Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới

Điển hình đầu tiên về việc làm tốt công tác tuyên truyền là tại xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Theo đó, khi mới bắt tay vào xây dựng NTM, Hỏa Tiến được biết đến là xã vùng sâu của thành phố, đặc biệt là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm, trong đó độ mặn có năm lên đến 17‰. Do đó, đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2011 ở mức khoảng 14%. Nhằm gỡ khó cho người dân xã Hỏa Tiến trong việc ứng phó với tình hình xâm nhập mặn để phát triển sản xuất, Chính phủ và UBND tỉnh có chủ trương thực hiện tuyến đê bao ngăn mặn kết hợp với làm các cống dọc theo tuyến sông Cái Lớn với chiều dài 15km. Sau khi có chủ trương, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền vận động thì nhận được sự đồng tình của 100% hộ dân.

Ông Võ Văn Hà, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, cho hay: “Từ khi tuyến đê bao kết hợp với cống ngăn mặn được làm xong đã giúp người dân nơi đây sản xuất có hiệu quả hơn nhờ nước mặn được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, bà con còn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả nên tạo nguồn thu nhập cao và đời sống hiện nay cũng tốt hơn trước rất nhiều. Ngoài ra, khi tuyến đê bao hoàn thành còn giúp cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của bà con được thuận tiện hơn, đồng thời tạo ra bộ mặt mới cho vùng nông thôn”.

Giống như xã Hỏa Tiến, thời gian qua, xã nổi bật nhất về xây dựng NTM của tỉnh và vùng ĐBSCL là Đại Thành của thị xã Ngã Bảy cũng luôn chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM. Nhờ vậy, người dân nơi đây rất tích cực hiến đất, hoa màu và đóng góp tiền bơm cát làm lộ giao thông nông thôn, đê bao thủy lợi. Hiện toàn xã Đại Thành đều có đường bê tông và nhựa hóa đi lại thuận tiện, đặc biệt có nhiều tuyến đường nông thôn xe tải có thể vào tận nhà dân để vận chuyển hàng hóa, cảnh quan môi trường cũng sáng – xanh – sạch – đẹp.

Ông Nguyễn Hoàng Ba, ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành, cho hay: “Từ khi có đê bao thủy lợi khép kín và được chính quyền xã phát động nên người dân nơi đây tích cực cải tạo vườn tạp để chuyển sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao. Trong đó, nổi bật là ở giai đoạn 2013-2015, bà con phát triển mạnh trồng cây cam sành và cho nguồn thu nhập cao, giúp nhiều hộ thoát nghèo. Riêng gia đình tôi có 14 công cam sành, thu nhập mỗi năm vào thời điểm đó dao động từ 800 triệu đồng đến gần một tỉ đồng. Nhờ vậy, nhà cửa được cất khang trang, đời sống ổn định hơn rất nhiều. Ngoài ra, bà con còn tham gia sửa lộ, dọn dẹp cảnh quan môi trường… Từ nhiều phong trào thiết thực, quê hương Đại Thành dần trở thành xã NTM và hiện là NTM nâng cao”.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân về thông tin truyền thông, nhất là dịch vụ internet trong thời buổi cách mạng 4.0 về công nghệ thông tin như hiện nay; thời gian qua, ngành thông tin và truyền thông tỉnh không ngừng quan tâm kêu gọi xã hội hóa doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp về trang thiết bị viễn thông và cung cấp dịch vụ internet đến ấp. Qua đây, ngoài phục vụ nhu cầu thông tin giải trí thì nông dân còn có thể xem và học tập được nhiều mô hình sản xuất mới có hiệu quả của người dân trong, ngoài tỉnh. Đặc biệt, từ dịch vụ internet được cung cấp tới ấp thì bà con còn có thể thông qua việc ứng dụng các phần mềm từ điện thoại thông minh của mình để triển khai nhiều mô hình sản xuất nhằm tiết giảm công lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân.

