Ví Dụ Về Chức Năng Nhận Thức Của Văn Hóa / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Chức Năng Của Ẩn Dụ Đối Với Ngôn Ngữ Và Nhận Thức

Ngay từ thời Aristotle người ta đã đề cập tới chức năng của ẩn dụ. Trong cuốn “Thi pháp học”. Aristottle đã viết rằng ẩn dụ có nhiều loại quan trọng trong cả thơ lẫn văn xuôi, nhưng trong thơ nhiều hơn. Ẩn dụ có tính sáng sủa, dễ yêu và tác động mạnh… Rải rác trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã đề cập đến chức năng của ẩn dụ đối với ngôn ngữ. Đại để, ẩn dụ có những chức năng cơ bản đối với ngôn ngữ như sau.

a. Ẩn dụ làm phong phú thêm cho vốn từ của một ngôn ngữ

Trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ có rất nhiều từ được tạo ra nhờ phương thức ẩn dụ. Các từ như đầu sông, ngọn suối, mũi súng, chân núi…được tạo ra từ phương thức này. Trong phương trình nghiên cứu của mình. Nguyễn Thiện Giáp đã có nhận xét các từ da trời, da cam, cánh sen, cỏ úa, cứt ngựa… làm cho các từ chỉ màu sắc của tiếng Việt trở nên phong phú,

b. Ẩn dụ làm tăng thêm ý nghĩ cho một từ

Nhờ phương thức ẩn dụ từ có thêm nhiều nghĩa mới. Từ ốc lẽ ra chỉ có nghĩa là động vật, thân mềm có vỏ cứng và xoắn, sống ở dưới nước. Nhờ chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, từ ốc còn có nghĩa là đinh ốc. Đó là từ ốc trong cách nói “Hộp ốc vít của tôi đâu?” hay “Bộ phạn này có năm con ốc”. Từ cá ngoài nghĩa là động vật có xương sống sống ở dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây, còn để chỉ miếng gỗ khi giữ chặt mộng để giữ miếng ghép, như cách nói: cá áo quan; hay để chỉ miếng cứng cài vào cạnh đứng của răng trong bộ bánh cóc, làm cho bánh răng chỉ quay được một chiều, như trong cách nói: xe bị sập cá; và từ cá cũng còn để chỉ: miếng sắt đóng vào đế giầy da cho đỡ mòn, như trong cách nói: cá giày bong mất rồi!. Từ bươm bướm ngoài nghiã chỉ: bọ có cánh mỏng, phủ một vẩy nhỏ như phấn, thường có nhièu màu, có vòi để hút mật hoa. Còn để chỉ một loại truyền đơn, như trong cách nói: giải bươm bướm giữa chợ.

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), từ có thêm nhiều nghĩa nhất nhờ phương thức ẩn dụ là từ đánh: ngoài nghĩa chính, từ đánh có thêm 26 nghĩa sinh ra từ nghĩa chính và nghĩa phụ của từ này. Đây là minh chứng điển hình cho nhận xét “ẩn dụ làm giàu thêm ý nghĩa cho một từ”

Hàng loạt các từ khác như đầu, mũi, đường, đi …cũng có thêm rất nhiều nghĩa mới nhờ phương thức ẩn dụ.

Trong Từ điển phong cách học, tác giả Weles viết: bằng cách trung hoà hoá sự lệnh chuẩn về mặt ngữ nghĩa và sự sử dụng liên tục với một nghĩa mới thông qua cách dùng lặp đi lặp lại các ẩn dụ sẽ là một phương thức để gia tăng hàng nghìn nghĩa mới cho ý nghĩa của từ. (tr.117)

Theo Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ không chỉ là “kết quả của những qui luật điều khiển sự tạo nghĩa cho từ”, mà nó còn là cách thức tạo từ mới và tạo nghĩa mới cho từ.

