Ví Dụ Về Chức Năng Của Dư Luận Xã Hội / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Về Bản Chất Của Dư Luận Xã Hội

Dư luận xã hội (DLXH) là một trong những biểu hiện sớm nhất của ý thức xã hội. Bản chất ý kiến của con người được nghiên cứu từ thời cổ đại. “Quan điểm triết học của Parmenid, Empedocl, Democrit đã đối lập khái niệm “ý kiến” và “tri thức”. Các học giả này coi ý kiến là tri thức giả, là cái gì đó không rõ ràng, không bền vững, đối lập với “sự thật hợp lý”. Nhưng ngay sau Platon và Aristot, một quan điểm khác được đề xuất: ý kiến là cái gì đó ở giữa tri thức và niềm tin. Nó dường như là khâu liên kết giữa cảm xúc thực và chân lý” 1.

Cuộc đấu tranh của hai khuynh hướng này vẫn tiếp tục ngay cả khi trong lĩnh vực nghiên cứu triết học có hiện tượng được gọi là DLXH. Trong quan điểm của các đại diện triết học cổ điển Đức, chẳng hạn, ở công trình Triết học pháp quyền, Hêghen đã đưa ra một quan niệm tương đối mở rộng của DLXH bao gồm định nghĩa, con đường hình thành và các đặc điểm của nó.

Hêghen xem xét DLXH trong mối tương quan với việc phân tích thể chế nhà nước, nơi ông tách bạch lập pháp và hành pháp. Vai trò cơ bản của yếu tố này là ở chỗ, trong đó, ý thức cộng đồng tồn tại như một tổng thể kinh nghiệm các quan điểm và tư tưởng của nhiều người. Tổng thể này ở dạng “ý nghĩ lành mạnh của con người” gắn với sự phản ánh “tình trạng chung của công việc”. Hêghen tách bạch cái hợp nhất có trong tổng thể các ý kiến cá nhân về công việc chung, nói cách khác, về các vấn đề gây nên mối quan tâm chung. Tư tưởng này được thể hiện rõ hơn trong định nghĩa: Tự do chủ quan, hình thức là ở chỗ những cá nhân có và thể hiện ý kiến riêng của mình, suy luận về các công việc chung và đưa ra lời khuyên về các công việc đó, thể hiện trong cái tập hợp được gọi là DLXH.

Cùng với việc đề xuất cơ sở hợp lý của DLXH và sức mạnh của nó, Hêghen lại đối lập ý kiến của dân chúng với thể chế nhà nước, ở đó, người thể hiện quyền lực cao nhất là nhà vua. Hêghen cũng chỉ ra rằng trong DLXH “chân lý và những sai lầm vô tận liên kết với nhau”, nó không phải là “chuẩn mực cho cái mà ta cần trên thực tế”, “quần chúng không thể hiểu được” phương pháp hiểu biết, suy luận các hành vi của mình…” 2.

Hêghen đã giải thích sự mâu thuẫn hiển nhiên trong suy luận của mình. Theo ông, bản chất của DLXH không thể được nhận thức từ sự thể hiện hiện thực của nó. Trong DLXH có cả cái thật và cái giả, nhưng “tìm ra được chân lý trong nó là công việc của một người vĩ đại”. Vì “thực thể chỉ tồn tại từ mình”, và ông đi đến kết luận như sau: DLXH không có trong mình cả quy mô suy tàn lẫn khả năng nâng khía cạnh thực thể từ bên trong mình lên tầm cao của tri thức nhất định… độc lập với nó là điều kiện hình thức đầu tiên để hoàn thành một cái gì đó vĩ đại và đúng đắn cả trong thực tế lẫn trong khoa học. Tuy tạo ra một bước ngoặt cách mạng trong triết học bởi những đóng góp về phép biện chứng, song Hêghen không vượt qua được tư tưởng bảo thủ bám chặt vào nền quân chủ hùng mạnh.

Những tư tưởng của Hêghen gắn với việc công nhận sức mạnh của trí tuệ tập thể đã được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi trong các công trình của những nhà luật học, trước tiên là ở châu Âu giữa thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, mà đại diện là luật gia người Đức Holcendorff, nhà tội phạm học và xã hội học người Pháp Tard, giáo sư luật đại học người Nga Chvostov. Họ đều công nhận “sức mạnh tinh thần” của DLXH, mặc dù trong nhiều điều, họ không thể giải thích được nguồn gốc của nó.

Bản chất của DLXH không thể được khám phá từ chính nó. Để giải quyết vấn đề tương đối riêng của DLXH cần thiết phải khám phá những quy luật chung của xã hội loài người, của các quy luật nhận thức. Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác và Ăng ghen đã khám phá ra những quy luật này, điều đó cho phép mở đầu những nghiên cứu bản chất của DLXH từ những quan điểm thực chất khoa học.

Cụ thể hóa câu hỏi chủ yếu của triết học ứng dụng trong xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác nhận thấy rằng: ý thức xã hội chính là sự phản ánh tồn tại xã hội, Mác và Ăngghen cho rằng: chúng ta nâng từ mặt đất lên bầu trời, nghĩa là chúng ta xuất phát không phải từ những gì người ta nói, tưởng tượng, hình dung,… đối với chúng ta, điểm xuất phát là chính những người đang hoạt động và từ quá trình sống thực của họ, chúng ta rút ra cả sự phát triển những phản ánh tư tưởng của quá trình sống đó. Như vậy, người ta đã xác nhận rằng bất cứ sự xuất hiện nào của ý thức xã hội (bao gồm cả DLXH) là “sự bay hơi theo cách của mình” trong quá trình sống vật chất.

