Ví Dụ Về Chức Năng Của Bảo Hiểm Xã Hội / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Chức Năng Của Bảo Hiểm Xã Hội

BHXH có những chức năng chủ yếu sau đây:

– Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.

– Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả những người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc v.v… Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.

– Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền công. Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ rất tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.

– Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động v.v… Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

(Theo Nghị định 94/2008/NĐ-CP, ngày 22/8/2008)

1. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế) theo quy định của pháp luật.

2. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

1. Trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về hoạt động của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sau khi được Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thông qua; tổ chức thực hiện chiến lược, các kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

3. Trách nhiệm và quan hệ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đối với các Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

a) Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

– Đề xuất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

– Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội.

– Đề xuất với Bộ Y tế xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

– Tham gia với Bộ Y tế trong việc xác định mức đóng, phạm vi quyền lợi của người khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và cơ chế chi trả chi phí khám, chữa bệnh;

– Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

– Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Y tế về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm y tế.

– Đề xuất với Bộ Tài chính xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và cơ chế tài chính áp dụng đối với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;

– Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

– Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Tài chính về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

4. Ban hành văn bản hướng dẫn về thủ tục, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện việc giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; ban hành các văn bản cá biệt và văn bản quản lý nội bộ ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

5. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

6. Ban hành mẫu sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và tổ chức việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

8. Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức chi trả lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp tử tuất; chi phí khám, chữa bệnh đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn.

10. Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và người lao động; tổ chức chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng bảo hiểm y tế cho người được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

11. Quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bao gồm: quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc; quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thành phần theo quy định của pháp luật.

12. Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng; giới thiệu ng­ười lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.

13. Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn.

14. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Bảo hiểm Xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ.

15. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám, chữa bệnh; từ chối việc đóng và yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.

16. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

18. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc; quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trực thuộc trong tổng biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; tuyển dụng công chức, viên chức và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

19. Quản lý tài chính, tài sản của hệ thống Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

20. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo mục tiêu, yêu cầu, chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

21. Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

22. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê và quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

23. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

24. Định kỳ 6 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hàng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

27. Phối hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

28. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Thăm dò ý kiến

Mức độ hài lòng của độc giả với Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ?

Lượt truy cập

Khách online

11

Vai Trò Của Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Y Tế Đối Với An Sinh Xã Hội Của Đất Nước

“Thực hiện chính sách BHXH, BHYT nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp… sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm…”.

Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại gương mặt tươi sáng cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Ở mỗi quốc gia, tùy theo hoàn cảnh lịch sử, trình độ kinh tế – xã hội khác nhau mà xây dựng một hệ thống an sinh xã hội có phạm vi đối tượng tham gia và hưởng thụ khác nhau. Khái niệm an sinh xã hội (từ quen gọi theo nghĩa Hán – Việt và nếu dịch từ tiếng Anh hoặc tiếng Đức “Social security – soziale Sicherung” là bảo đảm xã hội hay an toàn xã hội) có thể hiểu một cách chung nhất là sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt các biện pháp công cộng, khắc phục sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và chăm sóc gia đình có con nhỏ.

Căn cứ bản chất của an sinh xã hội cũng như phạm vi hoạt động của lĩnh vực này trong nhiều năm qua ở Việt Nam, có thể thấy hệ thống an sinh xã hội bao gồm 3 hệ thống cấu thành sau:

Hệ thống này hoàn toàn dựa vào các chế độ phúc lợi từ ngân sách nhà nước. Người nhận được các quyền lợi này do Nhà nước quy định và không đòi hỏi sự đóng góp hay điều kiện vật chất đối lại, mà dựa vào sự cống hiến của họ đối với đất nước như chiến đấu dũng cảm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, phòng, chống tội phạm… ở nước ta, chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là chính sách ưu đãi xã hội, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, có ý nghĩa chính trị – xã hội và nhân văn sâu sắc. Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã góp phần chăm lo, cải thiện đời sống của hàng triệu người, góp phần ổn định chính trị – xã hội và phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ mới.

