Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: bookingcare)
Trước khi nói về Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai, bạn nên hiểu rõ thế nào là phục hồi chức năng để biết được tình trạng của mình có phù hợp với chuyên khoa này hay không.
Phục hồi chức năng (y học phục hồi) là chuyên khoa mà bác sĩ, kỹ thuật viện sẽ sử dụng các kỹ thuật vật lý, xoa bóp, bấm huyệt… để phục hồi hình thể và chức năng, nhằm khôi phục khả năng hoạt động vốn có của bạn (bẩm sinh, do chấn thương hoặc tai nạn).
Ví dụ như: sau khi phẫu thuật khớp gối, việc đi lại của bạn vẫn gặp nhiều khó khăn, khi đó, tập tuyện các bài tập phục hồi chức năng có mục đích giúp bạn vận động lại bình thường, nhanh nhạy hơn….
Hiện nay, các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa phục hồi chức năng mở ra ngày càng nhiều. Mỗi nơi sẽ có thế mạnh cũng như hạn chế riêng, có nơi chuyên về các chấn thương cột sống, có nơi lại chuyên về khớp gối, khớp háng… Một trong những địa chỉ được nhiều người tìm hiểu để đi khám và tập luyện là Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai.
1. Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai
Nếu bạn hoặc người thân đang tìm hiểu và có ý định điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai, thì nên nắm được những thông tin “tưởng như đơn giản nhưng lại rất cần thiết” này.
Giới thiệu chung
Trung tâm hoạt động chuyên môn theo nhóm kỹ thuật Phục hồi “Rehabilitation team” với đầy đủ các thành viên, đó là: Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng, điều dưỡng Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, kỹ thuật viên Hoạt động trị liệu, kỹ thuật viên Chỉnh hình-chân tay giả, kỹ thuật viên Âm ngữ trị liệu.
Tất cả bệnh nhân và người nhà đều được hướng dẫn các kỹ năng chăm sóc, tập luyện trong quá trình nằm viện tại Trung tâm và sau khi ra viện để phòng ngừa các thương tật thứ cấp và các biến chứng có thể xảy ra, giúp tạo thuận cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng.
Số điện thoại Địa chỉ
Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Vị trí
Khu nhà tròn – Bệnh viện Bạch Mai
Hướng dẫn đi lại Hướng dẫn cách đi đến Trung tâm phục hồi chức năng
Đi từ cổng 78 Giải Phóng: Cổng vào rẽ trái → đến quầy thuốc bệnh viện rẽ phải → đi thẳng đến Trung tâm Hội nghị Quốc tế (phía bên tay trái) thì rẽ trái → sau đó cứ đi dọc theo đường chính sẽ đến khu nhà tròn.
Đi từ cổng Phương Mai: Cổng vào đi thẳng → đi hết đường đến Trung tâm Hội nghị Quốc Tế Bạch Mai thì rẽ phải → sau đó rẽ trái luôn và đi dọc theo đường chính sẽ đến nhà tròn.
Có phòng khám đặt trực tiếp tại Trung tâm (Ảnh: bookingcare) 2. Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai điều trị những bệnh gì
Trung tâm Phục hồi chức năng có phòng khám riêng đặt ngay ở Trung tâm. Nên dù là bạn đến khám hay đến điều trị thì đều có thể đến trực tiếp khu nhà tròn này.
Khu điều trị theo yêu cầu – Trung tâm phục hồi chức năng (Ảnh: bookingcare)
Ngoài ra, ở đây còn có khu vực khám và điều trị tự nguyện, sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn so với khám và điều trị thông thường.
Điều trị nội khoa các bệnh:
2.1 Các bệnh, hội chứng đang điều trị
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật:
Sau phẫu thuật cột sống: phẫu thuật đĩa đệm cột sống, sau phẫu thuật nẹp vít cột sống, sau phẫu thuật chỉnh hình cột sống (cong, vẹo cột sống)
Sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình: phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối, sau phẫu thuật nội soi khớp gối, sau phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối nhân tạo, sau phẫu thuật kết hợp xương, sau chấn thương, vỡ xương bánh chè, sau trật khớp, sau phẫu thuật nối gân gấp duỗi, điều trị di chứng sau chấn thương gây cứng khớp: háng, gối, cổ chân, vai, khuỷu, cổ bàn ngón tay.
