Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa Là Gì? Các Hình Thức Và Ví Dụ Của Nhân Hóa

Khái niệm

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

“Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Chim đỗ quyên là loài chim thường xuyên hót vào mùa hè, hình ảnh nhân hóa quyên gọi hè, khiến cho tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với cách dùng thủ pháp nghệ thuật này. người đọc có thể cảm nhận như có thể nghe được bước đi của thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hè.

Các hình thức nhân hóa

Gọi sự vật bằng những từ chỉ người

Đây là một trong những hình thức khá phổ biến của biện pháp nhân hóa. Trong nhiều bài văn, các con vật thường được gọi bằng những đại từ chỉ người như:chú, chị ,ông,.. Cách gọi này khiến cho sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn rất nhiều. Các dạng bài xoay quanh biện pháp tu từ nhân hóa gọi tên sự vật bằng đại từ chỉ người thường xuất hiện rất nhiều trong các đề thi tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học.

Dùng các từ ngữ thường gọi con người để gọi tên con vật:

Ví dụ: “Có cô chim sẻ nhỏ bay tới gần”

Dùng từ tả hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật

Hình thức nhân hóa này mang lại hiệu quả nghệ thuật khá cao. Các sự vật trở nên sống động hơn rất nhiều, khiến cho lời văn, ý thơ tạo được ấn tượng trong lòng người đọc. Hình thức dùng hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật thường tạo cho câu nhiều tầng nghĩa, gợi hình, gợi ảnh và khiến cho tác phẩm trở nên sinh động hơn.

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Hành động “vươn mình”, “đu”,”hát ru” là những hình ảnh chỉ con người. Phép biện hóa nhân hóa được sử dụng tạo nên một hình ảnh tre sinh động có tình cảm, cảm xúc, đồng thời tạo ra nhiều tầng nghĩa khác nhau. Không đơn giản, chỉ là việc tả cây tre, biện pháp nhân hóa còn giúp câu thơ mang thêm những hàm nghĩa sâu xa khác, thể hiện được tinh thần lạc quan, bất khuất, yêu cuộc sống của những người nông dân lao động.

Xưng hô với vật như với con người

Cách xưng hô với vật như với con người là một trong những hình thức biện pháp nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Người viết trò chuyện với “nhện” như một con người, thực chất là đang độc thoại với chính bản thân mình về nỗi nhớ quê hương. Hình ảnh như có sức gợi hơn, nêu bật lên được tâm trạng cô đơn, lẻ chiếc của tác giả nơi nơi đất khách.

Tác dụng của nhân hóa

Nhân hóa rất quan trọng trong văn học, không chỉ vậy biện pháp nhân hóa còn hữu ích trong đời sống của con người. Tác dụng của biện pháp nhân hóa gồm:

– Giúp loài vật/cây cối/ trở nên sinh động, gần gũi với con người.

– Các loài vật/cây cối/ con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của con người.

Nhận biết nhân hóa trong câu

Biện pháp nhân hóa rất dễ nhận biết nhưng đối học sinh có thể gặp khó khăn. Hãy nghe một số lưu ý giúp nhận biết nhân hóa trong câu.

Trong câu/đoạn văn có các từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.

Trong câu/đoạn văn nói về vật nhưng có các từ xưng hô của con người: anh, chị, cô, dì, chú, bác…

Ví dụ về nhân hóa

Ví dụ: Quê em có dòng sông uốn lượn qua cánh đồng lúa chín.

Ví dụ: Trên cung trăng chị Hằng đang vui đùa cùng với chú Cuội.

Ví dụ: Bến cảng lúc nào cũng nhộn nhịp, tàu mẹ, tàu con nối đuôi nhau vào bến cảnh.

Tổng Hợp Về Các Biện Pháp Tu Từ Và Các Ví Dụ Cụ Thể

Biện pháp tu từ nhân hóa

Khái niệm:

Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật biến những vật vô tri, vô giác có những hoạt động, tính chất như con người.

