Ví Dụ Về Các Chức Năng Của Nhà Quản Trị / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Các Ví Dụ Về Ra Quyết Định Trong Quản Trị Dựa Trên “Thông Tin Thích Hợp”

Chúng ta biết rằng: Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Phạm vi của kế toán quản trị sẽ gồm nhiều nội dung. Và 1 trong 2 nội dung chính của kế toán quản trị mà chúng ta sẽ học trong môn kế toán là: “Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định trong quản trị”.

Nội dung này gồm 2 vế: “Lựa chọn thông tin thích hợp” và “ra quyết định trong quản trị”. Như vậy, chúng ta cần đi tìm hiểu kiến thức chung về việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp trước. Kiểu như ra quyết định trong quản trị nghĩa là gì? Các ví dụ về ra quyết định quản trị thường gặp. Sau đó mới tìm hiểu về cách lựa chọn “thông tin thích hợp” khi ra quyết định trong quản trị.

Bài viết gồm 3 phần:

Ra quyết định trong quản trị là gì? Ví dụ về ra quyết định quản trị?

Các khái niệm cơ bản cần biết khi ra quyết định quản trị từ góc độ kế toán quản trị?

Áp dụng thông tin thích hợp để ra 4 loại quyết định trong quản trị?

Phần 1. Ra quyết định trong quản trị là gì? Ví dụ về ra quyết định quản trị?

1.Ra quyết định trong quản trị là gì?

Về thực tế thì chúng ta hiểu đơn giản là: 1 doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh nhiều vấn đề nhà quản lý cần đưa ra phương án giải quyết. Việc lựa chọn phương án giải quyết chính là đưa ra các quyết định quản trị.

Cụ thể:

Quá trình ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp chính là quá trình lựa chọn: phương án tốt nhất; có lợi nhất và hiệu quả nhất từ nhiều phương án khác nhau.

2. Ví dụ về ra quyết định quản trị doanh nghiệp

Quyết định quản trị doanh nghiệp phải đưa ra thường có thể chia thành 2 nhóm:

Quyết định ngắn hạn: Là quyết định kinh doanh mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi thường dưới 1 năm hoặc ngắn hơn 1 chu kỳ kinh doanh thông thường.

Quyết định dài hạn: Là những quyết định có thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thời gian thực thi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh.

Ví dụ về ra quyết định quản trị:

(2) Ngừng hay vẫn tiếp tục sản xuất một mặt hàng nào đó (hoặc tiếp tục hoạt động một bộ phận nào đó) do bị lỗ cá biệt ?

Hầu hết các doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh phụ thuộc hoặc kinh doanh nhiều ngành hàng, mặt hàng. Trong quá trình hoạt động có bộ phận hoặc ngành hàng, mặt hàng bị lỗ là điều có thể xảy ra. Trong điều kiện này doanh nghiệp đứng trước 2 sự lựa chọn khác nhau: tiếp tục kinh doanh hay loại bỏ kinh doanh bộ phận (mặt hàng) kinh doanh đang bị thua lỗ?

Tương tự như vậy, có thể có doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng. Song trong nhiều năm có một mặt hàng luôn bị thua lỗ. Dẫn đến việc doanh nghiệp đứng trước hai sự lựa chọn: tiếp tục sản xuất sản phẩm đó, hay loại bỏ việc sản xuất sản phẩm đó?

(3) Tự sản xuất hoặc mua một chi tiết sản phẩm/bao bì đóng gói?

Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài các linh kiện, chi tiết hoặc vật liệu sản xuất thường các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đến 2 vấn đề:

Chất lượng của linh kiện, chi tiết hoặc vật liệu

Giá cả hoặc chi phí sản xuất

Nếu chất lượng của chúng đã đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho dù mua ngoài hay tự sản xuất, thì nhà quản trị doanh nghiệp xem xét đến chi phí chênh lệch giữa tự sản xuất và mua ngoài.

(4) Quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh bị giới hạn.