Hệ thống này cũng dựa vào nguồn ngân sách nhà nước là chính. Đây cũng là một kênh phân phối lại thu nhập quốc dân cho từng nhóm đối tượng gắn với những điều kiện nhất định hoặc trong những trường hợp cấp bách nhất định những khoản trợ giúp hoặc hỗ trợ bằng hiện vật và bằng tiền, không xem xét đến sự đóng góp trước đó mà chỉ cần kiểm tra về những khó khăn và nhu cầu thiết yếu của người gặp rủi ro khi bản thân họ không tự lo được cuộc sống tối thiểu hay sức lực của họ không thể vượt qua những rủi ro đó. Bảo trợ xã hội được coi là “lưới đỡ cuối cùng” trong hệ thống mạng lưới an sinh xã hội. Hoạt động bảo trợ xã hội trong những năm gần đây đã thực hiện tốt hai chức năng cơ bản: cứu trợ và trợ giúp phát triển.

Nguồn tài chính của hệ thống này rất đa dạng và phong phú, ngoài nguồn chính từ ngân sách nhà nước, còn huy động từ sự đóng góp, quyên góp của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… thể hiện truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái của dân tộc ta.

Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo phương thức đó, người lao động phải có đóng góp vào quỹ BHXH mới được quyền lợi BHXH. Còn mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách BHYT, chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội (chế độ hưu trí, tử tuất).

Hệ thống an sinh xã hội là một hệ thống tổng hợp gồm nhiều chế độ, chính sách mà trong đó mỗi chế độ, chính sách đều có vai trò, chức năng và phạm vi hoạt động riêng, mang tính kết hợp nhằm tạo ra một mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp, bao trùm toàn bộ dân cư của một quốc gia. Hệ thống này có mục tiêu bảo vệ mọi thành viên trước những rủi ro và giữ gìn cuộc sống của họ với những biện pháp thích hợp hay những quyền lợi hợp lý trước những biến động bất thường xảy ra hay trong những hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt. Tuy nhiên, trong hệ thống an sinh xã hội thì hệ thống BHXH giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Theo phương thức BHXH, BHYT, người lao động khi có việc làm và khỏe mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập vào quỹ dự phòng. Quỹ này hỗ trợ người lao động khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, khi không làm việc, lúc già cả để duy trì và ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Do vậy, hoạt động BHXH, BHYT, một mặt, đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân mình, với gia đình và đối với cộng đồng, xã hội theo phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thông qua quyền và nghĩa vụ; mặt khác, thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội, giữa các thế hệ kế tiếp nhau trong một quốc gia, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế chính trị – xã hội bền vững.

Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng góp BHXH, BHYT cho người lao động. Nếu theo nhìn nhận ban đầu, việc đóng góp BHXH, BHYT cho người lao động có thể sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng thực chất, về lâu dài, phương thức BHXH, BHYT đã chuyển giao trách nhiệm bảo vệ người lao động khi gặp rủi ro về phía xã hội, rủi ro được điều tiết trên phạm vi toàn xã hội, giúp cho chủ sử dụng lao động bớt những khó khăn, lo lắng về nguồn lao động của doanh nghiệp, yên tâm tổ chức sản xuất, kinh doanh. Đối với nước ta, nguồn lao động với trình độ chuyên môn cao, người lao động có mức thu nhập ở mức bình quân chung toàn xã hội là chủ yếu thì biện pháp điều tiết thu nhập mang tính cộng đồng là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, hải sản; da giày; dệt may… sử dụng nhiều lao động, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động nữ đều rất coi trọng chính sách BHXH, BHYT để bảo vệ và duy trì nguồn lao động của doanh nghiệp mình.

Trong hoạt động BHXH, BHYT, Nhà nước tiến hành xây dựng chính sách, chế độ, tổ chức triển khai và giám sát quá trình thực hiện nhằm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người tham gia BHXH, BHYT. Như vậy nhà nước giữ vai trò quản lý về BHXH, BHYT, bảo hộ cho quỹ BHXH mà không phải chi từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này. Mặt khác, chính sách BHXH, BHYT là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, giúp Nhà nước điều tiết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và xã hội trên phương diện vĩ mô, bảo đảm cho nền kinh tế liên tục phát triển và giữ gìn ổn định xã hội trong từng thời kỳ cũng như trong suốt quá trình.