Điển hình về sản xuất thông minh bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin là trường hợp của ông Nguyễn Văn Y, ở ấp 3A, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, với mô hình điều khiển bơm tưới tự động cho vườn bưởi da xanh của gia đình mình thông qua chiếc điện thoại. Chia sẻ về cách làm của mình, ông Y cho biết: “Nhận thấy việc bơm tưới nước vào mùa nắng nóng cho vườn cây ăn trái rất vất vả, do đó khi có các trụ cung cấp internet từ nhà mạng về tới nông thôn, tôi đã mạnh dạn đầu tư hệ thống phun tưới tự động cho 4 công bưởi da xanh của mình và có gắn thiết bị kết nối với chiếc điện thoại thông minh để có thể điều khiển từ xa bằng việc sử dụng dịch vụ internet (3G hoặc 4G). Sau khi đầu tư, giờ có đi đâu mà muốn tưới nước cho vườn bưởi của mình tại nhà thì tôi chỉ cần mở điện thoại lên và kích hoạt chương trình là được, không cần phải đi về tới vườn nên rất khỏe và tiện lợi”.

Với những giải pháp trọng tâm điển hình trong xây dựng NTM đã góp phần giúp cho nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh có những thay đổi vượt bật, nhất là đời sống người dân có sự nâng lên rõ rệt qua từng năm nhờ các mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng thông qua chính quyền địa phương giới thiệu và người dân tìm hiểu từ dịch vụ internet được cung cấp tới ấp như hiện nay…

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới Hiệu Quả

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển đồng bộ nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển đồng bộ nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.

Phát triển nông thôn còn thiếu bền vững

Trong 10 năm (2008-2018) thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 7 (khóa X), tám năm (2010-2018) thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo nên một khu vực nông thôn (KVNT) với nhiều đổi thay rõ nét, kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ, hơn 20.000 mô hình phát triển sản xuất đã tạo nên động lực mới cho phát triển kinh tế KVNT, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và chuyển biến, đời sống của đại đa số nông dân được nâng cao.

Tính đến nay, cả nước có 3.420 xã (38,32%) được công nhận đạt chuẩn NTM, đã có 53 đơn vị cấp huyện thuộc 27 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Nhiều địa phương đã bước vào giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Chính phủ cũng đã có chỉ đạo về giải pháp xây dựng NTM cấp thôn, bản cho những vùng đặc thù, khó khăn. Đây là những nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong xây dựng NTM, phát triển KTXH KVNT.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì kết quả xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giữa các vùng còn có sự chênh lệch lớn; kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể chưa được thúc đẩy tích cực, lợi thế địa phương về sản vật, cảnh quan, văn hóa… chưa được khai thác hết tiềm năng, sự chuyển biến phát triển kinh tế KVNT nhìn chung còn chậm, một trong những nguyên nhân cơ bản là do các địa phương chưa xác định được các dòng sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường (trong từng lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, và dịch vụ); công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế, mô hình sản xuất kinh tế hộ còn chiếm tỷ lệ rất cao, mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến (doanh nghiệp – DN, HTX) còn thiếu cả số lượng và chất lượng; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo (theo đúng chuyên môn sản xuất sản phẩm lợi thế) và năng suất lao động KVNT đạt thấp; công tác quản lý chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, quản lý nhà nước còn yếu và bất cập về định hướng quy hoạch sản xuất, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, kết nối thị trường.

Kinh tế nông thôn phá triển không đồng đều, cùng các vấn đề về ô nhiễm môi trường, sự dịch chuyển lao động trẻ có trình độ từ nông thôn ra thành thị, làm ảnh hưởng chung phát triển KTXH KVNT, cũng như tiến trình và chất lượng xây dựng NTM hiện nay. Phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân là nhiệm vụ cốt lõi của xây dựng NTM nhưng vẫn đang là vấn đề khó nhất của Chương trình xây dựng NTM.