Lời giải này cho câu hỏi chính của triết học, như ta biết có hai mặt: ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội và tồn tại xã hội xác định ý thức xã hội. Do đó, DLXH có thể được phân tích về mặt nhận thức luận và cả về mặt xã hội học. Cả hai cách đề cập này đã được các nhà xã hội học sử dụng tích cực khi nghiên cứu DLXH và đã đặt nền móng vững chắc để giải quyết nhiệm vụ phức tạp này. Chẳng hạn, khi nghiên cứu khía cạnh nhận thức luận của DLXH, người ta đã nhấn mạnh ít nhất 3 điểm quan trọng của DLXH: 1) phản ánh thực tế, 2) ” đi vào” mỗi dạng ý thức xã hội, và 3) bao gồm cả nhận thức thông thường lẫn nhận thức lý thuyết. Sự tương tác của các hình thức nhận thức xã hội và DLXH phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố xã hội, vào trình độ phát triển của xã hội. Người ta biết rằng DLXH là một trong những biểu hiện sớm nhất của ý thức xã hội. Ăngghen, trong tác phẩm Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước đã viết : “Chế độ thị tộc lớn lên từ xã hội không biết đến những mâu thuẫn bên trong và chỉ thích nghi với xã hội đó. Chế độ này không có một phương tiện cưỡng bức nào khác ngoài DLXH”.

DLXH phát triển tương đối độc lập với các hình thức ý thức xã hội. Việc nó “đi vào” mỗi dạng ý thức xã hội mang tính lịch sử cụ thể. Điều đó có nghĩa là việc xâm nhập của DLXH vào các dạng ý thức xã hội khác nhau ở giai đoạn phát triển hiện nay là kết quả tác động cả yếu tố xã hội lẫn yếu tố nhận thức.

Cần phải tính đến phương diện xã hội khi giải quyết vấn đề nhận thức luận về quan hệ giữa cái thực và cái giả trong DLXH. Vấn đề không chỉ ở chỗ trong DLXH cái thực và cái giả xen kẽ nhau, mà cả ở chỗ quan hệ giữa chúng như thế nào? khuynh hướng thay đổi của nó, các yếu tố ảnh hưởng đến nó ra sao? Người ta nhận thấy rằng không nên chỉ giới hạn ở việc đối lập nó với ý thức khoa học (chẳng hạn, trong khoa học có thể có những quan điểm, lý thuyết sai trái,…). Sự phê phán đó còn cần phải bao gồm những giải thích căn nguyên của DLXH trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định vì, những điều kiện xã hội có tác động quyết định lên mức độ tương ứng của sự phản ánh thực tế trong DLXH.

Một vấn đề khác hết sức quan trọng là cần phải giải thích DLXH tác động lên hoạt động thực tiễn của con người như thế nào? bằng cách nào? với những đặc điểm nào?

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà xã hội học đã coi DLXH chủ yếu như một trạng thái của ý thức và do đó đã phân tích nó trong cấu trúc của ý thức xã hội. Cách tiếp cận ấy tìm được sự phản ánh tương ứng trong những định nghĩa của DLXH ở hàng loạt ấn phẩm của thời kỳ này.

Phân tích DLXH trong khuôn khổ cấu trúc ý thức xã hội dứt khoát dẫn đến chủ yếu là nghiên cứu phương pháp và hình thức phản ánh hiện thực trong các tranh luận tập thể của con người. Rõ ràng là hướng này rất có hiệu quả và cần thiết, nhưng nó vẫn chưa đủ khi xuất hiện vấn đề về tác động thực tế của DLXH lên thực tiễn và về năng lực cải tạo thực tiễn.

Mặc dù các nhà xã hội học coi DLXH không phải là cái gì đó thuần túy tinh thần, mà là một cấu tạo tinh thần – thực tế, người ta vẫn rất ít chú ý đến việc khám phá “khía cạnh thực tế”, khía cạnh này thực ra chỉ được nhắc đến xuất phát từ những quan sát thực nghiệm. Tuy nhiên, người ta biết rằng, DLXH luôn luôn và trước hết gắn với việc con người đánh giá một hiện tượng, một quá trình nào đó. DLXH gắn với việc thể hiện lợi ích của các nhóm xã hội lớn. Như vậy, DLXH gắn với các quan hệ xã hội. Điều này là cơ sở để xem xét DLXH không chỉ trong cấu trúc ý thức xã hội mà cả trong cấu trúc quan hệ xã hội. Và khi đó, bản chất của DLXH có thể định nghĩa như là sự tương tác, mối quan hệ của con người trên cơ sở sự thống nhất hoặc sự khác biệt trong đánh giá của họ về những hiện tượng cấp bách của thực tiễn, có ý nghĩa xã hội.

Rõ ràng, sự chuyển DLXH từ trạng thái phản ánh đến trạng thái cải tạo thực tế (từ lời nói đến việc làm) gắn liền với quá trình khách thể hóa nó trong hệ thống các quan hệ xã hội, có cơ sở chuẩn mực vào thời điểm đánh giá.

DLXH không phải là một kiểu hoặc một loại quan hệ xã hội đặc biệt, mà chỉ là một yếu tố, một thời điểm, một mặt của các quan hệ đó. DLXH xuất hiện như một phản ánh quá trình sống vật chất và thông qua ý thức con người và tác động vào hệ thống các quan hệ thượng tầng, tư tưởng trong những điều kiện nhất định. Nội dung của DLXH như một yếu tố, một mặt của các quan hệ thượng tầng, tư tưởng, là sự tác động của con người với mục đích tạo ra sự nhất trí trong đánh giá một hiện tượng, một quá trình xã hội cấp bách và cả thái độ tương ứng với sự đánh giá đó trong hoàn cảnh xã hội cụ thể.

Cơ sở của việc xuất hiện DLXH như một mặt của các quan hệ xã hội trước hết xuất phát từ nhu cầu thể hiện lợi ích xã hội. Trong xã hội học, người ta chia ra những lợi ích gần nhất, lợi ích từng phần, tạm thời và những lợi ích cơ bản, lâu dài. DLXH gắn với cả loại lợi ích thứ nhất lẫn thứ hai. Tuy nhiên, mối liên hệ với loại lợi ích thứ nhất rõ ràng hơn, nhìn thấy được, cảm thấy được. Động thái của DLXH thường xuất hiện trên cơ sở hiện thực hóa những lợi ích cấp bách nhất.