Chính sách BHYT với mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân đã tạo điều kiện cho mọi người dân giảm bớt gánh nặng chi phí khi khám chữa bệnh do ốm đau, tai nạn, tạo sự bình đẳng trong khám chữa bệnh BHYT.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động tham gia đóng BHXH từ 20 năm trở lên khi hết tuổi lao động hoặc mất sức lao động thì được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hằng tháng. Với nguồn lương hưu và trợ cấp BHXH, người cao tuổi có thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, cả nước đã có khoảng 2,5 triệu người hết tuổi lao động đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng với số tiền chi trả từ quỹ BHXH hàng nghìn tỉ đồng mỗi tháng.

Trong nhiều năm qua, kể từ khi chính sách BHXH được thực hiện, cùng với sự phát triển kinh tế, mức lương hưu cũng không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung của toàn xã hội. Vào các thời điểm tăng mức lương tối thiểu chung cũng như việc xem xét chỉ số giả cả, Nhà nước đều có sự điều chỉnh lương hưu một cách hợp lý. Mức lương hưu không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung toàn xã hội tại thời điểm hưởng lương hưu đã bảo đảm cuộc sống của người nghỉ hưu, tạo sự an tâm, tin tưởng của người về hưu sau cả cuộc đời lao động. Tương tự như vậy, các quyền lợi về BHYT, về chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức trợ cấp tuất một lần… cũng được cải thiện rõ rệt.

Sở dĩ có được điều kiện nâng cao và mở rộng các quyền lợi của BHXH là do phương thức tài chính ở nước ta được hình thành theo cách lập quỹ và có sự tính toán điều chỉnh quan hệ đóng – hưởng trong phạm vi toàn xã hội theo những dự báo về các yếu tố kinh tế – xã hội trong tương lai. Theo phương thức lập quỹ, người lao động, trước hết phải có trách nhiệm với bản thân trong việc đóng góp lập quỹ BHXH, dành dụm cho mai sau, tránh tình trạng đẩy toàn bộ gánh nặng chi trả cho thế hệ mai sau. Mặt khác, với việc lập quỹ BHXH đã gắn kết được trách nhiệm của các thế hệ kế tiếp trong cùng chính sách BHXH. Chính sự phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế nước ta của thế hệ đương thời theo truyền thống “con hơn cha” góp phần cải thiện rõ nét mức sống của người về hưu đã có đóng góp một phần trước đây. Vì vậy, nguồn quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ và phát triển cân đối bền vững sẽ là cơ sở để cải thiện không ngừng các chế độ BHXH nói chung và đời sống của người nghỉ hưu nói riêng.

Chính sách BHXH, BHYT hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản “đóng – hưởng” đã tạo ra bước đột phá quan trọng về sự bình đẳng của người lao động về chính sách BHXH, BHYT. Khi đó, mọi người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế, các ngành nghề, địa bàn khác nhau, theo các hình thức khác nhau đều được tham gia thực hiện các chính sách BHXH, BHYT. Phạm vi đối tượng tham gia BHXH, BHYT không ngừng được mở rộng đã thu hút hàng triệu người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, khuyến khích họ tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi BHXH, BHYT, tạo sự an tâm, tin tưởng và yên tâm lao động, sản xuất, kinh doanh.

Người lao động tham gia BHXH, BHYT khi ốm đau sẽ được khám chữa bệnh và được quỹ BHYT chi trả phần lớn chi phí; được nhận tiền trợ cấp khi ốm đau không đi làm được, được nghỉ chăm con ốm; khi thai sản được nghỉ khám thai, được nghỉ khi sinh đẻ và nuôi con, được nhận trợ cấp khi sinh con và trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận phần trợ cấp do giảm khả năng lao động do tai nạn, bệnh nghề nghiệp gây ra. Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, sinh đẻ hay điều trị thương tật nhằm nâng cao thể lực. Khi người lao động mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp và được giới thiệu việc làm hoặc gửi đi học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm mới.

