Nêu Một Số Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Phauthuatthankinh.edu.vn

Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển?

S ử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên: Trong số những lợi ích mà biển mang lại, các yếu tố môi trường biển, các Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, luôn đan xen giữa lợi ích trước mắt và lâu dài theo đúng nghĩa của nó. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo, là nền tảng đối với phát triển bền vững các ngành kinh tế sinh thái (ecosystem-based economy) của đất nước. Cho nên, có thể nói sự “trường tồn của biển cả” sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển.

Thúc đẩy tiến trình xây dựng “Thương hiệucác sản phẩm và dịch vụ kinh tế biển”,… Triển khai thường xuyên hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân địa phương về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, biển Việt Nam”: xây dựng “Hướng dẫn xác định và cấp chứng chỉ xanh cho các vùng biển, ven biển, hải đảo”, cũng như “Nhãn sinh thái bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo. Tổ chức hàng năm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1-7/6) và hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới (8/6). Xây dựng và truyền thông điệp về ý thức biển cả của dân tộc Việt Nam qua câu nói bất hủ của Bác Hồ (1959): ” Biển cả của ta do nhân dân ta làm chủ!“. biển cho

Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, Tin Môi Trường sẽ lần lượt giới thiệu nội dung phần hỏi- đáp được trích từ cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.

Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.

Ô Nhiễm Môi Trường Biển Là Gì? Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nguồn nước biển bị biến đổi tính chất (vật lí và hóa học) và thành phần không đúng tiêu chuẩn. Theo chiều hướng xấu, hay còn được gọi là nguồn nước bị nhiễm bẩn. Và nó dễ gây hại cho sinh vật sống và con người.

Vì là thành phần không thể thiếu trong mọi cơ thể sống. Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn cũng kéo theo những hậu quả phức tạp. Đặc biệt hệ sinh thái biển và con người.

Thực trạng môi trường biển ở Việt Nam hiện nay

Tính tới năm 2023, Việt Nam đã đứng thứ tư trên toàn thế giới về số lượng rác thải nhựa được đổ ra biển với khoảng 1,8 triệu tấn.

Ở một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải., chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, hay các nhà máy, khu công nghiệp thiếu quy hoạch, hệ thống xử lý nước thải còn ít.

Nguyên nhân gây nên ô nhiễm biển hiện nay

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển có rất nhiều. Nhưng chúng được phân loại và chia thành hai nguyên nhân lớn:

Nguyên nhân tự nhiên:

Sự phun trào dung nham của núi lửa dưới lòng đáy biển . Đã gây ra nhiều tác nhân làm các loài sinh vật biển chết hàng loạt, khiến cho nguồn nước cũng bị thay đổi xấu đi.

Do sự bào mòn, sạt lở núi đồi.

Do triều cường nước dâng cao vào sâu trong đất liền làm ô nhiễm sông ngòi.

Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao. Bao gồm cả chất gây ung thư ( Asen, chất kim loại nặng,…)

Do sự phun trào núi lửa, bụi khói bốc lên cao, sẽ bị kéo xuống biển theo các hạt mưa

Do hiện tượng băng tan.

Nguyên nhân nhân tạo

Dùng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản sẽ khiến các loài sinh vật biển chết hàng loạt. Có thể khiến một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, nếu việc khai thác này không được kiểm soát thì các xác của các sinh vật biển còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy, sẽ gây ô nhiễm cho nước biển.

Ở cácvùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt . Có thể dẫn đến hậu quả xấu như mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển. Làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.

Các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… chưa qua xử lí từ các nhà máy, khu đô thị,… sẽ được đổ ra sông, theo dòng chảy ra biển làm ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.

Vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa trong hoạt động du lịch, sinh hoạt tập thể. Việc nuôi trồng thủy hải sản ở ven biển, công ty, doanh nghiệp cùng với sự phát triển kinh tế cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm nước biển từ các chất thải của hoạt động gây ra.

Sự cố tràn dầu có lẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất. Làm nước biển nhiễm một số chất độc hại, gây ra cái chết hàng loạt cho nhiều sinh vật biển.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Việc ô nhiễm mỗi trường biển gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

Làm suy thoái đa dạng sinh học biển, đặc biệt là hệ sinh thái san hô.

Phá hoại môi trường sống và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản. Làm giảm nguồn lợi từ biển, trữ lượng hải sản giảm.

Làm mất mỹ quan, kéo theo nhiều hệ lụy cho ngành du lịch.

Làm hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

Tác động tiêu cực và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển, tác động xấu đến sinh kế của triệu ngư dân.

Các biện pháp bảo vệ môi trường biển

Đứng trước sự nguy hiểm và hậu quả khôn lường do ô nhiễm môi trường biển gây nên, chúng ta phải có những biện pháp để ngăn tình trạng này như:

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển. Nghiêm cấm đánh bắt thủy hải sản bằng điện, chất nổ, hóa chất độc hại.

Xử phạt nặng những hành vi khai thác quá mức, tràn lan, không đúng tiêu chuẩn và pháp luật.

Xây dựng nhiều hệ thống xử lí nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn trước khi thải ra.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi và mức độ của nguồn gây ô nhiễm để xử lí kịp thời và nhanh chóng

Đánh vào yếu tố kinh tế trong việc bảo vệ môi trường biển như lệ phí xả thải, lệ phí ô nhiễm. Đặc biệt là khâu cấp phép và thu hồi giấy khai thác,…

Cần có sự phối hợp giữa các vùng, ngành, hay giữa các quốc gia cùng giúp đỡ để xử lí và khắc phục kịp thời những vấn đề môi trường biển, đại dương bị ô nhiễm.

Việc xây dựng các hệ thống đê, mương,… để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,…cần dùng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc từ thiên nhiên để làm sạch môi trường (như vôi, than hoặc tính,..)

Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân về việc bảo vệ môi trường biển. Tích cực phát động những hành động như dọn dẹp vệ sinh, rác thải ở các vùng biển.

Tóm lại

Biển và đại dương được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống trên Trái đất. Vì vậy ta có thể thấy được tầm quan quan trọng của biển đối với mọi sinh vật sống. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường chung của nhân loại, là bảo vệ tương lai của loài người.

Nguồn https://xulychatthai.com.vn/

Nêu Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường

1. Trồng nhiều cây xanh

Cây xanh là lá phổi của hành tinh này, cung cấp oxi và hấp thụ cacbonic. Cây xanh là bức tường ngăn xói mòn đất, ngăn hiệu ứng nhà kính, tạo môi trường sống tuyệt vời cho con người và động vật.

Bạn nên trồng cây xanh xung quanh nhà, trồng hoa nơi ban công phòng ngủ hoặc công ty để cuộc sống rực rỡ và trong lành hơn.

Trồng cây xanh bảo vệ tương lai của chúng ta

2. Xử lý môi trường vệ sinh xung quanh

Cuộc sống hằng ngày nhả vào bầu khí quyển một lượng rác thải, khí thải cực kỳ lớn, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Vậy nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự giác thu gom, phân loại rác thải và vệ sinh môi trường xung quanh. Một hành động nhỏ nhưng có tác động lớn.

3. Hạn chế sử dụng túi nilon

Nilon là vật liệu khó phân hủy, trong môi trường bình thường nó có thể tồn tại hàng trăm năm. Chẳng mấy năm nữa, thế giới sẽ biến thành bãi rác của chính chúng ta. Để giảm thiểu túi nilon, trước tiên hãy thay thế túi nilon bằng các loại túi giấy hay các loại túi có thể phân hủy, thân thiện với môi trường.

Sử dụng túi chất liệu có thể phân hủy được để bảo vệ môi trường

4. Tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn và cho hiệu xuất sử dụng cao và lâu. Gia đình nên lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm chi phí và tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên thời đại mới này.

5. Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống

Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường, sử dụng các biện pháp khoa học mới áp dụng vào nông nghiệp, công nghiệp, thời trang, giải trí… hoặc tái chế sử dụng các vật dụng tiết kiệm chi phí, tiết kiệm tài nguyên và hạn chế ô nhiễm môi trường

Một Số Biện Pháp Để Bảo Vệ Môi Trường

Xử lý các chất gây ô nhiễm gây từ nguồn phát sinh.