Trong thực tế hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng có thể đứng trước một thực trạng là doanh nghiệp có giới hạn một số nhân tố nào đó. Ví dụ: số lượng nguyên vật liệu có thể cung cấp; số giờ công lao động; số giờ hoạt động của máy móc thiết bị có thể khai thác; khả năng tiêu thụ thêm sản phẩm hàng hoá…

Để tối đa hoá lợi nhuận, các nhà quản trị doanh nghiệp phải đứng trước sự lựa chọn: nên ưu tiên sản xuất cho loại sản phẩm nào? Với thứ tự ưu tiên ra sao? để tận dụng hết năng lực hoạt động và mang lại lợi nhuận tăng thêm nhiều nhất.

(5) Có nên mở thêm một điểm kinh doanh mới hoặc sản xuất thêm một phẩm mới?

Trong thực tế hoạt động, trước khi các hoạt động kinh doanh hoặc dòng sản phẩm hiện tại đã bão hoà, doanh nghiệp sẽ phải nghĩ đến các phương án mở rộng sang hoạt động mới, sản phẩm mới để đảm bảo tăng trưởng. Việc mở thêm điểm kinh doanh mới hoặc sản phẩm mới cũng là phương án giúp doanh nghiệp khai thác tiềm năng, đón đầu xu thế…

(6) Nên bán ngay bán thành phẩm hay tiếp tục sản xuất, chế biến ra thành phẩm rồi mới bán?

Đây cũng là quyết định phổ biến. Đặc biệt với các sản phẩm sản xuất qua nhiều công đoạn. Mà tại từng công đoạn tạo ra bán thành phẩm có thể bán ngay ra thị trường. Như vậy, doanh nghiệp cần quyết định việc bán ngay hay tiếp tục sản xuất sẽ là phương án tốt hơn.

Trong phạm vi ôn thi CPA môn kế toán, chúng ta sẽ chỉ tập trung nghiên cứu 4 loại quyết định đầu tiên thôi nha.

Phần 2. Nguyên tắc “Thông tin thích hợp” khi ra quyết định trong quản trị

Trước khi tìm hiểu chi tiết về thông tin thích hợp, chúng ta sẽ cần làm quen với 1 số khái niệm cơ bản. Các khái niệm này sẽ giúp chúng ta hiểu được bản chất khi xử lý các tình huống thay vì học vẹt.

1. Các khái niệm cơ bản cần biết khi ra quyết định trong quản trị

(1) Chi phí chênh lệch

Là chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác. Chúng ta so sánh từng hạng mục chi phí giữa các phương án. Và tính ra chi phí chênh lệch giữa 2 phương án. Chi phí chênh lệch là một trong các căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh.

(2) Chi phí cơ hội

Là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do lựa chọn phương án này thay vì chọn phương án khác.

Ví dụ:

Chi phí cơ hội của việc lựa chọn phương án sử dụng tiền để đầu tư vào bất động sản là số tiền lãi có thể thu được khi gửi tiết kiệm số tiền này vào ngân hàng.

Chi phí cơ hội của việc đầu tư vốn vào hoạt động của chính doanh nghiệp là thu nhập tiền lãi có thể kiếm được khi đầu tư vào các quỹ liên doanh khác

Chi phí cơ hội của việc đầu tư thời gian vào công việc kinh doanh của chính mình là tiền lương anh ta có thể kiếm được nếu đi làm thuê

Chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực máy móc để sản xuất 1 loại sản phẩm là thu nhập có thể kiếm được thêm nếu sản xuất các loại sản phẩm khác

Chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực máy móc đang không được sử dụng = 0. Vì nó không đòi hỏi phải hy sinh cá cơ hội nào.

(3) Chi phí chìm

Là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu bất kể lựa chọn phương án hoặc hành động nào. Chi phí chìm tồn tại ở mọi phương án. Do đó không có tính chênh lệch và không phải xét đến khi so sánh, lựa chọn phương án hành động tối ưu.

Ví dụ: Công ty thuê 1 cửa hàng để bán 3 dòng sản phẩm. Nếu bỏ bớt 1 dòng sản phẩm thì công ty vẫn phát sinh chi phí cửa hàng này. Như vậy đây là chi phí chìm khi lựa chọn có nên bỏ bớt 1 dòng sản phẩm hay không.