DLXH phản ánh và thể hiện các quan hệ xã hội. Quá trình này có thể chia thành: 1) không hình thức và 2) hình thức. Ở phương diện không hình thức có thể là “những quy tắc không được viết ra”, nhưng phương tiện thứ hai là những cấu trúc hình thức chính thức (cơ quan, tổ chức,…) thể hiện DLXH ở mức độ chính thức.

Thực tế cho thấy DLXH có tiềm năng nhận thức to lớn, nghĩa là có khả năng phản ánh trung thực bản chất của hiện tượng xung quanh. Kinh nghiệm đã được nhiều lần kiểm chứng của quần chúng, thể hiện ở ý kiến tập thể của họ luôn luôn cố định chính xác hiện tượng hay quá trình này hoặc hiện tượng hay quá trình khác của thực tiễn. Chính vì vậy, nghiên cứu DLXH, trong ý nghĩa nhất định, là nghiên cứu hiện thực tồn tại.

Trên cơ sở phản ánh nhận thức, DLXH còn cho thấy khả năng đánh giá thực tế.

Nhờ có DLXH mà một trong những chức năng của ý thức xã hội trở thành hiện thực, cụ thể là chức năng tiền đề, chức năng này xác định cách đánh giá tình hình và xác định sự lựa chọn hành vi của con người. Sự đánh giá trong DLXH không phải là trừu tượng, nó phản ánh quan điểm của các nhóm xã hội khác nhau 3.

Như vậy, tính đặc thù của DLXH là ở chỗ nó không chỉ là sự tồn tại có ý thức, mà còn là sự tồn tại có đánh giá. Dựa trên những lập luận này, có thể xác nhận rằng DLXH là sự thể hiện (trạng thái) của ý thức xã hội trong đó phản ánh trước hết là sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng, các sự kiện đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại. Tính đặc thù của bản chất DLXH thể hiện, như đã nói ở trên, nó không chỉ thuần túy tinh thần mà là một cấu trúc tinh thần – thực tế. Trong DLXH, giống như trong một số hình thức thể hiện của ý thức, có hai mặt của một bản chất, một mặt, DLXH là sự thể hiện ý thức, mặt khác, bản chất xã hội của DLXH thể hiện ở hoạt động thực tế của con người. Điều này phụ thuộc vào đặc trưng của các phương pháp nhận thức (khoa học, nghệ thuật, tôn giáo và tinh thần – thực tế) để hiểu được thế giới. DLXH rõ ràng là gắn với phương pháp sau cùng.

Hai mặt nói trên trong DLXH được sử dụng trong phân tích thực nghiệm xã hội trên mức độ lời nói và mức độ hành vi. Sự khám phá bản chất DLXH mở ra con đường để nhận thức nội dung của nó. Nội dung này bao gồm tập hợp các yếu tố khác nhau, thường là mâu thuẫn nhau, nói chung là có đặc điểm cảm xúc, hợp lý và ý chí. Cốt lõi trung tâm của DLXH là sự đánh giá xã hội. Sự đánh giá xã hội là sự thể hiện một trong các kiểu quan hệ của chủ thể với khách thể, mối quan hệ thể hiện ở chỗ, chủ thể xác định những tương ứng của khách thể hoặc các tính chất hay các mặt riêng biệt của nó bằng những tiêu chuẩn do chủ thể đặt ra. Sự đánh giá xã hội của các hiện tượng khác nhau có mức độ hợp lý khác nhau. Những sự đánh giá này có thể là tích cực (khuyến khích), tiêu cực (phê phán), trung tính (những đánh giá trong hàng loạt trường hợp có thể là những đánh giá cân bằng). Thông thường, hoạt động đánh giá đi cùng với những cảm xúc (sung sướng, thân thiện, thù địch…). Tuy nhiên, theo thời gian cảm xúc yếu đi và quan hệ với hiện tượng, sự kiện được thể hiện chủ yếu nhờ sự đánh giá lý tính.

Một trong những đặc điểm quan trọng trong sự đánh giá của DLXH là cường độ của nó. Cường độ này cho thấy độ bền vững về sức mạnh của việc thể hiện quan hệ giữa con người với các sự kiện hoặc hiện tượng. Thang cường độ có thể chi tiết khác nhau (phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu), nhưng những nấc giới hạn của nó luôn là đồng tình (hoặc phê phán) hoàn toàn.

Sự đánh giá xã hội thể hiện mối quan hệ ở dạng khuyến khích hay phê phán, ở những mức độ khác nhau đều tạo ra áp lực cho hành động thực tế. Nhà nghiên cứu người Nga Korobeinhicov cho rằng: “Khi có nhu cầu và hoàn cảnh thỏa mãn nhu cầu đó, trong chủ thể xuất hiện một trạng thái đặc thù có thể định nghĩa như sự sẵn sàng, như phương châm thực hiện một hoạt động nào đó để thỏa mãn nhu cầu cấp bách của nó” 4.

DLXH không chỉ là suy luận của con người về các sự kiện, các hiện tượng xã hội tạo nên mối quan tâm chung có tính chất cấp bách, mà còn là một cơ chế lịch sử cụ thể của mối quan hệ giữa suy luận và hành động của con người, là trạng thái “làm việc” của ý thức. Định hướng con người làm họ thể hiện ý kiến của mình trong các hành vi. Bởi vậy, không có định hướng thì không thể xem xét hiện tượng DLXH trong các quá trình tâm lí của nhóm lớn.

Từ những kiểu định hướng khác nhau, DLXH gắn bó chặt chẽ nhất với cái gọi là những định hướng xã hội mà con người thường nhận thức được và là định hướng chung cho cá nhân trong quan hệ với những khách thể xã hội. Các định hướng xã hội xuất hiện trên cơ sở tác động của thực tế xã hội và của những người khác lên con người. Trong sự tương tác đó, những định hướng giá trị của các cá nhân như những thành viên của các nhóm và của xã hội nói chung được phản ánh. Có hai loại giá trị: các giá trị được phê chuẩn và nuôi dưỡng bởi hệ thống phương tiện của các thể chế chính thức và cả các giá trị ở mức độ ý thức thông thường. Trong DLXH, cả hai loại giá trị này cùng tồn tại và tác động lẫn nhau. Những định hướng có giá trị thay đổi dưới tác động của những điều kiện khách quan và những yếu tố chủ quan đều được phản ánh trong trạng thái DLXH.

