Nêu Thành Phần Chức Năng Chính Của Bộ Xương / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Nêu Chức Năng Của Bộ Xương

* Chức năng của xương : Gồm 2 chức năng

Xương thuộc hệ vận động đảm nhận các vai trò sau: + Tạo hình và Nâng đỡ: Các xương liên kết với nhau tạo thành khung cứng và điểm tựa để nâng toàn bộ cơ thể, giúp cho người có tư thế đứng thẳng. + Bảo vệ: Xương bảo vệ cho những cơ quan phía trong khỏi bị tổn thương như: hộp sọ bảo vệ bộ não, cột sống bảo vệ tủy sống . * Chức năng quan trọng nhất là chức năng bảo vệ * Cấu tạo của bộ xương : Bộ xương người gồm 3 phần chính là xương đầu, xương thân và xương chi. + Xương đầu: gồm xương sọ và xương mặt. + Xương thán: gồm xương sống, xương sườn và xương ức. + Xương chi: gồm xương tay và xương chân. Mỗi xương dều gồm các thành phần cấu tạo và tính chất sau: – Màng xương: bao bọc bên ngoài xương và gồm 2 lớp: + Lớp ngoài: bên chắc để cơ và dây chàng bám vào. + Lớp trong: lớp tế bào sinh xương, giúp xương lớn lên về chiều ngang khi xương còn non và hàn gắn lại khi xương bị gãy. – Xương chi bao gồm : + Xương chi trên: gắn với cột sống nhờ xương đai vai. Đai vai gồm 2 xương đòn và 2 xương bả. Xương cổ tay, bàn tay và xương cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện tích bàn chân đế lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng

+ Xương chi dưới gắn với cột sống nhờ xương đai hông. Do tư thế dứng thảng và lao đông mà đai vai và đai hông phàn hoá khác nhau. Đai hông gồm 3 xương đôi là xương chậu, xương háng và xương ngôi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc. Xương bàn chân hình vòm làm cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ hơn diện tích bàn chân đế, giúp cho việc di lại dễ dàng hơn.

Xương Khớp Phần 1: Chức Năng Của Xương

1. Chức năng của Xương

Xương có 4 chức năng chính

Cơ thể vận động được là nhờ có Xương, khớp, cơ. Xương là chỗ bám cho các cơ, khi cơ co hay duỗi sẽ làm cho Xương chuyển động. Hoạt động của Xương và khớp giống như một hệ thống đòn bẩy: Xương là đòn bẩy, khớp là điểm tựa, cơ là lực phát động.

Bộ Xương là bộ phận rắn tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể, là chỗ dựa cho các cơ quan.

Che chở và bảo vệ những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể như hộp sọ bảo vệ não, cột sống bảo vệ tủy sống, lồng ngực bảo vệ tim, phổi …

Tủy Xương nằm trong ống tủy là nơi sản sinh ra hồng cầu và các dạng bạch cầu có hạt.

2. Thành phần số lượng

Bộ Xương người gồm 206 xương phần lớn là đối xứng. Chia làm hai phần chính:

a. Xương trục

– Xương sọ, Xương móng và các Xương nhỏ của tai: có 29 xương.

– Xương thân mình gồm

+ Cột sống: có 26 xương.

+ Xương sườn, Xương ức: có 25 xương.

b. Các Xương tứ chi

– Chi trên: có 64 xương

– Chi dưới: có 62 xương.

3. Phân loại Xương

Mỗi Xương đều có hình dạng khác nhau,dựa vào hình dạng người ta có thể chia thành bốn loại chính: như Xương dài, Xương ngắn, Xương dẹt, Xương vô định hình…

a. Xương dài: Gồm một thân và hai đầu Xương. Thân Xương có hình ống, rỗng ở giữa. Hai đầu Xương được phình to để tăng diện tích tiếp xúc giữa hai Xương với nhau. Loại Xương này thường thấy ở tứ chi làm nhiệm vụ đòn bẩy.

b. Xương ngắn: Là những Xương có kích thước ngang, dọc, trước, sau gần bằng nhau. Xương ngắn gộp lại với nhau có thể chịu được áp lực rất lớn, là nơi thực hiện các động tác khá phức tạp như: các Xương cổ tay, cổ chân.

c. Xương dẹt: Là Xương có bề mặt rộng, mỏng nhưng chắc chắn như Xương bả vai, Xương sọ, Xương chậu. Nó thường làm nhiệm vụ bảo vệ các nội quan bên trong.

d. Xương có hình dạng hỗn hợp, phức tạp: Gọi là Xương vô định hình như các Xương đốt sống, Xương hàm trên, Xương hàm dưới…

4. Cấu tạo bên trong của Xương

Khi bổ dọc Xương ta thấy Xương gồm có ba phần: màng Xương, chất Xương và tủy Xương.

a. Màng Xương

Là một màng liên kết bọc ngoài miếng Xương trừ mặt khớp. Màng Xương gồm hai lớp.

– Lớp ngoài : được cấu tạo bởi tổ chức liên kết sơi chắc, có tác dụng bảo vệ. Màng ngoài có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và các nhánh tận của các dây cảm giác.

– Lớp trong: do tổ chức liên kết sợi chắc tạo nên. Trong lớp này có nhiều tế bào Xương, nhiều mạch máu, thần kinh. Lớp này có tác dụng tạo Xương và phát triển Xương.

b. Chất Xương

Nằm dưới lớp màng Xương. Gồm hai loại Xương đặc và Xương xốp.

– Xương đặc: Rất phát triển ở vùng thân các Xương dài. Từ ngoài vào trong có ba lớp:

+ Lớp ngoài: Có 5 – 7 lá xương xếp đồng tâm với tủy gọi là hệ thống cơ bản ngoài.

+ Lớp trong cùng: sát với ống tủy có cấu tạo tương tự với lớp ngoài gọi là hệ thống cơ bản trong.

+ Lớp giữa: dày nhất gọi là lớp đơn vị Xương gồm các hệ thống Have đặc. Mỗi hệ thống Have là một khối hình trụ được tạo thành do những lá Xương đồng tâm lồng vào nhau quây quanh một cái ống nhỏ gọi là ống Have. Chen giữa các lá Xương có các tế bào Xương. Trong hệ thống Have có chứa mạch máu và thần kinh. Các ống Have của các hệ thống cạnh nhau được thông với nhau bởi những nhánh nối xiên.

– Xương xốp: Xương này phát triển ở đầu các xương ống và các xương ngắn, còn ở các xương dẹt thì xương xốp tạo thành một lớp mỏng nằm giữa hai bản xương đặc ở ngoài và ở trong.

+ Xương xốp được tạo thành bởi những lá xương (bè xương) đan chéo vào nhau theo một hướng nhất định, đảm bảo khả năng chịu lực cao nhất. Các lá xương khi đan chéo đã tạo ra nhiều hốc tủy lớn và thông nhau, ngăn cách nhau bởi những vách ngăn không hoàn toàn. Cấu trúc của Xương xốp đảm bảo cho Xương đủ nhẹ nhưng lại bền vững với độ cần thiết.

+ Ví dụ đoạn trên Xương chày chủ yếu sắp xếp theo phương thẳng đứng vì khi cơ thể chịu một lực tác dụng sẽ truyền tới Xương đùi rồi xuống Xương chày theo phương thẳng đứng. Từ mặt đất sẽ xuất hiện một phản lực truyền từ Xương chày đến Xương đùi cũng theo phương thẳng đứng hướng lên trên. Đoạn giữa của Xương chày, bè Xương rất ít, còn đoạn dưới bè Xương cơ bản cũng sắp xếp theo phương thẳng đứng.

Nằm trong ống tủy, hốc tủy và cả trong các ống Have. Gồm hai dạng cơ bản:

– Tủy tạo huyết (màu đỏ): có nhiều ở phôi thai và trẻ sơ sinh. Loại tủy này có khả năng tạo huyết.

– Tủy mỡ (màu vàng):chứa nhiều tế bào mỡ, là nơi dự trữ mỡ của cơ thể. Tủy này có nhiều ở người lớn.

5. Thành phần hoá học và tính chất vật lí của xương

Thành phần hoá học của xương gồm 2 thành phần: chất vô cơ làm cho xương cứng rắn và chất hữu cơ làm cho xương dẻo dai.

Nhìn chung thành phần của xương tươi ở người trưởng thành gồm có

– Chất hữu cơ chiếm 28%, là một chất keo dính gọi chất cốt giao (Osseine)

– Chất vô cơ chiếm khoảng 72%, trong đó chủ yếu là nước (chiếm khoảng 50%) và muối Canxi sấp xỉ 20%.

Tính chất vật lí của xương do thành phần hoá học của xương quy định. Chủ yếu được biểu hiện dưới hai phương diện: độ cứng và tính đàn hồi.

– Độ cứng của xương khá lớn chủ yếu là do muối Ca 2+.

– Vật chất hữu cơ quy định tính đàn hồi của xương.

Tỷ lệ các thành phần chất hữu cơ và vô cơ thay đổi theo tuổi tác, giới tính và chế độ dinh dưỡng.

– Ở độ tuổi thanh thiếu niên: vận chuyển hữu cơ khá lớn tỉ lệ giữa hai loại vật chất sấp xỉ 1:1 như vậy độ cứng thấp, tính đàn hồi tốt, không dễ xảy ra chấn thương nhưng dễ biến dạng.

– Khi trưởng thành: tỉ lệ giữa vật chất hữu cơ và vô cơ sấp xỉ 3:7, ở người cao tuổi hàm lượng vô cơ trong xương càng cao, tỉ lệ hữu cơ và vô cơ là 2:8, tính đàn hồi giảm khả năng bị chấn thương cao.

6. Quá trình sinh trưởng và phát triển của xương

a. Sự phát sinh của xương

Có hai cách :

– Phát triển từ màng mô: Ở màng mô liên kết thông qua cốt hoá ở vài ba điểm của xương mà tạo thành xương (VD: xương chậu, xương hộp sọ).

– Phát triển từ mô sụn: Mô sụn được cốt hoá mà tạo thành xương (VD: xương tứ chi).

b. Quá trình sinh trưởng của xương

Biểu hiện ở hai quá trình:

– Xương dày lên: Ở thời kì thanh thiếu nên màng xương khá dày, ở màng ngoài không ngừng tiết ra các tế bào trung mô làm cho xương dày lên. Khi trưởng thành xương dày lên là do màng mô cốt hoá tạo thành.

– Xương dài ra: Khi ở thời kì thanh thiếu niên giữa đầu xương và thân xương tồn tại lớp sụn.

+ Thân xương không ngừng dài ra và không ngừng cốt hoá. Đến 12-18 tuổi đại bộ phận sụn ở đầu xương phát triển rất nhanh. Sau 18 tuổi xương dần dần ngừng phát triển.

+ Nhìn chung ở nữ giới đến 22 tuổi, nam giới 25 tuổi thì toàn bộ sụn ở đầu xương cốt hoá. Đầu xương và thân xương liên kết thành một xương hoàn chỉnh. Độ dài xương không tăng nữa.

7. Ảnh hưởng của luyện tập thể dục thể thao đối với hình dạng cấu tạo của xương

a. Luyện tập trường kì có hệ thống và khoa học sẽ có ảnh hưởng đến hình dạng cấu tạo của xương.

– Hình dạng cấu tạo của xương biến đổi để thích nghi bài tập, làm xương đặc dày lên, đường kính của xương tăng, điểm bám của cơ ở xương hằn lên rõ rệt. Sự sắp xếp bè xương làm cho trương lực, áp lực thay đổi và có quy luật.

– Căn cứ vào những phát hiện nghiên cứu luyện tập Wushu một cách có hệ thống có ảnh hưởng rất lớn đến bè xương, ở chân những vận động viên này bè xương của chân phát triển về độ rộng và độ dài một cách rõ rệt.

– Cùng với sự thay đổi về hình thái cấu tạo xương sẽ tăng lên về độ dày, độ cứng chắc, chống chấn thương xương, chống lại áp lực, và những xoắn vặn. Điều này ít nhiều cũng có tác dụng tốt đối với phát triển tố chất và thành tích luyện tập.

– Các môn thể thao khác nhau ảnh hưởng đối với xương cũng khác nhau.

b. Qua nghiên cứu thấy rằng

– Xương chày các vận động viên thuộc nhóm nhảy thì thành bờ trước của xương dày lên rất rõ, còn vận động viên cử tạ thì thành bờ phía trong của xương dày lên rõ rệt.

– Đối với vận động viên thể dục, thân của xương bàn tay và của xương ngón tay phát triển. Còn vận động viên cử tạ đầu xương bàn tay và ngón tay khá to.

– Theo nghiên cứu phát hiện thấy rằng các hoạt động nhảy có ảnh hưởng khá lớn tới xương bàn chân và xương ngón chân, đường kính và độ dày thành xương bàn chân và đoạn gần xương ngón chân của vận động viên thuộc nhóm nhảy đều lớn hơn ở đại đa số các sinh viên đại học.

– Ở vận động viên và phần lớn sinh viên đại học thuộc nhóm nhảy bờ phía trong xương bàn chân thứ II là dày nhất.

– Ở lứa tuổi thanh thiếu niên xương đang trong thời kì sinh trưởng và phát triển, trong thời kì này tiến hành luyện tập thể dục thể thao hợp lí và lao động thích hợp đối với xương có tác dụng rất tốt. Ngược lại, khi vận động luyện tập với cường độ quá lớn không thích hợp lại không chú ý nghỉ ngơi sẽ dẫn tới xương phát triển không bình thường.

– Tập luyện thể dục thể thao phải được tiến hành liên tục, tập luyện những môn mang tính nghệ thuật cao, rèn luyện một cách chuyên nghiệp và toàn diện. Nếu không những thay đổi tốt đẹp đạt được đối với cơ thể sau quá trình tập luyện sẽ dần dần mất đi. Luyện tập TDTT có thể duy trì tính đàn hồi ở xương khi tuổi già.

