Mỹ cũng như các nước đồng minh của Mỹ đã được xem rất nhiều hình ảnh những người lính Nam Tư ngược đãi người Coxovo, cảnh những người dân Coxovo sống sau hàng rào thép gai, hay những hố chôn người tập thể… Tất cả những hình ảnh dã man đó đã gây nên sự phẫn nộ của người dân, tạo nên làn sóng dư luận phản đối Nam Tư, tạo điều kiện cho Mỹ lấy cớ bảo vệ nhân quyền để tiến hành một cuộc chiến tranh khiến hàng ngàn người dân vô tội thiệt mạng vì bom đạn Mỹ. Sư thật là tất cả những hình ảnh đã được phát trên toàn nước Mỹ và thế giới đó đã được dàn dựng và nó đã gây nên cuộc chiến đẫm máu vô lý ở Nam Tư. Ví dụ này đã cho ta thấy tác động to lớn của báo chí, đặc biệt là truyền hình, trong việc tạo dư luận và định hướng dư luận.

2.3 Chức năng tổ chức – quản lý xã hội

2.4 Chức năng phát triển văn hoá và giải trí của truyền hình.

Ngày nay, xem chương trình thời sự vào lúc 19 giờ sau mỗi bữa cơm là một thói quen của rất nhiều gia đình. Điều này cho thấy, truyền hình đã đi vào cuộc sống của từng gia đình, từng cá nhân và đã trở thành một nhu cầu giải trí không thể thiếu đối với họ. Đây là một trong những chức năng quan trọng không kém những chức năng của truyền hình đã đề cập ở trên. Ưu thế số một của truyền hình hiện nay đó là đáp ứng được một cách cao nhất nhu cầu thông tin giải trí cho khán giả xem truyền hình. Cuộc sống càng hiện đại, con người phải làm việc căng thằng thì nhu cầu giải trí càng cao. Truyền hình đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Nhờ vào khoa học kĩ thuật – công nghệ ngày càng hiện đại, người dân có thể ngồi tại nhà và chọn lựa tất cả những kênh truyền hình mà họ yêu thích. Nếu như phát thanh mới chỉ dáp ứng được yêu cầu về mặt âm thanh thì truyền hình là cả âm thanh và hình ảnh. Ca nhạc, phim ảnh… tất cả những loại hình nghệ thuật đáp ứng nhu cầu giải trí và nâng cao kiến thức của con người đều có thể đáp ứng trên truyền hình. Đây là một ưu điểm đặc biệt mà không phải loại hình báo chí nào cũng có được. Chính vì vậy mà mặc dù xuất hiện sau các loại hình báo chí khác nhưng truyền hình đã nhanh chóng khẳng định được vị trí và có được một lượng khán giả đông đảo. Thông qua truyền hình, sự giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới đã trở nên dễ dàng hơn. Người xem có điều kiện mở rộng tầm mắt, cho dù ngồi ở nhà, họ vẫn được xem những hình ảnh mới nhất, sống động động nhất về nhiều nơi trên thế giới. Đây là một yếu tố quan trọng đối với việc phát triển văn hoá qua truyền hình. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thế giới truyền thông hiện nay, truyền hình đang đáp ứng những dịch vụ tốt nhất nhằm kéo khán giả đến với truyền hình nhiều hơn nữa. Ở Việt Nam hiện nay, không chỉ có duy nhất Đài THVN mà còn nhiều đài địa phương cũng đang nỗ lực nâng cao chất lượng để có được thế mạnh cạnh tranh. Có thể thấy nhiều đài truyền hình địa phương có số người xem khá lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương đó, như: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Dương… Báo chí nói chung cũng như truyền hình nói riêng hoạt động dưới sự bảo trợ của nhà nước xong không thể vì thế mà ỷ lại, không tự thân vận động phát triển. Truyền hình cũng như các loại hình báo chí khác cần phải tập trung nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng thông tin, âm thanh hình ảnh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng. Một điều quan trọng nữa đó là xuất phát từ yêu cầu khách quan của thời đại, trong điều kiện toàn cầu hoá truyền thông đại chúng như ngày nay, nếu truyền hình không tự cải tiến thì sẽ lạc hậu so với thế giới, dẫn đến mất đi khán giả. Ở nước ta hiện nay đang có khá nhiều loại hình truyền hình cạnh tranh với nhau như truyền hình kĩ thuật số, truyền hình vệ tinh… Các công ty về công nghệ truyền hình đang nỗ lực tìm mọi cách để giảm giá dịch vụ đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo thế cạnh tranh. Đó là một lợi thế, một môi trường tốt để truyền hình ngày càng phát triển hơn nữa. Và trong cuộc cạnh tranh đó thì quyền lợi thuộc về công chúng. Họ có nhiều sự lựa chọn hơn với gía dịch vụ rẻ hơn. Như vậy, bên cạnh sóng của đài THVN được phát miễn phí cho người dân, họ còn có thể lựa chọn thêm nhiều kênh truyền hình khác phù hợp với nhu cầu giải trí. Có thể nói, chức năng phát triển văn hoá, giải trí là một trong những chức năng quan trọng của truyền hình, là yếu tố có tính quyết định đến sự phát triển của truyền hình. Thông qua các chương trình truyền hình, khán giả vừa có điều kiện giải trí, vừa có điều kiện nâng cao kiến thức của mình về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Có thể lấy ví dụ rất đơn giản về những chương trình trò chơi truyền hình vừa giúp khán giả giải trí, vừa cho họ có cơ hội học tập thêm như chương trình: “Ai là triệu phú” của Đài Truyền hình Việt Nam, “Vượt qua thử thách” của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, “Rồng vàng” của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh… đó là những chương trình trò chơi kiến thức đang thu hút được sự theo dõi của đông dảo khán giả xem truyền hình. Khán giả xem truyền hình không những có được cảm giác hồi hộp, căng thằng cùng với người chơi mà họ còn được cung cấp thêm rất nhiều kiến thức về các lĩnh vực trong đời sống văn hoá xã hội như: lịch sử, địa lí, khoa học, văn học, nghệ thuật… Bên cạnh đó còn rất nhiều những chương trình ca nhạc, phim truyện đặc sắc đáp ứng tối đa nhu cầu giải trí của công chúng. Truyền hình cũng là một trường học từ xa với rất nhiều những chương trình khoa học thường thức cung cấp kiến thức cho người xem trong mọi lĩnh vực. Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam đã có những kênh chuyên biệt để tạo sự thuận lợi cho người xem. Kênh VTV 1 là chương trình thời sự, VTV 2 là kênh khoa học, giáo dục và kênh VTV 3 là kênh thể thao giải trí, thông tin kinh tế. Khán giả xem truyền hình có thể lựa chọn bất kì kênh truyền hình nào họ thích. Ngoài ra, với thời lượng phát sóng lớn, 12h/ngày, không kể các kênh truyền hình dịch vụ phát 24/24, khán giả đang ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn đối với truyền hình.