Các kiểu nhân hóa

Dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để miêu tả, hô gọi những sự vật không phải là người.

Dùng những từ ngữ vốn dùng cho người để dùng cho vật

Trò chuyện với vật như với người

Tác dụng của nhân hóa

Khi dử dụng dụng biện pháp nhân hóa làm cho sự vật, hiện tượng miêu tả trở nên sống động, gần gũi với con người thường xuyên được sử dụng làm phương tiện giúp con người dãi bày tâm sự,

Biện pháp tu từ so sánh

Khái niệm so sánh:

So sánh là đem đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra điểm giông nhau giữ chúng. Do vậy hai đối tượng đem so sánh phải có sự tương đồng với nhau:

Phân loại so sánh:

So sánh ngang bằng: Như là, giống như, tựa

So sánh hơn kém: Chẳng bằng…

Tác dụng của biện pháp so sánh

Khi đem sự vật ra so sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc hình dung rõ hơn.

Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm cuả người viết thì tạo ra những lối nói cảm xúc làm giá trị biểu đạt cao.

Biển pháp tu từ ẩn dụ.

Khái niệm ẩn dụ:

Ẩn dụ là cách dùng sự vật, sự việc này để gọi tên cho sự vật, sự việc khác. Hai đối thương thường gần gũi với nhau.

trong biên pháp ẩn dụ về A thường ẩn đi mà chỉ xuất hiện vế B

Các kiểu ẩn dụ:

Ẩn dụ hình tường: Cách gọi sự vật A – sự vật B

Ẩn dụ cách thức: Cách gọi hiện tượng A = hiện tượng B

Ẩn dụ phẩm chất: cách lấy phẩm chất của A để chỉ phẩm chất của B

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B với các loại giác quan khác nhau/

Tác dụng của ẩn dụ:

Dử dụng ẩn dụ tạo ra sắc thái biểu cảm cao làm câu văn, câu thơ có hình tượng đặc biệt

Ví dụ: Làn thu thủy nét xuân sơn

Biện pháp tu từ hoán dụ

Khái niệm hoán dụ:

Hoán dụ là cách dùng sự vật này để gọi tên sự vật khác dựa vào sự gần gũi, đi đôi giữa 2 sự vật

Phân loại Hoán Dụ

Lấy bộ phân để chỉ toàn thể

Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị đựng

Lấy vật dùng để chỉ người dùng

Lấy số ít để chỉ số nhiều, chỉ sự tổng quát.

Tác dụng hoán dụ.

Sử dụng hoán dụ trong văn thơ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Biện pháp tu từ Điệp Ngữ

Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một từ, một ngữ hoắc cả câu để nhấn mạnh nội dung được nói đến.

Các dạng Điệp Ngữ

Điệp ngữ nối tiếp: Những từ lặp lại đứng liền nhau trong câu

Điệp ngữ cách quãng: Cách vài từ lại có vài từ

Điệp ngữ vòng: Cuối câu, trước và đầu câu sau

Tác dụng của Điệp Ngữ

Nhờ có Điệp Ngữ, nội dung diễn đạt trở nên có ấn tượng mạnh mẽ và có sự tăng tiến. Điệp Ngữ nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa làm nổi bật từ ngữ quan trọng, làm lời nói có sức thuyết phục cao. Điệp Ngữ tạo sự cân đối nhẹ nhàng, tạo tính nhác cho câu thơ , câu văn.

Biện pháp tu từ chơi chữ.

Khái niệm chơi chữ:

Chơi chữ là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa nhằm tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước trong khi nói và viết.

Các lối chơi chữ

DÙng từ gần âm, đồng âm, lặp âm

Nói lái

Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa

Tác dụng của chơi chữ:

Tạo ra sắc thái dí dỏm và cách hiểu đặc biệt vì thế nó được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngầy, trong thơ văn trào phúng.

Biện pháp tu từ nói quá

Khái niệm nói quá:

Nói quá là nói cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hình tượng để nhấn mạnh , tăng sức biểu cảm. Nói qua còn được gọi là khoa trương, thâm xưng, phóng đại hoặc cường điệu.

