Trình Bày Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hệ Tuần Hoàn

-Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể +Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết +Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn +Vận chuyển hormone -Cấu tạo:

+Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết. +Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông. +Mạch máu: dùng để vận chuyển máu. +Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.

3

– Đưa nạn nhân ra khỏi chỗ đông người và tiến hành hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt. – Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau – Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay – Tự hít 1 hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng. – Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp – Thổi liên tục 12-20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường.

5

-Ăn đúng cách là ăn phải đúng giờ, khoảng cách bữa ăn đều, không để quá đói, bữa ăn tối cách giờ đi ngủ khoảng 3 tiếng, không nên ăn quá no, ăn uống vệ sinh, ăn thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: protid, lipid, glucid, vitamin gồm thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh hoa quả không nên ăn thức ăn chua cay, khi ăn phải nhai kỹ và sau khi ăn phải nghỉ ít nhất là 30 phút. Trong khi ăn phải tập trung không nên căng thẳng, cáu gắt, không nên vừa ăn vừa đọc báo đọc sách và xem vô tuyến.

-Trong khoang miệng của chúng ta có chứa nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn lợi dụng chất đường trong thức ăn để tạo ra một loại đốm khuẩn nằm ở vị trí giữa khe răng và răng. Những đốm khuẩn này trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn. Chúng tồn tại trong các đốm khuẩn sinh sôi và nảy nở. Cứ thế, vi khuẩn tạo ra nhiều đốm khuẩn. Ngoài ra, thức ăn còn tạo ra một chất có tính axit. Đừng cho rằng răng của chúng ta là cứng. Răng là thứ sợ axit nhất. Bởi vì, axit sẽ bào mòn canxi của răng, khiến cho răng bị đi. Ban ngày, miệng của chúng ta hoạt động rất nhiều, có thể tiết ra lượng lớn dịch nước bọt khiến cho đường có thể hoà tan. Ngoài ra, sự ma sát khi mồm hoạt động còn có thể làm giảm cơ hội hình thành đốm khuẩn. Vì vậy, ban ngày những phần tử xấu không có cơ hội hoạt động. Nhưng, khi chúng ta ngủ, sự hoạt động của miệng ít đi, những phần tử xấu thừa cơ nổi loạn. Vì thế, trước khi đi ngủ không ăn vật đặc biệt là những đồ ăn có chứa nhiều đường như kẹo.

Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Tai

Tai được chia ra: Tai ngoài, tai giữa và tai trong

– Tai ngoài gồm: Vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, Ống tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhỉ (có đường kính khoảng 1cm).

– Tai giữa là một khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai bao gồm: xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau. Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn giữa tai trong (gọi là màng cửa bàu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).

Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp xuất 2 bên màng nhĩ được cân bằng

– Tai trong gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian

+ Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm.Ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng.

Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau : dài ở đinh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.

Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.

Chức năng thu nhận sóng âm của tai:

– Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên cơ quan coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thuỳ thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.

Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hoa

câu1

Cấu tạo của hoa gồm: – Đài hoa: đài hoa là bộ phận ngoài cùng của hoa, đài hoa gồm các thành phần đơn được gọi là lá đài. Lá đài thường có màu xanh và bao bọc phần còn lại của hoa khi ở trong nụ. đài hoa bao quanh hoa nên có chức năng là bảo vệ hoa. Đài hoa có màu sắc khác biệt với hoa nên thường rất nổi bật. tùy theo từng loài cây và hoa thì đài hoa có thể to nhỏ khác nhau.

– Tràng hoa: vòng kế tiếp của hoa khi tính về phía đỉnh, tràng hoa bao gồm các thành phần đơn vị gọi là cánh hoa. Những cánh hoa này thường mỏng, mềm và có màu sắc sặc sỡ để thu hút động vật giúp chúng thụ phấn. tùy theo từng hoa mà những cánh hoa có màu sắc khác nhau. Các cánh hoa sắp xếp theo một quy luật và thương xen kẽ nhau.