Thông qua việc tạo từ mới và nghiã mới, ẩn dụ giúp ngôn ngữ mau chóng đáp ứng được đòi hỏi phải kịp thời sáng tạo ra những phương tiện mới để biểu thị sự vật, hiện tượng và những nhận thức mới xuất hiện trong xã hội, để thay thế những cách diễn đạt, những tên gọi cũ đã mòn, không còn khả năng gợi tả, bộc lộ cảm xúc và gây ấn tượng sâu sắc ở người nghe nữa… Đó cũng là cách khai thác và phát huy tiềm năng của ngôn ngữ” (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, trang 152).

c. Ẩn dụ tạo ra những cách nói mới làm cho cách diễn đạt trở nên phong phú

Tác giả Xi-xi-rô nói rằng: ẩn dụ lúc đầu xuất hiện cho sự hạn chế, sự nghèo nàn từ vựng của một ngôn ngữ nào đó. Nhưng khi ngôn ngữ đó là trưởng thành, đã có một số vốn từ vựng phong phú thì ẩn dụ sẽ làm giàu thêm cho ngôn ngữ đó bằng cách cung cấp cho người nói những cách nói hấp dẫn hơn để diễn đạt, để biểu thị, để bộc lộ chính mình. Bectle thì coi ẩn dụ có tác dụng trang trí, giúp cho người viết phương tiện để quyến rũ lí trí. Tác giả Đỗ hữu Châu đã dẫn ra ví dụ: lẽ ra cần nói em rất đẹp thì có thể nói em là một bông hoa. Hay một chút hi vọng thì gọi là hạt mầm hi vọng; Muốn nói con đáng yêu quá thì nói con chó con của mẹ, muốn nói ông thật xảo quyệt thì nói đồ cáo già.

d. Ẩn dụ làm cho cách nói trở nên hàm súc.

Nhờ ẩn dụ người ta có thể diễn đạt ngắn gọn nhưng rất cô đọng, súc tích ý mình. Lẽ ra phải nói “bộ phận nhọn của vũ khí” thì cần nói mũi dao, mũi súng; “bộ phận trước của thuyền” thì chỉ cần nói mũi thuyền; phần đất nhô ra ở ngoài biển thì nói mũi đất;…Nếu không có ẩn dụ thì đầu làng sẽ phải gọi là “vị trí đầu tiên của đầu làng tính từ chỗ người nói”; chân núi sẽ phải gọi là “phần cuối cùng tiếp giáp với mặt đất của núi”; tài năng chín sẽ phải gọi là ” tài năng đã trải qua quá trình nung nấu kĩ, quá trình rèn luyện chu đáo, phải đem ra thi thố với đời nếu không cái chín sẽ trở thành trì trệ”. Cách diễn đạt ” tình thế của những kẻ hèn kém bị dồn vào thế đường cùng, không lối thoát, mặc dù đã xoay sở hết cách” có thể xoay bằng cụm từ cố định ngắn gọn ” chuột chạy cùng sào “.

Những cách gọi tên không dùng phương thức ẩn dụ nói trên nhiều khi rất dài, khó nhớ và tai hại hơn là không thể diễn tả hết các sắc thái ý nghĩa tinh tế trong đó. Chẳng hạn cách gọi đầu làng ngoài tác dụng chỉ vị trí của đầu làng còn gợi cho ta sắc thái nghĩa: đây là một bộ phận của cái gì sống động chứ hoàn toàn không phải là một vật vô tri vô giác như cách gọi “vị trí đầu tiên …” vừa phân tích ở trên.

Cách gọi chi trên, chi dưới trong dòng họ cho ta thấy được tính chất gắn bó, ràng buộc như các bộ phận của một cơ thể, điều đó đã vừa diễn đạt tính chất cội nguồn, vừa diễn tả một cách sinh động cụ thể mối quan hệ của những tổ chức gia đình, họ hàng này.

Đỗ Hữu Châu đã phân tích ẩn dụ chịu tang trong câu thơ: “Rặng liễu dìu hiu đứng chịu tang” của Xuân Diệu. Theo ông, khó lòng tường minh hoá nghĩa của từ chịu tang bằng trường ngữ hoá như ” những rặng liễu đìu hiu giống như người đàn bà đang khóc than trong một đám tang” hoặc “những rặng liễu đìu hiu giống như người đàn bà đang xoã tóc khóc than trong một đám tang”.

Có rất nhiều trường hợp không thể trường nghĩa hoá được các ẩn dụ vì đó là cách nói chuẩn xác nhất, hàm súc nhất, hàm súc nhất, cách nói mà “ngôn ngữ thường ngày không đủ khả năng diễn đạt chúng”.

Đối với ngôn ngữ, ẩn dụ là một bộ phận hợp thành của sự sáng tạo ra ngôn ngữ. Và có thể nói rằng thật khó tưởng tượng về sự tồn tại của một ngôn ngữ nếu không có ẩn dụ.

e. Ẩn dụ giúp cho người nói diễn đạt được mọi cung bậc tình cảm, thái độ của mình

Đầu tiên phải nói đến ưu thế đặc biệt của ẩn dụ trong lối nói kiêng tránh. Chẳng hạn khi nói về cái chết có thể và nên dùng từ đi như cách nói: Ông cụ đi tối hôm qua.