Sự an tâm của người lao động cũng như việc bảo vệ sức lao động của họ thông qua chính sách BHXH, BHYT đã trở thành một chính sách thu hút nguồn lao động vào nền sản xuất xã hội, bảo đảm sự ổn định và thúc đẩy sản xuất phát triển.

Trên thị trường lao động, “tiền lương là giá cả sức lao động” được hình thành tự phát căn cứ vào quan hệ cung cầu, vào chất lượng lao động cũng như các điều kiện khung mà trong đó Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý thông qua những quy định về mức lương tối thiểu và những điều kiện lao động cần thiết. Quá trình hình thành tiền lương theo thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động là sự phân phối lần đầu và phân phối trực tiếp cho từng người lao động. Do vậy, người lao động có tay nghề cao, có nghề nghiệp thích ứng với nhu cầu của xã hội sẽ có thu nhập cao. Đó là sự hợp lý và khuyến khích làm giàu chính đáng.

Sau khi đã thực hiện thuế thu nhập, Nhà nước sẽ tiến hành phân phối lại thông qua chính sách BHXH, BHYT. Khi đó, người có năng lực hơn, nhận được tiền lương cao hơn sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội để trợ giúp những người “yếu thế” hơn trong xã hội. Một bộ phận lao động khác do gặp phải rủi ro trong cuộc sống như về sức khỏe, về năng lực, về hoàn cảnh gia đình… có việc làm và thu nhập thấp hơn sẽ nhận được các quyền lợi BHXH, BHYT để duy trì cuộc sống. Bên cạnh đó, chế độ hưu trí, tử tuất với nguyên tắc tương đồng giữa mức đóng và mức hưởng đã khuyến khích người lao động khi làm việc có thu nhập cao và đóng góp ở mức cao, với thời gian dài thì sau này sẽ được hưởng tiền lương hưu với mức cao, an tâm nghỉ ngơi khi tuổi già.

Bảo hiểm xã hội, BHYT đều được thực hiện theo nguyên tắc đóng – hưởng, có nghĩa là người tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, BHYT thì người đó mới được hưởng quyền lợi về BHXH, BHYT. Như vậy, nguồn để thực hiện chính sách là do người lao động đóng góp, Nhà nước không phải bỏ ngân sách ra nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội lâu dài.

Chính phủ và các bộ chức năng sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện một số quy định còn chưa rõ và có nhiều vướng mắc trong thực hiện BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:

– Một số nội dung còn vướng mắc do hướng dẫn chưa rõ như: giải quyết tính hưởng BHXH đối với trường hợp doanh nghiệp sau cổ phần hóa tiếp tục xếp hạng doanh nghiệp; xác định mức thu nhập hằng tháng; trách nhiệm nuôi dưỡng đối với thân nhân hưởng chế độ tử tuất để giải quyết tuất hằng tháng, tuất một lần; hướng dẫn thủ tục, trách nhiệm trong việc giải quyết chế độ đối với bệnh binh hoặc công nhân viên chức hưởng trợ cấp mất sức lao động đồng thời là thương binh…

– Một số nội dung chưa có văn bản hướng dẫn như: quy định việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động để hưởng trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp tổng hợp; khen thưởng đối với đơn vị sử dụng lao động làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Luật Bảo hiểm xã hội; thực hiện BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện sau chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc…

– Nâng mức phạt và bổ sung hình thức truy tố trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH.

Để thu hút được nhiều đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, các bộ, ngành, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể các cấp theo chức năng của mình phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện với mục tiêu ổn định đời sống nhân dân, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước; đồng thời nghiên cứu chính sách hỗ trợ của Nhà nước với quỹ BHXH tự nguyện hoặc hỗ trợ một số đối tượng khó khăn như người nghèo, người cận nghèo… để họ có khả năng tham gia BHXH tự nguyện./.