– Nhị hoa: vòng kế tiếp (đôi khi sắp xếp thành vài vòng), bao gồm các thành phần đơn vị gọi là nhị hoa. Nhị hoa được xem là bộ phận sinh dục đực của hoa. Nhị hoa gồm 2 thành phần: + Chỉ nhị: là một cuốn nhỏ kéo dài từ đầu hoa, chỉ nhị có khi dài có khi ngắn hơn hoa. + Bầu nhị: bầu nhị nằm trên đầu chỉ nhị, bao phấn sinh ra phấn hoa nhờ phân bào giảm nhiễm để cuối cùng phát tán đi.

– Nhụy hoa: nhụy hoa là vòng trong cùng nhất của hoa, mang tế bào sinh dục cái của hoa. Các nhụy hoa bao gồm một hay vài đơn vị thành phần gọi là lá noãn. Các bộ phận của nhụy hoa: + Bầu nhụy: một cấu trúc rỗng, bên trong bầu nhụy sản sinh ra các noãn. Noãn là các túi đại bào tử và tới lượt chúng, chúng sinh ra các đại bào tử nhờ phân bào giảm nhiễm để phát triển thành các thể giao tử cái. Chúng tạo ra các tế bào trứng. + Đầu nhụy: Phần đỉnh dính của nhụy gọi là đầu nhụy, nơi tiếp nhận phấn hoa. + Vòi nhụy: là cuốn nâng ỡ đầu nhụy, vòi nhụy con đường cho các ống phấn phát triển từ các hạt phấn hoa bám vào đầu nhụy.

*Nhị và nhụy là bộ phận có chức năng sinh sản chủ yếu của hoa

*Đài hoa và tràng hoa bao bọc nhị và nhụy nên chsung có chức năng bảo vệ nhị và nhụy.

– chức năng của hoa: là cơ quan sinh sản chủ yếu

câu3

-hoa tự thụ phấn

+là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.

+thường xảy ra ở hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc

-hoa giao phấn

+ Là hiện tượng hạt phấn của hoa này rời vào đầu nhụy của hoa kia

+ thường xảy ra ở hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc

câu4

* Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ : – Thường có màu sắc sặc sỡ – Có hương thơm, mật ngọt – Hạt phấn to và có gai – Đầu nhuỵ có chất dính * Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió : – Hoa thường nằm ở ngọn cây – Bao hoa thường tiêu giảm – Chỉ nhị dài – Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ – Đầu nhuỵ thường có lông dính

câu5

-quả khô khi chín thì vỏ quả khô cứng và mỏng. có hai loại quả khô : quả khô mẻ và quả khô không nẻ

-quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. gồm quả toàn thịt gọi là quả mọng, quả có hạch cứng bọc lấy hạt gọi là quả hạch-quả khô khi chín thì vỏ quả khô cứng và mỏng. có hai loại quả khô : quả khô mẻ và quả khô không nẻ

-quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. gồm quả toàn thịt gọi là quả mọng, quả có hạch cứng bọc lấy hạt gọi là quả hạch

câu 7

Điều kiện cần cho hạt nảy mầm:

-Điều kiện bên ngoài: nước, không khí, nhiệt độ phù hợp

– Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống

Câu.1 Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Da Câu. 2 Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hệ Thần Kinh Câu.3 Nêu Vị Trí Và Chức Năng Của Não Trung Gian Và Não Tiểu

Giải thích các bước giải:

Tầng sừng (1)Tầng tế bào sống (2) Thụ quan (8)Tuyến nhờn (7)Cơ co chân lông (5) Lông và bao lông (6) Tuyến mồ hôi (3) Dây thần kinh (4) Mạch máu (9)Lớp mỡ (10)

Cấu tạo da gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mở dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

Lông, móng là sản phẩm của da. Lòng bàn tay và gan bàn chân không có lông. Lông, móng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống.

Chức năng bảo vệ: Nhờ cấu trúc chặt chẻ, lớp sừng dẻo dai da giúp bảo vệ các cơ quan bên trong chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài

Chức năng cảm giác: Nhờ vào hệ thống dây thần kinh phân bố dày đặc trong các lớp da giúp cơ thể nhận biết được các cảm giác nóng, lạnh, đau, rát…

Chức năng bài tiết và đào thải: Da bài tiết mồ hôi và bả nhờn. Qua các tuyến mồ hôi một số chất độc cũng được thải bỏ. Qua các tuyến bã nhờn chất nhờn tiết ra tạo thành lớp màng mỏng giúp chống khô da, đồng thời một số chất độc cũng được đào thải ra ngoài.

