Ví Dụ Về Chức Năng Giáo Dục Của Nghệ Thuật / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Bàn Về Chức Năng Giáo Dục Thẩm Mỹ Của Nghệ Thuật

Đối với học sinh, trong lĩnh vực thẩm mỹ học sinh trau dồi cho mình những khái niệm chung về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài… bắt đầu từ những hành vi, những hành động, từ trang phục và trong cả nghệ thuật.

Mặt khác, từ giáo dục thẩm mỹ cho học sinh cũng giúp học sinh nhận thức được giá trị đạo đức trong thẩm mỹ. Trẻ em đến với đạo đức cũng thông qua cái đẹp. Vì vậy, phải phát triển ở trẻ nhu cầu quan hệ thẩm mỹ với mọi người, với xã hội, với lao động. Nói chung nghệ thuật tạo cho con người khả năng nhận thức, hiểu được cái đẹp trong đời sống tự nhiên và có tác động mạnh mẽ tích cực đến đời sống xã hội, làm phong phú đời sống tinh thần và là điều kiện để giữ gìn phẩm giá con người, là phương tiện để đấu tranh tích cực vì tư tưởng tốt đẹp của nhân loại.

Trong quá trình sống và hoạt động xã hội, con người đã hình thành quan niệm, niềm tin và muốn thể hiện tư tưởng ấy ở cái đẹp và tìm cách phản ánh cái đẹp ấy trong nghệ thuật. Ngược lại, những tư tưởng đúng đắn của nghệ thuật dẫn dắt con người đến những niềm tin trong hành vi và trong hoạt động, sinh ra một năng lượng mới trong cuộc sống. Hình tượng nghệ thuật được lĩnh hội bằng một sự thông cảm sâu sắc có tác động mạnh mẽ đến thế giới chủ quan của nhân cách và sinh ra những cảm xúc phức tạp hơn.

Quá trình cảm xúc như thế không đơn thuần là một quá trình hoạt động trí tuệ mà còn đem lại những cảm xúc thẩm mỹ những niềm vui, nỗi buồn, khâm phục, thán phục v.v.. Con người không chỉ nhận thức mà còn cảm nhận sâu sắc tư duy khách quan trong sự khái quát nghệ thuật riêng của cá nhân.

2. Nghệ thuật cung cấp cho người học những kiến thức tổng hợp

Nghệ thuật luôn phản ánh mối quan hệ thực tại, có khi là trực tiếp, có khi là ngụ ý, có khi là hoang đường thất thiệt nhưng trong tác phẩm bao giờ cũng phản ánh cuộc sống, trước hết là cuộc sống hiện tại. Ví dụ: cùng một bài hát nhưng mỗi ca sĩ ở mỗi thời đại khác nhau đều có cách thể hiện ở phong cách khác nhau và ngay cả những thưởng thức ở mỗi thời đại cảm nhận bài hát ấy không phải ở một không gian nào xa xôi mà chính bằng thực tại.

Mỗi một loại hình nghệ thuật đều phản ánh cuộc sống theo cách riêng của mình và theo thời đại của mình. Thời Trung cổ thế giới quan của tư tưởng tôn giáo thống trị, do đó ý tưởng của cái đẹp của các nhà hoạ sĩ vẽ những bức tranh thần thánh, kiến trúc theo kiểu gothic thể hiện tư tưởng cao xa. Âm nhạc, thời trung cổ cũng chỉ là những thánh ca vang lên đều đều, tránh sự xáo động.

Ngôn ngữ của các ngành nghệ thuật chính là các phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Đối với nghệ thuật âm nhạc, các phương tiện biểu hiện chính là nhịp điệu, tiết tấu, giai điệu, hoà âm. Hình tượng âm nhạc bao giờ cũng được biểu hiện bằng những phương tiện (hay còn gọi là ngôn ngữ) của nó.

Nghệ thuật cũng khám phá ra những ý nghĩa khoa học (Ví dụ: Chuyện Hai vạn dặm dưới biển), mở mang tầm hiểu biết về thế giới về con người. Đổi mới những cái đã quá quen thuộc, thông thường trong cuộc sống, nhận thấy ở đó cái mới, cái bất ngờ.

