MỤC LỤC Lời mở đầu…………………………………………………………………………..1 Phần 1:Tổng quan về giá thành sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm ở công ty. ……………………………………………..2 1 Khái niệm giá thành và phân loại giá thành sản phẩm………………2 2 Hạ giá thành và những nhân tố ảnh hưởng đến giá thành………….5 3 Chiến lược cạnh tranh về giá của sản phẩm……………………………..11 Phần 2: Giá thành sản phẩm máy công cụ ở công ty Cơ khí Hà Nội và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh………………………………………….12 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty ………………………..12 2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của công ty……….13 3. Tình hình giá thành và hạ giá thành sản phẩm máy công cụ ở công ty …………………………………………………………………………………………..16 Phần 3: một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm máy công cụ ở công ty………………………………………………………………………………24 1. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới………….24 2 .Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm ………………………24 3.Tổng hợp kết quả thực hiện các biện pháp hạ giá thành sản phẩm ……………………………………………………………………………………………….33 Kết luận……………………………………………………………………………….35
LỜI MỞ ĐẦU Việc chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường là xu hướng tất yếu khách quan bao gồm mở rộng quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị trường với các quy luật khắt khe của nó ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, đến hoạt động mọi mặt của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Thị trường mở rộng cả trong và ngoài nước, các doanh nghiệp phải tự khẳng định mình trong cuộc đấu tranh sinh tồn này bằng lợi thế cạnh tranh về chất lượng, giá cả và hiệu quả. Việc tối thiểu hoá chi phí sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành phản ánh trình độ sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, kỹ thuật tiên tiến của mỗi doanh nghiệp. Tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà có những biện pháp hữu hiệu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Công ty Cơ khí Hà Nội là một công ty sản xuất công nghiệp có quy mô lớn bao gồm nhiều phân xưởng mà quy trình sản xuất vừa mang tính riêng biệt vừa mang tính liên tục. Sản phẩm sản xuất ra với chu kỳ dài, khối lượng lớn đa dạng về chủng loại, mẫu mã,… Do đặc điểm công nghệ sản xuất như vậy nên nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ cấp bách của công ty. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển. Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc hạ giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập tại công ty được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô
giáo TS. Ngô Thị Hoài Lam cùng với các cô chú, anh chị trong công ty, em mạnh dạn chọn đề tài: ” Biện pháp hạ giá thành sản phẩm Cơ khí Hà Nội”. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề tốt nghiệp của em được chia thành ba phần: Phần 1: Giá thành sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến hạ giá thành sản phẩm ở công ty Phần 2: Giá thành sản phẩm máy công cụ ở công ty Cơ khí Hà Nội Phần 3: một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm máy công cụ ở công ty Do trình độ còn hạn chế và thời gian tìm hiểu thực tế chưa nhiều, bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp nhằm hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.
– Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế của năm trước và các định mức kinh tế -kỹ thuật của ngành, các chi phí được Nhà nước cho phép. Nó được lập ra trên cơ sở hao phí vật chất và giá cả kế hoạch kỳ kinh doanh. – Giá thành
định mức: mang đặc trưng của giá thành
kế
hoạch,nhưng được xác định không phải trên cơ sở mức khấu hao cho cả kỳ kinh doanh mà trên cơ sở mức hiện hành cho từng giai đoạn trong kỳ kinh doanh (tháng, quý, năm,..). Việc xây dựng giá thành này cho phép các nhà quản lý xác định kịp thời những chênh lệch so với định mức, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp thích hợp để hạ giá thành sản phẩm. – Giá thành thực tế: được xác định thường vào cuối kỳ kinh doanh. Nó cũng bao gồm toàn bộ chi phí gắn liền với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhưng được lập ra trên cơ sở quy mô và giá cả thực tế của các chi phí đã phát sinh, kể cả chi phí do khuyết điểm chủ quan của doanh nghiệp gây ra. Theo phạm vi tính toán và phát sinh chi phí, ta có thể chia ra: giá thành phân xưởng, giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ để quản lý. – Giá thành phân xưởng: bao gồm tất cả những chi phí trực tiếp, chi phí quản lý phân xưởng và chi phí sử dụng máy móc thiết bị. Nói cách khác, nó bao gồm những chi phí của phân xưởng và tất cả những chi phí khác của phân xưởng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng đó.