Ý kiến được hình thành trên cơ sở tri thức về sự vật. Sự hình thành DLXH do vậy, khác với quá trình nhận thức. Bởi vì mục đích của ý kiến không phải là nhận thức toàn diện sự vật, nhận ra chân lý khách quan, mà là sử dụng tri thức có được để hình thành sự đánh giá, để tạo ra quan hệ khuyến khích hay phê phán khách thể của ý kiến. Vì thế, tri thức có trong DLXH khác hẳn về thể tích lẫn mức độ bởi tính đặc thù của hiện tượng DLXH. Việc đưa tri thức vào cấu trúc DLXH gắn với một đặc điểm quan trọng của nó là tính thẩm quyền.

Ở đây có sự tương tác giữa ý kiến và tri thức. Những nghiên cứu thực nghiệm của các nhà xã hội học Mỹ cho thấy trong sự đánh giá luôn có tri thức, nhưng có tri thức không phải lúc nào cũng dẫn đến việc xuất hiện sự đánh giá hay ý kiến. Ngoài những yếu tố của tri thức đúng đắn, trong cấu trúc của DLXH còn có cả khái niệm – hình ảnh khái quát của nhiều ấn tượng cảm xúc, tri thức nhìn thấy được thường vẫn xuất hiện do tưởng tượng. Con người hiện đại gắn kết với mạng lưới các quan hệ rất phức tạp. Sự phát triển của công nghệ điện tử tạo nên hệ thống Internet liên kết toàn cầu cùng với sự ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng đa chức năng, hình thành nên không gian xã hội rất rộng lớn, quá trình này làm cho cơ chế các quan hệ này phong phú và phức tạp hơn. “Việc Internet tiến hóa thành phương tiện truyền thông đại chúng cho phép những người sử dụng nó vượt qua vai trò truyền thống của họ chỉ đơn thuần là người nhận và trở thành người tham gia tích cực trong việc tiếp nhận, lưu trữ và phổ biến tin tức”.

Kinh nghiệm cá nhân của con người rất hạn chế, còn nhu cầu định hướng trong thực tế xã hội đầy biến động lại đòi hỏi hình thành một bức tranh chung của hiện tượng hoặc quá trình này hay hiện tượng hoặc quá trình khác. Chính ở đây, những tri thức cảm nhận trực diện đã có, thường làm đầy những “điểm trắng” trong bức tranh chung được sử dụng nhờ có sự tưởng tượng. Chẳng hạn, các nhà xã hội học đã nhận thấy rằng những người chưa bao giờ đến các nước lớn trên thế giới lại có khái niệm tương đối chính xác về phong cảnh của những nước này. Trong quá trình tưởng tượng đó ngầm chứa cả sức mạnh và cả cái yếu của DLXH, thực tế này gắn với khả năng hình thành DLXH với sự tác động từ những mảnh riêng của thực tế. Vì DLXH là hình thể tinh thần – thực tế nên nó phải có những yếu tố của tinh thần làm tiền đề cho sự xuất hiện hành vi.

Chính những yếu tố ý chí này gắn với mức độ nhất trí giữa các thành viên của cộng đồng xã hội, với ý thức tập hợp những giá trị xã hội được họ lựa chọn. Ăngghen đã viết rằng “Trong từng con người, muốn làm cho anh ta hành động, tất cả mọi động lực gây ra hành động của anh ta đều phải đi qua cái đầu, đều phải biến thành động lực của ý chí…”. Ý chí trong DLXH thể hiện ở việc động viên cá nhân như một đại diện của một nhóm xã hội nhất định đưa ra hành động tương ứng với những “chỉ thị”, “hướng dẫn” của ý kiến. Mệnh lệnh cần thiết để tập trung ý nghĩ và năng lượng của quần chúng vào một hướng thống nhất. Nếu quá trình hình thành ý chí và suy luận trùng lặp thì ý chí vốn rất bền vững sẽ làm cho những suy luận cũng ổn định theo. Ý chí hình thành những suy luận này có thể được lan truyền và trở thành hiện thực.

Cấu phần ý chí thường ít được các nhà nghiên cứu DLXH quan tâm đầy đủ. Tuy vậy, cấu phần này lại có ý nghĩa to lớn đối với cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Nghiên cứu DLXH thực tế là sự thể hiện hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng. Sự thể hiện những đánh giá và hành vi được tuyên truyền không thể có kết quả nếu không có trạng thái ý chí tương ứng của quần chúng.

Lập luận trên cho thấy những điều kiện và những yếu tố nhất định buộc DLXH đứng ở mức độ phản ánh hiện thực (ý chí, lời nói) hoặc làm nó chuyển sang mức độ khác – mức độ tác động lên thực tế và cải tạo nó (đi vào hệ thống các quan hệ xã hội, các thể chế). Như vậy, trong DLXH có thể tách ra những tập hợp các yếu tố, dù ở mức độ này hay mức độ khác, tác động đến tính tích cực của con người, hướng đến việc thể hiện lợi ích xã hội một cách khách quan trong sự đánh giá của DLXH.

Tài liệu tham khảo

Mai Quỳnh Nam (1995), “Dư luận xã hội: mấy vấn đề về lý luận và phương pháp nghiên cứu”, Tạp chí Xã hội học, Số 1.

Gorskov.M.K (1998), Dư luận xã hội: lịch sử và hiện đại, Nxb. Tri thức, Moscow (tiếng Nga).

Hans L Zetterberg (2003), “Social Science Theories and the Study of Public Opinion”, Paper prepared for WAPOR (World Association of Public Opinion Researchers) annual meeting in Prague, Czech Republic, September 17-19.

Korobeinhikov V.S. (1988), Bản chất và chức năng của dư luận xã hội, Nxb. Khoa học, Moscow (tiếng Nga).

Eds. Wolfgang Donsbach & Michael W. Traugott, The SAGE Handbook of PublicOpinion Research (2008), www.sagepublications.com.