Nghệ thuật cũng giúp con người sáng tạo ra những giá trị tinh thần vô giá. Các phát minh khoa học không mang dấu ấn của nhà khoa học, chỉ có con đường khám phá mà nhà khoa học đi qua mới mang cá tính. Còn nghệ thuật, các tác phẩm của người nghệ sĩ mang dấu ấn tâm lý cá nhân của người nghệ sĩ đó. Các tác phẩm nghệ thuật chính là sự khái quát cao nhất các giá trị tinh thần của nhân loại, tư tưởng tình cảm, nền văn hóa xã hội của loài người trong thời kỳ đó. Chính vì vậy, tác phẩm của mỗi người đều mang cá tính và là sản phẩm có một không hai.

3. Nghệ thuật phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh

Giáo dục nghệ thuật cho học sinh đòi hỏi phải giúp học sinh tự tiếp nhận học vấn nghệ thuật, nhận biết, cảm thụ, hiểu cái đẹp trong nghệ thuật và trong đời sống. Bản chất của giáo dục thẩm mỹ trong dạy học và phát triển nghệ thuật cho học sinh là một quá trình phức tạp, nhiều giai đoạn, từ chỗ cho học sinh làm quen với nghệ thuật đến lúc tự sáng tạo trong nghệ thuật.

Qua quá trình tiếp xúc với cái đẹp trong nghệ thuật học sinh sẽ dần dần tích luỹ những ấn tượng của cái đẹp trong tác phẩm trên cơ sở cảm thụ, tri giác thẩm mỹ. Những ấn tượng đó sẽ khác nhau theo mức độ hoàn thiện nghệ thuật và thẩm mỹ nói chung của học sinh. Kinh nghiệm sống của học sinh ở các độ tuổi khác nhau và còn bị hạn chế bởi nhiều học sinh chưa đủ sức để học phân tích, phân loại những ấn tượng về thẩm mỹ chưa đủ sức đánh giá và phê phán chất lượng nghệ thuật nên quá trình lĩnh hội nghệ thuật ở học sinh phải qua một quá trình tổ chức sư phạm mới có kết quả.

Muốn thâm nhập, lĩnh hội tác phẩm nghệ thuật, đòi hỏi con người phải có một trình độ văn hoá, có sự cảm xúc tinh tế vì thế mà cần phải đưa học sinh vào thế giới nghệ thuật với cái đẹp chân chính với nhiều lĩnh vực rộng rãi để dạy cho trẻ ý thức thẩm mỹ trong các hình tượng nghệ thuật.

Việc phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ của học sinh là rất quan trọng bởi vì:

– Phát triển thính giác nảy sinh nhu cầu tập nghe, bằng con đường cảm thụ và phát hiện âm thanh đó là ngôn ngữ ban đầu của âm nhạc. – Phát triển tư duy học sinh nhằm phát hiện ra nhu cầu cảm thụ thẩm mỹ giúp học sinh hình thành tư duy hình tượng cụ thể, từ đó phát triển trí tưởng tượng của học sinh, đó cũng là một trong những yếu tố cơ bản của nghệ thuật.

Tóm lại: Vai trò giáo dục thẩm mỹ rất quan trọng, nhất là trong tiến trình hội nhập. Nhưng để công tác giáo dục thẩm mỹ thực hiện tốt chức năng của mình là vấn đề không hề đơn giản. Nó không phải chỉ là trách nhiệm của riêng bộ môn giáo dục nghệ thuật hay của ngành giáo dục mà đòi hỏi sự toàn tâm, toàn ý chung tay, góp sức của gia đình, cộng đồng và của toàn xã hội.

1. Giáo trình Giáo dục học – Trần Tuyết Oanh – NXBĐHSP – 2007 2. Giáo dục thẩm mỹ (Nhạc viện Hà Nội) 3. http://vietbao.vn/Van-hoa/Nam-loai-hinh-giao-duc/40175501/184 4. http://baoquangngai.com.vn/channel/2027/200912/Cong-tac-giao-duc-tham-my-trong-truong-hoc-o-tinh-ta-1918964

Tags: Giáo dục, Lý luận nghệ thuật, Mỹ học

Chức Năng Của Tiền Tệ, Ví Dụ Cụ Thể?

Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được.

Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc.