Vận dụng sáng tạo kinh nghiệm quốc tế

Để có thể giải quyết được căn bản những yếu kém, hạn chế nêu trên, Việt Nam có thể nghiên cứu, vận dụng bài học kinh nghiệm quốc tế về phong trào Mỗi làng một sản phẩm (One village one product – OVOP) được thực hiện thành công tại Nhật Bản từ năm 1979 trong quá trình xây dựng, triển khai chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói chung, đã đặc biệt chú ý phát triển KTXH KVNT theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, chú trọng các nguồn lực tại chỗ sẵn có làm động lực phát triển (đất đai, tài nguyên, điều kiện địa lý, công nghệ, lòng tự hào, khả năng sáng tạo, văn hoá…) thông qua phong trào OVOP (hiện nay, phong trào OVOP đã lan tỏa được triển khai thực hiện hơn 40 nước trong khu vực châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh,.. đóng góp tích cực vào sự phát triển KTXH KVNT ở các quốc gia, điển hình là Chương trình Mỗi cộng đồng một sản phẩm – OTOP của Chính phủ Thái Lan, sau hơn 10 năm triển khai (từ 2001 – 2012), đã tạo ra hơn 72.000 sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ở vùng nông thôn trên phạm vi toàn quốc).

Qua kinh nghiệm thành công của một số nước trong khu vực về phong trào OVOP, vận dụng linh hoạt chính sách phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ, trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, nhiều địa phương đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo các mô hình phát triển kinh tế nông thôn.

Từ năm 2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt và triển khai Chương trình “Tỉnh Quảng Ninh – Mỗi xã, phường một sản phẩm” (One commune one product – OCOP), đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên của cả nước triển khai thực hiện chương trình này một cách bài bản, có hệ thống, từ việc bố trí bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện, ban hành các cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực từ nội lực cộng đồng, đến hướng dẫn qui trình triển khai, xúc tiến thương mại…

Kết quả đạt được sau hơn ba năm triển khai đã khẳng định, chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm – OCPO” là hướng đi đúng, sáng tạo của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy những lợi thế, thế mạnh của địa phương, đưa nông dân chủ động hội nhập và tiếp cận kinh tế thị trường, góp phần nâng cao chất lượng Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh.

Đến nay, đã có hơn 30 tỉnh, thành phố trong cả nước học tập và triển khai OCOP theo các quy mô khác nhau, trong một thời gian ngắn đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng, cho thấy sự sáng tạo của người dân là vô hạn; cả nước đã dấy lên một phong trào mạnh mẽ về phát triển kinh tế nông thôn theo mô hình OCOP.

Hiện cả nước có 6.010 DN, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình (có đăng ký kinh doanh), trong đó có 3.126 DN (chiếm 76,6% số DN sản xuất nông nghiệp trong cả nước), tổ chức sản xuất 4.823 sản phẩm lợi thế thuộc sáu nhóm sản phẩm, trong đó, nhóm thực phẩm có 2.584 sản phẩm; nhóm đồ uống có 1.041 sản phẩm; nhóm thảo dược có 231 sản phẩm; nhóm vải và may mặc có 186 sản phẩm; nhóm lưu niệm – nội thất – trang trí có 580 sản phẩm; nhóm dịch vụ du lịch nông thôn có 201 sản phẩm.

Tuy nhiên, mới có 1.086 sản phẩm có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lượng (chiếm 22,52%); 695 sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (chiếm 14,4%). Với kết quả này cho thấy, các sản phẩm, dịch vụ trên đều có khả năng, dư địa để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và thương mại hóa nếu được chú trọng đầu tư, được chỉ đạo tổ chức thực hiện cụ thể một cách bài bản, thống nhất, đồng bộ.

