Nêu Cấu Tạo Mỗi Đơn Vị Chức Năng Của Thận / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Tai

Tai được chia ra: Tai ngoài, tai giữa và tai trong

– Tai ngoài gồm: Vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, Ống tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhỉ (có đường kính khoảng 1cm).

– Tai giữa là một khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai bao gồm: xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau. Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn giữa tai trong (gọi là màng cửa bàu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).

Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp xuất 2 bên màng nhĩ được cân bằng

– Tai trong gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian

+ Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm.Ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng.

Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau : dài ở đinh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.

Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.

Chức năng thu nhận sóng âm của tai:

– Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên cơ quan coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thuỳ thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.

Câu.1 Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Da Câu. 2 Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hệ Thần Kinh Câu.3 Nêu Vị Trí Và Chức Năng Của Não Trung Gian Và Não Tiểu

Giải thích các bước giải:

Tầng sừng (1)Tầng tế bào sống (2) Thụ quan (8)Tuyến nhờn (7)Cơ co chân lông (5) Lông và bao lông (6) Tuyến mồ hôi (3) Dây thần kinh (4) Mạch máu (9)Lớp mỡ (10)

Cấu tạo da gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mở dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

Lông, móng là sản phẩm của da. Lòng bàn tay và gan bàn chân không có lông. Lông, móng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống.

Chức năng bảo vệ: Nhờ cấu trúc chặt chẻ, lớp sừng dẻo dai da giúp bảo vệ các cơ quan bên trong chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài

Chức năng cảm giác: Nhờ vào hệ thống dây thần kinh phân bố dày đặc trong các lớp da giúp cơ thể nhận biết được các cảm giác nóng, lạnh, đau, rát…

Chức năng bài tiết và đào thải: Da bài tiết mồ hôi và bả nhờn. Qua các tuyến mồ hôi một số chất độc cũng được thải bỏ. Qua các tuyến bã nhờn chất nhờn tiết ra tạo thành lớp màng mỏng giúp chống khô da, đồng thời một số chất độc cũng được đào thải ra ngoài.

Chức năng hấp thụ: Da có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng nhờ các lỗ chân lông và khe hở các tế bào.

Chức năng hô hấp: Da là cơ quan hỗ trợ của thận và phổi trong nhiệm vụ đào thải khí cacbonic cùng với phổi giúp trao đổi Oxy và Cacbonic với môi trường

Chức năng điều hòa thân nhiệt: Da tham gia điều hòa thân nhiệt cho cơ thể nhờ sự co giãn mạch máu và sự bài tiết mồ hôi. Mùa lạnh cơ thể phản ứng bằng cách co mạch máu dưới da, dồn máu vào bên trong, hạn chế tỏa nhiệt, giúp cơ thể giữ ấm. Mùa nóng cơ thể phản ứng bằng cách giãn mạch làm máu dồn ra ngoại vi, tăng tỏa nhiệt, tăng bài tiết mồ hôi giúp làm mát cơ thể.

Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên

– Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống.

– Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên.

Câu 3: Cấu tạo: Não trung gian

Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi. Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não.Các nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

Tiểu não

Tiểu não cũng gồm hai thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám.Chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh (tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não).

Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Ống Tiêu Hóa

1. Lớp niêm mạc ( tunica mucosa ) lót ở mặt trong của ống tiêu hóa

Ở mỗi phần của ống , thượng mô có hình dạng khác nhau . Ở miệng , thượng mô có nhiều tầng . Ở dạ dày và ruột là thượng mô có một tầng . Hình thái của các tế bào thượng mô cũng khác nhau . Ở ổ miệng là thượng mô dẹt , ở ruột non là thượng mô trụ để thích ứng với các chức năng tương ứng .

2. Tấm dưới niêm mạc ( tele submucosa ) là tổ chức liên kết xơ , trong đó có các mạch máu , các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết .

Giữa lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc là một lớp mỏng các sợi cơ trơn tạo thành mảnh cơ niêm mạc ( lamina muscularis mucosae ) . Khi co rút , cơ niêm mạc có thể làm cho lớp niêm mạc gấp lại thành các nếp .

Trong các tế bào thượng mô của niêm mạc còn có thượng mô biệt hóa thành các tuyến tiết ra dịch tiêu hóa đổ vào lòng ruột qua các ống tiết . Có các tuyến đơn giản là tuyến một tế bào , có các tuyến phức tạp hơn gồm có nhiều tế bào hoặc có phân nhánh thành nhiều ống tuyến .

Các đám tổ chức lympho nằm trong lớp niêm mạc gồm một tổ chức lưới mà trong các mắt lưới có tế bào lympho sinh sản tại chỗ . Ở một số nơi , tổ chức này hợp thành các hạch gọi là nang thường nằm trong tấm dưới niêm mạc , hoặc các nang tụ lại thành đám gọi là mảng tổ chức lympho ( có nhiều ở hồi tràng )

3. Lớp cơ trơn ( tunica muscularis ) chia thành hai tầng , tầng ngoài gồm các sợi cơ dọc và tầng trong là các sợi cơ vòng . Trong phần trên của thực quản có các sợi cơ vân phù hợp với chức năng co thắt thật nhanh ở phần trên của thực quản khi nuốt . Từ dạ dày đến ruột non , tầng cơ vòng và cơ trơn là một lớp liên tục . Ở ruột già , các sợi cơ dọc tập trung thành ba dải có thể nhìn thấy khi quan sát đại thể . Ngoài ra , trong dạ dày còn có lớp cơ trơn thứ ba là lớp cơ chéo .

4. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa):

Là tổ chức liên kết thưa nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.

5. Lớp thanh mạc (tunica serosa):

Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc. Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng.

Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Cơ Quan Hô Hấp?

2. Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong hệ hô hấp.– Mũi:Là phần đầu của hệ hô hấp. Về giải phẫu mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi, các xoang cạnh mũi. Chức năng: Chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác.Những bệnh thường gặp : Viêm xoang , viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, lệch vách ngăn mũi,…– Hầu – họng:Là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở chính vì vậy nơi này rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh, họng chứa vòm họng và vòng bạch huyết các amidan…Chức năng: Là cửa ngõ quan trọng bảo vệ các tác nhân từ bên ngoài vào cơ thể, khi các bộ phận này bị viêm sẽ lây lan xuống thanh quản, phế quản…Các bệnh thường gặp:Họng là bộ phận nhạy cảm nhất, là nơi tiếp xúc nhiều nhất với các tác nhân gây bệnh, bảo vệ họng sẽ tránh được các bệnh về đường hô hấp Viêm họng hiện có nhiều dạng khác nhau, nguyên nhân, triệu chứng bệnh cũng khác nhau, Thông thường bệnh viêm họng sẽ được chia thành 2 dạng là viêm họng cấp và mãn tính. Trong viêm họng cấp thì lại bao gồm viêm họng đỏ, viêm họng trắng và viêm họng loét. Trong bệnh viêm họng mãn thì bao gồm viêm họng thể teo, viêm họng quá phát và viêm họng hạt.– Thanh quản:Được cấu tạo bởi tổ chức sụn và sợi cơ ngoài ra có hệ thống mạch máu và thần kinh.Chức năng: Thanh quản có tác dụng chính là phát âm, lời nói phát ra do luồng không khí thở ra tác động lên các khối nếp thanh quản, sự căng và vị trí của các nếp thanh âm có ảnh hưởng đến tần số âm thanh.Nguyên nhân của ho và nấc: Ho là phản xạ hô hấp trong đó dây thanh môn đóng bất thì lình, mở ra dẫn tới sự bật tung không khí bị dồn qua miệng và mũi. Nấc là phản xạ hít vào trong đó 1 lượng gắn âm kiểu hít vào được phát sinh do sự co thắt đột ngột của cơ hoành thanh môn bị khép lại 1 phần hay toàn bộ.Những bệnh thường gặp: Viêm thanh quản, sơ dây thanh, bệnh dị tật, câm bẩm sinh,…– Khí quản:Là một ống dẫn khí hình lăng trụ nối tiếp từ dưới thanh quản ngang mức đốt sống cổ 6 với hệ phế quản của phổi. Ở đoạn cuối nó phân chia làm 2 đoạn nối với 2 phế quản chính khí quản phải và trái. Ở ngang mức đốt sống ngực 4 hoặc 5 nó thuộc hệ hô hấp dưới.Chức năng: Dẫn không khí vào ra, điều hòa lượng không khí đi vào phổi, làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.Những bệnh thường gặp như: Chít hẹp khí quản, chèn ép khí quản do khối u khí– Phế quản: Được chia làm 2 bên:Phế quản chính phải gồm: 10 phế quản phân thùy, chia ba nhánh lớn là phế quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới. Tương ứng với phổi phải có 3 thùy là: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới. Phế quản chính trái cũng gồm: 10 phế quản phân thùy, chia hai nhánh lớn là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới, ứng với phổi trái có 2 thùy: thùy trên và thùy dưới.Chức năng: Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Phế quản có hình như cành cây, có chi nhánh đến các thuỳ phổi.Những bệnh thường gặp như: viêm phế quản, giãn phế quản, hen phế quản u phế quản,…– Phổi: Phổi của người bao gồm có 2 lá phổi, được cấu tạo bởi các thùy. Thông thường, phổi trái thường nhỏ hơn phổi phải. Theo nghiên cứu khoa học và kiểm chứng thực tế, mỗi lá phổi có dung tích khoảng 5000 ml khi hít vào gắng sức. Phổi có hình thể gồm mặt ngoài, mặt trong và màng phổi.Chức năng: Trao đổi khí oxy và CO2: Quá trình trao đổi khí này diễn ra trên toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài. Song song với đó tế bào phổi còn có chức năng giúp cơ thể duy trì cuộc sống tế bào biểu mô và tế bào nuôi mô. Chúng tạo nên một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ ( tổ chức liên kết giữa màng phế nang và mao quản ), tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng.Những bệnh thường gặp: Viêm phổi. u phổi, lao phổi,…