– Giá thành công xưởng: bao gồm giá thành phân xưởng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Có thể nói, giá thành công xưởng (giá thành sản xuất ) bao gồm tất cả những chi phí để sản xuất sản phẩm trong phạm vi toàn doanh nghiệp. – Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành công xưởng và chi phí tiêu thụ (chi phí ngoài sản xuất). Giá thành toàn bộ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
=
+
+
Giá thành phân xưởng, công xưởng hay toàn bộ đều được tính cho từng đơn vị sản phẩm, loại sản phẩm, loạt sản phẩm và toàn bộ sản lượng hàng hoá tiêu thụ. Trong đó Tổng giá Giá trị sản = thành sản phẩm dở xuất của các dang đầu loại sản phẩm kỳ
+
–
Sơ đồ1: Các loại giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Chi phí trực tiếp
Chi phí sử
Chi phí quản
dụng máy móc lý phân xưởng
thiết bị Giá thành phân xưởng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Giá thành công xưởng
Giá thành toàn bộ Sơ đồ 2: Các yếu tố chi phí của sản phẩm Chi phí sản xuất sản phẩm bao gồm: 1. Nguyên vật liệu trực tiếp 2. Lao động trực tiếp 3. Sản xuất chung Hạch toán trực tiếp vào sản phẩm
Chi phí sản xuất chung
2- Hạ giá thành sản phẩm và những nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm a-Nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Trong hoạt động kinh doanh, một yêu cầu khách quan đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quan tâm tìm biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện được điều đó trước hết ta phải thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc áp dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép doanh nghiệp hạ thấp giá thành sản phẩm và thành công trong kinh doanh. Tiến bộ khoa học công nghệ đã làm thay đổi nhiều điều kiện cơ bản của sản xuất như tăng năng
suất lao động nhờ sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, giảm chi phí nguyên vật liệu nhờ sử dụng vật liệu thay thế. Tổ chức lao động và sử dụng con người là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong sản xuất. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý loại trừ tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy. Có tác dụng to lớn thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ. Tổ chức quản lý sản xuất và tài chính: tổ chức quản lý tốt sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý sản xuất đạt trình độ cao có thể giúp cho doanh nghiệp xác định mức tối ưu và phương pháp sản xuất tối ưu làm cho giá thàn sản xuất sản phẩm giảm xuống. Việc bố trí hợp lý các khâu sản xuất có hạn chế sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, hạ thấp tỷ lệ sản phẩm hỏng. Vai trò của quản trị tài chính ngày càng tăng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và tác động của nó đối với việc hạ giá thành, tăng lợi nhuận ngày càng mạnh mẽ.. Tất cả các tác động trên làm giảm bớt chi phí sản xuất, góp phần tích cực đến hạ giá thành sản phẩm b phương pháp hạ giá thành sản phẩm + Phương hướng hạ giá thành sản phẩm
lượng có thể xác định theo công thức : Cv=
S * Mi * Gi – F
Trong đó: Cv : là chi phí nguyên vật liệu trong giá thành tổng sản phẩm S : là sản lượng sản xuất của một loại sản phẩm Mi : là mức tiêu hao bình quân của loại vật liệu i cho 1 đơn vị sản phẩm
Gi : là đơn giá của nguyên vật liệu loại i F :giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) Từ đó, ta thấy chi phí nguyên vật liệu phụ thuộc vào 4 nhân tố cơ bản sau: số lượng sản xuất, đơn giá nguyên vật liệu, mức tiêu hao bình quân của từng loại nguyên vật liệu và giá trị phế liệu thu hồi. Trong đó, nhân tố sản lượng tăng, giảm thì chi phí nguyên vật liệu đương nhiên tăng, giảm. Do vậy, để giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm ta phải thực hiện các biện pháp sau: Giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm là yếu tố quan trọng để tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất. Song muốn khai thác triệt để nhân tố này ta phải phân tích nguyên