Tập trung:

Chống ô nhiễm không khí bởi bụi, các khí thải của động cơ đốt trong, các hợp chất CFC, lưu huỳnh, oxid nitơ.

Chống ô nhiễm các nguồn nước bởi các chất thải sinh hoạt, kim loại nặng, phosphat, nitrat, cianur, thuốc trừ sâu, trừ cỏ …

Xử lý nước thải sinh hoạt

Nếu lượng nước ít và không chứa các thành phần độc hại thì dùng các quá trình tự nhiên như sa lắng, oxi hóa sinh học…

Nếu lượng nước thải nhiều và có chứa các thành phần độc hại thì phải qua các giai đoạn như xử lý sơ bộ để loại bỏ các tạp chất rắn có kích thước tương đối lớn và giai đoạn loại bỏ các tạp chất hữu cơ bằng cách dùng quá trình oxi hóa sinh hóa. Sau giai đoạn này có thể thải nước thải vào môi trường.

Đây là biện pháp tốt nhất vì “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tăng cường quản lý chất thải, không cho chất thải lan truyền ra các quyển đặc biệt là chất thải ngành công nghiệp và xử lí nhiên liệu hạt nhân.

Thay thế các chất gây ô nhiễm bằng các chất không gây hay ít gây ô nhiễm. Tuy nhiên, con người cũng hết sức thận trọng vì một số trường hợp, chưa dự đoán được tác động của chất thay thế.

CFC và halon: dùng để thay thế các dẫn xuất Clo, Flo của CH4, C2H6 ; các halon dùng để thay thế các dẫn xuất Clo, Flo và brom của các ankan.

CFC’s và halon được dùng nhiều trong chữa cháy, dung môi cho các loại sơn phun, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu hại thực vật, thay thế NH3 và SO2 trong các máy làm lạnh.

1970, người ta mới phát hiện ra CFC’s và halon là một trong các thủ phạm chính gây suy thoái lớp ozone.

1985, các nước đã ký công ước Vienna và 1987 ký Nghị định thư Montreal quy định việc cắt giảm và tiến tới xóa bỏ việc sử dụng các hợp chất CFC và halon. Công ước cũng khuyến khích việc nghiên cứu tìm các chất thay thế.

1994, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal.

Thay thuốc trừ sâu, trừ cỏ như DDT, 666… bằng các chế phẩm sinh học.

Sử dụng xăng không pha chì.

Dùng dầu thực vật thay một phần các sản phẩm dầu mỏ trong nhiên liệu của các động cơ đốt trong.

Tìm kiếm các công nghệ không có chất thải – sản xuất sạch.

Bảo Vệ Môi Trường Biển,Ven Biển Và Hải Đảo Một Số Giải Pháp Cấp Bách

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo và phát triển tài nguyên biển

Có thể nhận thấy, hàng ngày con người thải ra một lượng rác rất lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự yên bình của biển cả. Con người đang coi biển là thùng rác nên cái gì cũng vất ra biển. Tại các khu, điểm du lịch biển, công tác vệ sinh môi trường chưa được các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực này quan tâm một cách thường xuyên, triệt để. Rác thải chưa được thu gom, xử lý đúng quy trình, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn… Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, cho nên nguồn nước thải tại các khu vực này chủ yếu được xả thẳng ra biển… Hơn nữa, ý thức về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển, ven biển của du khách chưa cao, luôn xảy ra tình trạng vứt rác, vứt thức ăn, đồ uống thừa bừa bãi trên các bãi tắm. Trong khi đó, phần lớn rác thải sinh hoạt chưa được xử lý, nếu có xử lý chỉ bằng phương pháp chôn lấp là chính. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, môi trường tự nhiên và chất lượng nguồn nước.

Do đó, cần phải nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và khách du lịch; phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống và sức khỏe của con người.

Sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm tài nguyên

Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên biển và hải đảo chưa thực sự có hiệu quả, còn thiếu tính bền vững, nhất là trình độ khai thác tài nguyên biển của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu hơn hẳn so với các nước trong khu vực và trên thế giới nên dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên, hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, cần phải nâng cao ý thức và hành động của con người trong việc sử dụng, khai thác tài nguyên biển, ven biển và hải đảo.

Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

Song song với việc sử dụng có hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thì việc chú trọng phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên là một giải pháp cần được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo và phát triển tài nguyên biển. Sự suy thoái và ô nhiễm là một trong những nguyên nhân tiêu cực tác động đến môi trường biển, vì thế phải tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Đẩy mạnh quản lý tổng hợp đới bờ

Đới bờ được hiểu là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao gồm cả vùng đất ven biển và vùng biển ven bờ. Đới bờ rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội vì những nguồn tài nguyên hiếm có của nó. Với những vùng đất đồng bằng ven biển màu mỡ và các nguồn tài nguyên biển phong phú, cộng với khả năng tiếp cận thị trường quốc tế một cách dễ dàng, đới bờ đã và đang thu hút sự quan tâm của con người. Đối với Việt Nam, vùng đới bờ biển được xác định theo Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các huyện, thành phố ven biển, vùng biển tính từ mép nước biển ra biển 6 hải lý. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và áp lực của sự bùng nổ dân số liên tục ở nhiều nơi đã làm gia tăng việc sử dụng, khai thác bừa bãi đất đai và nguồn nước ven bờ dẫn đến làm tăng các hiện tượng như: Xói mòn, lũ lụt, làm mất các vùng ngập nước, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí… trầm trọng, từ đó sẽ làm mất cân bằng sinh thái, đảo lộn cuộc sống của con người. Do đó, quản lý tổng hợp đới bờ là quá trình thích hợp nhất để giải quyết các thách thức tại đới bờ trước mắt và lâu dài. Nó sẽ tạo cơ hội cho các vùng ven biển hướng tới sự phát triển bền vững, cho phép tính đến các giá trị tài nguyên, lợi ích hiện nay và trong tương lai của đới bờ. Thông qua việc tính đến các lợi ích ngắn hạn và dài hạn, quản lý tổng hợp đới bờ có thể kích thích sự phát triển kinh tế tại đới bờ, phát triển tài nguyên và hạn chế sự suy thoái của các hệ thống tự nhiên…

Quan trắc – cảnh báo môi trường biển và hải đảo kịp thời, chính xác

Tiến hành quan trắc định kỳ và ghi chép số liệu cụ thể để đánh giá hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo, từ đó kịp thời cảnh báo để xử lý nhanh chóng và có biện pháp cải thiện chất lượng môi trường tốt nhất. Không chỉ với ngư dân mà hơn hết các cơ quan chức năng phải có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi diễn biến và vào cuộc nhanh chóng để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Ví dụ như vụ việc Formosa thời gian qua không chỉ ảnh hưởng đến môi trường biển mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân vùng ven biển, du lịch biển và du lịch sinh thái bị tụt giảm một cách đáng kể.

Sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế và chính sách

Cần xây dựng và áp dụng mạnh mẽ các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, ven biển và hải đảo như: Lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, lệ phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính, thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, ven biển và hải đảo, các quỹ môi trường và các khoản trợ cấp khác… Ở nước ta, các quy định về xử phạt tổ chức, công ty, cá nhân gây tác hại đến môi trường chưa mang tính triệt để cao còn tồn tại nhiều bất cập, có nhiều khác biệt và chồng chéo, một số hành vi vi phạm pháp luật về môi trường còn chưa được nhắc đến hay các vi phạm đã cố gắng chi tiết hóa nhưng chưa thật sự đầy đủ, toàn diện. Một số địa phương mức độ xử phạt còn thấp và còn thiếu quy định về sử dụng các công cụ pháp lý – kinh tế như những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm biển.

Vì vậy trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Bộ luật Môi trường, hình thành hệ thống các văn bản quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, đồng bộ, công bằng, hiện đại và hội nhập, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm và thiếu tính khả thi. Bên cạnh các chính sách về bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo nói chung, cần nghiên cứu, xây dựng chương trình bảo vệ môi trường biển trong phát triển kinh tế nhằm cụ thể hóa các hoạt động bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo và phát triển tài nguyên biển.