Nhiều trường hợp để tránh lối mòn trần tục, thô thiển, làm người nói ngượng mồm và người nghe xấu hổ thì cách nói ẩn dụ là cách nói rất hiệu quả. Người xưa đã rất khéo léo dùng ẩn dụ khi diễn tả tình huống sau đây:

Trách người quân tử vô tình. Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao.

Và ngày nay chúng ta vẫn phát huy thế mạnh của phương thức chuyển nghĩa này. Chẳng hạn như cách nói “Híc, híc, dạo này đèn dầu của tớ cứ hay …dựng đứng bất tử lắm! hay nó bị… hỏng”? (trích Hoa học trò số 589). Hoặc “Đỉnh núi đôi của tớ bé tẹo à. Tớ lo sau này, cục cưng của tớ sẽ phải bú bình mất”? (Hoa học trò số 609) và “Đèn dầu của tớ bình thường, nhưng dầu của nó thì hầu như có vấn đề. Trong veo. Hay là mình không sản xuất được tinh binh” (Trích hoa học trò, số 613).

Ẩn dụ giúp người nói thể hiện được những tình cảm hết sức tinh tế như tình yêu chẳng hạn. Cách tỏ tình sau đây trong ca dao là một minh chứng:

Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Khi muốn nhấn mạnh sắc thái biểu cảm trong lời nói, ẩn dụ cũng tỏ ra là một trợ thủ rất đắc lực. khi muốn nói em thật đáng yêu và có sức mạnh tuyệt đối với anh thì có thể nói là: “Em là thiên thần bé nhỏ của anh”. Đó là những tình cảm tích cực. Còn muốn thể hiện những tình cảm tiêu cực cũng có thể dùng cách này. Chẳng hạn để nói: đồ nhỏ nhen ghê tởm thì chỉ cần nói đồ sâu bọ.

2. Chức năng của ẩn dụ đối với nhận thức

a. Theo G. Lakoff, ẩn dụ có ở khắp nơi trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, không chỉ ở trong ngôn ngữ mà trong cả tư duy và hành động. Hệ thống khái niệm của chúng ta suy nghĩ và hành động, về cơ bản, về bản chất có tính chất ẩn dụ… Các khái niệm của chúng ta tri giác được. Nó cấu trúc lại cách chúng ta ứng xử trong đời sống và cấu trúc cả cách chúng ta quan hệ với những người khác. Ông đã dùng các ẩn dụ so sự tranh luận (argument), theo đó thì tranh luận là chiến tranh, để chứng minh cho nhận xét trên. Theo ông, ẩn dụ này chi phối cách chúng ta nhận thức về tranh luận và người tranh luận với chúng ta. Chúng ta xem người tranh luận với chúng ta là đối phương của mình. Chúng ta tấn công quan điểm của anh ta vào bảo vệ trận địa của mình. Chúng ta dựng lên và dùng những chiến lược. Nếu chúng ta thấy luận điểm của chúng ta không bảo vệ được thì chúng ta có thể bỏ luận điểm đó và chọn một chiến tuyến tấn công khác. Một khái niệm khác mà G. Lakoff dẫn ra để chứng minh rằng ẩn dụ không chỉ có vai trò đối với ngôn ngữ mà nó còn chi phối nhận thức của con người và từ đó chi phối hành động của con người là ẩn dụ thời gian là tiền bạc. Vì nhận thức về thời gian như là tiền bạc. Đó là thói quen trả lương cho người theo giờ, theo tháng, theo năm…Các cuộc nói nói chuyện bằng điện thoại, tiền thuê khách sạn tính theo thời gian, rồi tiền lời, tiền trả nợ cho xã hội tính theo thời gian…Người ta hiểu và thể nghiệm thời gian như một loại sự vật mà người ta có thể tiêu, có thể lãng phí, có thể lập thành quỹ, có thể đầu tư một cách khôn khéo hoặc dại dột, có thể tiết kiệm hay phung phí. Toàn bộ những cái đó đều bị chi phối bởi cái ẩn dụ trên.

Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, G. Lakoff đã khẳng định rằng: chức năng đầu tiên của ẩn dụ là cung cấp cho chúng ta một cách hiểu bộ phận về một loại kinh nghiệm khác và chức năng này có thể vận dụng vào việc hiểu những sự giống nhau đã tồn tại từ trước ngoài ẩn dụ, bao gồm cả sự sáng tạo ra những sự giống nhau mới, nghĩa là việc lý giải, hiểu biết những sự giống nhau từ trước, những sự sáng tạo ra những cái giống nhau mới cũng là theo nguyên tắc chúng ta hiểu sự giống nhau này dựa trên sự giống nhau khác.

Như vậy, G. Lakoff không những khẳng định ẩn dụ không chỉ là những vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề tư duy, nhận thức: đó là có thể nhận thức sự vật này qua qua kinh nghiệm hiểu biết vè sự vật khác nếu chúng giống nhau.

b. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhận thức của con người ngày càng được nâng cao. Con người ngày càng phát hiện ra nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh mình và các sự vật hiện tượng đó ngày càng được nhận thức toàn diện, sâu sắc hơn. Nhưng số lượng từ ngữ để biểu hiện những nhận thức đó thì còn có hạn. Do đó, buộc phải có những cách thức khác nhau để dùng số lượng hữu hạn các từ để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhận thức. Như vậy, ẩn dụ đã góp phàn làm cho ngôn ngữ đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người.

c. Có rất nhiều sự vật, hiện tượng hay những phương diện, khía cạnh khác nhau của các sự vật, hiện tượng nhận thức bằng phương thức ẩn dụ. Trong khoa học tự nhiên có rất nhiều ví dụ chứng tỏ điều này. Có thể dẫn ra đây một hiện tượng như sau: Để tìm ra những quy luật của dòng điện, người ta ví dòng điện như dòng nước. Đây là một ẩn dụ. Trên cơ sở đó những quy luật của dòng điện đi qua dây dẫn có thiết diện nhỏ thì điện trở lớn, ngược lại dòng điện đi qua dây dẫn lớn tức là thiết diện lớn thì điện tích nhỏ. Điều đó giồng như dòng nước khi đi qua ống dẫn có thiết diện lớn thì sức cản đối với dòng nước sẽ nhỏ và ngược lại. Như vậy, để nhận thức về dòng điện là cái mắt thường không nhìn thấy được, người ta so sánh với dòng nước là cái có thể nhìn thấy được.

Hay hai khái niệm trường hấp dẫn, trường điện từ cũng được nhận thức trên cơ sở ẩn dụ. Trường “là một khoảng đất rộng, bằng phẳng dùng làm nơi tiến hành một loại hoạt động nhất định, có đông người tham gia, thường là thi đấu hoặc tập luyện như trường đua, trường bắn”. (Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 1994). Trường hấp dẫn, trường điện từ là hai khái niệm trừu tượng, nhưng giống trường ở chỗ đều là một khoảng không gian nhất định và trong đó tồn tại một cái gì đó nhất định. Do đó, để hiểu hai khái niệm này người ta đã dùng hai khái niệm trường để nhận thức chúng. Và trường hấp dẫn, trường điện từ được hiểu như sau: “Dạng vật chất tồn tại trong một khoảng không gian mà vật nào trong đó cũng chịu tác động của một lực” (dẫn theo từ điển trên, tr. 1057).

Tương tự như vậy hai hiện tượng sóng điện từ và sóng âm cũng được nhận thức qua khái niệm sóng. Nhờ phương thức ẩn dụ người ta coi sóng điện từ và sóng âm như dòng nước. Sóng điện từ “là sự lan truyền trong không gian của điện từ với tốc độ hữu hạn”. Sóng âm “là giao động cơ học truyền đi trong môi trường đàn hồi kích thích được thần kinh thính giác”. Hai loại sóng này không thể nhận biết bằng các giác quan của con người, mà phải nhờ các thiết bị đặc biệt ghi lại hình ảnh sự tồn tại của nó. Nó giống nước ở sự giao động dâng lên, hạ xuống và đều ở trong một môi trường, một không gian. Khi được ví với sóng nước, hai khái niệm trên được nhận thức một cách dễ dàng hơn.

Phần trung tâm của nguyên tử, nơi tập trung hầu hết các khối lượng mang điện tích dương được gọi là hạt nhân. Nhờ ẩn dụ này (coi phần nói trên là hạt nhân giống như hạt quả, mà sự vật trừu tượng trên dễ được nhận thức hơn. Sở dĩ được gọi là hạt nhân vì nó giống nhân của hạt ở vị trí bên trong và vì chức năng quan trọng của nhân đối với hạt.