Chức năng hấp thụ: Da có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng nhờ các lỗ chân lông và khe hở các tế bào.

Chức năng hô hấp: Da là cơ quan hỗ trợ của thận và phổi trong nhiệm vụ đào thải khí cacbonic cùng với phổi giúp trao đổi Oxy và Cacbonic với môi trường

Chức năng điều hòa thân nhiệt: Da tham gia điều hòa thân nhiệt cho cơ thể nhờ sự co giãn mạch máu và sự bài tiết mồ hôi. Mùa lạnh cơ thể phản ứng bằng cách co mạch máu dưới da, dồn máu vào bên trong, hạn chế tỏa nhiệt, giúp cơ thể giữ ấm. Mùa nóng cơ thể phản ứng bằng cách giãn mạch làm máu dồn ra ngoại vi, tăng tỏa nhiệt, tăng bài tiết mồ hôi giúp làm mát cơ thể.

Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên

– Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống.

– Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên.

Câu 3: Cấu tạo: Não trung gian

Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi. Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não.Các nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

Tiểu não

Tiểu não cũng gồm hai thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám.Chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh (tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não).

Cấu Tạo Và Chức Năng Hệ Mạch

Cấu tạo và chức năng của hệ mạch

1. Cấu tạo và chức năng của động mạch

Ðộng mạch có chức năng đưa máu từ tim đến các mao mạch toàn cơ thể. Hệ động mạch gồm các ống dẫn đàn hồi và có sức cản cao. Từ động mạch chủ, các mạch máu được phân nhánh ngày càng nhỏ dần, càng xa tim, thiết diện của mỗi động mạch càng nhỏ, nhưng thiết diện của hệ động mạch càng lớn, vận tốc máu càng xa tim càng giảm.

Thành động mạch có 3 lớp: lớp trong là lớp tế bào nội mạc; lớp giữa chứa các tế bào cơ trơn và các sợi đàn hồi, tỉ lệ giữa sợi cơ trơn và sợi đàn hồi thay đổi theo từng loại động mạch; lớp ngoài là tổ chức liên kết , có các sợi thần kinh, ở những động mạch lớn có cả mạch máu nuôi dưỡng thành động mạch.

Máu lưu thông trong mạch máu tuân theo những quy luật huyết động học. Ðó là những quy luật thủy động học được áp dụng vào máu và mạch máu. Những quy luật thường được đề cập tới khi nghiên cứu về tuần hoàn máu trong mạch máu. Ở đây nói về định luật Poiseulle:

– Ðịnh luật Poiseulle: khi một chất lỏng chảy trong một ống hình trụ, nằm ngang có một tiết diện hằng định thì lưu lượng giữa hai điểm trên ống tỷ lệ thuận với hiệu số áp lực và bình phương tiết diện của ống, tỷ lệ nghịch với chiều dài giữa hai điểm và độ quánh của chất lỏng.

– Ứng dụng định luật trên đối với hệ thống mạch máu:

Ở người và động vật bậc cao, áp lực của máu ở tĩnh mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải gần như = 0. Do đó Q= P/R hay P = Q.R

Như vậy áp lực máu tại động mạch tỷ lệ thuận với lượng máu đổ vào động mạch trong đơn vị thời gian và sức cản ngoại vi. Còn sức cản đối với dòng máu tại một điểm nào đó trong hệ mạch bao giờ cũng phụ thuộc vào chiều dài của đoạn mạch (tính từ tim đến điểm đó), vào độ quánh của máu và kích thước của lòng mạch.

Các mạch máu có tính giãn nở, đó là khả năng của mạch giãn phình ra tùy theo sự thay đổi áp suất trong lòng mạch. Ở động mạch chủ, tim đập ngắt quãng, nhờ tính đàn hồi, máu vẫn chảy liên tục. Trong thời kỳ tâm thu, máu được tống vào động mạch với áp suất lớn khiến cho nó giãn ra, lúc này thành mạch nhận được một thế năng. Trong kỳ tâm trương, mạch máu trở lại trạng thái ban đầu, do thế năng của thành động mạch chuyển thành động năng đẩy máu, làm cho máu chảy liên tục. Khả năng đàn hồi giảm theo tuổi, do sự tăng độ cứng thành mạch

Lớp cơ trơn của thành mạch được chi phối bởi thần kinh, có thể chủ động thay đổi đường kính, nhất là ở các tiểu động mạch. Ðặc tính này khiến lượng máu được phân phối đến cơ quan tùy theo nhu cầu.