Nguồn: Tổng hợp từ Internet.

Có 9 Bộ Phận Chính Của Máy Tiện. Em Hãy Nêu Chức Năng Của Từng Bộ Phận Đấy

Ụ đứng Là bộ phận làm việc của máy tạo ra vận tốc cắt gọt. Bên trong lắp trục chính, động cơ bước ( điều chỉnh các tốc độ và thay đổi chiều quay ). Trên đầu trục chính một đầu được lắp với mâm cặp dùng để gá và kẹp chặt chi tiết gia công. Phía sau trục chính được lắp hệ thống thủy lực hoặc khí nén để đóng mở và kẹp chặt chi tiết.Truyền động trục chính Động cơ của trục chính máy tiện CNC có thể là động cơ một chiều hoặc xoay chiều. Động cơ một chiều điều chỉnh vô cấp tốc độ bằng kích từ. Động cơ xoay chiều thì điều chỉnh vô cấp tốc độ bằng độ biến đổi tầng số thay đổi số vòng quay đơn giản có mô men truyền tải cao.Truyền động chạy dao Động cơ ( xoay chiều, một chiều ) truyền chuyển động quay sang chuyển động tịnh tiến bằng bộ vít me đai ốc bi làm cho từng trục chạy dao độc lập (Trục X, Y ). Các loại động cơ này có đặc tính động học ưu việt cho quá trình cắt, quá trình phanh hãm do mô men quá tính nhỏ nên độ chính xác điều chỉnh cao và chính xác. Bộ vít me đai ốc bi có khả năng biến đổi truyền dẫn dễ dàng, ít ma sát, có thể điều chỉnh khe hở hợp lý khi truyền dẫn với tốc độ cao.Mâm cặpTrong quá trình đóng mở mâm cặp để tháo chi tiết bằng hệ thống thủy lực ( khí nén ) hoạt động nhanh lực phát động nhỏ và an toàn. Đối với máy tiện CNC thường được gia công với tốc độ rất cao. Số vòng quay của trục chính lớn ( có thể lên tới 8000 vòng/ phút – khi gia công kim loại màu ). Do đó lực ly tâm là rất lớn nên mâm cặp thường được kẹp bằng hệ thống thủy lực ( khí nén ) tự động.Ụ động Bộ phận này bao gồm chi tiết dùng để định tâm và gá lắp chi tiết, điều chỉnh, kẹp chặt nhờ hệ thống thủy lực ( khí nén )Hệ thống bàn xe dao Bao gồm hai bộ phận chính sau:

Gá đỡ ổ tích dao ( bàn xe dao ): Bộ phận này là bộ phận đỡ ổ chứa dao thực hiện các chuyển dộng tịnh tiến ra ( vào ) song song, vuông góc với trục chính nhờ các chuyển động của động cơ bước ( các chuyển động này đã được lập trình sẵn )

ổ tích dao ( đầu rovonve ): Máy tiện thường dùng hai loại sau:

Đầu rơvônve có thể lắp từ 8 đến 12 dao các loại.

Các ổ chứa trong tổ hợp gia công với các bộ phận khác ( đồ gá thay đổi dụng cụ ).

Đầu rơ vôn ve cho phép thay dao nhanh trong thời gian ngắn đã được chỉ định, còn ổ chứa dao thì mang một số lượng lớn dao mà không gây nguy hiểm, va chạm trong vùng làm việc của máy tiện.

Trong cả hai trường hợp chuôi của dao thường được kẹp trong khối mang dao tại những vị trí xác định trên bàn xe dao. Các khối mang dao phù hợp với các gá đỡ dao trên máy tiện và được tiêu chuẩn hóa.

Các Thành Phần Của Bộ Nhớ Trong?

Bộ nhớ trong + Được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy. Còn có tên gọi khác là bộ nhớ chính ( Main Memory) Bộ nhớ đệm nhanh ( cache memory): Tốc độ truy xuất nhanh; Thường nằm trong CPU, một số cache cũ có thể nằm ngoài CPU: như các cache trên đế cắm kiểu slot 1, hoặc cache dạng thanh, có thể tháo rời giống như các thanh RAM ngày nay

+ Bao gồm:-Cache L1 và Cache L2, Cache L3 ( L3 chỉ có ở một số CPU) có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU

-Bộ nhớ chính ( Main Memory)

-Bộ nhớ RAM ( Random Access Memory), hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện

-Bộ nhớ ROM ( Read Only Memory), hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị ( xóa) mất.

*Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS. Bộ nhớ ảo ( Virtual Memory)