Tiền thường được nghiên cứu trong các lý thuyết về kinh tế quốc dân nhưng cũng được nghiên cứu trong triết học và xã hội học Định nghĩa

Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người khi mà nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ tương rộng lớn. Khi đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con người chỉ cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở nhiều nơi để đổi cho mình những nhu yếu phẩm cần thiết. Từ đó các hoạt động thương mại đã ra đời, tiền tệ được quy ước và ban hành, quản lý bởi nhà nước. Đổi lại, nhà nước có quyền thu thuế thừ các hoạt động thương mại. Nói một cách chặt chẽ thì tiền chỉ là những gì mà luật pháp bắt buộc phải công nhận là một phương tiện thanh toán. Trong kinh tế học, có một số khái niệm về tiền.

* Tiền mặt: là tiền dưới dạng tiền giấy và tiền kim loại. * Tiền gửi: là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng có thể dẽ dàng chuyển thành tiền mặt. * Chuẩn tệ: là những tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền, chẳng hạn như trái phiếu, kỳ phiéu, hối phiếu, tiền tiết kiệm, ngoại tệ.

Nêu Các Chức Năng Cơ Bản Của Tiền Tệ? Cho 3 Ví Dụ Về Chức Năng Cơ Bản Của Tiền Tệ?

Có 5 chức năng của tiền tệ:

– Thước đo giá trị

VD: Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một chiếc bánh có giá trị bằng 5 xu (tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng (tiền đồng được đúc từ đồng). Mà 1 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu. Vì thế có thể nói Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.

– Phương tiện lưu thông

VD:

Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đếm. Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó.

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.

Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, do đó việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

– Phương tiện cất trữ

VD: Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong rương. Bạn dễ dàng nhìn thấy trong các phim truyện xưa, cổ tích. Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong ngân hàng. Việc làm này không đúng vì tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, bạc.

– Phương tiện thanh toán

VD: Hiện nay ngân hàng điều cho vay tín dụng. Bạn dễ dàng trở thành con nợ của ngân hàng nếu tiêu xài không đúng cách.

– Tiền tệ thế giới

VD: Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tý giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại 1usd = 23.000 VNĐ…

Suy Nghĩ Về Chức Năng Giáo Dục Của Văn Học

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về chức năng giáo dục của văn học.

Văn học có bốn chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và giải trí. Trước hết, phải kể đến chức năng nhận thức. Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh của văn học. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống. Nó có thể đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống con người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, ở khắp mọi nơi trên thế giới. Có người nói: Văn học là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống. Tuy nhiên, văn học không đơn thuần phản ánh hiện thực mà chủ yếu là giúp con người nhận thức đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về bản thân minh và mối quan hệ tổng hòa trong cuộc sống, góp phần giáo dục con người thông qua tác phẩm. Người ta gọi đó là chức năng giáo dục của tác phẩm văn học.

Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Định nghĩa nổi tiếng của nhà văn hiện thực Nga Macxim Gorki: Văn học là nhân học trước hết nhấn mạnh đến mục đích của văn học là giúp con người hiểu được bản thân mình; nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy sinh khát vọng đi tìm chân lí, dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, hướng tới cái đẹp, cái thiện của cuộc đời. Văn chương chân chính phải phục vụ con người, phải phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của con người với những niềm vui, nỗi đau đời thường. Nhà thơ Tố Hữu nhận xét: Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học. Nói đến chức năng giáo dục của văn học là nói đến khả năng dẫn dắt và định hướng. Văn học đến với con người bằng con đường tình cảm. Nó đem lại cho người đọc những rung cảm sâu xa trước khung cảnh tươi đẹp của quê hương, đất nước, trước trạng thái muôn màu muôn vẻ của cuộc sống xung quanh và nhất là trước sự phong phú, đa dạng của thế giới tâm hồn.

Văn chương chân chính có khả năng cảm hóa, nhân đạo hóa con người. Nó góp phần vào việc hình thành nhân cách, hoàn thiện đạo đức, giúp con người sống tốt đẹp hơn. Các tác phẩm văn học đích thực có khả năng giáo dục rất lớn, xứng đáng là những người thầy, người bạn đáng tin cậy của chúng ta.