Bảo Hiểm Xã Hội Hà Nội

Tổng quan về cơ quan BHXH Hà Nội

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 15 QĐ/TC-CB ngày 15 tháng 06 năm 1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội có trụ sở làm việc tại địa chỉ: Số 162 Tô Hiệu, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Chức năng của cơ quan BHXH TP Hà Nôi

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

1. Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

2. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

3. Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng quy định.

4. Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định; tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia.

5. Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố và Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã trực thuộc (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện); thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố; chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện theo đúng quy định.

6. Thực hiện giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo quy định.

7. Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.

8. Quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.

9. Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.

10. Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn theo phân cấp của Tổng Giám đốc.

11. Chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành.

12. Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

13. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

14. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham gia, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

15. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành Bảo hiểm xã hội Thành phố.

16. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

18. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

19. Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

20. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội Thành phố và chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo đúng quy định.

22. Quản lý công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố.

23. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội

Tổng số công chức, viên chức toàn hệ thống BHXH Thành phố: 1377 người.

Trong đó: 85 cán bộ có trình độ Thạc sỹ; 1.005 cán bộ có trình độ Đại học.

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội

Các Phòng không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có con dấu, không có tài khoản:

Hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội

BHXH các huyện có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở đặt tại quận, huyện, thị xã tương ứng.

1. BHXH quận Ba Đình

Địa chỉ: 142A Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội.

Các số máy liên hệ bộ phận nghiệp vụ:

Bộ phận Kế toán : 38.233.041

Bộ phận Một cửa : 37.339.934

Bộ phận Thu : 38.435.263; 37.333.305

Phó Giám đốc phụ trách thu: 37.344.467

2. BHXH huyện Ba Vì

Địa chỉ: Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội

Giám đốc: Đặng Thị Minh An

Điện thoại: 33.863945

3. BHXH quận Bắc Từ Liêm

Địa chỉ: Tòa nhà CT5A – Đường Kiều Mai – phường Phúc Diễn

Điện thoại 32.242059

4. BHXH quận Cầu Giấy

Địa chỉ: số 6 Trần Đăng Ninh, Phường Dịch vọng, quận Cầu giấy.

Điện thoại: 37.930.209

5. BHXH huyện Chương Mỹ

Địa chỉ: Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Giám đốc: Trần Văn Hoan

Điện thoại: 33867695

6. BHXH quận Đống Đa

Địa chỉ: 44 Trần Hữu Tước, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại : 39.747.409.

7. BHXH huyện Đan Phượng

Địa chỉ: Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội

Giám đốc: Lê Minh Quang

Điện thoại: 33.885925

8. BHXH huyện Đông Anh

Địa chỉ: đường Cao Lỗ – Thị trấn Đông Anh – Huyện Đông Anh – TP Hà Nội.

Điện thoại: 38.833.039

9. BHXH huyện Gia Lâm

Địa chỉ: Thị trấn Trâu Quỳ – Gia Lâm

Điện thoại: 3.8276184.

10. BHXH quận Hà Đông

Giám đốc: Lê Thành Long

Điện thoại: 04.66566911

11. BHXH quận Hai Bà Trưng

Điạ chỉ: số 6 ngõ 167 đường Giải phóng Hà Nội

Phó Giám đốc: Trần Thị Phương Dung

Điện thoại: 3.6286195

Kế toán trưởng: Trần Thị Minh Nguyệt

Điện thoại: 3.6284803

12. BHXH quận Hoàn Kiếm

Địa chỉ: 9D Hàm Long Hoàn Kiếm Hà Nội

Giám đốc: Nguyễn Thị Tố Nga

Điện thoại: 39.433.254

Kế toán trưởng: Trần Thị Lợi

Điện thoại: 39.447.218

13. BHXH quận Hoàng Mai

Địa chỉ: Trung tâm Hành chính quận Hoàng Mai, phố Bùi Huy Bích, phường Hoàng Liệt