Tương tự như vậy, khái niệm nhân tế bào cũng được nhận thức rõ hơn qua phương thức ẩn dụ. Đây là bộ phận ở giữa tế bào, thường hình cầu, có chức năng quan trọng trong hoạt động sống, sinh sản và di truyền của tế bào. Bộ phận này không thể quan sát bằng mắt thường. Như vậy, khi được gọi là nhân bộ phận này sẽ dễ dàng nhận thức hơn.

Những thí dụ phân tích trên cho thấy chức năng quan trọng của ẩn dụ đối với nhận thức. Nhờ ẩn dụ, người ta có thể hiểu, có thể nhận thức những hiện tượng, sự vật chưa biết qua các hiện tượng, sự vật đã biết bằng cách so sánh ngầm giữa chúng. Vì bản chất của ẩn dụ là so sánh, do đó chức năng nhận thức của so sánh chính là chức năng nhận thức của ẩn dụ.

Ẩn dụ là một cách thức để con người nhận thức thế giới. Tìm hiểu chức năng của ẩn dụ đối với nhận thức sẽ giúp cho việc hiểu rõ hơn chức năng của ẩn dụ đối với ngôn ngữ.

Tóm lại, rất nhiều kinh nghiệm và hoạt động của chúng ta có bản chất là ẩn dụ. Phần lớn hệ thống khái niệm của chúng ta được hệ thống trong các ẩn dụ, bởi vì chúng ta phát hiện ra những sự giống nhau theo các phạm trù của hệ thống khái niệm. Ẩn dụ là nét độc đáo của ngôn ngữ tự nhiên. Năng lực hiểu các ẩn dụ và dùng được các ẩn dụ là dấu hiệu về khả năng ngôn ngữ của con người. Do đó ẩn dụ không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy, của nhận thức của con người.

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Đỗ Hữu Châu – Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. GD, H, 1981.

2. Nguyễn Thiện Giáp – Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. GD, H, 1998.

3. Hoàng Phê chủ biên – Từ điển tiếng Việt, Nxb. KHXH, 1994.

4. Đỗ Xuân Thảo – Lê Hữu Tỉnh – Giáo trình tiếng Việt 2 (Hệ từ xa, bậc tiểu học), Nxb, ĐHSP Hà Nội, 1998.

Tiếng Anh

1. Aristotle – Thi pháp học. Tạp chí Văn học, số 1. 1997.

2. Asher R. E (Ed. In-Chief) – The Encyclopedia of Language and Linguistics (mục từ Metaphor). Tập V. Pergamon Press, New York, 1994.

Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì? Một Số Ví Dụ Và Các Hình Thức Của Nhân Hóa

Số lượt đọc bài viết: 77.642

Cùng với ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…thì nhân hóa là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng thông dụng trong văn học nghệ thuật cũng như lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Ví dụ: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!”.

Các hình thức của biện pháp nhân hóa

Nếu chỉ nắm được khái niệm biện pháp nhân hóa là gì mà không biết đến các hình thức của biện pháp tu từ này thì sẽ không thể hiểu rõ những tác dụng của nó. Cùng với ẩn dụ và hoán dụ, nhân hóa là một biện pháp tu từ được sử dụng thường xuyên trong văn học và được thể hiện bằng nhiều kiểu khác nhau, cụ thể là:

“Chị ong nâu nâu nâu nâu, chị bay đi đâu đi đâu, chú gà trống mới gáy, ông mặt trời mới dậy….”

Dùng từ ngữ chỉ hành động con người để chỉ hành động con vật

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm ”

Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

“Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.

Lưu ý khi sử dụng biện pháp nhân hóa

Ngoài việc nắm được định nghĩa biện pháp nhân hóa là gì, các hình thức và tác dụng của nhân hóa thì bạn cũng nên lưu tâm đến một số lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ này.

“Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai

Buồn trông chênh chếch sao mai

Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ”

Việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong ví dụ trên giúp cho việc khắc họa nỗi buồn, sự trông đợi thiết tha mang đến một cái buồn man mác mà gần gũi.

Ngược lại với biện pháp nhân hóa là gì? – Trái ngược với nhân hóa là vật hóa – sử dụng những vốn từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng để nói đến con người.

