Ví Dụ Về Chức Năng Quản Lý Giáo Dục / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Ví Dụ Minh Hoạ Về Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm

MTV là doanh nghiệp nhỏ, chuyên gia công (nhà thầu phụ) chế biến các sản phẩm gỗ ngoài trời để xuất khẩu. Khách hàng trực tiếp của MTV là các doanh nghiệp chế biễn gỗ lớn ở trong vùng. Anh Vang duy trì khoảng 150 cán bộ và công nhân thường xuyên. Khi vào vụ sản xuất, anh tuyển thêm khoảng từ 150 đến 250 công nhân từ bên ngoài.

Nhu cầu phát triển nhưng điều kiện có hạn đã thôi thúc anh Vang tự tìm cách quản lý chất lượng sản phẩm của mình. Sau khi tìm hiểu sơ bộ, anh đã chọn chị Hoàn (*), 24 tuổi, thuộc bộ phận thống kê, làm cán bộ phụ trách tổ chức và triển khai công việc chất lượng cho MTV. Chị Hoàn được đi học một khoá về quản lý chất lượng do một công ty đánh giá chứng nhận tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh. Sau đó, chị Hoàn đã trình bày lại cho anh Vang, và đào tạo cho 1 nhóm 5 người được giao nhiệm vụ về quản lý chất lượng của MTV.

Nhóm chất lượng MTV đã rà soát kỹ lưỡng toàn bộ các công việc thực hiện hàng ngày theo từng công đoạn sản xuất: nhập gỗ tròn, xẻ gỗ thành tấm, luộc gỗ, xếp gỗ tấm thành kiện, sấy gỗ, xếp kho, tạo mẫu chi tiết, định hình chi tiết, bào, đục, phun sơn, lắp ráp, bao gói, xếp kho và giao hàng. Tại mỗi công việc, nhóm chất lượng đã trao đổi với cán bộ theo dõi kỹ thuật và xác định rất rõ các yêu cầu hay các tiêu chí chất lượng cụ thể. Họ lập thành các biểu mẫu và xây dựng các bài hướng dẫn, tập huấn công việc cụ thể đối với từng đối tượng: công nhân, tổ trưởng, quản lý, kiểm tra.

Nhóm chất lượng đã hình thành 1 hệ thống quản lý các tài liệu và hồ sơ, quy định các cán bộ và bộ phận chức năng với những trách nhiệm được phân cấp cụ thể. Họ đã tổ chức hướng dẫn cho các bộ phân đào tạo tập huấn các cán bộ, công nhân ở cấp thấp hơn về các kỹ năng trong sản xuất đảm bảo tiêu chí chất lượng sản phẩm ở bộ phận đó.

Đặc biệt, họ đã xây dựng quy trình đào tạo và quản lý hồ sơ đào tạo cho tất cả các cán bộ, công nhân viên, và cả công nhân tuyển dụng theo vụ mùa. Những công nhân vụ mùa đã được đào tạo năm trước sẽ được ưu tiên cho làm việc ở những năm tiếp theo.

Sau 1 năm xây dựng và thực hiện, anh Vang cho biết đã thấy rất yên tâm về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo kiểu ISO 9001:2000 của MTV. Hiện nay, MTV đã bắt đầu xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng nước ngoài, không còn phải gia công cho các doanh nghiệp lớn hơn trong vùng nữa, mặc dù MTV vẫn là công ty nhỏ.

(*) tên người và tên công ty đã được thay đổi.

Nêu Ví Dụ Về 5 Chức Năng Của Tiền Tệ Câu Hỏi 1310417

1.Thước đo giá trị

Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 7 xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 2 đồng (tiền đồng được đúc từ đồng). Mà 2 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu.Vì thế có thể nói Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không làm ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.

2.Phương tiện lưu thông

Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đến. Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó.

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.

Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tế điều đó đã dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, do đó việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

3.Phương tiện cất trữ

Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong rương. Bạn dễ dàng nhìn thấy trong các phim truyện xưa, cổ tích, truyện trung đại…. . Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong ngân hàng. Việc làm này không đúng vì tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, bạc.

4.Phương tiện thanh toán

Hiện nay ngân hàng điều cho vay tín dụng. Bạn dễ dàng trở thành con nợ hoặc người mắc nợ của ngân hàng nếu tiêu xài phung phí, không đúng cách.

6.Tiền tệ thế giới

Do ngành du lịch phát triển, nên mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước ngoài. Tỷ giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại, như Mỹ – Việt Nam là: 1 USA = 23.143 VNĐ…………..

Chức Năng Của Tiền Tệ, Ví Dụ Cụ Thể?

Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được.

Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc.

Tiền thường được nghiên cứu trong các lý thuyết về kinh tế quốc dân nhưng cũng được nghiên cứu trong triết học và xã hội học Định nghĩa

Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người khi mà nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ tương rộng lớn. Khi đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con người chỉ cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở nhiều nơi để đổi cho mình những nhu yếu phẩm cần thiết. Từ đó các hoạt động thương mại đã ra đời, tiền tệ được quy ước và ban hành, quản lý bởi nhà nước. Đổi lại, nhà nước có quyền thu thuế thừ các hoạt động thương mại. Nói một cách chặt chẽ thì tiền chỉ là những gì mà luật pháp bắt buộc phải công nhận là một phương tiện thanh toán. Trong kinh tế học, có một số khái niệm về tiền.

* Tiền mặt: là tiền dưới dạng tiền giấy và tiền kim loại. * Tiền gửi: là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng có thể dẽ dàng chuyển thành tiền mặt. * Chuẩn tệ: là những tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền, chẳng hạn như trái phiếu, kỳ phiéu, hối phiếu, tiền tiết kiệm, ngoại tệ.

Khái Niệm Và Ví Dụ Chi Tiết Nhất Về Phép Hoán Dụ

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là phép tu từ trong câu, gọi tên các sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác, dựa trên nét tương cận, gần gũi với nhau nhằm mục đích làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, giúp cho sự diễn đạt tốt hơn.

: Hoán dụ trong câu: “Áo chàm đưa buổi phân li”. (Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

: “Cả khán đài hò reo, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam”. (Internet)

: Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi. (Internet)

Anh ấy là một chân sút siêu đẳng.

Cô ấy là một tay đua cừ khôi.

Ở đây có đủ mặt anh hùng hảo hán.

Gia đình tôi có 5 miệng ăn.

Hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao. Từ đó, cho thấy sự phổ biến của phép tu từ này trong văn học.

Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật – hiện tượng này với sự vật – hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau.

Nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng, phát hiện ra mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật – hiện tượng. Đây cũng chính là đặc điểm mà nhiều người nhầm lẫn hoán dụ với ẩn dụ bởi cả hai biện pháp này đều sử dụng những mối liên hệ tương đồng giữa các sự vật – hiện tượng với nhau.

Khác với ẩn dụ, chức năng chủ yếu của hoán dụ là giúp người đọc có thể hình dung ngay được sự tương đồng của 2 sự vật – hiện tượng với ý nghĩa đầy đủ mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều hay quá phức tạp.

Đây là biện pháp tu từ được dùng trong nhiều trong văn học bởi nó thể hiện được nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, sức mạnh của nó vừa thể hiện ở tính cá thể hoá, lại được thể hiện cùng với tính cụ thể cho biểu cảm kín đáo, sâu sắc, nhiều hàm ý.

Các hình thức hoán dụ

Hoán dụ được thực hiện bằng các hình thức quan hệ cặp đôi đi liền với nhau. Thông thường, có 4 kiểu hoán dụ thường gặp và phổ biến nhất trong văn học, đó là:

Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều phải ngạc nhiên.

“Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”. (Nguyễn Du)

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao “. (Ca dao)