Một Số Giải Pháp Nâng Cao Sinh Hoạt Chi Bộ / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Sinh Hoạt Chi Bộ

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã nêu nhóm giải pháp về tổ chức cán bộ và sinh hoạt đảng: “Chấn chỉnh tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình”.

Trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó có một nguyên nhân xuất phát từ trong sinh hoạt chi bộ, đó là chi bộ chưa thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng, buông lỏng công tác quản lý, giáo dục đảng viên; nội dung sinh hoạt chi bộ chưa sâu, chưa được chuẩn bị tốt, thiếu tính giáo dục và sự sinh động, hấp dẫn; tính gương mẫu, tính chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình còn yếu, kể cả cấp ủy; việc sinh hoạt tư tưởng để cấp ủy nắm và hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đảng viên còn chưa được thực hiện tốt. Đôi khi, trong sinh hoạt, chi bộ bàn những chuyện rất xa xôi, ở tầm vĩ mô nhưng lại ít quan tâm giải quyết những vấn đề thực tế sát sườn của địa phương, cơ quan, đơn vị, của chính đảng viên trong chi bộ. Trong chi bộ chưa thật sự đoàn kết và chưa thể hiện rõ tình thương yêu giữa đồng chí, đồng nghiệp với nhau. Chi bộ cũng chưa thể hiện tốt vai trò là nơi lãnh đạo, giáo dục, quản lý, kiểm tra, giám sát và rèn luyện đội ngũ đảng viên. Từ đó, vai trò hạt nhân của chi bộ chưa được thể hiện rõ nét, ít nhiều làm suy giảm lòng tin của quần chúng đối với Đảng và chính quyền.

Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, bên cạnh thực hiện các quy định, cần quan tâm một số nội dung sau:

Một là, thường xuyên lồng ghép trong sinh hoạt chi bộ về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó phải đặc biệt chú ý quán triệt tới đảng viên cho sâu, cho kỹ, ít nhất là 3 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là Đạo đức cách mạng, Sửa đổi lối làm việc và Di chúc. Cần thực hiện bằng các hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với chi bộ để các đảng viên không nhàm chán, không nói suông mà phải cụ thể hóa thành các công việc, việc làm thiết thực tại cơ quan, đơn vị, chi bộ mình.

Hai là, công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước cần phải thực hiện kịp thời ngay trong kỳ họp chi bộ lần gần nhất để bảo đảm tính thời sự của thông tin. Tránh tình trạng nghị quyết ban hành đã lâu, sự kiện trong nước, quốc tế và khu vực đã xảy ra nhưng mấy tháng sau mới có tài liệu tuyên truyền trong chi bộ. Làm tốt công tác này là chi bộ đã cung cấp kênh thông tin chính thống cho các đảng viên, tránh các thông tin gây nhiễu, từ đó định hướng được dư luận xã hội.

Ba là, bên cạnh các nội dung do cấp ủy chuẩn bị, chi bộ cần thêm nội dung báo cáo của các đảng viên (nếu có) hoặc đại diện nhóm đảng viên (nếu các đảng viên cùng thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ chính trị giống nhau) và tự đảng viên sẽ đưa ra các biện pháp, giải pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện, phương pháp nghiên cứu khoa học… và sau đó bí thư chi bộ kết luận đưa vào nghị quyết.

Bốn là, trong sinh hoạt phải tạo cho được không khí cởi mở, thân thiện, gần gũi, quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau… bằng việc thực hiện dân chủ trong Đảng, dân chủ ở cơ sở, từ đó chi bộ mới lắng nghe được hết các ý kiến của đảng viên. Có như vậy, cuộc họp chi bộ mới thực sự là đợt sinh hoạt chính trị bổ ích, đảng viên có cảm giác hứng thú khi đi họp để được đóng góp, được xây dựng, được tôn trọng, được cống hiến trí tuệ của mình cho Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh từ cơ sở.

Năm là, cấp ủy cấp trên nên phân công cấp ủy viên thường xuyên dự họp với chi bộ trực thuộc, để kịp thời nắm bắt được các vấn đề phát sinh, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Đồng thời, đây cũng là một hình thức kiểm tra, giám sát tích cực của cấp ủy viên cấp trên đối với tổ chức đảng cấp dưới.

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Sinh Hoạt Chi Đoàn

Cơ sở Đoàn là nền tảng, tế bào của tổ chức Đoàn, việc đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn cũng có nghĩa là nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn là một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có nhiều khó khăn và phức tạp. Nó thể hiện trong việc xây dựng tổ chức Đoàn, đội ngũ cán bộ Đoàn và đoàn viên vững mạnh. Quá trình nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn là một vấn đề có tính quy luật, vì thế đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo, việc lựa chọn các giải pháp phải hợp lý mới mạng lại hiệu quả cao, chất lượng sinh hoạt chi đoàn mới được nâng lên rõ nét. Trong tình hình hiện nay, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn cần quán triệt các quan điểm của Đảng về công tác Đoàn và phong trào thanh niên có thể khái quát trên những điểm chính sau đây:

Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn phải gắn sát với nhiệm vụ chính trị trung tâm của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương và tổ chức Đoàn các cấp như thế chi đoàn mới có phương hướng hành động đúng đắn, mới mạng lại hiệu quả thiết thực. Hơn nữa, tình hình thực tế luôn biến đổi, đội ngũ cán bộ, đoàn viên có sự phát triển nhanh chóng về chất lượng và số lượng, cả về trình độ và chuyên môn, kinh nghiệm; thì yêu cầu đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn là hết sức cấp bách và cần thiết.