“Gái chính chuyên lấy được chín chồng

Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi

Câu 1: SGK lớp 6 tập 2 trang 56

Ai ngờ quang đứt lọ rơi

Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng”

Câu 2: SGK lớp 6 tập 2 trang 57

Luyện tập về biện pháp nhân hóa

Câu 1: SGK lớp 6 tập 2 trang 57 Câu 2: SGK lớp 6 tập 2 trang 57

Phép nhân hóa

Ông trời mặc áo giáp đen ra trận – Từ “ông” được dùng để gọi người nhưng tác giả lại sử dụng để gọi trời. Hoạt động mặc áo giáp, ra trận là hoạt động của con người nhưng lại được sử dụng để tả bầu trời trước cơn mưa

Muôn nghìn cây mía múa gươm – Múa gươm là hoạt động của người nhưng được dùng để chỉ cây mía.

Kiến hành quân đầy đường – Hành quân là hoạt động của con người nhưng lại dùng để chỉ đàn kiến.

Câu 1: SGK 6 tập 2 trang 58

Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì? – Cách diễn đạt trên với cách diễn đạt trong thơ của Trần Đăng Khoa khác nhau rõ rệt mặc dù hàm ý của chúng như nhau. Trong các diễn đạt của Trần Đăng Khoa có tính hình ảnh và gần gũi hơn.

Các kiểu nhân hóa được sử dụng là:

Câu 2: SGK 6 tập 2 trang 58

a) Dùng từ ngữ vốn gọi con người để gọi sự vật lão, bác, cô, cậu.

b) Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, tính cách của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: xung phong, chống lại, giữ.

c) Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

Câu 3: SGK 6 tập 2 trang 58

Các đối tượng được nhân hóa: tàu (tàu mẹ, tàu con), xe (xe anh, xe em).

Tác dụng: giúp người đọc tưởng tượng được cảnh lao động hối hả và vui tươi ở bến cảng một cách sinh động hơn; mọi sự vật, hiện tượng ở bến cảng trở nên có hồn, chân thật và gần gũi như chính con người.

Đoạn văn này không sử dụng phép nhân hóa mà chỉ đơn thuần miêu tả, tự sự thuần túy, không gợi được sự sinh động, gần gũi đối với con người. Đoạn văn ở câu 1 có nhiều phép nhân hóa, vì vậy nó trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Câu 4: SGK 6 tập 2 trang 59

Cách gọi tên có sự khác biệt ở đoạn văn 1 và đoạn văn 2:

Câu 5: SGK 6 tập 2 trang 59

sự vật hiện lên một cách gần gũi và sinh động hơn phù hợp với giọng văn miêu tả

chỉ miêu tả thuần túy sự vật, phù hợp với văn thuyết minh hơn

Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

Xuân sang, ông mặt trời nở nụ cười thật ấm áp, mọi cây cối đều khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh ngát. Cành đào khô khốc vì giá lạnh thì bây giờ đã có thể nở nụ cười hồng chúm chím. Hồng, lan, huệ,… cùng đua nhau khoe sắc. Đến những chú chim non cũng trở nên rộn ràng hơn, lòng người cũng thấy vui hơn.

Tu khoa lien quan

chuyên đề biện pháp nhân hóa

đặt 5 câu có sử dụng phép nhân hóa

bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa lớp 3

nhân hóa là gì lớp 6

ví dụ về nhân hóa trong thơ

nhân hóa mặt biển

đặc điểm của phép nhân hóa

Please follow and like us:

Nêu Ví Dụ Về 5 Chức Năng Của Tiền Tệ Câu Hỏi 37236

1.Thước đo giá trị

Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 5 xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng (tiền đồng được đúc từ đồng). Mà 1 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu.Vì thế có thể nói Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.

2.Phương tiện lưu thông

Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đến. Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó.

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.

Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, do đó việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

3.Phương tiện cất trữ

Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong rương. Bạn dễ dàng nhìn thấy trong các phim truyện xưa, cổ tích. Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong ngân hàng. Việc làm này không đúng vì tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, bạc.

4.Phương tiện thanh toán

Hiện nay ngân hàng điều cho vay tín dụng. Bạn dễ dàng trở thành con nợ của ngân hàng nếu tiêu xài không đúng cách.