Bàn Về Khái Niệm “Dư Luận Xã Hội”

Dư luận xã hội (hay công luận) là một hiện tượng đời sống xã hội quen thuộc mà mỗi cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hàng ngày, thường phải quan tâm và tính toán đến. Những người theo học ở Liên Xô (cũ) thường sử dụng thuật ngữ “dư luận xã hội” (dịch trực tiếp từ thuật ngữ tiếng Nga). Những người biết tiếng Anh thường sử dụng thuật ngữ “công luận” (dịch từ thuật ngữ tiếng Anh: “public opinion”).

Phần đông các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên Xô (cũ) định nghĩa dư luận xã hội (DLXH) là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm. Ví dụ, theo B. K. Paderin: “Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ”.

Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng nêu ra định nghĩa tương tự. Ví dụ: “Công luận là sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tầm quan trọng, được hình thành sau khi có sự tranh luận công khai” (Young, 1923). “Công luận là kết quả tổng hợp các ý kiến trả lời của mọi người đối với các câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của cuộc phỏng vấn” (Warner, 1939). Có những định nghĩa rất đơn giản, nhưng rất phổ biến trong giới nghiên cứu Mỹ: “Công luận là các tập hợp ý kiến cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được” (Childs, 1956).

Về mặt ngôn ngữ, không có cơ sở để nói rằng DLXH là ý kiến của đa số. Thuật ngữ “xã hội” không đồng nhất với thuật ngữ “đa số”. Ví dụ: Không ai cho rằng đã gọi là tổ chức xã hội thì phải là tổ chức của đa số; đã gọi là chính sách xã hội thì phải là chính sách đối với đa số…

Về mặt lý luận, cũng không có cơ sở nào để coi trọng dư luận của đa số hơn dư luận của thiểu số, đến mức phải loại bỏ dư luận của thiểu số ra khỏi phạm trù “dư luận xã hội”. Ví dụ, dưới góc độ về khả năng phản ánh chân lý, dư luận của đa số không phải khi nào cũng đúng, dư luận của thiểu số, không nhất thiết khi nào cũng sai. Thực tế cho thấy, trước các vấn đề mới, dư luận của thiểu số, nhiều khi, đúng hơn dư luận của đa số. Giữa dư luận của đa số và dư luận của thiểu số cũng không có một hàng rào ngăn cách không thể vượt qua được. Dư luận ngày hôm nay là thiểu số, ngày mai có thể trở thành đa số hoặc ngược lại, dư luận ngày hôm nay là đa số, ngày mai có thể chỉ còn là thiểu số.

Về mặt thực tiễn, quan điểm coi DLXH chỉ là ý kiến của đa số lại càng không thể chấp nhận được. Chúng ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và thực hiện chủ trương “Đại đoàn kết toàn dân tộc”. Tiếng nói của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp, nhóm xã hội đều cần được coi trọng cho dù thành phần kinh tế, tầng lớp, nhóm xã hội đó chỉ là thiểu số trong xã hội. Mặt khác, nếu DLXH chỉ là ý kiến của đa số không thôi, thì không cần phải thành lập các cơ quan làm công tác nắm bắt DLXH, bởi vì ý kiến của đa số là cái mà người dân bình thường cũng có thể dễ dàng nắm được. Báo cáo tình hình DLXH của một số địa phương chưa được lãnh đạo coi trọng, có phần chính là do mới chỉ phản ánh được ý kiến của đa số. Những báo cáo phiến diện, không phản ánh được đầy đủ các luồng ý kiến khác nhau trong xã hội trước một vấn đề, sự kiện, hiện tượng nào đó, không những ít có giá trị cho sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, ngược lại, có khi còn có hại, nhất là trong trường hợp vấn đề, sự kiện, hiện tượng là cái mới, bởi lẽ, đối với cái mới, dư luận của đa số lúc đầu thường không đúng, thường có tính “bảo thủ”.

Cũng có những ý kiến khác nhau khi phân tích hình thức ngôn ngữ của DLXH. Một số nhà nghiên cứu chỉ coi các phán xét đánh giá của công chúng mới là DLXH. Phán xét có nhiều loại như phán xét mô tả – dùng để mô tả sự vật, ví dụ: “Đây là bông hồng bạch”, “Đây là cuộc mít tinh lớn”…; phán xét quy ước – loại phán xét thông dụng trong các văn bản pháp qui, ví dụ: “Mọi người dân phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường”…. Phán xét đánh giá là loại phán xét thể hiện thái độ (tán thành – không tán thành; yêu – ghét…) của chủ thể đối với sự kiện, hiện tượng, đối tượng, ví dụ: “Tham nhũng là biểu hiện suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống”; “Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường của Hà Nội trong mấy năm qua có tiến bộ rõ nét”…. Tuy nhiên, đại đa số các nhà nghiên cứu khẳng định, DLXH không chỉ là các phát ngôn thể hiện sự phán xét đánh giá mà còn là các phát ngôn thể hiện tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị, lời khuyên can… của công chúng.

Cũng có sự nhầm lẫn giữa DLXH và tin đồn. Một số người không phân biệt được giữa DLXH và tin đồn có những sự khác nhau gì. Giữa tin đồn và DLXH có những điểm khác biệt cơ bản sau đây: 1) Nguồn thông tin: nguồn thông tin của tin đồn bao giờ cũng xuất phát từ người khác (tôi nghe người này nói, người kia nói); nguồn thông tin của DLXH lại xuất phát từ chính là bản thân người phát ngôn (theo ý kiến của tôi thì…); 2) Tin đồn loang càng xa thì càng có nhiều biến thái, do nó không ngừng được thêm thắt. Lúc ban đầu, DLXH thường rất phân tán, nhưng sau đó, thông qua sự trao đổi, tranh luận, tính thống nhất của DLXH thường tăng lên; 3) Tin đồn thường có tính “thất thiệt” (mặc dù có những tin đồn về cơ bản là sự thật), trong khi đó, DLXH phản ánh trung thực về suy nghĩ, tình cảm, thái độ của chủ thể. Tuy nhiên, giữa DLXH và tin đồn không có sự ngăn cách không vượt qua được. Tin đồn có thể làm nảy sinh DLXH khi trên cơ sở tin đồn người ta đưa ra những phán xét đánh giá bày tỏ thái độ của mình. Tin đồn thường xuất hiện khi người ta thiếu (hoặc thừa) thông tin.