Điều trị các rối loạn ngôn ngữ:
Thoát vị đĩa đệm cột sống, đau lưng cấp, mãn – đau thần kinh tọa, hội chứng vai gáy, viêm quanh khớp vai, vẹo cổ do tật cơ, vẹo cột sống ngực lưng, viêm bao gân, các chứng đau do viêm khớp… Cải thiện chức năng vận động cho bệnh nhân liệt, liệt nửa người…
Nói khó, chậm nói, nói ngọng, nói lắp, mất giọng, khàn tiếng sau phẫu thuật thanh quản, giọng nhi hoá, rối loạn giọng, thất ngôn sau tai biến mạch máu não…
2.2 Các phương pháp điều trị
Hoạt động trị liệu:
Thực hiện nhiều kỹ thuật vật lý trị liệu cho người bệnh như siêu âm trị liệu, ánh sáng trị liệu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, bàn kéo giãn cột sống, sóng cao tần, sóng xung kích, điện từ trường…
Chỉnh hình – Chân tay giả:
Giúp bệnh nhân thực hiện các kỹ năng tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt và đời sống thường ngày như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân và cải thiện các chức năng nhận thức cao cấp của hệ thần kinh như: trí nhớ, tư duy trìu tượng, tư duy logic…
Âm ngữ trị liệu:
Phòng âm ngữ trị liệu (Ảnh: bookingcare)
Tư vấn và sản xuất các dụng cụ chỉnh hình có chất lượng tốt như các loại máng, nẹp chỉnh hình, nẹp chức năng, áo nẹp cột sống, chân và tay giả… cho nhiều đối tượng bệnh nhân
Phục hồi chức năng rối loạn về âm ngữ và nuốt. Đặc biệt phát hiện và can thiệp sớm tình trạng rối loạn nuốt làm giảm tỷ lệ các biến chứng mắc phải như viêm phổi do hít sặc, suy dinh dưỡng…
2.3 Thế mạnh điều trị
Phục hồi chức năng tổn thương tuỷ sống
Phục hồi chức năng tai biến mạch não – chấn thương sọ não
Phục hồi chức năng cơ xương khớp – cột sống
Phục hồi chức năng tiết niệu – sinh dục (đây là đơn vị đi đầu tại miền Bắc trong việc điều trị phục hồi chức năng các rối loạn chức năng hệ sinh dục – tiết niệu mắc phải và bẩm sinh).
Trung tâm nhận điều trị nhiều mặt bệnh khác nhau, nhưng đặc biệt chú trọng đến một số nhóm bệnh sau:
Thăm dò chức năng bàng quang bằng máy niệu động học
Điều trị co cứng cơ ở bệnh nhân tổn thương tủy sống
Bệnh nhân tai biến mạch máu não
Tiêm Botulinum Toxin A vào cơ thành bàng quang qua máy nội soi…
2.4 Trung tâm đã triển khai nhiều kỹ thuật cao 3. Một số bác sĩ giỏi tại Trung tâm phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai
Có thể bạn cho rằng bác sĩ khám và tư vấn là ai cũng được, không quan trọng. Nhưng thực tế không phải như vậy, bác sĩ là người chẩn đoán và đánh giá vấn đề, đánh giá vấn đề chính xác thì mới có thể đưa kế chương trình, kế hoạch điều trị một cách phù hợp được. Do đó, bạn nên tìm hiểu một số bác sĩ giỏi như:
BS Chuyên khoa II Nguyễn Thanh Thủy – Phó Giám đốc Trung tâm
PGS.TS.BS Lương Tuấn Khanh – Giám Đốc Trung tâm
TS.BS Nguyễn Kim Liên
TS.BS Đỗ Đào Vũ
Một số bác sĩ đang làm việc tại Trung tâm Phục hồi chức năng
PGS.TS.BS Trần Văn Chương
Nguyên Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai
Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam khóa IV
Phó giáo sư hiện có lịch khám tại: Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec
GS.TS.BS Cao cấp Cao Minh Châu
Nguyên Phó giám đốc Trung tâm
Phó Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam
Bác sĩ có phòng khám tại nhà riêng và bác khám ngoài giờ
Một số bác sĩ đã từng làm việc tại Trung tâm Phục hồi chức năng
Hiện nay các bệnh viện tuyến dưới đã trang bị dần các máy móc, thiết bị để hỗ trợ bệnh nhân đến tập luyện và điều trị. Tuy nhiên, số lượng máy móc ít và chưa đa dạng, đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên cũng chưa nhiều. Ngoài ra bạn có thể tập tại các trung tâm và bệnh viện tư ở Hà Nội nhưng chi phí chắc chắn sẽ cao hơn tại viện công như Bạch Mai.