Từ ngàn xưa, văn học dân gian đã làm tốt chức năng giáo dục. Những thiên thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười… đều nhằm phản ánh hiện thực đời sống dưới những góc độ, màu sắc khác nhau. Nhưng bao trùm lên hết thảy vẫn là khát vọng hiểu biết yà chinh phục, là ước mơ công lí, chính nghĩa, là mục đích vươn lên, đạt tới những giá trị Chân, Thiện, Mĩ của con người. Một nhà văn xưa đã nói: Văn học giúp người ta làm lành, lánh dữ. Bởi thế nên các tác phẩm xứng đáng gọi là văn chương có tác động mạnh mẽ tới tâm tư, tình cảm người đọc, giúp người đọc có được một thê giới quan và nhân sinh quan đúng đắn.

Đặc điểm của văn học là thông qua các sự kiện, hình tượng trong tác phẩm để kích thích người đọc về mặt tình cảm, buộc họ phải bày tỏ thái độ và suy nghĩ của mình về nội dung nghệ thuật của tác phẩm và những vấn đề có tính chất xã hội, tính chất triết lí mà tác giả đặt ra. Trong những năm 30, 40 của thế kỉ XX, các nhà văn hiện thực phê phán đã lên tiếng tố cáo xã hội thực dân phong kiến đẩy con người vào cuộc sống cùng khổ, bế tắc, vào thân phận nô lệ. Ngô Tất Tố đã vẽ nên bức tranh ảm đạm, thê lương của nông thôn Việt Nam trong mùa sưu thuế; phản ánh số phận đen tối, thảm thương của người nghèo. Nam Cao đau xót, phẫn uất trước thực trạng xã hội đầy rẫy bất công, vô nhân đạo đã giết chết phần tốt đẹp trong con người, tước đoạt quyền làm người của kẻ bị áp bức. Tiểu thuyết Tắt đèn, truyện ngắn Chí Phèo, tiểu thuyết Bước đường cùng… như những tiếng chuông cảnh tỉnh kêu gọi mọi người hãy cứu lấy nhân tính đang bị giai cấp thống trị tước đoạt và chà đạp trắng trợn. Tinh thần nhân đạo của các tác giả còn thể hiện ở việc miêu tả con người với những khát vọng đổi đời, với tinh thần dũng cảm đấu tranh để khẳng định bản lĩnh, phẩm giá và lí tưởng sống của mình.

Đọc những tác phẩm văn chương đích thực, người đọc dần dần nhận thức và xác định được hướng đi đúng đắn cho mình. Văn học định hướng cho cá nhân những điều kiện cần thiết để tiến tới hoàn thiện nhân cách. Lẽ ghét thương của ông Ngư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện bản chất của tầng lớp sĩ phu: Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương. Quan niệm đạo đức của nhà thơ mù yêu nước tiêu biểu cho quan niệm đạo đức của phần lớn nhân dân Nam Bộ thế kỉ XIX:

Trai thời trung hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.

(Lục Vân Tiên)

Khí phách hiên ngang cùa người anh hùng Từ Hải; đức hi sinh đáng ca ngợi của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du; nhân cách cao thượng của nhân vật Huấn Cao trong kiệt tác Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân; những bài học phấn đấu, tu dưỡng quý giá của người tù – thi sĩ cộng sản Hồ Chí Minh; nhiệt thành yêu nước, khát khao chân lí cách mạng của người thanh niên xứ Huế Tố Hữu… đểu tác động sâu xa tới trái tim người đọc và lưu lại những bài học đạo lí muôn đời. Lòng yêu nước, quan điểm: Chết vinh còn hơn sống nhục khẳng định truyền thống bất khuất chống xâm lăng của dân tộc Việt Nam đã được đưa vào văn chương chống Pháp, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm công dân trong mỗi con người.

Các nhà văn chân chính là những người có tâm hồn đẹp đẽ. Họ lấy tâm hồn mình để soi sáng những cảnh đời tối tăm, an ủi người nghèo khổ, vạch trần và lên án cái xấu, biểu dương, ca ngợi cái tốt… Những điều đó có tác dụng rất lớn tới quá trình cảm thụ và vươn lên của con người. Hình tượng điển hình trong thơ văn truyền cho người đọc một tình yêu mãnh liệt đối với cái đẹp, cái cao cả của cuộc sống; đồng thời cũng chỉ ra đâu là cái xấu, cái ác cần lên án và xóa bỏ để cuộc đời và con người ngày càng tốt đẹp hơn.