nhân làm tăng, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó đề ra biện pháp nhằm tiết kiệm vật tư cho sản xuất. Mức tiêu hao vật tư trong một đơn vị sản phẩm bị tác động bởi các nhân tố sau: – Kết cấu sản phẩm – Quy trình công nghệ – Chất lượng vật tư – Tình hình trang bị kỹ thuật cho sản xuất – Trình độ lành nghề của công nhân – Phế liệu trong sản xuất – Trọng lượng thuần tuý của sản phẩm Để thực hiện vấn đề này doanh nghiệp cần giải quyết các vấn đề như cải tiến kết cấu sản phẩm, cải tiến phương pháp công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải thiện kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề
của công nhân, thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng máy móc thiết bị, coi trọng hạch toán nguyên vật liệu, xây dựng chế độ thưởng phạt thích đáng để kích thích việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Phải xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật như các định mức về tiêu hao vật tư tiên tiến phù hợp với doanh nghiệp và đặc điểm kinh tế -kỹ thuật cho phép. Sử dụng nguyên vật liệu thay thế và sử dụng tổng hợp nguyên vật liệu Việc lựa chọn nguyên vật liệu thay thế được tiến hành cả trong khâu cung ứng và khâu thiết kế, chế tạo sản phẩm. Đây là phương hướng cơ bản, quan trọng ở nước ta hiện nay, cho phép sử dụng nguyên vật liệu có sẵn trong nước và từ đó làm giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, tiết kiệm ngoại tệ. Việc thay thế nguyên vật liệu ngoại nhập bằng nguyên vật liệu trong nước tuy chất lượng có thể không bằng nhưng đảm bảo được mức sản xuất cao hơn, do vậy năng lực sản xuất của doanh nghiệp cao hơn. Tuy nhiên, việc thay thế phải bảo đảm tính hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và đặc biệt là vẫn phải đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu của công nghệ chế biến. Triệt để thu hồi và tận dụng phế liệu, phế phẩm Thu hồi phế liệu, phế phẩm là một nguyên tắc trong quản lý kinh tế. Việc tận dụng phế liệu, phế phẩm không những là yêu cầu trước mắt mà còn là yêu cầu lâu dài của doanh nghiệp. Tận dụng như vậy sẽ góp phần làm giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu. Nếu bán phế liệu, phế phẩm cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp sẽ mang lại nguồn thu nhập cho doanh nghiệp.
=
*
1
Theo công thức này, thì chỉ số hạ giá thành sản phẩm do 3 yếu tố tác động: chỉ số định mức tiêu dùng nguyên vật liệu kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo, chỉ số giá cả nguyên vật liệu và chỉ số nguyên vật liệu trong giá thành kỳ báo cáo. – Giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm
Trong giá thành sản phẩm thì chi phí nhân công cũng là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể, cho nên tiết kiệm chi phí nhân công sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công là các khoản thù lao phải trả cho người lao động như: tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản phải trả khác theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp. Trong đó, chi phí nhân công trực tiếp (chủ yếu là tiền lương) chiếm tỷ trọng lớn và được xác định như sau: Cl = Gts/Ncn *TL Trong đó: Cl : là chi phí tiền lương trong tổng giá thành sản phẩm Gts: là giá trị tổng sản lượng sản phẩm Ncn : là năng suất lao động bình quân của 1 công nhân TL: là tiền lương bình quân của 1 công nhân Từ công thức trên ta thấy tổng chi phí tiền lương phụ thuộc vào giá trị sản lượng sản phẩm, tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân. Trong 3 nhân tố đó thì giá trị sản lượng sản phẩm tăng, giảm thì tổng chi phí tiền lương tăng là tất yếu. Tiền lương bình quân tỷ lệ thuận với tổng chi phí tiền lương, phụ thuộc vào chính sách lương bổng đối với người lao động, còn năng suất lao động bình quân tỷ lệ nghịch với tổng chi phí tiền lương. Cụ thể, để tiết kiệm chi phí nhân công doanh nghiệp phải tự xây dựng đơn giá tiền lương phù hợp, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân.