Về khả năng phản ánh chân lý, lẽ phải của DLXH, cũng có những quan niệm khác nhau. Có ý kiến cho rằng DLXH chịu ảnh hưởng nặng nề của các thành kiến, định kiến cho nên nó không có khả năng phản ánh chân lý, lẽ phải. Có ý kiến lại “sùng bái” dư luận của đa số, theo họ, dư luận của đa số bao giờ cũng đúng, dư luận của thiểu số bao giờ cũng sai. Tất cả các quan niệm trên đều sai. DLXH không phải là các kết luận khoa học, nhưng ít nhiều đều có khả năng phản ánh chân lý, lẽ phải. DLXH có thể đúng nhiều, đúng ít. Dù có đúng đến mấy thì DLXH vẫn có những hạn chế, không nên tuyệt đối hóa khả năng nhận thức của DLXH. Dù có sai đến mấy, trong DLXH cũng có những hạt nhân hợp lý, không thể coi thường, bỏ qua. Chân lý của DLXH không phụ thuộc vào tính chất phổ biến của nó. Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng, dư luận của thiểu số cũng sai. Cái mới, lúc đầu, thường chỉ có một số người nhận thấy và do đó dễ bị đa số phản đối.

Đối với câu hỏi: DLXH là tập hợp các ý kiến cá nhân, có tính tự phát hay là một dạng thức ý kiến tập thể, có tính tổ chức? Cũng có những quan niệm khác nhau. Có người khẳng định vế thứ nhất, có người khẳng định vế thứ hai. Sự vô lý của quan niệm coi DLXH là một dạng thức ý kiến tập thể, có tính tổ chức là rất rõ. Ý kiến chung của một tổ chức là chính kiến của tổ chức đó chứ không phải là DLXH của các thành viên trong tổ chức (không thể gọi chính kiến của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… là DLXH). Chỉ có các luồng ý kiến được hình thành theo con đường tự phát mới được gọi là DLXH. Tuy nhiên ở đây cần phải làm rõ một ý: DLXH không phải là một phép cộng thuần túy, không phải là “bao gạo”, gồm các “hạt gạo” ý kiến cá nhân rời rạc, không có mối quan hệ gì với nhau. DLXH là các luồng ý kiến cá nhân, tự phát, nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, cộng hưởng với nhau. Nói cách khác, đó là một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định.

DLXH là hiện tượng đời sống xã hội phức tạp, nên khó có thể lột tả hết trong một vài dòng định nghĩa ngắn gọn. Theo Lênin, đối với những sự vật phức tạp, có nhiều góc nhiều cạnh, mọi định nghĩa đều phiến diện. Tuy nhiên, dù có phiến diện đến đâu, định nghĩa cũng không mất đi mặt khẳng định, vai trò quan trọng, sự cần thiết của nó đối với hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người. Đó là những chỉ dẫn sơ bộ, những nét phác thảo ban đầu, không có nó, chúng ta không thể tiếp tục đi sâu hơn vào bản chất của sự vật cũng như không thể đưa ra đuợc những phương hướng hành động cụ thể nào cả.

Vì lẽ đó, chúng ta có thể định nghĩa rất ngắn gọn về DLXH như sau: DLXH là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến các nội hàm sau đây của định nghĩa này: 1) Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau; 2) DLXH có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau; 3) Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc hẹp (một số ý kiến); 4) DLXH là tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ không phải là ý kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ chức (hội nghị, hội thảo…); 5) DLXH không phải là một phép cộng các ý kiến cá nhân, tự phát mà là một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định; 6) Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự (động chạm đến lợi ích, các mối quan tâm hiện có của nhiều người) mới có khả năng tạo ra DLXH./.

Dư Luận Xã Hội Có Phải Là Một Bộ Phận Của Ý Thức Xã Hội

Kết hợp những nội dung nêu trên với vai trò, ý nghĩa thực tiễn của dư luận xã hội, theo chúng tôi, có thể định nghĩa dư luận xã hội như sau:

Để có thể hiểu đúng bản chất xã hội của dư luận xã hội, chúng ta cần xem xét nó dưới nhiều góc độ: hình thức biểu hiện, đối tượng và chủ thể.

Xét theo hình thức biểu hiện, có ý kiến cho rằng, dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của cộng đồng xã hội đối với những sự việc, sự kiện hay hiện tượng xã hội mà họ quan tâm. Về cơ bản, có ba loại phán xét: phán xét mô tả, phán xét chế định và phán xét đánh giá. Phán xét mô tả là loại phán xét mới chỉ dừng lại ở sự mô tả các đặc điểm, biểu hiện bên ngoài của sự vật, hiện tượng và do vậy, nó hầu như chưa biểu thị ý kiến, thái độ của con người trước sự vật, hiện tượng. Phán xét chế định là loại phán xét mang tính chất chỉ thị, khuyên răn; thường được thể hiện thành những khuôn mẫu, như khuôn mẫu tư duy, khuôn mẫu hành động (còn gọi là phán xét chuẩn mực). Phán xét chế định được sử dụng rộng rãi trong các quy phạm đạo đức và pháp luật. Phán xét đánh giá là loại phán xét thể hiện tình cảm, thái độ của cộng đồng người trước các sự việc, sự kiện hay hiện tượng xảy ra trong xã hội. “Phán xét của dư luận xã hội thuộc loại phán xét đánh giá”(5).