2.5. Chức năng chỉ đạo, giám sát xã hội.

Báo chí tiền thân ra đời và phát triển từ khi xã hội chưa phân chia giai cấp. Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, Nhà nước ra đời và báo chí luôn luôn thuộc về một giai cấp, một lực lượng chính trị nhất định. Một công cụ lợi hại như báo chí, các giai cáp và lực lượng chính trị tìm mọi cách để chiếm giữ, thậm chí lũng đoạn. Này nay, báo chí còn là công cụ quan trọng của các tập đoàn kinh tế trong cuộc đấu tranh, cạnh tranh giành giật ảnh hưởng, chiếm lĩnh thị trường. Bởi vì, trong quá trình đấu tranh giành và giữ, cùng cố địa vị xã hội, các lực lượng chính trị sử dụng báo chí như một công cụ lợi hại, không chỉ để truyền bá tư tưởng, tuyên truyền ảnh hưởng mà quan trọng là chỉ đạo cuộc đấu tranh trong việc giành và giữ quyền lực chính trị của mình. Chức năng chỉ đạo của báo chí, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của chủ thể quản lý, lãnh đạo nhằm thúc đẩy công việc theo mục tiêu đã đề ra, uốn nắn những lệnh lạc hay cổ vũ mọi người tập trung thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trọng tâm trong từng thời gian. Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước ta, sau khi đã đề ra chủ trương, chính sách thì vấn đề quan trọng là chỉ đạo thực hiện, để biến các chủ trương chính sách ấy thành hiện thực sinh động. Nhiệm vụ của báo chí là giải thích và giải đáp những vấn đề của cuộc sống, góp phần tháo gỡ và thúc đẩy tình hình phát triển. Trong cuộc sống hàng ngày có vô vàn những sự kiện xảy ra. Nhưng trong tình hình cụ thể, báo chí chọn sự kiện nào để thông tin, chọn vấn đề nào để phân tích là thể hiện hiện chức năng chỉ đạo của báo chí. Chọn sự kiện và vấn đề thời sự để thông tin và phân tích, nhưng nhìn nhận nó từ bình diện nào, với hệ thống chi tiết, ngôn từ giọng điệu như thế nào cũng thể hiện chức năng chỉ đạo. Chọn sự kiện đơn lẻ, tiêu biểu cho cái lạ và thổi phồng nó lên thành sự quan tâm của dư luận xã hội, đăng tải tràn lan những vụ án giật gân, săn đón các câu chuyện đời tư câu khách… đều là những biểu hiện làm giảm tính chỉ đạo của báo chí. Bảo đảm tính chỉ đạo của báo chí, đòi hỏi nhà báo có tầm nhìn xa và trên nền tảng tri thức, văn hoá rộng, vững chắc, phong phú, có tính nhân văn và trách nhiệm xã hội cao cả trước công chúng và lịch sử. Biểu hiện chức năng chỉ đạo của báo chí không giống sự chỉ đạo của các tổ chức Đảng hay các cơ quan quyền lực khác. Báo chí không có quyền lực như chính quyền, không được ra lệnh mà chỉ tác động vào dư luận xã hội, tác động vào nhận thức của nhân dân. Cho nên, báo chí chỉ đạo thông qua việc đăng tải chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, qua việc thông tin, thông qua thuyết phục là chủ yếu. Vai trò tư vấn thuyết phục, định hướng nhận thức thay đổi thái độ và hành vi, do đó hướng dẫn hoạt động thực tiễn được coi là vai trò chỉ đạo của báo chí. Giám sát là một trong các chức năng cơ bản của báo chí. Chức năng giám sát đựơc báo chí phương Tây tuyệt đối hoá thành quyền lực thứ tư, (ở Thuỵ Điển là quyền lực thứ ba) sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng lại giám