6.Tiền tệ thế giới

Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tỷ giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại 1usd = 23.000 VNĐ…

Chức Năng Thẩm Mỹ Của Các Đặc Điểm Ngôn Ngữ Và Ví Dụ / Văn Học

các chức năng ngôn ngữ thẩm mỹ đó là tài sản mà điều này phải thu hút sự chú ý đến chính nó, mà nó có được một giá trị tự trị. Theo nghĩa này, từ này đồng thời có nghĩa và biểu hiện. Đó là, nó có một ý nghĩa khách quan bên ngoài nó, đồng thời, có ý nghĩa chủ quan, vượt quá mục tiêu.

Do đó, từ này có thể nói một điều và đồng thời cho thấy một điều hoàn toàn khác. Chức năng thẩm mỹ này của ngôn ngữ được nghiên cứu rộng rãi bởi một nhánh triết học: thẩm mỹ.

Thuật ngữ này bắt nguồn từ thuật ngữ aistesis của Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là cảm giác hoặc nhận thức, kiến ​​thức có được thông qua kinh nghiệm cảm giác.

Mặt khác, việc sử dụng ngôn ngữ đặc biệt này thể hiện rõ hơn nhiều trong lĩnh vực văn học. Trong thơ, chẳng hạn, các cấu trúc ngôn từ văn học được sử dụng rất nhiều để truyền đạt nhiều nghĩa của nó. Trong số đó, chúng ta có thể đề cập đến màu sắc, âm thanh, cảm xúc và hình ảnh của thế giới vật chất và cụ thể.

Để thực hiện chức năng này của ngôn ngữ, một loạt các tài nguyên được sử dụng. Một số trong số họ là similes, đồng âm, bất hòa, tưởng tượng, chơi chữ và ẩn dụ.

Đây không phải là để sử dụng độc quyền của văn học. Phạm vi các khả năng mà chức năng thẩm mỹ này của ngôn ngữ được phát triển bao gồm phim, chương trình truyền hình và ngôn ngữ hàng ngày.

Chỉ số

1 Đặc điểm của chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ

1.1 Nhấn mạnh vào giá trị biểu cảm

1.2 Ưu tiên hình thức so với nội dung

1.3 Theo chuẩn mực văn hóa

1.4 Sự hiện diện trong mọi bối cảnh ngôn ngữ

2 ví dụ

2.1 Để một vận động viên trẻ chết

3 tài liệu tham khảo

Đặc điểm của chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ

Nhấn mạnh vào giá trị biểu cảm

Ngôn ngữ có một số chức năng. Điều này có thể được sử dụng để thuyết phục (chức năng kháng cáo), truyền đạt thông tin của thế giới cụ thể (chức năng tham chiếu), tham chiếu đến các khía cạnh của ngôn ngữ (chức năng ngôn ngữ kim loại), trong số những người khác..

Trong trường hợp chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ, nó ưu tiên cho giá trị biểu cảm của ngôn ngữ. Đó là, nó đề cập đến khả năng của họ để bày tỏ cảm xúc hoặc tình cảm đánh thức một đối tượng, một ý tưởng hoặc một thực thể.

Điều này có nghĩa là nó không bỏ qua giá trị quan trọng của ngôn ngữ (khả năng đề cập đến thế giới bên ngoài).

Ưu tiên hình thức trên nội dung

Khi một cuốn tiểu thuyết hoặc một bài thơ được đọc, chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ đang được trải nghiệm. Trong tất cả các loại biểu hiện, mục đích là để mang lại niềm vui thẩm mỹ.

Điều này đạt được thông qua chính các từ và sự sắp xếp có ý thức và có chủ ý có tác dụng dễ chịu hoặc làm phong phú.

Vì lý do này, mục đích thẩm mỹ này mang lại sự ưu tiên cho hình thức, hơn là nội dung. Theo cách này, thông thường, đặc biệt là trong bối cảnh văn học, sử dụng ngôn ngữ tượng hình, thơ ca hoặc lố bịch.

Như đã đề cập, trong số các tài nguyên được sử dụng cho mục đích này là similes, ẩn dụ, trớ trêu, tượng trưng và tương tự.

Mặt khác, khi sử dụng các từ cho mục đích nghệ thuật, người ta thường chọn một số từ nhất định và khám phá lại chúng để đảm bảo đạt được hiệu quả mong muốn.

Theo tiêu chuẩn văn hóa

Nói chung, ngôn ngữ nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với văn hóa của xã hội. Nó phản ánh niềm tin, phong tục, giá trị và hoạt động của một nhóm cụ thể tại một thời điểm nhất định. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chức năng thẩm mỹ của nó phải tuân theo tất cả nền tảng văn hóa này.