Theo chúng tôi, nếu coi sự phán xét của dư luận xã hội chỉ là loại phán xét đánh giá thì sẽ không bao quát được hết hình thức biểu hiện của dư luận xã hội. Bởi lẽ, dẫu nó là hình thức biểu hiện chủ yếu của dư luận xã hội, nhưng trong một số trường hợp khác, dư luận xã hội lại có hình thức biểu hiện là các loại phán xét chế định và phán xét mô tả. Chẳng hạn, khi coi dư luận xã hội như là công luận thì tính chất chỉ thị, khuyên răn vẫn tồn tại trong dư luận xã hội. Kết quả các cuộc trưng cầu dân ý mà nhà nước tiến hành nhằm thu thập ý kiến của nhân dân về một vấn đề trọng đại của đất nước vẫn có giá trị như là “chuẩn mực pháp luật” và trong trường hợp này, nhà nước phải hành động theo ý kiến của đa số người dân. Với ý nghĩa này thì dư luận xã hội có hình thức biểu hiện là phán xét chế định. Hoặc, khi thái độ của các cá nhân trước một sự việc, sự kiện xã hội nào đó còn ở trạng thái lưỡng lự, băn khoăn (chưa rõ nên đồng tình hay phản đối) thì ý kiến của họ mới chỉ dừng lại ở mức độ trình bày, mô tả sự kiện. Nếu nhiều người cùng thể hiện thái độ như vậy thì dư luận xã hội có hình thức biểu hiện là phán xét mô tả.

Chính vì vậy, theo chúng tôi, cần phải coi hình thức biểu hiện của dư luận xã hội bao gồm cả ba loại phán xét: phán xét mô tả, phán xét chế định và phán xét đánh giá; trong đó phán xét đánh giá là hình thức biểu hiện cơ bản. Chỉ như thế, mới có thể bao quát được tất cả các hình thức biểu hiện khác nhau của dư luận xã hội.

Như vậy, dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi xuất hiện những vấn đề mang ý nghĩa xã hội, đụng chạm đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan trọng và có tính cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá hoặc cần phải đề xuất phương hướng giải quyết cụ thể. Đó có thể là một vấn đề kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hoá, tư tưởng hay giáo dục, đào tạo.

Trong xã hội, ở mỗi thời điểm nhất định thường có sự tồn tại của nhiều dư luận xã hội thuộc các cộng đồng xã hội lớn hoặc nhỏ. Chúng ta cần nghiên cứu không chỉ dư luận xã hội của đa số, mà còn cần nghiên cứu các dư luận xã hội khác về cùng một vấn đề. Dư luận xã hội, cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, luôn nằm trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Tính chất biện chứng của quá trình biến đổi đó thể hiện ở chỗ, cùng với sự tác động, sự thay đổi của các yếu tố và các điều kiện có ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội, dư luận của một bộ phận thiểu số ngày hôm qua đến hôm nay có thể phát triển thành dư luận của đa số. Ngược lại, có những dư luận xã hội sau khi xuất hiện đã thể hiện được tác dụng của nó trong cuộc sống, nhưng nay không còn vai trò gì và không được chú ý tới nữa và khi đó, nó sẽ tự mất đi.

Có quan điểm cho rằng, các nhóm xã hội khác nhau, đối lập nhau về lợi ích, thì không thể có ý kiến, thái độ chung trước cùng một sự kiện, hiện tượng xã hội. Tuy nhiên, quan điểm này không được thực tiễn khẳng định. Trên thực tế, vẫn có những người có cùng quan niệm, ý kiến, mặc dù lợi ích của họ rất khác nhau. Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những người thuộc các giai cấp, tầng lớp xã khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích. Đối với trường hợp này, cái nền tảng cố kết họ lại với nhau lại không phải là lợi ích của từng giai cấp hay từng nhóm xã hội cụ thể, mà là những đặc điểm truyền thống, tình cảm, tâm lý, nhận thức và quan niệm chung giữa họ. Chẳng hạn, trong một quốc gia có thể có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. Lúc bình thường, mỗi giai cấp, tầng lớp có lợi ích khác nhau, nhưng khi đất nước có họa xâm lăng thì cái liên kết họ với nhau chính là lợi ích quốc gia.

Khi nghiên cứu dư luận xã hội, chúng ta cần chú ý phân biệt dư luận xã hội với tin đồn. Tin đồn là một hiện tượng tâm lý xã hội khác về bản chất so với dư luận xã hội ở chỗ, tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của chủ thể mang nó. Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự kiện, hay hiện tượng có thể có thật, không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác chủ yếu bằng con đường truyền miệng.

Chủ thể của tin đồn thường không được xác định rõ ràng. Tin đồn thường là sự bịa đặt (phao tin, đồn nhảm) và trong quá trình lan truyền từ người này sang người khác, luôn có sự thêu dệt, hư cấu, xuyên tạc hoặc thổi phồng một cách quá đáng. Tin đồn lan càng xa thì nội dung của nó càng khác với nội dung ban đầu. Điều này tuỳ thuộc vào mục đích và lợi ích của chủ thể truyền tin. Chính vì vậy, tin đồn mang nặng màu sắc chủ quan, thiên kiến của chủ thể truyền tin. Dư luận xã hội, ngược lại, là sản phẩm của tư duy phán xét của chủ thể mang nó. Dư luận xã hội thể hiện quan điểm, thái độ của chủ thể mang nó trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề mà chủ thể đó quan tâm. Dư luận xã hội lúc đầu có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, nhưng khi lan càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung phán xét hoặc tích tụ lại thành một số hướng cơ bản.

Đúng là trong cấu trúc của dư luận xã hội có mặt tất cả các thành phần, các yếu tố cấu thành ý thức xã hội, nhưng không vì thế mà chúng ta đồng nhất dư luận xã hội với ý thức xã hội hoặc coi dư luận xã hội là một bộ phận của ý thức xã hội. Dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng xã hội đặc biệt không tồn tại độc lập như là một thành phần hay bộ phận trong kết cấu nói trên; nó tham gia, có mặt trong tất cả các bộ phận, các thành phần của ý thức xã hội. Vấn đề là ở chỗ, khi có một sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội nào đó diễn ra, dù là thuộc ý thức xã hội thông thường, ý thức lý luận, tâm lý xã hội hay hệ tư tưởng, có đụng chạm đến lợi ích của cộng đồng xã hội và thu hút được sự quan tâm chú ý của họ, khi đó sẽ nảy sinh dư luận xã hội.