Huyết áp (HA) là áp suất máu trong động mạch. Máu chảy được trong động mạch là kết quả của hai lực đối lập, lực đẩy máu của tim và lực cản của mạch máu, trong đó lực đẩy máu của tim thắng nên máu chảy được trong động mạch với một tốc độ và áp suất nhất định. Huyết áp trước đây được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg). Ngày nay, đơn vị đo lường quốc tế hệ SI (système international) khuyên dùng đơn vị kilopascal (kPa), 1mmHg = 0,133 kPa và 7,5mmHg = 1 kPa.

Còn gọi là huyết áp tâm thu, thể hiện khả năng co bóp của tim, là giới hạn cao nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp. Huyết áp tối đa thay đổi tùy tuổi, thường từ 90-140mmHg.

Còn gọi là huyết áp tâm trương, thể hiện sức căng của thành mạch, là giới hạn thấp nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp. Huyết áp tối thiểu thay đổi từ 50-90mmHg.

Là chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu, là điều kiện cần cho tuần hoàn máu. Bình thường khoảng 50mmHg.

Là trung bình của tất cả áp suất máu được đo trong một chu kỳ thời gian. Huyết áp trung bình gần với huyết áp tâm trương hơn huyết áp tâm thu trong chu kỳ hoạt động của tim.

HA trung bình = HA tâm trương + 1/3 HA hiệu số

Huyết áp động mạch giảm ít từ động mạch lớn sang động mạch vừa vì kháng lực nhỏ, nhưng giảm nhanh trong các động mạch nhỏ và tiểu động mạch. Huyết áp trung bình ở cuối tiểu động mạch là 30-35mmHg. Huyết áp hiệu số chỉ còn 5mmHg.

– Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Lưu lượng máu Q chảy qua một ống mạch chịu sự chi phối của hai yếu tố: hiệu áp suất giữa hai đầu ống (P1-P2 = P), là động lực đẩy máu qua ống và sức chống đối lại dòng chảy qua ống còn gọi là sức cản R (resistance) của hệ mạch.

Theo định luật Ohm ta có :

Q = P/R hay R = Q x P

Sức cản R = 8ηl/π.r 4 cho nên ta có P = Q.R. Trong đó chiều dài hệ mạch là không đổi, như vậy HA phụ thuộc vào lưu lượng tim, tính chất của máu và bán kính mạch máu.

+ Lưu lượng tim : Q = Qs . f.

Qs là khối lượng máu mỗi lần tim bóp tống ra (khoảng 70ml). f (tần số tim): số lần tim bóp trong 1 phút (khoảng 70 lần).

Vậy Q = Qs x f = 70ml x 70 lần = 4900ml/phút.

Khi tim co bóp mạnh, máu được đẩy vào động mạch nhiều hơn, thể tích tâm thu tăng do đó huyết áp cao hơn và ngược lại.

Nhưng có khi tim đập chậm mà HA không giảm, gặp ở người tập luyện thể thao. Ví dụ: Tim đập chậm 50 lần nhưng Qs =100ml , do đó Q = 5000ml.

Ðộ quánh của máu cũng là một yếu tố quan trọng quyết định HA, nếu độ quánh giảm thì HA hạ, đó là trường hợp của người bị bệnh thiếu máu, do thiếu protein trong huyết tương và thiếu cả hồng cầu, do đó độ quánh giảm. Trường hợp mất máu, do bị chảy máu nặng, làm cho V giảm, cơ thể sẽ rút nước gian bào để bù V hoặc do truyền dịch để bù V, độ quánh bị giảm nên HA giảm.

Có trường hợp độ quánh tăng, nhưng HA vẫn giảm, gặp trong mất nước như nôn mửa nhiều, tiêu chảy nặng làm cho V giảm, lúc này máu bị cô đặc làm cho độ quánh tăng, nhưng V giảm, vì vậy HA giảm.