(4) Chi phí khả biến (gọi tắt là biến phí)

Là những chi phí sản xuất, kinh doanh thay đổi tỷ lệ thuận về tổng số; tỷ lệ với sự biến động về khối lượng sản phẩm. Bao gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; và một số khoản chi phí sản xuất chung. VD: chi phí điện nước, phụ tùng sửa chữa máy,…

(5) Chi phí bất biến (còn gọi là định phí)

Là những chi phí mà tổng số chi phí không thay đổi với sự biến động về khối lượng sản phẩm, công việc. Bao gồm: chi phí khấu hao TSCĐ, lương nhân viên, cán bộ quản lý… Chi phí bất biến của một đơn vị sản phẩm có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng, sản phẩm, công việc.

(6) Lãi trên biến phí: Là số chênh lệch giữa doanh thu với tổng biến phí. Bao gồm: giá thành sản xuất theo biến phí, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp. Lãi trên biến phí trừ đi định phí sẽ ra lợi nhuận

(7) Điểm hoà vốn: Là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí; hoặc là một điểm mà tại đó lãi trên biến phí bằng tổng chi phí bất biến.

2. Nguyên tắc “Thông tin thích hợp” khi ra quyết định quản trị

Sẽ có nhiều nguyên tắc và phương pháp, mô hình trong quá trình ra quyết định quản trị. Tuy nhiên, từ góc độ kế toán quản trị thì chúng ta sẽ cần quan tâm đến nguyên tắc “Thông tin thích hợp”. Bởi vì nhiệm vụ của kế toán quản trị là cung cấp thông tin về nội bộ doanh nghiệp để đưa ra quyết định mà.

Thông tin thích hợp: Là những thông tin phải đạt hai tiêu chuẩn cơ bản:

Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn.

Những thông tin không đạt một trong hai tiêu chuẩn trên hoặc không đạt cả hai tiêu chuẩn trên được coi là những thông tin không thích hợp.

Khi nhận dạng thông tin thích hợp người ta cần phải căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá thông tin của mỗi tình huống cụ thể. Tuy nhiên có một số loại chi phí luôn luôn là chi phí thích hợp hoặc chi phí không thích hợp cho bất cứ tình huống nào. Cụ thể như:

Chi phí chìm luôn là thông tin không thích hợp. Lý do vì chi phí chìm là chi phí luôn phát sinh bất kể doanh nghiệp thực hiện phương án nào. Do đó, không thoả mãn tiêu chí thứ 2 của thông tin thích hợp.

3. Áp dụng nguyên tắc thông tin thích hợp khi ra quyết định trong quản trị

Lưu ý:

Khi làm bài tập trong đề thi, chúng ta thường trình bày gộp bước 1 và bước 2 cho nhanh

Khi tính lợi nhuân hoặc chi phí chênh lệch: Có thể làm theo 2 cách. Cách 1 là tính riêng cho từng phương án rồi tính ra chênh lệch. Cách 2 tính thẳng chênh lệch luôn. Tuỳ vào từng tình huống cụ thể mà chúng ta sẽ chọn cách trình bày cho phù hợp

Ví dụ về thông tin định tính:

Khi xem xét quyết định tự sản xuất hay mua ngoài, ngoài việc xác định lợi nhuận/chi phí chênh lệch doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc các thông tin sau:

Chất lượng của linh kiện, chi tiết hoặc vật liệu

Thời gian vận chuyển, bàn giao, lưu kho

Chính sách thanh toán

Phản ứng của khách hàng

Phương án mang lại lợi nhuận cao hơn. Hoặc

Phương án phát sinh chi phí thấp hơn

Các Ví Dụ Về Hàm Sum Trong Excel

Trong bài viết này Học Excel Online sẽ hướng dẫn các bạn cách tính tổng trong Excel bằng cách dùng tính năng AutoSum, và cách tạo công thức Sum để tính tổng các cột, hàng hoặc một dải ô đã được chọn. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ học được cách tính tổng riêng những ô được hiển thị, tổng của các trang tính, đồng thời giúp bạn tìm hiểu thêm về những lý do khiến hàm Sum không hoạt động.