sát cả ba quyền này. Do đó, trong xã hội tư bản, báo chí trở thành siêu quyền lực. Đảng ta quan niệm rằng, báo chí là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước, là công cụ lợi hại trong cuộc đấu tranh phò chính trừ tà, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân. Trong Nghị quyết Trung ương 6 (khoá VIII) lần 2, Đảng ta xác định báo chí là một trong 4 hệ thống giám sát xã hội quan trọng. Đặc thù giám sát của báo chí là giám sát bằng dư luận xã hội, bằng tai mắt của nhân dân. đó là sự giám sát mọi nơi, mọi lúc. Do đó để báo chí làm tốt chức năng giám sát xã hội của mình, cần thiết chú ý một số vấn đề: – Tuyên truyền rộng khắp trong nhân dân về đường lối chủ trương chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước. – Nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân để họ thực sự có thể là người có năng lực làm chủ, tham gia tích cực các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội; – Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở và mở rộng tiến trình dân chủ hoá đời sống xã hội, bảo đảm để mọi người và mọi tổ chức kinh tế – xã hội đều hoạt động theo pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương phép nước; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. – Nâng cao năng lực, đạo đức, phẩm chất chính trị, phẩm chất nghề nghiệp của người làm báo. Trong quá trình thực hiện chức năng giám sát xã hội, một số người chủ yếu nhấn mạnh vai trò đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, phanh phui các vụ việc không lành mạnh ra công luận. Điều đó thể hiện sự bức xúc của dư luận xã hội trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, chức năng giám sát được hiểu bằng cả việc kịp thời biểu dương các hiện tượng tích cực, phát hiện cổ vũ nhân tố mới… Các chức năng xã hội của báo chí truyền hình quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, khó có thể tách bóc từng chức năng trong hoạt động thực tiễn. Mỗi chức năng có vai trò của nó. Thông tin là chức năng tiền đề, vì các chức năng khác chỉ có thể được bảo đảm trên cơ sở làm tốt chức năng mang tính mục đích của hoạt động báo chí là xác lập hệ tư tưởng xã hội xã hội chủ nghĩa thống nhất trong toàn thể nhân dân. Chức năng chỉ đạo và giám sát bảo đảm cho báo chí hoạt động có hiệu quả trong từng thời gian, nhằm vào những mục tiêu cụ thể và kịp thời phát hiện, uốn nắn những lệch lạc, khiếm khuyết, tạo ra sự vận hành nhịp nhàng, cân đối và hiệu quả của các tiểu hệ thống và cả hệ thống xã hội nói chung. Nhận thức về chức năng xã hội của báo chí truyền hình cũng có nghĩa là đồng thời nhận thức về vai trò xã hội của nhà báo truyền hình để không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện nhằm góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí. Muốn có một nền báo chí quốc gia mạnh, hoạt động có hiệu lực và mang lại hiệu quả xã hội cao nhất thiết phải có đội ngũ nhà báo mạnh. Tuy nhiên, có đội ngũ nhà báo giỏi, chưa hẳn đã có được nền báo chí mạnh. Điều đó còn phụ thuộc vào năng lực quản lý, phụ thuộc vào kỷ cương phép nước và môi trường pháp lý.

Anh Kháng (theo Siêu Thị Điện Ảnh)