Từ thực tiễn tại Việt Nam và trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) – là chương trình được xác định là một giải pháp cụ thể, hiệu quả, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn thông qua phát triển nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có lợi thế ở khu vực này.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là chương trình phát triển kinh tế KVNT theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, triển khai thực hiện chương trình phải bảo đảm phù hợp và thích ứng các yếu tố, quy luật kinh tế thị trường, bảo đảm các nguyên tắc: Sản phẩm hướng tới tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; Tự lực, tự tin và sáng tạo; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó, chủ thể thực hiện là các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế HTX. Để khuyến khích phát triển sản phẩm, cả từ ý tưởng và xuất phát từ nhu cầu, khả năng thực tế của mỗi cơ sở sản xuất, chương trình đề ra một “sân chơi”, đó là Chu trình OCOP được thực hiện theo sáu bước, theo nguyên tắc dân biết – dân bàn – dân làm và dân thụ hưởng.

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và định hướng qui hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ, không áp đặt ý chí chủ quan, mệnh lệnh hành chính trong sản xuất các sản phẩm OCOP, khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế phát triển sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh.

Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với ba thách thức lớn: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phải cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường lớn; Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, bất thường; Hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo áp lực ngày càng lớn cho các sản phẩm trong nước.

Trước những thách lớn này, Chính phủ đang tích cực chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để giải quyết. Trong đó, xây dựng NTM và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp với định hướng phát triển các nhóm sản phẩm ở ba cấp độ, đặc biệt là các sản phẩm cấp huyện, cấp xã (mà Chương trình OCOP hướng vào) nhằm thực hiện mục tiêu trong giai đoạn 2018-2020 của Chương trình là tiêu chuẩn hóa gần 2.400 sản phẩm, củng cố 3.920 tổ chức kinh tế tham gia OCOP góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã NTM.

Sáu nhóm giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm

Để sớm phát huy những ưu thế rõ nét của Chương trình OCOP đối với phát triển kinh tế ở nông thôn trong điều kiện đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng bất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, khắc phục hạn chế về quy mô sản xuất hàng hóa, dịch vụ ở khu vực nông thôn còn nhỏ lẻ, các giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh Chương trình OCOP đạt hiệu quả, các bộ ngành và địa phương cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, cần làm tốt công tác truyển thông thông tin, phát triển nhận thức cho cả xã hội, thị trường tiêu thụ hiểu được mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của Chương trình OCOP, từ đó kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất manh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương.

Thứ hai, phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phải đa dạng. Sản phẩm phải từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn ở các thị trường khác nhau. Việc phát triển sản phẩm, dịch vụ phải đi liền với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp (như hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh, DN hoặc HTX.

Ở phạm vi quốc gia, sớm thành lập Trung tâm sáng tạo OCOP quốc gia (như bài học thiết kế sáng tạo của nhiều nước, trong đó có Thái-lan), từ đó có các tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho công tác thiết kế, sáng tạo sản phẩm OCOP. Việc phát triển sản phẩm phải gắn chặt với công tác đánh giá xếp hạng sản phẩm của Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng và gắn sao có thứ hạng cao phải được lòng dân “gắn sao” về uy tín và chất lượng.

Thứ ba, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2018-2020 bằng những đề tài, mô hình đóng góp thiết thực cho Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; Đề án phát triển 1.500 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, cũng như cho các chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững, đề án phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong CNH, HĐH đất nước đã được đề ra. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mới nhất là các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận của nông nghiệp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhận diện rõ “Nông nghiệp 4.0”, “Nông nghiệp bền vững, công nghệ cao”, “Nông nghiệp hữu cơ” và bước đi, giải pháp khoa học thực hiện trong bối cảnh mới.

Thứ tư, các tổ chức tài chính, tín dụng cần nghiên cứu để sớm có chương trình tín dụng hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình OCOP. Các tập đoàn, công ty lữ hành lớn, hãng hàng không, các cơ quan báo chí, truyền thông… cần tăng cường thông tin về các sản phẩm đặc sản các vùng, miền vào chương trình quảng bá du lịch, không chỉ trong nước mà cả quốc tế nhằm tăng cường hơn nữa liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện công tác marketing tổng thể chương trình trên phương diện quốc gia.