Cách tính tổng trong Excel dùng phép tính số học đơn giản

Nếu bạn cần tính nhanh tổng của một số ô, bạn có thể sử dụng Microsoft Excel như một chiếc máy tính mini. Chỉ cần dùng dấu (+) giống như trong phép toán số học thông thường. Ví dụ:

Tìm hiểu ngay: Địa chỉ học Excel tại Hà Nội

Cách sử dụng hàm Sum trong Excel

Excel SUM là một hàm toán học dùng để tính tổng. Cú pháp của hàm Sum như sau:

Sum (số thứ nhất, [số thứ 2] ,…) Đối số đầu tiên là bắt buộc, các cố khác là tùy chọn, bạn có thể áp dụng hàm Sum cho tối đa 225 số trong một công thức.

Trong công thức Sum của Excel, mỗi đối số có thể là một giá trị số dương hoặc số âm, một hàng hoặc một chuỗi các ô. Ví dụ như:

Hàm SUM trong Excel thực sự là lựa chọn hữu ích khi bạn cần cộng các giá trị nằm ở cách dải khác nhau hoặc tính tổng các giá trị số, các ô tham chiếu hay các dãy. Ví dụ: =SUM(A2:A4, A8:A9)

=SUM(A2:A6, A9, 10)

Ví dụ, bạn có thể kết hợp hàm SUM với đối số value_if_true thuộc hàm IF để cộng các giá trị trong cột B, C và D nếu tất cả các ô trong cùng hàng có cả ô chứa giá trị và ô trống:

Cách dùng AutoSum trong Excel:

Nếu bạn cần tính tổng một dãy các số hoặc tổng của vài hàng, cột liền kề thì có thể sử dụng công thức SUM được Microsoft Excel thiết kế sẵn.

Mẹo: Cách nhanh hơn để sử dụng AutoSum trong Excel là dùng phím tắt Alt + =. Bạn chỉ cần giữ phím Alt, nhấn phím Equal Sign, rồi Enter là hoàn thành việc chèn công thức Sum.

Ngoài tính tổng, bạn có thể sử dụng AutoSum để tự động nhập các hàm AVERAGE, COUNT, MAX, hay MIN.

Cách tính tổng một cột trong Excel

Để tính tổng các số liệu trong một cột cụ thể, bạn có thể sử dụng hàm SUM thông thường hoặc tính năng AutoSum. Ví dụ, để tính tổng các giá trị trong cột B, từ B2 đến B8, bạn nhập công thức SUM như sau:

Cách tính tổng toàn bộ cột với số hàng vô hạn không xác định được

Nếu cột mà bạn muốn tính tổng có số lượng dòng thay đổi (nghĩa là các ô mới có thể được thêm vào và những giá trị cõ sẵn có thể bị xóa đi), bạn có thể tính tổng toàn bộ cột bằng cách thêm tham chiếu cột, không xác định giới hạn trên và dưới. Ví dụ:

Tính tổng cột nhưng bỏ hàng tiêu đề hoặc một vài hàng đầu tiên

Kích thước bảng tính có giới hạn nhất định nên bạn có thể chỉ định giới hạn trên của công thức SUM dựa trên số hàng tối đa trong phiên bản Excel mà bạn dùng. Ví dụ: để tính tổng cột B mà không bao gồm hàng tiêu đề (loại trừ ô B1) bạn có thể sử dụng các công thức sau:

Trong Excel 2007, Excel 2010, Excel 2013 và Excel 2016:

= SUM (B2: B1048576)

Trong Excel 2003 và phiên bản thấp hơn:

= SUM (B2: B655366)

Cách tính tổng các hàng trong Excel

Tương tự như tính tổng một cột, bạn có thể tính tổng một hàng trong Excel bằng cách sử dụng hàm SUM, hoặc AutoSum để chèn công thức tính.

Ví dụ, để tính tổng các giá trị trong ô B2 đến D2, ta sử dụng công thức sau:

Cách tính tổng nhiều hàng trong Excel

= SUM (B2: D6) – tổng các giá trị từ hàng 2 đến hàng 6.

= SUM (B2: D3, B5: D6) – tổng các giá trị trong các hàng 2, 3, 5 và 6.