Bên cạnh đó, ý thức xã hội tồn tại dưới những hình thái khác nhau, mà những hình thái chủ yếu gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức thẩm mỹ và ý thức tôn giáo. Dư luận xã hội không phải là một hình thái ý thức xã hội bên cạnh những hình thái nói trên, mà nó có thể hiện diện, thẩm thấu trong từng hình thái ý thức xã hội. Phương thức phản ánh tồn tại xã hội của dư luận xã hội là dựa trên tập hợp các ý kiến, thái độ của một cộng đồng người về một sự việc hay sự kiện. Do vậy, nội dung của dư luận xã hội rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả các vấn đề chính trị, pháp quyền, đạo đức, khoa học, tôn giáo… Điều đó cho thấy, dư luận xã hội là trạng thái tinh thần có thể bao hàm trong nó những hình thái ý thức xã hội khác nhau.

Giữa dư luận xã hội và ý thức xã hội có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau. Ý thức xã hội là cơ sở, là nền tảng tinh thần để dư luận xã hội hình thành và phát triển. Dư luận xã hội có sự tác động tích cực trở lại đối với ý thức xã hội; nó luận giải, làm phong phú, sâu sắc thêm cho các quan điểm, tư tưởng thuộc ý thức xã hội. Mặc dù vậy, dư luận xã hội vẫn không phải là một bộ phận của ý thức xã hội, lại càng không phải là một hình thái ý thức xã hội. Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội.

Mặc dù có những lợi ích rất khác nhau, nhưng giữa các giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội vẫn có những lợi ích chung. Con người vốn rất nhạy cảm với lợi ích giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội của mình. Mọi sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội có đụng chạm đến lợi ích của các nhóm xã hội đều có thể làm phát sinh những phản ứng chung của họ, trong đó có dư luận chung, bày tỏ thái độ chung của nhóm xã hội, của cộng đồng xã hội đối với các sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội đó. Điều đó nói lên rằng, dư luận xã hội mang bản chất xã hội.

Từ phương diện nhận thức, một số nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh đến tính chất chủ quan trong sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội, đem đối lập nó với tri thức khách quan. Họ cho rằng, dư luận xã hội là sự biểu thị tình cảm, thái độ chủ quan đối với các sự kiện khách quan. Dưới góc độ triết học, nhận thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội về cơ bản là đúng, song cũng có thể sai (sai nhiều hoặc sai ít). Dù có đúng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn có những hạn chế nhất định, khó tránh khỏi sự chủ quan, định kiến hẹp hòi. Do vậy, không nên tuyệt đối hoá khả năng nhận thức từ dư luận xã hội. Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội vẫn có những hạt nhân hợp lý, không thể coi thường được. Chân lý của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất phổ biến, sự lan truyền rộng hay hẹp của nó. Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng hơn dư luận của thiểu số. Cái mới, lúc đầu thường chỉ có một số người nhận thấy, do đó, dễ bị đa số phản đối. Tuy nhiên, các phân tích này mới chỉ giúp chúng ta hiểu được một phần, một khía cạnh của dư luận xã hội.

Một điểm quan trọng nữa khi nghiên cứu dư luận xã hội là các hình thức biểu hiện của dư luận xã hội trong đời sống hàng ngày. Trong thực tiễn cuộc sống, dư luận xã hội không chỉ dừng lại ở việc thể hiện các ý kiến, phán xét hay nhận định, mà còn thể hiện bằng những hành động thực tiễn cụ thể của chủ thể nhằm khẳng định, hỗ trợ cho các phán xét đánh giá của mình, đề xuất những phương hướng cụ thể nhằm giải quyết những mặt còn tồn tại trong các vấn đề xã hội mà cộng đồng đang quan tâm. Dư luận xã hội không phải là một hiện tượng tinh thần thuần tuý, mà là một hiện tượng tinh thần gắn bó chặt chẽ với thực tiễn. Dư luận xã hội xuất hiện, hình thành và hoạt động như một tập hợp các tranh luận, đánh giá, thể hiện quan hệ của các nhóm xã hội với hành vi và hoạt động của từng người riêng biệt. Yếu tố nhất định của bất cứ một cuộc tranh luận nào về các hiện tượng để có thể được coi là dư luận xã hội đều phải có sự đánh giá “âm tính” hay “dương tính” về hiện tượng. Điều này nói lên rằng, dư luận xã hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội.

Từ sự phân tích dưới góc độ triết học về dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần trong đời sống xã hội, chúng ta có thể kết luận:

Thứ ba, dư luận xã hội là một hiện tượng đặc biệt thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, phản ánh tồn tại xã hội thông qua các luồng ý kiến cá nhân về một sự kiện, hiện tượng xã hội. Nó không tồn tại một cách độc lập tương đối như những bộ phận khác của ý thức xã hội (ý thức chính trị, ý thức đạo đức…), mà tham gia, có mặt trong hầu hết các hình thái, các bộ phận của ý thức xã hội. Vì vậy, cần nhìn nhận dư luận xã hội như là một hiện tượng xã hội đặc thù, chứ không phải là một bộ phận của ý thức xã hội.

Nêu Ví Dụ Về 5 Chức Năng Của Tiền Tệ Câu Hỏi 1310417

1.Thước đo giá trị

Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 7 xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 2 đồng (tiền đồng được đúc từ đồng). Mà 2 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu.Vì thế có thể nói Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không làm ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.

2.Phương tiện lưu thông

Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đến. Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó.

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.

Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tế điều đó đã dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, do đó việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

3.Phương tiện cất trữ

Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong rương. Bạn dễ dàng nhìn thấy trong các phim truyện xưa, cổ tích, truyện trung đại…. . Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong ngân hàng. Việc làm này không đúng vì tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, bạc.

4.Phương tiện thanh toán

Hiện nay ngân hàng điều cho vay tín dụng. Bạn dễ dàng trở thành con nợ hoặc người mắc nợ của ngân hàng nếu tiêu xài phung phí, không đúng cách.

6.Tiền tệ thế giới

Do ngành du lịch phát triển, nên mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước ngoài. Tỷ giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại, như Mỹ – Việt Nam là: 1 USA = 23.143 VNĐ…………..