Tác dụng của nói quá:

Do có tính biểu cảm cao nên nó thường ít được sử dụng trong văn bản và đòi hỏi sự hài hòa về ắc thái

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:

Khái niệm nói giảm nói tránh:

Nói giảm nói tránh là biện pháp nghệ thuật dùng cách diễn đạt giảm nhẹ mức độ. quy mô, tính chất của sự vật sự việc hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi của sự vật, hiện tượng.

Tác dụng của nói giảm nói tránh:

Khi đề cập đến sự đau buồn

Khi biểu lộ thái độ lịch thiệp, tránh thô tục

Bài tập ví dụ về biện pháp tu từ:

xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu văn sau:

a,Trăng bao nhiêu tuổi là trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non

Trả lời: Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ Điệp ngữ và Chơi chữ. Điệp ngữ ” Bao nhiêu tuổi ” được lặp lại 2 lần với ý muốn nói đến sự bất tận của trăng và núi. Trăng và núi không hề có tuổi tác. trăng luốn sống mãi với núi, luôn xanh tươi. Ngoài ra biện pháp nghệ thuật Chơi chữ đã dùng cặp từ trái ngữ là ” già” và “non ” chỉ sự vĩnh cửu của trăng và núi.

b, mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa

Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. Biện pháp tu từ đã được sử dụng trong câu thơ ” Mặt trời xuống biển như hòn lửa” ý muốn nói mặt trời trong lúc hoàng hôn buông xuống có màu đỏ chìm vào sự tĩnh mịch của thủ pháp nhân hóa ” sóng đã cài then ” và ” đêm sập cửa”. khi mặt trời xuống biển như hòn lửa thì đó là lúc muôn vật của biển gác mọi noạt động tạo nên khung cảnh yên bình lãng mạn

Tổng Hợp Về Các Biện Pháp Tu Từ Cùng Những Ví Dụ Chi Tiết Dễ Hiểu

Tổng hợp về các biện pháp tu từ cùng những Ví dụ chi tiết dễ hiểu

Biện pháp tu từ là gì? các biện pháp tu từ, hôm nay chúng ta cùng ôn tập tổng hợp cùng ví dụ cụ thể cho các bạn lớp 6,… lớp 9 có thể hiểu nhanh nhất, cùng chúng tôi tham khảo bài sau:

Các biện pháp tu từ

So sánh

Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.

Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.

Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh).

Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:

Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

Các kiểu so sánh:

So sánh ngang bằng:

Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

So sánh không ngang bằng:

Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia

           Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Vai trò: Tăng sức gợi hình, gợi cảm trong ca dao, trong thơ, trong miêu tả, trong nghị luận.

Nhân hóa

Khái niệm: Nhân hoá là tả hoặc gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Các kiểu nhân hóa:

Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Cách sử dụng: Dùng nhiều trong thơ ca, văn miêu tả, thuyết minh.

Ẩn dụ

Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.

Các kiểu ẩn dụ:

Ẩn dụ phẩm chất:

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa choanh nằm

Ẩn dụ hình thức:

Về thăm nhà Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)

Ẩn dụ cách thức:

Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng

Hay: Nói ngọt lọt đến xương.

Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…

Hoán dụ:

Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Các kiểu hoán dụ:

Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành công                

(Hoàng Trung Thông)

“Bàn tay” : người lao động.

Hay:

Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống.

( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)

“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.

Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:

Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh

“trái đất”: nhân loại.

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.

(Tố Hữu)

“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.

Hay:

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

(Nguyễn Du)

“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

(Ca dao)

“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.

So sánh ẩn dụ và hoán dụ

Giống nhau: Đều dùng cái này để nói cái khác làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Khác nhau: Ẩn dụ : quan hệ tương đồng (nét giống nhau)

Hoán dụ: quan hệ tương cận (gần gũi).

Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ: Khỏe như voi; Chậm như rùa,….

Nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn,ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ:

Bác đã đi rồi sao Bác ơi

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời

Liệt kê

Khái niệm: liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.

Các kiểu liệt kê:

Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với lệt kê không tăng tiến.

Điệp ngữ:

Khái niệm: Khi nói hoặc niết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngừ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngừ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

Các kiểu điệp ngữ:

Điệp ngữ cách quãng:

Vd: Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,kẻ thù nào cũng đánh thắng.

(Hồ Chí Minh)

Điệp ngữ nối tiếp:

Vd: Anh đã tìm em rất lâu,rất lâu

Cô gái ở Thạch Kìm,Thạch Nhọn.

Điệp ngữ liên hoàn (còn được gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp)

Vd: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh nhữngmấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

(Chinh phụ ngâm)

Chơi chữ

Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Các lối chơi chữ:

Dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm ( gần âm); dùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,…làm cho câu văn lời nói được hấp dẫn và thú vị.

Các bạn đã vừa xem xong bài viết các biện pháp tu từ, kiên thức tiếp theo là khái niệm từ láy và từ ghép cũng như cách phân biệt, và rất nhiều đề tài môn văn khác được chúng tôi chia sẻ.

Biện Pháp Tu Từ Hoán Dụ

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, chúng tôi sưu tầm gửi tới các em Biện pháp tu từ hoán dụ – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Biện pháp tu từ hoán dụ

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I – KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Hoán dụ là gì ?

Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ : –

‘- Đứng lên, thân cỏ, thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn

(Tố Hữu)

– Đây suối Lê-nin, kia núi Mác Hai tay gây dựng một sơn hà.

(Hồ Chí Minh)

2. Các kiểu hoán dụ

Do quan hệ giữa hai sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ là quan hệ gần gũi nhau trong thực tế nên căn cứ vào quan hệ cụ thể giữa hai sự vật, hiện tượng ta có mấy kiểu hoán dụ sau đây :

+ Lấy bộ phận để chỉ toàn thể :

Ví dụ :

Đầu xanh đã tội tình gì ? Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

(Nguyễn Du)

Đầu xanh và má hồng đều chỉ Kiều.

+ Lấy vật chứa đựng để chỉ sự vật được chứa đựng :

Ví dụ :

Cả làng quê, đường phố Cả lớn nhỏ, gái trai Đám càng đi càng dài Càng dài càng đông mãi.

(Thanh Hải)

Lấy làng quê, đường phố để chỉ đồng bào nông thôn và đồng bào thành thị.

+ Lấy vật dụng để chỉ người dùng :

Ví dụ :

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

Lấy áo chàm thay cho đồng bào Việt Bắc.

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng :

Ví dụ :

Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây xương sắt da đồng.

(Tố Hữu)

Trăm và nghìn đều là những số cụ thể được dùng để thay cho số nhiều.

Phép hoán dụ chính là một cách phát hiện ra đặc điểm có thực, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng được miêu tả mà người khác chưa nghĩ đến, gây cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, bất ngờ, thú vị về sự vật, hiện tượng đó.

II. – BÀI TẬP

1. Cho đoạn thơ sau :

Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

(Tố Hữu)

a) Trong đoạn thơ trẽn, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để làm phép hoán dụ ?

b) Phép hoán dụ ở đây nhằm chỉ đối tượng nào ?

c) Tác dụng của các phép hoán dụ trong đoạn thơ.

2. Cho các câu sau đây

-Tay ta tay búa, tay cày Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình.

(Tố Hữu)

Đứng lên, thân cỏ, thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn

(Tố Hữu)

a) Đó là những hoán dụ kiểu gì ?

b) Cách sử dụng hoán dụ như vậy có tác dụng gì ?

3. Tim phép hoán dụ trong các bài thơ ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

4. Tìm bốn hoán dụ tiêu biểu trong các tác phẩm thơ văn mà em đã học.

5. Trong giao tiếp hằng ngày, người ta có sử dụng hoán dụ không ? Em hãy tìm năm đến bảy hoán dụ.