Cách tính tổng toàn bộ một hàng

Để tính tổng toàn bộ hàng với một số cột không xác định, ta cần cung cấp tham chiếu toàn bộ hàng cho công thức Excel Sum, ví dụ:

= SUM (2: 2) -SUM (A2: B2)

Sử dụng Excel Total Row để tính tổng dữ liệu trong một bảng:

Nếu dữ liệu của bạn được nằm trong một bảng tính của Excel, bạn có thể sử dụng tính năng Total Row để nhanh chóng tính tổng dữ liệu trong bảng và tổng số hiển thị trong hàng cuối cùng.

Một lợi thế lớn của việc sử dụng các bảng Excel là chúng tự động mở rộng để thêm được các hàng mới, do đó, bất kỳ dữ liệu mới nào bạn nhập vào trong một bảng sẽ được tự động thêm luôn vào công thức đã có.

Để chuyển đổi một dải ô bình thường thành một bảng, hãy nhấn chọn và ấn phím tắt Ctrl + T (hoặc nhấp vào Table trên tab Insert).

Cách thêm hàng total trong bảng Excel

Khi dữ liệu của bạn được sắp xếp trong một bảng, bạn có thể chèn thêm hàng total theo cách sau:

Khóa học lập trình VBA trong Excel

Cách tính tổng dữ liệu trong bảng

Khi tổng số hàng xuất hiện ở cuối bảng, Excel sẽ tự xác định cách tính toán dữ liệu trong bảng.

Nếu bạn muốn thực hiện một số phép tính khác, hãy chọn chức năng tương ứng từ danh sách thả xuống như Average, Count, Max, Min, …

Nếu hàng total tự động hiển thị tổng cho một cột mà bạn không cần dùng đến tổng đó thì mở danh sách thả xuống của cột đó và chọn None.

Chú thích. Khi sử dụng tính năng Excel Total Row để tính tổng một cột, tổng số Excel chỉ có giá trị trong hàng hiển thị bằng cách chèn hàm SUBTOTAL với đối số đầu tiên là 109.

Cách tính tổng các ô được (có thể nhìn thấy được) trong Excel

Đôi khi, để việc phân tích dữ liệu hiệu quả hơn, bạn cần phải lọc hoặc ẩn một số dữ liệu trong bảng tính. Một công thức tổng hợp thông thường sẽ không hoạt động trong trường hợp này bởi vì hàm Excel SUM sẽ cộng tất cả các giá trị trong phạm vi được chỉ định bao gồm các hàng ẩn (đã lọc ra).

Nếu bạn muốn tính tổng các ô hiển thị trong một danh sách được lọc, cách nhanh nhất là đưa chúng vào một bảng Excel, và sau đó bật tính năng Excel Total Row. Như đã trình bày trong ví dụ trước, chọn Sum ở hàng total của bảng rồi chèn chức năng SUBTOTAL bỏ qua các ô ẩn.

Một cách khác để tính tổng các ô đã lọc trong Excel là áp dụng AutoFilter cho dữ liệu của bạn theo cách thủ công bằng cách nhấp vào nút Filter trên tab Data. Và sau đó, tự viết một công thức Subtotal.

Hàm SUBTOTAL có cú pháp sau:

SUBTOTAL (function_num, ref1, [ref2], …) Trong đó, Function_num – một số từ 1 đến 11 hoặc từ 101 đến 111 dùng để xác định chức năng sẽ được dùng cho việc tính tổng phụ.

Bạn có thể tìm thấy danh sách đầy đủ các chức năng trên chúng tôi Bây giờ, chúng ta chỉ quan tâm đến chức năng SUM, được định nghĩa bởi các số 9 và 109. Cả hai số này loại trừ các hàng được lọc ra. Sự khác biệt là 9 bao gồm các ô ẩn thủ công (tức là bạn chuột phải rồi chọn Hide), trong khi đó 109 không bao gồm các ô đó.

Vì vậy, nếu bạn muốn tính tổng cho riêng những hàng được hiển thị, không tính những hàng đã bị ẩn thì có thể dụng 109 làm đối số cho công thức Subtotal của bạn.

Ref1, Ref2, … – ô hoặc dãy mà bạn muốn tính tổng phụ. Đối số Ref đầu tiên là bắt buộc, những đối số tiếp theo (lên đến 254) là tùy chọn. Trong ví dụ này, ta sẽ tính tổng các ô có thể nhìn thấy trong khoảng B2: B14 bằng cách sử dụng công thức sau:

Cách sử dụng running total (tính tổng lũy tích) trong Excel

Để tính tổng lũy tích trong Excel, bạn viết công thức SUM như bình thường và sử dụng thông minh các tham chiếu của các ô một các tuyệt đối và tương đối.

Ví dụ, muốn hiển thị sô lũy tích của các số trong cột B, ta nhập công thức sau và ô B2 rồi sao chép sang các ô khác:

Cách tính tổng cho nhiều trang tính trên cùng bảng tính

Nếu bạn có một vài bảng tính với bố cũng và dữ liệu tương tự nhau, bạn có thể cộng tổng các dữ liệu trong cùng một ô hoặc dải ô ở các trang tính khác nhau với cùng một công thức SUM.

Chúng ta có một công thức gọi là tham chiếu 3-D:

=SUM(Jan:Apr!B6)

=SUM(Jan:Apr!B2:B5)

Tính tổng có điều kiện trong Excel

Nếu công việc của bạn yêu cầu tính tổng các ô đáp ứng điều kiện nhất định nào đó thì bạn có thể sử dụng hàm SUMIF hoặc SUMIFS tương ứng.

Ví dụ: công thức SUMIF sau chỉ cộng tổng các giá trị trong cột B có trạng thái “Completed” (đã hoàn thành) trong cột C, ta có:

Excel SUM không hoạt động – lý do và giải pháp

Khi bạn tính tổng của một vài giá trị hoặc một số cột trong bảng tính Excel nhưng công thức SUM đơn giản không hoạt động thì có thể là do những lý do sau đây:

1. #Name error xuất hiện thay vì kết quả mong đợi

Đó là lỗi dễ sửa chữa nhất. 99 trên 100 trường hợp, lỗi #Name error chỉ ra rằng hàm SUM bị sai chính tả.

2. Một số con số không được cộng vào tổng chung

Một lý do phổ biến khác khiến một công thức Sum (hoặc Excel AutoSum) không hoạt động là các con số được định dạng dưới dạng các giá trị văn bản. Thoạt nhìn, chúng trông giống như các con số bình thường, nhưng Microsoft Excel nhận dạng chúng như chuỗi văn bản nên không đưa chúng vào tính toán.

3. Hàm Excel SUM trả về kết quả bằng 0

4. Công thức Excel Sum trả về một con số cao hơn dự kiến

Nếu công thức Sum của bạn sẽ trả về một số lớn hơn dự kiến, bạn cần nhớ rằng hàm SUM trong Excel sẽ thêm cả các ô ẩn nà ta không nhìn thấy được. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng chức năng Subtotal để thay thế công thức SUM.

5. Công thức Excel SUM không cập nhật

Khi một công thức SUM trong Excel tiếp tục hiển thị tổng số cũ ngay cả sau khi bạn đã cập nhật các giá trị cần tính tổng mới, nhiều khả năng Calculation Mode được đặt thành Manual. Để khắc phục sự cố này, hãy chuyển đến tab Formulas, nhấp vào mũi tên thả xuống bên cạnh Calculate Options, rồi nhấn Automatic.

Ngoài ra để ứng dụng Excel vào công việc một cách hiệu quả thì bạn còn phải sử dụng tốt các hàm, các công cụ khác của Excel.

Một số hàm cơ bản thường gặp như:

SUMIF, SUMIFS để tính tổng theo 1 điều kiện, nhiều điều kiện

COUNTIF, COUNTIFS để thống kê, đếm theo một điều kiện, nhiều điều kiện

Các hàm xử lý dữ liệu dạng chuỗi, dạng ngày tháng, dạng số…

Các hàm dò tìm tham chiếu Index+Match, hàm SUMPRODUCT…

Một số công cụ hay sử dụng như:

Định dạng theo điều kiện với Conditional formatting

Thiết lập điều kiện nhập dữ liệu với Data Validation

Cách đặt Name và sử dụng Name trong công thức

Lập báo cáo với Pivot Table…

Rất nhiều kiến thức phải không nào? Toàn bộ những kiến thức này các bạn đều có thể học được trong khóa học Excel từ cơ bản đến chuyên gia dành cho người đi làm

Nêu Ví Dụ Về 5 Chức Năng Của Tiền Tệ Câu Hỏi 37236

1.Thước đo giá trị

Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 5 xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng (tiền đồng được đúc từ đồng). Mà 1 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu.Vì thế có thể nói Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.