Giám đốc: Nguyễn Thị Hạnh

Điện thoại: 36.332.662

14. BHXH huyện Hoài Đức

Địa chỉ: thị trấn Hoài Đức, huyện Hoài Đức, Hà nội

Giám đốc: Nguyễn Mai Hồng

Điện thoại: 33.664341

15. BHXH quận Long Biên

Địa chỉ : Lô HH 03, Khu đô thị mới Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 36501182- 36501299

16. BHXH huyện Mê Linh

Địa chỉ: xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội

Giám đốc : Kiều Quang Dũng

Điện thoại : 33.530628

17. BHXH huyện Mỹ Đức

Địa chỉ: thị trấn Mỹ Đức, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Hưng

Điện thoại: 33847148

Phụ trách kế toán: Nguyễn Thị Thúy An

Điện thoại: 33.744982

18. BHXH quận Nam Từ Liêm

Địa chỉ : Số 12, đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Điện thoại: 04.32123646

19. BHXH huyện Phú Xuyên

Giám đốc: Đỗ Thị Thành

Điện thoại: 33.856809

Kế toán trưởng: Nguyễn Thị Minh Lý

Điện thoại: 33854092

20. BHXH huyện Phúc Thọ

Địa chỉ: thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, Hà Nội

Giám đốc: Nguyễn Văn Long

Phó giám đốc: Đặng Văn Liên

Điện thoại: 39.928707

21. BHXH huyện Quốc Oai

Địa chỉ: thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội

Phó giám đốc điều hành: Đỗ Thế Trung

Kế toán trưởng: Nguyễn Thị Hiền

Điện thoại: 22.458404

22. BHXH thị xã Sơn Tây

Địa chỉ: số 2 Phó Đức Chính, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Giám đốc: Nguyễn Khắc Liêm

Điện thoại: 33832128

23. BHXH huyện Sóc Sơn

Địa chỉ: Thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà nội

Điện thoại: 38.840.479

Giám đốc: Nguyễn Đức Cường

24. BHXH quận Tây Hồ

Địa chỉ: Khu hiệp quản, ngã 3 Đường Lạc Long Quân – Đường Âu Cơ, Tây Hồ,

Điện thoại: 37.582.312, 37.582.311

25. BHXH huyện Thạch Thất

Địa chỉ: Thị trấn Thạch Thất, Hà Nội

Phó giám đốc điều hành: Cấn Quốc Hưng

26. BHXH quận Thanh Xuân

Địa chỉ : E14 – phường Thanh Xuân Bắc – quận Thanh Xuân -HN.

Các bộ phận được phân chia như sau:

+ Bộ phận nghiệp vụ thu BHXH – BHYT bắt buộc – đối chiếu hồ sơ cấp sổ BHXH gồm 9 CBCC, điện thoại 35.540.602 – 35.542.724

+ Bộ phận chính sách – hồ sơ gồm 3 đ/c Điện thoại: 35.540.620 – 35.542.431

+ Bộ phận tài vụ, thủ quỹ gồm 7 đ/c, điện thoại .35.542.431- 35.540.620

+ Bộ phận Giám định chi phí KCB – BHYT tự nguyện gồm 5 đ/c điện thoại 35.541.491

+ Hành chính gồm 01 đ/c.

27. BHXH huyện Thanh Trì

Địa chỉ: Km số 10 thị trấn Văn Điển, Hà Nội

Điện thoại: 6.611.472

Giám đốc: Phạm Hồng Việt

Điện thoại: 04.8614470

28. BHXH huyện Thanh Oai

Địa chỉ: thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội

Giám đốc: Lê Văn Cánh

Điện thoại: 33.873283

29. BHXH huyện Thường Tín

Địa chỉ: thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội

Giám đốc: Nguyễn Văn Giới

Điện thoại: 33760719

30. BHXH huyện Ứng Hòa

Địa chỉ: Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội

Điện thoại: 33882337

Sử dụng Google map để tìm đường đến BHXH Hà Nôi