Tác Dụng Của Việc Sử Dụng Biện Pháp So Sánh / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Nghị Luân Về Việc Ca Dao Thường Sử Dụng Biện Pháp So Sánh Ẩn Dụ

Đề: Ca dao thường dùng biện pháp so sánh, ẩn dụ. Hãy tìm hiểu từ 3 đến 5 bài ca dao dùng so sánh, ẩn dụ để thấy tác dụng của nó.

Nếu như chất liệu của âm nhạc là âm thanh, giai điệu; của hội họa là đường nét, màu sắc… thì văn học lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng. Ngôn ngữ văn học không giống với các bộ môn khoa học khác, cũng không phải là ngôn ngữ giao tiêp trong đời sống hàng ngày, mà đó là thứ ngôn ngữ đã được cảm XUC thăng hoa thông qua rất nhiều biện pháp nghệ thuật. Trong đó, so sánh và ẩn dụ là hai biện pháp rất hay đươc sử dụng trong các tác phẩm văn học. Đặc biệt, khi đến với ca dao, ta băt gặp mọt loạt các hình ảnh so sánh và ẩn dụ rất phong phú, đạt hiệu quả nghệ thuật cao, trở thành dấu ấn riêng của ca dao.

“Ca cao là một trong những dòng chính của thơ ca trữ tình” (Hê-ghen). Qua ca dao xưa, quần chúng nhân dân rất hay dùng so sánh ví von để phô diễn ý tình. Chất liệu so sánh, ẩn dụ không lấy ở đâu xa, mà chính là cảnh vạt thiên nhiên làng quê quen thuộc, gần gũi với lao động, sinh hoạt. Từ sân đình, cây đa, giếng nước, con thuyền, bến đò cho đến những mieng cau khô, tấm lụa đào… đeu có thể trở thành vật chở bao nỗi niềm tâm tư tình cảm của người bình dân. Đôi khi “cái đẹp nằm ngay^ trong sự giản dị”. Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ rất giàu sức gợi cảm, gần gũi, ý tình trở nên bóng bẩy, ý nhị, kín đáo.

Người bình dân thường dùng hình ảnh những con vật bé nhỏ như con cò, cái kiến… khi nói về thân phận mình. Có khá nhiều những câu, bài ca dao Việt Nam nói đến con cò và mượn con cò để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo, sắc nét, giàu sức gợi, giàu ý nghĩa nhân sinh như bài ca dao:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi! Ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo mãng

Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Sự rủi ro, không may, tai nạn bất ngờ xảy ra trong đời sống của con người cũng như của loài vật là điều không thể tránh khỏi. Nhưng sự rủi ro của con cò trong bài ca dao lại rất đặc biệt. Bởi “ăn đêm” trái với sinh hoạt bình thường, tự nhiên của loài cò. Phải chăng cuộc sống của loài cò khốn khó đến nôi ban ngày kiếm ăn không được mà phải mò cả ban đêm, điều này được ví như cuộc sống những người nông dân trong xã hội phong kiến? Và sự rủi ro ấy cũng chính là cái nền, cái cớ để tác giả thể hiện tinh tế những điều muốn nói bằng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật:

Ông ơi! Ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Tiếng kêu lạc lõng, đứt đoạn của con cò thật đáng thương. Con cò là ẩn dụ tượng trưng cho thân phận người nông dân xưa dù cuộc sống khó khăn, bế tắc nhưng họ chưa bao gíờ hết niềm tin vào cuộc sống, vẫn rất ham sống. Và đặc biệt, họ dám nhìn thẳng vào thực tế, dám đón nhận cái chết và bày tỏ thái độ dứt khoát của mình: “Có xảo thì xảo nước trong”. Đó là thái độ “chết trong còn hơn sống đục”, luôn giữ được phẩm chất thanh cao, trong sáng của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hình ảnh ẩn dụ “con cò” có giá trị khái quát hiện thực cao, đồng thời thể hiện được giá trị nhân sinh sâu sắc, để lại bài học quý giá về lẽ sống ở đời.

Người phụ nữ cũng vậy. Họ phải chịu những luật lệ hà khắc trói buộc quyền sống của họ. Đến với những bài ca dao về người phụ nữ, ta bắt gặp một loạt các. câu hát than thân mở đầu bằng “thân em” với rất nhiều hình ảnh so sánh khác nhau:

– Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

– Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

– Thân em như miếng cau khô

Kể thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Chỉ hai chữ “thân em” thôi nhưng cũng đủ khiến người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho cuộc đời họ, đồng thời thây được hiện thực xã hội bấy giờ. Sau này, “bà chúa thơ Nôm” – Hồ Xuân Hương’ đã vận dụng trong một bài thơ rất nổi tiếng của mình – Bánh trôi nước:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non

Chỉ có điều, nếu như Hồ Xuân Hương tả theo lối vịnh vật, tả chiếc bánh trôi từ màu sắc, hình dáng đến cách làm bánh cốt để chuyển nghĩa nói về người phụ nữ thì ca dao lại dùng những hình ảnh so sánh rất riêng, phong phú, sinh động:

– Thân em như tấm lụa đào

– Thân em như giếng giữa đàng

– Thân em như miếng cau khô

“Tấm lụa đào” rất quý giá, đẹp đẽ. Nhưng đây không phải tấm lụa đào được nâng niu cất giữ mà đang treo “phất phơ giữa chợ” cũng như người con gái bị đem ra bán giữa chợ đời, không được làm chủ cuộc đời mình. Và “giếng” nưóc mới trong trẻo, mát lành làm sao, mà lại ở ngay giữa đàng – nơi bao người lại qua, bị sử dụng tùy tiện: rửa mặt, rửa chân. Còn cả “miếng cau khô” kết với trầu làm thom miệng, hồng má mọi người, không thể thiếu được trong các cuộc vui “miếng trầu là đầu câu chuyện”, cũng bị cắt xẻ tùy vào khẩu vị người ăn. Giá trị của tấm lụa, giếng nước, miếng cau kia không được đánh giá qua bản thân chúng mà bị phụ thuộc vào người dùng…

Đó là sự tự ý thức về chân giá trị của mình: một vẻ đẹp xinh xắn trẻ trung như tấm lụa đào, một vẻ đẹp dân dã, giản dị nhưng rất cần thiết và không thể thay thế được của mình với cuộc đời như giếng giữa đàng, như miếng cau khô kia.. Nhưng cuối cùng không phải tất cả đều có được cuộc sống hạnh phúc mà rất nhiều trong số những người phụ nữ xưa bị bạc đãi, thậm chí bị chà đạp phũ phàng. Những câu ca dao với những hình ảnh so sánh có giá trị nghệ thuật cao như vậy là tiếng hát thấm nhuần tư tưởng nhân đạo và cũng là một hình thức đấu tranh đòi khôi phục vị trí xứng đáng của người phụ nữ.

Có thể nói đây là những hình ảnh so sánh hay nhất, giàu ý nghĩa xã hội nhất và cũng giàu chất ca dao nhất. Đọc qua hoặc nghe qua thì thấy chúng có bề ngoài giống nhau: đều mở đầu bằng “thân em”, nhưng nếu ta tập trung lắng nghe và cảm nhận sẽ thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi bài. Thiếu đi cái riêng dù là rất ít rất nhỏ này thì mỗi bài ca dao sẽ không có và không thể có “cái duyên” và cũng không còn lí do để tồn tại. “Cái duyên” ấy chính bởi khả năng dùng hình ảnh so sánh, phong phú, linh hoạt của tác giả dân gian.

Yêu thương và căm giận, đó là hai trạng thái tình cảm luôn đi cùng nhau trong mỗi con người, “thơ sinh ra từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt đắng cay” (Gam-da-tốp). Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới những câu ca dao tràn đầy tình yêu thương. Chiếm một số lượng lớn trong kho tàng ca dao là những câu hát về tình yêu nam nữ. Và có lẽ những hình ảnh so sánh, ẩn dụ đẹp nhất đều được dành để viết tặng cảm xúc thi vị này. Ta bắt gặp trong ca dao rất nhiều cặp hình ảnh ẩn dụ: khách bộ hành – cây đa, còn đò – bến cũ… rất gần gũi với cuộc sống làng quê, trong đó thuyền – bến là cặp hình ảnh phổ biến, rộng rãi nhất:

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Thuyền – bến là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm đôi lứa. Thuyền là ẩn dụ chỉ người con trai nay đây mai đó để cho bến – ẩn dụ chỉ người con gái chờ đợi mỏi mòn. Câu ca dao cất lên đã thể hiện nỗi nhớ mong, hi vọng và cả sự chung thủy sâu sắc của người con gái. Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân ta xưa, sống giàu tình mà cũng rất nặng nghĩa.

Thật khó có thể kể hết được vẻ đẹp của những hình ảnh so sánh và ẩn dụ trong ca dao. Song dẫu có phong phú đến đâu, tất cả những hình ảnh ấy đều xuất phát từ tâm hồn người bình dân – từ những gì rất gần gũi, gắn bó với cuộc sống thôn quê và phản ánh tâm tư, tình cảm của họ. Nó không những góp phần lớn vào việc thể hiện nội dung tư tưởng mà còn chứng tỏ tài năng nghệ thuật của những người lao động chân lấm tay bùn. Không ít các nhà thơ sau này đã học được những so sánh, ẩn dụ ấy trong thơ mình. Ta bắt gặp “lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong thơ Tú Xương, lối mở đầu bằng “thân em” trong hồ Hồ Xuân Hương… Đúng như Hoài Thanh từng nhận định: “Lời thơ dân gian không những bước đầu cho ta quen với tâm tư, tình cảm đồng bào ta xưa mà còn giúp ta học được những cách nói tài tình chính xác”.

Biện Pháp So Sánh Là Gì? Cách Đặt Câu Có Biện Pháp So Sánh

Số lượt đọc bài viết: 44.470

Mục đích của biện pháp so sánh là gì? So sánh giúp làm nổi bật một khía cạnh nào đó của sự vật và sự việc, qua đó nhấn mạnh đến ý tưởng và mục đích của người nói, người viết.

Dấu hiệu của biện pháp so sánh

Phân tích ví dụ: Đôi mắt trong vắt như nước mùa thu

Dựa vào ví dụ trên có thể thấy rằng, cấu tạo của một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh bao gồm: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh là: như, tựa như, như là, giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu.

Dấu hiệu của biện pháp so sánh là gì? Đặc điểm của biện pháp so sánh như nào? – Để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không, cần dựa vào các căn cứ:

Các kiểu so sánh thường gặp

Ví dụ: Ngôi nhà to lớn như một tòa lâu đài

Mái tóc như chổi lông gà

Cảnh bình minh tựa như như bức tranh mùa xuân

Ví dụ: Đứa trẻ tươi tắn như một nụ hoa chớm nở

Mẹ em như là một bảo bối thần kỳ

Cậu thanh niên giống như một ngọn núi sừng sững

Thân em như tấm lụa đào

Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát

Cánh đồng lúa vàng ươm như một dải lụa

Các ngón tay tròn đầy như là nải chuối

Ví dụ: Tiếng chim trong như tiếng sáo

Tiếng hát thánh thót như tiếng họa mi

Tiếng trống dồn vang như tiếng sấm

Ví dụ: Điệu múa của vũ công tựa như một con thiên nga đang xòe cánh

Con sóc chạy nhanh như bay

Các hình thức trong biện pháp so sánh

Từ định nghĩa biện pháp so sánh là gì, dấu hiệu của so sánh và các kiểu so sánh, chúng ta cũng cần nắm được các hình thức được sử dụng trong biện pháp so sánh. Dựa theo mức độ so sánh, có thể phân thành:

So sánh ngang bằng: thường chứa các từ: như, giống như, tựa như. Ví dụ: Môi đỏ như son, da trắng như tuyết, tóc đen như gỗ mun; Lông con mèo giống như một cục bông gòn trắng xóa.

So sánh không ngang bằng: không bằng, chẳng bằng, hơn… Ví dụ: “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”

Dựa vào đối tượng so sánh, có thể phân thành:

So sánh giữa các đối tượng cùng loại: Ví dụ: Cô giáo em như là người mẹ

So sánh giữa các đối tượng khác loại: Ví dụ: Lông con mèo như một cục bông gòn

So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: Ví dụ: Thân em như quả ấu gai

So sánh cái trừu tượng với cái cụ thể: Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Câu 2: SGK lớp 6 tập 2 trang 24 Câu 1: SGK lớp 6 tập 2 trang 25 Câu 2: SGK lớp 6 tập 2 trang 25

Luyện tập về biện pháp so sánh

Câu 1 + 2 SGK lớp 6 tập 2 trang 24:

a) Hình ảnh so sánh được thể hiện qua:

b) Sự vật được so sánh:

c) Giữa các sự vật so sánh có nét giống nhau:

d) Tác dụng của biện pháp so sánh: làm nổi bật cái được nói đến, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt

Khoẻ như voi, khỏe như hổ

Đen như mực, đen như cột nhà cháy

Trắng như bông, trắng như tuyết

Cao như núi, cao như cây sào

Câu 3: SGK lớp 6 tập 2 trang 25: Tìm câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh:

Trong bài “Bài học đường đời đầu tiên”

Những ngọn cỏ…., y như có nhát dao vừa lia qua

Hai cái răng ….. như hai lưỡi liềm máy làm việc.