2.Phương tiện lưu thông

Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đến. Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó.

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.

Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, do đó việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

3.Phương tiện cất trữ

Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong rương. Bạn dễ dàng nhìn thấy trong các phim truyện xưa, cổ tích. Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong ngân hàng. Việc làm này không đúng vì tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, bạc.

4.Phương tiện thanh toán

Hiện nay ngân hàng điều cho vay tín dụng. Bạn dễ dàng trở thành con nợ của ngân hàng nếu tiêu xài không đúng cách.

6.Tiền tệ thế giới

Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tỷ giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại 1usd = 23.000 VNĐ…

Ví Dụ Minh Hoạ Về Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm

MTV là doanh nghiệp nhỏ, chuyên gia công (nhà thầu phụ) chế biến các sản phẩm gỗ ngoài trời để xuất khẩu. Khách hàng trực tiếp của MTV là các doanh nghiệp chế biễn gỗ lớn ở trong vùng. Anh Vang duy trì khoảng 150 cán bộ và công nhân thường xuyên. Khi vào vụ sản xuất, anh tuyển thêm khoảng từ 150 đến 250 công nhân từ bên ngoài.

Nhu cầu phát triển nhưng điều kiện có hạn đã thôi thúc anh Vang tự tìm cách quản lý chất lượng sản phẩm của mình. Sau khi tìm hiểu sơ bộ, anh đã chọn chị Hoàn (*), 24 tuổi, thuộc bộ phận thống kê, làm cán bộ phụ trách tổ chức và triển khai công việc chất lượng cho MTV. Chị Hoàn được đi học một khoá về quản lý chất lượng do một công ty đánh giá chứng nhận tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh. Sau đó, chị Hoàn đã trình bày lại cho anh Vang, và đào tạo cho 1 nhóm 5 người được giao nhiệm vụ về quản lý chất lượng của MTV.

Nhóm chất lượng MTV đã rà soát kỹ lưỡng toàn bộ các công việc thực hiện hàng ngày theo từng công đoạn sản xuất: nhập gỗ tròn, xẻ gỗ thành tấm, luộc gỗ, xếp gỗ tấm thành kiện, sấy gỗ, xếp kho, tạo mẫu chi tiết, định hình chi tiết, bào, đục, phun sơn, lắp ráp, bao gói, xếp kho và giao hàng. Tại mỗi công việc, nhóm chất lượng đã trao đổi với cán bộ theo dõi kỹ thuật và xác định rất rõ các yêu cầu hay các tiêu chí chất lượng cụ thể. Họ lập thành các biểu mẫu và xây dựng các bài hướng dẫn, tập huấn công việc cụ thể đối với từng đối tượng: công nhân, tổ trưởng, quản lý, kiểm tra.

Nhóm chất lượng đã hình thành 1 hệ thống quản lý các tài liệu và hồ sơ, quy định các cán bộ và bộ phận chức năng với những trách nhiệm được phân cấp cụ thể. Họ đã tổ chức hướng dẫn cho các bộ phân đào tạo tập huấn các cán bộ, công nhân ở cấp thấp hơn về các kỹ năng trong sản xuất đảm bảo tiêu chí chất lượng sản phẩm ở bộ phận đó.

Đặc biệt, họ đã xây dựng quy trình đào tạo và quản lý hồ sơ đào tạo cho tất cả các cán bộ, công nhân viên, và cả công nhân tuyển dụng theo vụ mùa. Những công nhân vụ mùa đã được đào tạo năm trước sẽ được ưu tiên cho làm việc ở những năm tiếp theo.

Sau 1 năm xây dựng và thực hiện, anh Vang cho biết đã thấy rất yên tâm về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo kiểu ISO 9001:2000 của MTV. Hiện nay, MTV đã bắt đầu xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng nước ngoài, không còn phải gia công cho các doanh nghiệp lớn hơn trong vùng nữa, mặc dù MTV vẫn là công ty nhỏ.

(*) tên người và tên công ty đã được thay đổi.