Đối với người lao động, năng suất lao động phụ thuộc vào các nhân tố sau: + Các yếu tố gắn với bản thân người lao động như: kỹ năng, kỹ xảo, cường độ lao động, trạng thái sức khoẻ, thái độ và kỷ luật lao động, … + Các yếu tố về quản lý con người như: phân công lao động, hợp tác lao động, tạo động lực trong lao động(tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp,…), tổ chức phục vụ nơi làm việc, bầu không khí tập thể. + Các yếu tố gắn với điều kiện lao động như: chiếu sáng, tiếng ồn, bụi, thông gió, chất độc hại, … Đối với mỗi doanh nghiệp để tăng năng suất lao động các doanh nghiệp phải thực hiện các giải pháp sau: Tổ chức tốt bộ máy và mạng lưới công tác tổ chức lao động. Trong các doanh nghiệp, trong các bộ phận sản xuất, doanh nghiệp xác định cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ, mối quan hệ giữa chúng với các bộ phận chức năng khác nhằm khai thác mọi tiềm năng về sức người, sức của (nguyên vật liệu, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tiền vốn) để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần lập ra bộ phận chịu trách nhiệm về tổ chức lao động, định mức kỹ thuật lao động nằm trong phòng lao động tiền lương do Giám đốc và phó Giám đốc chịu trách nhiệm. Thường xuyên, hoàn thiện tổ chức lao động và quản lý sản xuất, hoàn thiện định mức kinh tế- kỹ thuật trong công nhân và nhân viên, cải thiện các hình thức trả lương, chế độ khuyến khích vật chất trên cơ sở các thành tựu đã đạt được của khoa học. Kỹ thuật cũng như kinh nghiệm tiên tiến trong quản lý, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm. Đảm bảo việc phân tích, đánh giá tình hình, trình độ tổ chức lao động nói chung trong doanh nghiệp, trong các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp và ở từng nơi làm việc để so sánh thực tế đạt được trong nước và nước ngoài. Phát hiện những khâu yếu nhất trong quản lý sản xuất, trên cơ sở đó thiết kế áp dụng các biện pháp cho phép quá trình lao động của người lao động được tiến hành thuận lợi, có hứng thú làm việc, năng suất lao động cao. Phân tích đánh giá các hình thức phân công và hợp tác lao động nhằm nghiên cứu mức độ hợp lý của công việc, phân chia chức năng giữa những người lao động, trình độ thành thạo, hiệu quả của các phương pháp tổ chức đứng máy, kiêm nhiệm nhiều nghề như nguyên tắc thành lập các tổ, đội sản xuất trong các bộ phận sản xuất. Phân tích, đánh giá các điều kiện lao động nhằm so sánh mức độ của môi trường sản xuất về các yếu tố tâm lý, sinh lý, vệ sinh phòng bệnh, thẩm mỹ lao động với các điều kiện tiêu chuẩn đã được quy định. Phân tích, đánh giá trình độ, định mức lao động nhằm xây dựng phạm vi mức độ mở rộng diện định mức, đánh giá chất lượng định mức hiện hành, so sánh mức độ đã hoàn thành định mức giữa các cá nhân, tổ nhóm hoặc các đơn vị với nhau, phát hiện những nguyên nhân không hoàn thành định mức, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp sửa đổi. Phân tích, đánh giá trình độ kỷ luật lao động để thấy mức độ vi phạm và nguyên nhân, tìm ra những hình thức kỷ luật và biện pháp khắc phục phù hợp.
Kế hoạch hoá công tác tổ chức lao động trong từng doanh nghiệp, tính hiệu quả của các biện pháp trước và sau khi áp dụng. Đối với từng nơi làm việc cần quan tâm đến những vấn đề sau: Thiết kế các phương pháp thao tác lao động hợp lý Bố trí và trang bị hợp lý nơi làm việc Tư thế thuận lợi cho người lao động khi làm việc Tổ chức kế hoạch hoá lao động phân xưởng cần quan tâm đến những biện pháp trên và mang tính chất chung cho cả phân xưởng như: Cải tiến việc phân công và hợp tác lao động Hoàn thiện việc tổ chức phục vụ nơi làm việc Cải thiện các điều kiện lao động Bố trí hợp lý mặt bằng sản xuất Tổ chức kế hoạch hoá lao động trong doanh nghiệp bao gồm kế hoạch tổ chức lao động ở các phân xưởng và kế hoạch mang tính chất chung của doanh nghiệp như: Những biện pháp nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ, công nhân Hoàn thiện định mức và khuyến khích vật chất Cải thiện tổ chức sản xuất (tăng khối lượng sản phẩm cùng loại, chuyên môn hoá cho các bộ phận sản xuất, cải tiến cơ cấu quản lý). Áp dụng các tiến bộ khoa học -kỹ thuật và công nghệ mới vào sản
xuất, nâng cao trình độ cơ giới hoá, tự động hoá, xoá bỏ mọi hao phí vô ích và tổn thất về thời gian lao động,… Đó là chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người lao động có tác dụng tăng năng suất lao động. Tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân và tiền công cho phép giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm và do đó khoản mục tiền lương trong giá thành sản phẩm sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lương trong giá thành. Ảnh hưởng của việc giảm chi phí tiền lương được tính theo công thức sau: