Vai Trò Của Chức Năng Lãnh Đạo Trong Doanh Nghiệp / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Vai Trò Của Lãnh Đạo

Kết quả

Vai trò của lãnh đạo:

Lãnh đạo là một chức năng cơ bản của quản trị, tất cả các chức năng quản trị sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yếu tố con người trong các hoạt động của học và không biết lãnh đạo con người để đạt được kết quả như mong muốn.

Lãnh đạo là quá trình tác động và quan tâm đến con người.

Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Người lãnh đạo không đứng đằng sau để thúc đẩy hay thúc giục, họ đặt mình lên trước, động viên mọi người hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Bất kể một người quản lý lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra kết quả có tốt đến đâu, người đó vẫn phải hỗ trợ những hoạt động đó bằng cách đưa ra những chỉ dẫn cho mọi người, thông tin đầy đủ và lãnh đạo tốt. Việc lãnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết về động cơ của con người là gì và điều gì làm cho họ thỏa mãn khi họ góp sức vào việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

“Thuật lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả năng lôi cuốn người khác, vì đôi khi đó chỉ là sự mị dân. Đó cũng không phải là khả năng gây cảm tình và thuyết phục người khác vì đây chỉ là kỹ năng bán hàng. Lãnh đạo là nâng tầm nhìn của con người lên mức cao hơn, đưa việc thực hiện công việc đạt tới một tiêu chuẩn cao hơn, và phát triển tính cách của con người vượt qua những giới hạn thông thường. Để có được khả năng lãnh đạo như thế thì không gì tốt hơn là một môi trường doanh nghiệp được xây dựng trên những quy định chặt chẽ về quy định và trách nhiệm, những tiêu chuẩn cao trong thực hiện công việc, và sự tôn trọng của từng cá nhân cũng như công việc của họ” (Peter.F.Drucker, Cách thức quản lý, Butter-heinemann).

Tạo động lực làm việc cho nhân viên là một vai trò quan trọng của người lãnh đạo. Có thể nói đây là vai trò chính, bởi vì một nhân viên thiếu động lực thúc đẩy sẽ luôn làm việc kém hiệu quả. Ngoài những yếu tố khác, người lãnh đạo phải là:

-Một huấn luyện viên: Khơi gợi những tiềm lực tốt đẹp nhất của nhân viên.

-Người điều phối và hỗ trợ: Giúp phá bỏ những trở ngại để nhóm thực hiện công việc một cách trôi chảy.

Người lãnh đạo muốn tạo động lực làm việc của nhân viên phải tìm hiểu nhân viên của mình, xây dựng môi trường làm việc hợp lý. Môi trường làm việc của doanh nghiệp được xác định bằng các chính sách quản trị và thái độ của mỗi nhân viên. Một môi trường cởi mở và chia sẻ sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của mình. Những doanh nghiệp có môi trường làm việc như vậy sẽ quy tụ được nhiều nhân viên đồng lòng với mục tiêu của doanh nghiệp, thực tế những doanh nghiệp như vậy sẽ dễ thành công hơn.

Nguồn: chúng tôi (Biên tập và hệ thống hóa)

Vai Trò, Chức Năng Của Nhà Quản Trị Trong Doanh Nghiệp

– Là tiến trình hoàn thành công việc một cách có hiệu quả và hữu hiệu thông qua và với người khác

– Hữu hiệu (kết quả): Thực hiện đúng công việc

– Hiệu quả = Kết quả – chi phí

* Công ty A hoàn thành 1 sản phẩm trong 2 giờ.

* Công ty B hoàn thành 1 sản phẩm (cùng loại) trong 4 giờ.

* Hai công ty A và B đều làm việc hữu hiệu

* Công ty A làm việc hiệu quả hơn B vì tiết kiệm được nguồn lực thời gian

* Nhà quản trị là những người làm việc thông qua và với người khác để hoàn thành mục tiêu một cách hiệu quả và hữu hiệu.

* Ví dụ: Tổng giám đốc HAGL, Giám đốc marketing NOKIA…

– Nhà quản trị chức năng

– Nhà quản trị tổng quát

* Cấp bậc quản trị

– Quản trị cấp tác nghiệp: Chịu trực tiếp sản xuất sản phẩm dịch vụ

– Quản trị cấp trung: phối hợp hoạt động

– Quản trị cấp cao: Thiết lập mục tiêu, chính sách, chiến lược…

– Kỹ năng nhận thức: Khả năng dựa trên hiểu biết để nhìn nhận tổ chức toàn diện và quan hệ giữa các bộ phận

– Kỹ năng nhân sự: Khả năng làm việc với và thông qua người khác.

– Kỹ năng chuyên môn: Khả năng am hiểu và thành thạo trong thực hiện công việc cụ thể

* Khái niệm năng lực/chức năng của nhà quản trị: Là tổng hòa kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ.

– Năng lực truyền thông

– Năng lực hoạch định và điều hành

– Năng lực làm việc nhóm

– Năng lực hành động chiến lược

– Năng lực nhận thức toàn cầu

– Năng lực tự quản

Năng lực truyền thông: Khả năng truyền đạt thông tin mà mình và người khác hiểu

* Khía cạnh:

– Truyền thông chính thức

– Truyền thông không chính thức

– Thương lượng

Năng lực hoạch định và điều hành: Quyết định những nhiệm vụ cần phải thực hiện, thực hiện như thế nào, phân bổ các nguồn lực và giám sát toàn bộ tiến trình.

* Các khía cạnh

– Thu thập, phân tích thông tin và giải quyết vấn đề

– Hoạch định và tổ chức thực thi dự án

– Quản trị thời gian

– Hoạch định ngân sách và quản trị tài chính

Năng lực làm việc nhóm:

– Thiết kế nhóm một cách hợp lý

– Tạo lập môi trường hỗ trợ hoạt động nhóm

– Quản trị sự năng động của nhóm một cách thích hợp

Năng lực hành động chiến lược: Hiểu rõ sứ mệnh, các giá trị của tổ chức và đoán chắc rằng các hoạt động của mình, thuộc cấp được phân định, phối hợp rõ ràng.

* Các khía cạnh:

– Hiểu rõ về ngành mà tổ chức hoạt động

– Thấu hiểu tổ chức

– Thực hiện các hành động chiến lược.

Năng lực nhận thức toàn cầu: Nhận thức, am hiểu và đối xử phù hợp với mọi nền văn hóa.

* Các khía cạnh:

– Nhận thức và hiểu biết rõ về văn hóa

– Cởi mở và nhạy cảm về văn hóa

Năng lực tự quản: Cân bằng cuộc sống và công việc

* Các khía cạnh:

– Xử lý công việc trung thực và có đạo đức

– Có nghị lực và nỗ lực cá nhân

– Cân bằng giữa những nhu cầu công việc và cuộc sống

– Khả năng tự nhận thức và phát triển.

Các chức của năng quản trị là những nhiệm vụ quản lý chung, cần phải được thực hiện trong tất cả các tổ chức kinh doanh sản xuất.

Là việc xác định các mục tiêu và mục đích mà tổ chức phải hoàn thành trong tương lai và quyết định về cách thức để đạt được những mục tiêu đó. Hoạch định gồm ba giai đoạn như thiết lập các mục tiêu cho tổ chức: Mức tăng lợi nhuận, thị phần, hoặc tăng doanh thu…; sắp xếp các nguồn lực của tổ chức để đạt mục tiêu; quyết định về những hoạt động của tổ chức như:

– Ra quyết định là quá trình lựa chọn một phương án hành động hợp lý nhất để đạt mục tiêu đã đề ra (lựa chọn một phương án đưa ra xem xét).

– Ra quyết định đúng trong điều kiện môi trường biến động. Đó là một thách thức đối với các nhà quản trị:

Là quá trình tạo ra cơ cấu mối quan hệ giữa các thành viên (các bộ phận trong tổ chức).

Thông qua đó cho phép họ thực hiện các kế hoạch và hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức.

– Tiến trình tổ chức bao gồm việc: Thiết lập các bộ phận, phòng ban và xây dựng bảng mô tả công việc tổ chức bao gồm cả chức năng nhân sự: tuyển mộ, tuyển chọn, huấn luyện và phát triển nguồn nhân lực, do đó, mọi người đều có thể đóng góp nỗ lực vào thành công của tổ chức.

– Truyền đạt thông tin, tri thức, kỹ thuật, chỉ thị, mệnh lệnh, thông tin cần thiết để thực hiện công việc, đồng thời nhận thông tin phản hồi.

5.3. Chức năng thúc đẩy động viên (chỉ huy – lãnh đạo)

Đây là chức năng thúc đẩy, động viên nhân viên theo đuổi những mục tiêu đã lựa chọn.

Bằng chỉ thị, mệnh lệnh và thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần. Các nhà quản trị thực hiện các chức năng chỉ huy để thúc đẩy, động viên nhân viên hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

5.4. Chức năng kiểm tra, kiểm soát

Là quá trình giám sát chủ động đối với công việc của một tổ chức, so sánh với tiêu chuẩn đề ra và điều chỉnh khi cần thiết. Quá trình kiểm soát là quá trình tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo chu kỳ.