Thứ năm, UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng NTM và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở địa phương; giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành chuyên môn để xây dựng, thực hiện Đề án, Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP. Lưu ý cần lựa chọn bước đi, lộ trình thích hợp, lựa chọn các sản phẩm lợi thế của địa phương để đầu tư phát triển, nâng cấp thành sản phẩm xã, huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia và tiến tới xuất khẩu tạo chuỗi giá trị. Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP được gắn kết chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của mỗi địa phương, gắn với thực hiện Đề án phát triển 15.000 HTX.

Các thủ tục hành chính hỗ trợ người sản xuất phải thực hiện nhanh gọn, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần nhiệt tình, tâm huyết và có hiểu biết để chỉ đạo thúc đẩy đề xuất, sáng kiến về sản phẩm từ dưới lên (từ các DN, HTX, hộ sản xuất). Các địa phương cần linh hoạt trong triển khai thực hiện các cơ chế chính sách chung của T.Ư và ban hành các chính sách phù hợp điều kiện của địa phương.

Trong chỉ đạo, cần tập trung phát triển các dự án mang tính chất trọng điểm, dự án liên kết vùng huyện, xã. Việc tổ chức các sự kiện vinh danh về sản phẩm, về dịch vụ du lịch (hội chợ, festival) cần được thực hiện thường xuyên. Các địa phương tùy điều kiện, đặc điểm cụ thể, cần chọn bước đi, lộ trình thích hợp, phù hợp điều kiện thực tế địa phương để lựa chọn sản phẩm lợi thế, đầu tư phát triển, nâng cấp sản phẩm từ cấp xã, huyện lên cấp tỉnh, quốc gia; chỉ đạo xây dựng Đề án, phê duyệt kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành chuyên môn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm.

Sớm lựa chọn và triển khai chỉ đạo điểm của T.Ư tại một số tỉnh, thành phố là trung tâm kinh tế của cả nước, các tỉnh có tiềm năng trong phát triển sản xuất, chế biến, chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp, tích cực chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM; sớm ban hành các quy định, quy trình và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm OCOP; thực hiện tốt công tác tổ chức đào tạo, đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình OCOP, cho các chủ DN, HTX, tổ hợp tác, các chủ thể tham gia Chương trình để có kiến thức về quản trị sản xuất, kiến thức marketing; duy trì và thực hiện tốt khâu xúc tiến thương mại, giao lưu thương mại giữa các tỉnh, thành trong cả nước, từng bước đưa nông dân hội nhập thị trường; phối hợp thực hiện hiệu quả công tác tư vấn và hỗ trợ ngân sách, đưa tín dụng thương mại sâu rộng vào Chương trình OCOP.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP là một chương trình phát triển kinh tế cho KVNT, khuyến khích thực hiện ở cả khu vực đô thị, chương trình sẽ hỗ trợ tích cực để thực hiện hiệu quả chương trình MTQG xây dựng NTM, kết thúc giai đoạn 2018-2020 sẽ tổ chức đánh giá và xây dựng kế hoạch lộ trình thực hiện Chương trình OCOP cho giai đoạn tiếp theo.

Để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, các bộ, ngành T.Ư, các địa phương cần phải có quyết tâm chính trị cao để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển các HTX, các DN nhỏ và vừa, thúc đẩy khởi nghiệp DN, nhất là đối với DN, doanh nhân trẻ KVNT.

Hưng Yên Hoàn Thành Nhiệm Vụ Xây Dựng Nông Thôn Mới Năm 2022

Hưng Yên tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp xây dựng NTM, phấn đấu giai đoạn 2021-2025 có 30% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo tiêu chí mới, có 20 xã cơ bản hoàn thành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 1791/QĐ-TTg công nhận tỉnh Hưng Yên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Đến nay, Hưng Yên là một trong 8 tỉnh, thành phố trong cả nước có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 5 huyện, thành phố được Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Hưng Yên đang phấn đấu trở thành tỉnh NTM trong năm 2020.