Mạch giãn thì HA hạ, mạch co thì HA tăng. Ở người cao tuổi, mạch máu kém đàn hồi, sức cản R tăng, khiến cho huyết áp cao.

– Những biến đổi sinh lý của huyết áp

+ Theo tuổi: Trẻ càng nhỏ huyết áp động mạch càng thấp, càng về già huyết áp càng cao theo mức độ xơ cứng động mạch.

+ Theo giới: Huyết áp ở phụ nữ thường thấp hơn so với nam giới cùng lứa tuổi khoảng 6 mmHg.

+ Thay đổi theo trọng lực: Ở vị trí đứng thẳng, huyết áp trung bình của động mạch ngang tim là 100mmHg, do ảnh hưởng của trọng lực, động mạch ở cao hơn tim 1cm thì huyết áp giảm 0,77mmHg, thấp hơn tim 1cm thì huyết áp tăng 0,77mmHg.

+ Thay đổi theo chế độ ăn: Ăn nhiều đạm, ăn mặn thì huyết áp tăng.

+ Thay đổi theo nhịp sinh học: HA thay đổi theo ngày đêm như hình sin. HA thường hạ vào sáng sớm tăng dần đến trưa rồi chiều giảm.

+ Vận động: Khi vận động, huyết áp tăng do sự đáp ứng của cơ thể đối với hoạt động thể lực lúc đầu, sau đó huyết áp giảm dần nhưng vẫn cao hơn bình thường. Trường hợp huyết áp giảm trong vận động nặng, thường do khả năng bơm máu của tim không đủ hiệu lực. Ở người có rèn luyện, trị số huyết áp thường thấp, cũng như nhịp tim thấp hơn so với người bình thường không rèn luyện.

2. Ðặc điểm cấu trúc chức năng tĩnh mạch

Hệ tĩnh mạch bắt nguồn từ mao mạch, kể từ khi thành mao mạch có cơ trơn là đó là tiểu tĩnh mạch. Thiết diện của một tĩnh mạch càng về gần tim càng lớn, tổng thiết diện của cả hệ tĩnh mạch lớn hơn hệ động mạch. Mỗi động mạch lớn thường có hai tĩnh mạch đi kèm. Trên đường đi của hệ tĩnh mạch có các xoang tĩnh mạch.

Thành tĩnh mạch có 3 lớp như động mạch nhưng mỏng và dễ giãn rộng hơn:

– Lớp trong cùng là lớp tế bào nội mạc với từng đoạn nhô ra tạo thành những nếp gấp hình bán nguyệt đối diện nhau làm thành van tĩnh mạch hướng cho máu chảy một chiều về tim. Các van tĩnh mạch có ở các tĩnh mạch chi, không có van ở các tĩnh mạch nhỏ, tĩnh mạch từ não hoặc từ các tạng.

– Lớp giữa gồm những sợi liên kết và sợi cơ, sợi cơ vòng và dọc đan lẫn với sợi mô liên kết.

– Lớp ngoài mỏng gồm những sợi liên kết chun giãn.

Do cấu trúc như trên, tĩnh mạch có tính giãn cao, có thể chứa một lượng máu lớn với sự thay đổi ít áp lực bên trong. Ở một thời điểm nào đó, khoảng 65% thể tích máu toàn bộ được chứa trong tĩnh mạch so với 20% trong hệ thống động mạch. 3.3.2.1. Nguyên nhân của tuần hoàn tĩnh mạch

Tim bơm máu vào vòng tuần hoàn lớn, tạo nên huyết áp. Huyết áp giảm dần từ động mạch qua mao mạch đến tĩnh mạch huyết áp giảm rất nhiều, nhưng cũng đủ đưa máu trở về tim. Trong thời kì tâm thất thu, áp suất tâm nhĩ giảm xuống đột ngột do van nhĩ – thất bị hạ xuống về phía mỏm tim làm buồng nhĩ giãn rộng, tác dụng này làm hút máu từ tĩnh mạch trở về tâm nhĩ.

Một số tĩnh mạch có chứa các van, có chức năng giống van tim. Van là những nếp lớn trong thành tĩnh mạch, chỉ cho phép máu chảy một chiều về tim. Các van chủ yếu ở trong các tĩnh mạch chi.