Cái chàng Dế Choắt….. như một gã nghiện thuốc phiện.

Đã thanh niên rồi …… như người cởi trần mặc áo ghi-lê.

Đến khi định thần lại……., như sắp đánh nhau.

Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

Trong bài “Sông nước Cà Mau”

Càng đổ dần …….như mạng nhện.

… ở đó tụ tập …..như những đám mây nhỏ.

… cá nước bơi hàng đàn ….. như người bơi ếch .

… trông hai bên bờ, rừng đước …. như hai dãy trường thành vô tận

Những ngôi nhà ……như những khu phố nổi.

Please follow and like us:

Đoạn Văn Ngắn Có Sử Dụng Phép So Sánh Và Nhân Hóa

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu có sử dụng phép so sánh và nhân hóa

Hướng dẫn làm bài:

Để viết được đoạn văn ngắn có sử dụng phép so sánh và nhân hóa thì các em phải ghi nhớ so sánh là gì? nhân hóa là gì và đưa nó vào trong câu văn thích hợp.

– So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Gợi ý với yêu cầu bài: Sử dụng với các từ ngữ: là, như …

– Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi … vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Gợi ý với yêu cầu bài: Sử dụng với các từ ngữ dùng để gọi người như: ông, bà, anh, chị, … để gọi các đồ vật con vật.

Một số đoạn văn ngắn có sử dụng phép so sánh và nhân hóa

Đoạn văn số 1: Đoạn văn tả buổi sáng sớm

Bầu trời buổi sáng sớm thật là trong lành làm sao. Những cô mây dậy thật sớm, dạo chơi trên những đồi núi cao đằng xa. Các bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Từng chú chim đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả hài hòa và cùng tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật sống động.

Đoạn văn đã sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh ở:

– Nhân hóa: cô mây, các bé sương, chị gió, chú chim

– So sánh: Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương.

Giờ ra chơi, sân trường ồn như vỡ chợ. Vài bạn học sinh nữ tụ tập dưới bóng cây mát rượi của bác bàng, cô phượng; những bạn nam lại ở một bên chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;… Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sảng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

Biện pháp nhân hóa và so sánh được sử dụng ở:

– Nhân hóa: bác bàng, cô phượng.

– So sánh: Giờ ra chơi, sân trường ồn như vỡ chợ.

Đoạn văn số 3: Đoạn văn tả cánh đồng quê em sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm thức giấc. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Một cơn gió nhẹ thoáng qua đem theo cả mùi lúa mới, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có mấy bác nông dân đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Có lẽ, năm nay được mùa bội thu.

Biện pháp nhân hóa và so sánh được sử dụng ở:

– Nhân hóa: chú vạc

– So sánh: Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm thức giấc.

Đoạn văn số 4:

Từng chùm phượng nở rộ đỏ rực trên những chùm cây báo hiệu một mùa hè nữa đã về. Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng vang dội cả đất trời. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Những cô cậu chim thi nhau bay lượn ríu rít gọi bạn. Mùa hè năm nay thật chẳng giống mọi năm, sau khoảng thời gian dài nghỉ học vì dịch bệnh sẽ là thời gian học hành căng thẳng để bắt kịp chương trình học, chuẩn bị cho những bài kiểm tra, thi cuối kì. Một mùa hè thật khác sắp đến với cô cậu học trò.

Đoạn văn đã sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh ở:

– Nhân hóa: chú bé, cô cậu chim

– So sánh:

+ Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng vang dội cả đất trời.

+ Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch.

Đoạn văn số 5: Đoạn văn viết về mùa xuân sử dụng phép so sánh và nhân hóa

Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, từng đàn én trở về từ phương Nam. Mưa xuân lất phất phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại từng giọt nước long lanh trong suốt như những viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, những chị hoa cũng thi nhau tỏa hương khoe sắc rực rỡ chào đón mùa xuân. Mùa xuân yêu kiều xinh đẹp tựa như nàng tiên ban phát những phép màu cho vạn vật, điểm tô cho sắc màu cuộc sống.