Hưng Yên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020

Theo số liệu của Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Hưng Yên, tính đến nay tỉnh đã có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM. 4 huyện đã được Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện NTM là huyện Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 45 triệu đồng/người, tăng 3,6 lần so với năm 2011. Giá trị thu nhập bình quân đạt 202,5 triệu đồng/ha/năm; lao động có việc làm thường xuyên đạt 95%; hộ nghèo giảm chỉ còn dưới 2%; người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,5%; số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,7%…

Trong những năm tới, tỉnh Hưng Yên tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp xây dựng nông thôn mới, phấn đấu giai đoạn 2021-2025 có 30% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo tiêu chí mới, có 20 xã cơ bản hoàn thành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Bên cạnh đó, tỉnh Hưng Yên phấn đấu có từ một đơn vị cấp huyện trở lên được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu, 20% khu dân cư được công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 60 triệu đồng/năm. Cùng với đó, hộ nghèo giảm, giữ ổn định dưới 1%; người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%; giá trị thu được bình quân/ha canh tác đạt 250 triệu đồng, diện tích chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản (lũy kế) đạt khoảng 22.000 ha…

Ngọc Trang

Nghệ An Tăng Cường Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới Thôn, Bản

(Baonghean.vn) – Tỉnh sẽ tiếp thu, nghiên cứu bổ sung cho xây dựng và phát triển nông thôn mới ở các thôn, bản trong thời gian tới.

Đó là kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu tại hội thảo xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản gắn với phát triển kinh tế – xã hội miền Tây Nghệ An sáng 26/12.

Sáng 26/12, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo xây dựng NTM tại các thôn, bản gắn với phát triển kinh tế – xã hội miền Tây Nghệ An. Các đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Quốc Thành – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Văn Lập – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đồng chủ trì hội thảo. Ảnh: Xuân Hoàng

674 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới

Báo cáo tại hội thảo xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản gắn với phát triển kinh tế – xã hội miền Tây Nghệ An của tỉnh cho thấy, sau 3 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM thôn, bản tại các huyện miền núi Nghệ An, đến nay đã có 674 thôn, bản đạt chuẩn NTM. Trong đó có 570 thôn, bản thuộc các xã miền núi khó khăn.

Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận tại hội thảo. Ảnh: Xuân Hoàng

Trong quá trình thực hiện, các địa phương đã có những cách làm sáng tạo, cách tiếp cận phù hợp tình hình thực tế của địa phương để thực hiện. Giúp người dân phát huy vai trò chủ thể, đẩy lùi tư tưởng trông chờ, ỷ lại, tạo ra khí thế thi đua giữa các gia đình, dòng họ, giữa các thôn, bản với nhau.

Nhiều địa phương đã gắn xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản với du lịch cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hóa bản làng. Điển hình như mô hình du lịch cộng đồng tại bản Nưa, bản Pha, xã Yên khê, (Con Cuông), bản Khe Rạn, xã Bồng Khê (Con Cuông), bản Xiềng, xã Môn sơn (Con Cuông), bản Yên Thành, xã Lục Dạ (Con Cuông), bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến (Quỳ Châu), bản Thái Minh, xã Tiên Kỳ (Tân Kỳ)…

Nghệ An đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh có 80% số thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện có 104 thôn, bản ở các xã chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Xây dựng miền Tây Nghệ An phát triển bền vững

Hội thảo đã tập trung đi sâu phân tích 3 nhóm vấn đề: Chia sẻ một số mô hình điển hình thành công trong xây dựng NTM ở trong và ngoài tỉnh. Những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng NTM tại các thôn, bản trên địa bàn tỉnh và đề xuất các nhóm giải pháp xây dựng NTM tại các thôn, bản, nhằm xây dựng miền Tây Nghệ An phát triển bền vững.