Khi cử động, sự co của các cơ xung quanh, ép vào tĩnh mạch, phối hợp với các van khiến cho máu chảy về tim. Do đó sự vận cơ giúp máu về tim tốt hơn. Khi các van suy yếu, sẽ ứ máu ở tĩnh mạch gây phù.

Khi hít vào, cơ hoành hạ thấp, các tạng trong bụng bị ép, áp suất tăng lên và ép máu về tim. Ðồng thời, áp suất trong lồng ngực càng âm hơn ( từ -2,5mmHg đến -6mmHg), khiến cho áp suất tĩnh mạch trung ương dao động từ 6mmHg thì thở ra đến gần 2mmHg khi hít vào. Sự giảm áp suất này làm tăng lượng máu trở về tim phải.

– Ảnh hưởng của trọng lực

Ở tư thế đứng trọng lực có ảnh hưởng tốt tới tuần hoàn tĩnh mạch ở trên tim và lại không thuận lợi cho tuần hoàn tĩnh mạch ở bên dưới tim.

Máu chảy trong tĩnh mạch là do các nguyên nhân của tuần hoàn tĩnh mạch. Máu chảy trong tĩnh mạch có một áp suất gọi là huyết áp tĩnh mạch. Huyết áp tĩnh mạch được đo bằng áp kế nước và có trị số thấp, áp suất máu trong tĩnh mạch khuỷu tay là 12 cmH20, ở tĩnh mạch trung tâm nơi tĩnh mạch chủ đổ về tâm nhĩ phải có giá trị thấp bằng trong tâm nhĩ phải là 0 mmHg.

Huyết áp tĩnh mạch tăng thường gặp trong suy tim phải hoặc suy tim toàn bộ hoặc khi có trở ngại trên đường máu trở về tim, có khi lên đến 20 cmH 2 0.

Huyết áp tĩnh mạch giảm trong shock vì mao mạch giãn rộng, chứa một lượng máu lớn.

3. Ðặc điểm cấu trúc chức năng của mao mạch

Các tiểu động mạch phân nhánh thành các mao mạch, các mao mạch tạo thành những mạng đi vào tổ chức. Hệ mao mạch gồm các mao mạch thực sự, là những mạch máu dài và mỏng (thành dày 0,5μm, đường kính mao mạch 8μm). Ðầu mao mạch có cơ vòng tiền mao mạch, kiểm soát lượng máu đi vào mao mạch. Thành mao mạch là lớp tế bào nội mô, bên ngoài là màng đáy. Giữa các tế bào nội mô có những khe nhỏ đi xuyên qua thành mao mạch, đường kính khoảng 6-7nm, không cho các chất có phân tử lượng lớn hơn 35000 đi qua, như thế các thế các protein của máu bình thường không qua được thành mao mạch. Phần lớn nước và chất điện giải có thể đi qua khe dễ dàng.

Ngoài những mao mạch thực sự, còn có những luôn mở gọi là kênh ưu tiên, nối giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, như vậy máu từ động mạch luôn đi sang tĩnh mạch theo kênh ưu tiên. Khi cơ thắt tiền mao mạch co lại máu chủ yếu đi theo kênh này, khi cơ thắt tiền mao mạch mở ra thì máu đi qua những mao mạch thực sự (hình 3.7).

Máu chảy trong mao mạch là do sự chênh lệch áp suất từ tiểu động mạch đến tiểu tĩnh mạch. Huyết áp giảm rất thấp khi qua mao mạch (10mmHg), đến tiểu tĩnh mạch chỉ còn 10-15mmHg. Trong trường hợp bệnh lý, mao mạch giãn ra, huyết áp thấp hơn huyết áp tĩnh mạch, máu sẽ bị ứ lại trong mao mạch, huyết tương thấm qua mao mạch, gây phù.

Lưu lượng máu qua mao mạch tùy thuộc vào sự hoạt động của tổ chức đó và được điều hòa bởi cơ thắt tiền mao mạch cũng như sức cản của động mạch nhỏ và tiểu động mạch đến tổ chức. Khi nghỉ ngơi, các cơ thắt này chỉ mở 5-10% các mao mạch để cho máu đi qua, trái lại khi hoạt động (co cơ), máu tràn ngập mao mạch.

Máu không chảy liên tục qua mạng mao mạch mà thường ngắt quãng, do sự co, giãn của cơ thắt tiền mao mạch và cơ trơn thành mao mạch. Trong các mao mạch nhỏ hồng cầu phải biến dạng để đi qua mao mạch, do đó có những đoạn của mao mạch chỉ có hồng cầu, có những đoạn chỉ có huyết tương. Máu chảy qua mao mạch rất chậm, tốc độ < 0,1 cm/giây, điều này thuận lợi cho sự trao đổi chất.

Sự trao đổi chất diễn ra ở các mao mạch thực sự. Có 5% tổng lượng máu (khoảng 250ml) ở hệ mao mạch tham gia trao đổi chất.

Dưỡng chất, oxy và những chất khác trong máu sẽ đi qua thành mao mạch, vào dịch kẽ, rồi vào tế bào. Tế bào thải các chất theo hướng ngược lại. Sự qua lại này được thực hiện theo 3 con đường: khuếch tán, vận chuyển theo lối ẩm bào và sự lọc.

Những chất có trọng lượng phân tử tương đối lớn như các protein không hòa tan trong mỡ, không thể qua các lỗ của thành mao mạch mà được vận chuyển bởi các bọc ẩm bào.

Cách thức trao đổi qua mao mạch quan trọng nhất là sự khuếch tán đơn giản. Các chất như oxy, carbonic, glucose, acid amin, hormon và những chất khác khuyếch tán qua thành mao mạch theo sự chênh lệch nồng độ. Các chất hòa tan trong lipid như oxy, carbonic và ure đi qua trực tiếp màng bào tương của tế bào nội mạc, các chất ít hòa tan trong lipid như Na+, K+, Cl– và glucose khuếch tán qua các lỗ giữa tế bào nội mô.

Nước và các chất hòa tan đi qua các lỗ giữa tế bào nội mạc bằng sự lọc, phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài mao mạch. Mặc dù cách thức trao đổi này tương đối bé (ngoại trừ ở thận), nhưng quan trọng duy trì thể tích máu tuần hoàn. Sự trao đổi này phụ thuộc vào áp suất thủy tĩnh và áp suất keo.

– Áp suất thủy tĩnh (Pc), tức huyết áp, có khuynh hướng đẩy nước và các chất hòa tan từ máu sang dịch kẽ, trị số thay đổi từ 32mmHg ở mao động mạch đến 15mmHg mao tĩnh mạch.

Áp suất thủy tĩnh dịch kẽ (Pi) thường bằng 0.

– Áp suất keo huyết tương (πc), phụ thuộc protein huyết tương, tác dụng kéo nước và các chất hòa tan vào trong mao mạch. Bình thường khoảng 28mmHg.

Áp suất keo dịch kẽ (πi), trị số này rất nhỏ khoảng 1mmHg.

Sự di chuyển của chất dịch, còn gọi là áp lực lọc thực sự, tại mao mạch được tính như sau :

Sự di chuyển dịch = k (Pc + πi) – (Pi + πc )

K là hệ số lọc của mao mạch (0,08-0,015 ml/ph/mmHg 100g mô).

Áp lực lọc dương tính thì dịch sẽ bị đẩy từ mao mạch ra khoảng kẽ, ngược lại, nếu âm thì dịch được tái hấp thu trở lại vào mao mạch.

Như vậy, ở mao động mạch ta có : (32+ 1) – (28+0) = 5 và dịch sẽ di chuyển từ máu vào mô, và tương tự, ở mao tĩnh mạch áp lực lọc là -12mmHg, do đó dịch được vận chuyển từ dịch kẽ vào máu.

Mỗi ngày, trung bình 24 lít dịch được lọc qua mao mạch (chiếm 0,3% lưu lượng tim); 85% dịch lọc được tái hấp thu trở lại mao mạch, còn lại qua hệ bạch huyết về tim.

Bất kỳ nguyên nhân nào gây thay đổi áp suất ở mao mạch hoặc áp suất keo đều biểu hiện bệnh lý. Ví dụ: HA mao mạch tăng do bị cản trên đường về tim thì nước bị đẩy ra dịch kẽ gây phù, hoặc protid máu giảm nước cũng thoát ra khỏi mao mạch gây phù.

Theo GTSLĐV&Người