Sự hiện diện trong tất cả các bối cảnh ngôn ngữ

Mặc dù đánh giá này về chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ được chứng minh rõ ràng hơn trong văn học, nó cũng được tìm thấy trong ngôn ngữ thông tục. Sau này, nó được nhận thức dưới dạng ẩn dụ, chơi chữ và các tài nguyên biểu cảm khác của lời nói hàng ngày.

Ví dụ

Chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ có thể được nhìn thấy mạnh mẽ hơn trong thơ. Trong thực tế, chức năng thơ ca và thẩm mỹ thường được sử dụng như từ đồng nghĩa.

Mục tiêu của ngôn ngữ thơ là truyền đạt một ý nghĩa, cảm giác hoặc hình ảnh sâu sắc đến khán giả. Để tạo hiệu ứng này, bao gồm các hình ảnh có chủ đích và ngôn ngữ tượng hình.

Một vận động viên trẻ chết

(A.E. Housman, bản dịch của Juan Bonilla)

“Ngày bạn đã chiến thắng cuộc đua trong thị trấn của bạnTất cả chúng tôi đi qua quảng trường.Đàn ông và trẻ em hô vang tên bạnvà trên vai chúng tôi đưa bạn đến nhà bạn.

Hôm nay tất cả các vận động viên đi trên con đườngvà trên vai chúng tôi đưa bạn đến nhà bạn.Trong ngưỡng chúng tôi sẽ gửi tiền cho bạn,công dân của thành phố yên tĩnh nhất.

Chàng trai xảo quyệt, bạn đã rời đi sớmNơi vinh quang không quan trọng.Bạn có biết rằng vòng nguyệt quế phát triển nhanhrất lâu trước khi hoa hồng khô héo.

Nhắm mắt và nhìn vào ban đêmbạn sẽ không thể biết ai là người thu âm của bạn. “

Con cừu

André Bello

“Giải thoát chúng ta khỏi sự chuyên chế khốc liệt

của con người, Jove toàn năng

Một con cừu nói,

trao lông cừu cho kéo?

rằng ở những người nghèo của chúng ta

người chăn làm thiệt hại nhiều hơn

trong tuần, trong tháng hoặc năm

móng vuốt của những con hổ làm cho chúng tôi.

Hãy đến, người cha chung của cuộc sống,

mùa hè rực lửa;

mùa đông lạnh,

và cho chúng tôi che chở cho khu rừng râm mát,

chúng ta hãy sống độc lập,

nơi chúng tôi không bao giờ nghe thấy zampoña

ghét, điều đó cho chúng ta lừa đảo,

chúng ta đừng nhìn thấy vũ trang

của kẻ gian chết tiệt

người đàn ông hủy diệt đánh lừa chúng ta,

và cắt chúng tôi, và một trăm đến một trăm giết chết.

Giảm tốc độ thỏ rừng

về những gì anh ấy thích, và đi đến nơi anh ấy thích,

không có zagal, không bút và không có chuông;

và trường hợp cừu buồn!

nếu chúng ta phải thực hiện một bước,

chúng tôi phải xin giấy phép từ con chó.

Mặc quần áo và che chở cho người đàn ông len của chúng tôi;

ram là thức ăn hàng ngày của nó;

và khi tức giận bạn gửi đến trái đất,

cho tội ác của họ, đói, bệnh dịch hoặc chiến tranh,

Ai đã thấy máu người chạy??

trong bàn thờ của bạn? Không: cừu một mình

để xoa dịu cơn giận của bạn …

Tài liệu tham khảo

Dufrenne, M. (1973). Hiện tượng học của kinh nghiệm thẩm mỹ. Evanston: Nhà xuất bản Đại học Tây Bắc.

Đại học Doane. (s / f). Lợi ích của giáo dục thẩm mỹ. Lấy từ doane.edu.

Hoogland, C. (2004). Một thẩm mỹ của ngôn ngữ. Lấy từ citeseerx.ist.psu.edu.

Khu trường cao đẳng cộng đồng Austin. (s / f). Mục đích văn học. Lấy từ austincc.edu.

Llovet, J. (2005). Lý luận văn học và văn học so sánh. Barcelona: Ariel.

León Mejía, A. B. (2002). Chiến lược phát triển truyền thông chuyên nghiệp. Mexico D. F.: Biên tập Limusa.