Các chức năng nói trên có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, và được thực hiện theo một trình tự nhất định. Quá trình quản trị phải thực hiện đồng bộ các chức năng nói trên, nếu không quá trình quản trị sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn

6 Vai Trò Của Nhà Lãnh Đạo Hiện Đại

1. Nhà lãnh đạo phục vụ. Robert Greenleaf đã “phát minh” ra một từ mới. Ý tưởng của ông là những nhà lãnh đạo tốt nhất trước hết phải tự xem họ như những người phục vụ. Quyết định ai – không phải cái gì mà bạn sẽ phục vụ trong khả năng lãnh đạo của mình. Giúp họ thành công trong những đóng góp vào tổ chức, giúp họ học tập và phát triển và xem họ như những khách hàng cho dịch vụ lãnh đạo của bạn.

2. Người định hướng: Truyền đạt mục tiêu tổng thể của tổ chức để mọi người hiểu. Gắn mọi người với các mục tiêu cá nhân và mục tiêu nhóm để hỗ trợ những mục tiêu rộng hơn. Nếu bạn là lãnh đạo một đơn vị, công việc của bạn là đảm bảo công sức và ưu tiên của nhóm được gắn với định hướng chiến lược của tổ chức.

3. Người quản lý những tiêu chuẩn cao và kết quả tốt. Dù bạn chia sẻ quyền ra quyết định bao nhiêu và gắn kết với mọi người như thế nào, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm cho việc giành được kết quả và việc đạt được các mục tiêu. Duy trì những tiêu chuẩn cao, cho bạn – tất nhiên, và cho cả những người bạn lãnh đạo. Điều này nghĩa là xử lý với những người mà làm việc thiếu tích cực. Như W. Somerset Maugham từng nói: “Một điều thú vị của cuộc sống là ghét của nào trời trao của ấy”.

4. Người huấn luyện: Bạn có một vai trò trong việc động viên những người khác, dù đó không phải là 100% trách nhiệm của bạn. Thêm vào việc định hướng bạn đưa ra ở trên là niềm đam mê của bạn. Sự nhiệt tình rất dễ lây lan, sự động viên cũng vậy. Hãy giúp nhân viên xác định điều gì họ thực sự mơ ước từ công việc và nghề nghiệp của họ. Hãy làm những điều mà bạn có thể giúp họ giành được những điều này.

5. Người làm chủ thay đổi: Bạn sẽ không bao giờ ngừng được kêu gọi lãnh đạo, hoặc ít nhất là hỗ trợ, thay đổi sáng kiến. Tất cả mọi người bị đẩy vào một hành trình tâm lý khi đối mặt với thay đổi. Hành trình sẽ đưa một người từ việc kết thúc thông qua tầng trung gian và cuối cùng đến thời kỳ mở đầu.

6. Người làm gương: Việc lãnh đạo tự nó thể hiện ra trong cách bạn cư xử. Bạn tập trung chú ý vào những điều gì? Thời gian? Câu hỏi của bạn? Bạn có hành động trước sau như một với những giá trị của bạn? Ví dụ, nếu bạn tán thành một văn hoá làm việc cởi mở và tin cậy, nhân viên của bạn có thấy “an toàn” khi nói thẳng ý nghĩ của họ với bạn?

Vai Trò Của Marketing Trong Doanh Nghiệp

Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp:

Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, Marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Sử dụng Marketing trong công tác kế lập hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát từ thị trường.

Marketing liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng: Do có sự cách biệt về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng nên các nhà sản xuất, kinh doanh không thể nắm bắt được những thông tin về sự thay đổi của nhu cầu tiêu dùng nếu như không có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống thông tin Marketing.

Nhờ các hoạt động Marketing mà những quyết định kinh doanh có cơ sở khoa học hơn, đồng thời giúp các công ty có điều kiện thu thập và xử lý thông tin một cách hiệu quả nhất nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Marketing giúp khắc phục những lời kêu ca, phàn nàn từ phía người tiêu dùng thông qua việc nghiên cứu hành vi sau mua của khách hàng. Marketing sẽ giúp cho các công ty thương mại tìm ra những phương pháp toàn diện để giải quyết, khắc phục những lời phàn nàn của khách hàng đồng thời hoàn thiện hơn về mặt hàng kinh doanh của mình.

Khuyến khích sự phát triển và đưa ra những cái mới: Với những thay đổi mau chóng trong thị hiếu, công nghệ, cạnh tranh, mỗi công ty thương mại chẳng thể chỉ kinh doanh những mặt hàng hiện có của mình. Khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi những mặt hàng mới và hoàn thiện hơn. Do đó, Marketing chính là một công cụ Hướng theo thị trường Liên kết khách hàng đảm bảo sự phát triển Tài chính đắc lực để công ty thương mại triển khai phát triển và tung ra thị trường mục tiêu các mặt hàng mới.

Bằng việc áp dụng hợp lý ngân sách, nguồn lực cho Marketing, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao nhận biết dịch vụ, chất lượng dịch vụ. Từ đó Marketing có thể đem lại những lợi ích, cơ hội về mặt tài chính cho doanh nghiệp.