Biện pháp nhân hóa và so sánh được sử dụng ở:

– So sánh: Mưa xuân lất phất phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại từng giọt nước long lanh trong suốt như những viên pha lê trên lộc non xanh biếc.

– Nhân hóa: chị hoa.

Đoạn văn số 6

Càng ra xa bến cảng, dòng sông càng thanh bình và êm đềm làm sao. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến tít tận chân trời, tàu thuyền vắng bóng nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Xa xa là những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ, im lìm đậu giữa dòng sông phẳng lặng. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đâu đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, từng vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Chị gió cũng không khỏi phấn khích lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!

– Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời …

– …, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê .

Nhân hoá :

– Chị gió.

Biện Pháp Tu Từ So Sánh

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, chúng tôi sưu tầm gửi tới các em Biện pháp tu từ so sánh – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 . Chúc các em học tốt!

Biện pháp tu từ so sánh

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I. – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Thế nào là so sánh ?

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sực gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ :

– Thuyền xuôi dưới dòng con sông rộng lớn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Đoàn Giỏi)

– Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

(Nguyễn Du)

– Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

(Tô Hoài)

2. Cấu tạo của phép so sánh

So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức, được sự vật một cách dễ dàng, cụ thể hơn. Vì vậy, một phép so sánh thông thường gồm bốn yếu tố :

– Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.

– Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).

– Từ so sánh.

– Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.

Ta có sơ đồ sau đây :

Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tươi (Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ.

+ Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.

+ Yếu tố (3) có thể là các từ như : giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu… bấy nhiêu, hơn, kém,… Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau

– Như có sắc thái giả định.

– Là có sắc thái khẳng định.

-Tựa thể hiện nlức độ chưa hoàn hảo,…

+ Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi. Ví dụ :

Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.

(Tế Hanh)

3. Các kiểu so sánh

Dựa vào mục đích và các từ so sánh, người ta chia phép so sánh thành hai kiểu :

a) So sánh ngang bằng

Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây : là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu… bấy nhiêu.

Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể, sinh động. Vì thế, phép so sánh thường mang tính chất cường điệu.

Ví dụ : Cao như núi, dài như sông

(Tố Hữu)

b) So sánh hơn kém

Trọng phép so sánh hơn kém, từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì.

Ví dụ : Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.

(Tục ngữ)

Muốn chuyển so sánh hơn, kém sang so sánh ngang bằng, người ta thêm một trong các từ phủ định : không, chưa, chẳng vào trong câu và ngược lại.

Ví dụ : – Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.

– Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học..

4. Tác dụng của so sánh

+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả. *

Ví dụ : Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc, gợi trí tưởng tượng bay bổng. Vì thế trong thơ của thiếu nhi, các em đã thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.

Ví dụ : Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh

(Trần Đăng Khoa)

Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (2) và yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc, người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm pho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần.

II. – BÀI TẬP 1.

Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó :

“Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.

(Đoàn Giỏi)

2. Trong câu ca dao :

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

a) Từ bổi hoi bồi hồi là từ láy có gì đặc biệt ?

b) Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi.

c) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại.

3. Trong bài Vượt thác có nhiều phép so sánh được thể hiện.

a) Em hãy xác định những phép so sánh đó.

b) Phép so sánh nào độc đáo nhất ? Vì sao ?

4. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh sông nước hay núi non, làng xóm ở quê em trong đó có sử dụng từ hai phép so sánh trở lên.

5. Em hãy kể càng nhiều càng tốt những thành ngữ có sử dụng phép so sánh mà từ chỉ phương diện so sánh là từ láy.

6. Nói về thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ viết: Trẻ em như.búp trên cành.

a) Phép so sánh này bị lược yếu tố nào ?

b) Yếu tố bị lược có thể được thay bằng những từ ngữ nào trong các từ ngữ sau đây : tươi non, quyến rũ, đầy hứa hẹn, đấng trân trọng, chứa chan hi vọng, đầy sức sống, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn, chưa đáng chú ỷ.

7. Em hãy tìm khoảng mười phép so sánh trong ca dao và thơ, trong đó vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ tơ trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt

– Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng.

– Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng.

10. Trong bài Lượm của Tố Hữu có đoạn :

Chú bé loắt choắt Cái xắc xỉnh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…

a) Phép so sánh ở đoạn thơ trên độc đáo ở chỗ nào ? Em hãy phân tích cái hay của phép so sánh đó.

b) Các từ láy trong đoạn thơ thuộc từ loại nào ? Có tác dụng gì ?

11. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:

Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau.

(Ca dao)