Thoát vị đĩa đệm cột sống, đau lưng cấp, mãn
Đau thần kinh tọa
Hội chứng vai gáy
Viêm quanh khớp vai
Vẹo cổ do tật cơ
Vẹo cột sống ngực lưng
Viêm bao gân
Các chứng đau do viêm khớp
Liệt, liệt nửa người…
Nói khó, chậm nói, nói ngọng, nói lắp
Mất giọng, khàn tiếng sau phẫu thuật thanh quản
Giọng nhi hoá
Rối loạn giọng
Thất ngôn sau tai biến mạch máu não…
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật cơ, xương, khớp
Rối loạn chức năng hệ sinh dục.
Kỹ thuật điều trị tại Trung tâm PHCN – Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh: chúng tôi
Ở đây có cả phòng điều trị nội trú và phòng điều trị ban ngày. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi người mà bạn có thể chọn cách điều trị khác nhau.
Phục hồi chức năng cần thời gian dài kiên trì điều trị, nếu bạn hoặc người thân ở cách xa bệnh viện, đi lại khó khăn thì nên nhập viện để yên tâm mà cũng đỡ vất vả hơn.
Bạn yên tâm là luôn có bác sĩ, điều dưỡng và các kỹ thuật viên trực ở Trung tâm, nên nếu gặp khó khăn gì trong tập luyện bạn có thể hỏi ngay.
Một số bác sĩ giỏi ở Trung tâm Phục hồi chức năng thường mời người thân của các bệnh nhân đến tham gia các buổi hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh.
Sau một thời gian tập luyện nếu thấy tình hình khá hơn thì có thể nhờ bác sĩ hướng dẫn để tự tập tại nhà.
Ở đâu cũng thế, máy tập là có hạn, mà bệnh nhân thì có lúc đông lúc ít. Bạn nên tránh những giờ cao điểm như đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều để có không gian tập luyện thoải mái hơn.
Chi phí ngày giường khoảng 40 – 50 nghìn đồng/ ngày (nếu không nhầm)
Một số bệnh, vấn đề phù hợp với điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai gồm các bệnh, hội chứng:
Bàn kéo: 20,000
Bồn xoáy: 10,000
Tập do liệt thần kinh trung ương: 10,000
Tập do cứng khớp: 12,000
Tập do liệt ngoại biên: 10,000
Hoạt động trị liệu hoặc ngôn ngữ trị liệu: 15,000
Chẩn đoán điện: 10,000
Kéo dãn cột sống thắt lưng bằng máy kéo ELTRAC: 20,000
Kéo dãn cột sống cổ bằng máy kéo ELTRAC: 10,000
Tập với xe đạp tập: 5,000
Tập với hệ thống ròng rọc: 5,000
Thuỷ trị liệu (cả thuốc): 50,000
Điện vi dòng giảm đau: 10,000
Xoa bóp bằng máy: 10,000
Xoa bóp cục bộ bằng tay (60 phút): 30,000
Xông hơi: 15,000
Giác hơi: 12,000
Sóng xung kích điều trị: 30,000
Nẹp chỉnh hình dưới gối có khớp: 450,000
Nẹp chỉnh hình trên gối: 900,000
Nẹp cổ tay- bàn tay: 300,000
Áo chỉnh hình cột sống thắt lưng: 900,000…
6. Bảng giá một số dịch vụ