Ông Hồ Xuân Hùng – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Xuân Hoàng

Hội thảo đã được nghe 8 ý kiến chia sẻ một số kinh nghiệm hay, cũng như đề xuất những ý kiến sát thực trong xây dựng NTM thôn, bản của các đại biểu là cán bộ thôn, bản, xã, huyện và ngành, đại diện cho một số địa phương có phong trào xây dựng NTM tiêu biểu.

Ông Hồ Xuân Hùng – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam đánh giá cao Nghệ An đạt được kết quả trong xây dựng NTM thôn, bản trong những năm qua. Đồng thời cho rằng, các địa phương cần khai thác bản sắc văn hóa các dân tộc; khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế rừng. Để giai đoạn tới đạt được kết quả cao trong xây dựng NTM thôn, bản, Nghệ An cần rà sát, đánh giá lại bộ tiêu chí NTM thôn, bản để có thể bổ sung các tiêu chí phù hợp hơn.

Nguồn lực để phát triển miền Tây Nghệ An là rất lớn, nhưng Nghệ An chưa khai thác hết tiềm năng. Đó là khai thác kinh tế rừng, gắn chăn nuôi với trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Địa phương cần phát triển các loại cây, con đặc sản theo vùng, miền. Kiên trì thực hiện mỗi thôn, bản một sản phẩm gắn với chương trình xây dựng NTM thôn, bản…

Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An. Ảnh tư liệu

Kết luận hội thảo, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, qua các bài tham luận của các chuyên gia và đại biểu, tỉnh sẽ tiếp thu, nghiên cứu bổ sung cho xây dựng và phát triển nông thôn mới ở các thôn, bản trong thời gian tới.

Thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, công khai, minh bạch trong huy động đóng góp và sử dụng nguồn lực trong xây dựng thôn, bản NTM. Đồng thời, quan tâm kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn miền núi để khai thác các tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông, lâm nghiệp, dược liệu, du lịch.

Xuân Hoàng

(Baonghean.vn) – Xây dựng nông thôn mới thôn bản là chủ trương đúng đắn của Nghệ An được Trung ương đánh giá cao. Huyện miền núi Con Cuông trong năm 2017, 2018 đã nỗ lực chỉ đạo xây dựng được 6 thôn bản và một xã về đích NTM, nâng tổng số thôn bản là 7 và có 2 xã về đích NTM, thành tích nổi bật so với các huyện vùng cao Nghệ An.

(Baonghean.vn) – Năm 2019, vốn đầu tư phát triển thuộc Chương trình 135/CP đối với tỉnh Nghệ An là 135 tỷ 623 triệu đồng. Theo đó, mỗi thôn, bản 135 được đầu tư 200 triệu đồng; mỗi xã 135 được đầu tư trung bình 998 triệu đồng.

(Baonghean.vn) – Hiện trên địa bàn Nghệ An có 185 thôn bản chưa có điện lưới quốc gia, tập trung chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Quỳ Châu.

(Baonghean.vn) – Xây dựng nông thôn mới thôn bản là chủ trương đúng đắn của Nghệ An được Trung ương đánh giá cao. Huyện miền núi Con Cuông trong năm 2017, 2018 đã nỗ lực chỉ đạo xây dựng được 6 thôn bản và một xã về đích NTM, nâng tổng số thôn bản là 7 và có 2 xã về đích NTM, thành tích nổi bật so với các huyện vùng cao Nghệ An.

(Baonghean.vn) – Năm 2019, vốn đầu tư phát triển thuộc Chương trình 135/CP đối với tỉnh Nghệ An là 135 tỷ 623 triệu đồng. Theo đó, mỗi thôn, bản 135 được đầu tư 200 triệu đồng; mỗi xã 135 được đầu tư trung bình 998 triệu đồng.

(Baonghean.vn) – Hiện trên địa bàn Nghệ An có 185 thôn bản chưa có điện lưới quốc gia, tập trung chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Quỳ Châu.