: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn cần gắn với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua xung kích trong thực hiện các nhiệm vụ của Đảng, Đoàn cấp trên. Một trong những chức năng cơ bản của tổ chức Đoàn là hoạt động xung kích thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Đoàn thông qua sinh hoạt chi đoàn mà định hướng, giáo dục cho ĐVTN có nhận thức và hành động đúng đắn, thúc đẩy ĐVTN chủ động tham gia vào các hoạt động của tập thể từ đó mà chi đoàn luôn hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng giao cho, tạo điều kiện nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn. Đồng thời cũng thông qua các hoạt động thi đua xung kích đó là trình độ tổ chức và kỹ năng công tác của đội ngũ cán bộ Đoàn cũng được nâng lên rõ rệt.

Quá trình nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn phải phát huy tốt trách nhiệm cũng như chủ động phối hợp với các tổ chức, các lực lượng như: Chi bộ, Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Cựu Chiến binh… và mọi ĐVTN trong chi đoàn. Đồng thời phải nâng cao tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, phải phát huy được vai trò, tính chủ động sáng tạo và màu sắc của Đoàn thanh niên.

Lựa chọn được đội ngũ BCH chi đoàn có năng lực, nhiệt tình với phong trào Đoàn, và thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ. Phải nói rằng đây là nhân tố để tập hợp ĐVTN vào tổ chức, sinh hoạt cùng tổ chức. Đội ngũ BCH chi đoàn có vai trò quan trọng còn bởi một lẽ là sự linh hoạt, sáng tạo trong sinh hoạt của BCH chi đoàn sẽ thu hút được ĐVTN.

Phát huy một cách cao nhất, tốt nhất các nguồn thông tin đại chúng từ sách báo, tờ tin của huyện, tỉnh… để phổ biến sinh hoạt, lựa chọn những nội dung, vấn đề nóng hổi mang tính thời sự, kinh tế – xã hội mà ĐVTN quan tâm để bàn luận đồng thời đó là cuốn cẩm nang cần thiết cho mỗi ĐVTN học tập và ứng dụng vào hoàn cảnh địa phương mình.

Thiết nghĩ, thực hiện được những giải pháp nêu trên tin chắc chất lượng sinh hoạt trong chi đoàn sẽ được nâng lên đáng kể đáp ứng được thực trạng trong tình hình mới.

MINH NHẬT

Phan Trọng Dũng @ 07:27 27/10/2009 Số lượt xem: 1595

Những Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Sinh Hoạt Chi Bộ

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, yếu tố đầu tiên đó là chất lượng của đội ngũ cấp ủy viên và bí thư chi bộ; qua đại hội phải lựa chọn đội ngũ cấp ủy viên có phẩm chất, năng lực có uy tín và tín nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình; bí thư chi bộ ngoài các tiêu chí nêu trên còn phải thể hiện được vị trí, vai trò của mình trong chi bộ, có thời gian kinh qua công tác đảng, công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đảng viên Đồn biên phòng Đắk Tiên tăng cường sinh hoạt Chi bộ bản Đầm Giỏ, xã Thuận Hà (Đắk Song) trao đổi tình hình trên địa bàn với đảng viên trong chi bộ. Ảnh: P.T

Những kết quả đạt được

Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương ngày 30/3/2007 về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” và Hướng dẫn 05-HD/BTCTW, ngày 25/5/2007 của Ban Tổ chức Trung ương về “Nội dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chúc cơ sở đảng”, Ban thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông đã ban hành kế hoạch số 23-KH/TU ngày 22/8/2007 và Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã có Hướng dẫn số 14-HD/BTC, ngày 28/8/2007 về hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ bảo đảm theo tinh thần Chỉ thị 10 của Ban Bí thư và Hướng dẫn 05 của Ban Tổ chức Trung ương, gắn với việc thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 06 của Bộ Chính Trị; thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 26-CTr/TU về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”.

Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn và các văn bản của cấp trên, các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ đảng viên đã nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí và tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đảng viên, thông qua đó nâng cao ý thức tổ chức, trách nhiệm nêu gương, đi đầu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, đơn vị.

Đến nay, hầu hết các chi bộ đều duy trì nền nếp sinh hoạt đều đặn, tuân thủ theo quy trình hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Nội dung sinh hoạt chi bộ đã được đổi mới theo hướng thiết thực, cụ thể hơn. Đã gắn nội dung sinh hoạt chi bộ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra hàng ngày tại cơ sở.

Ngoài việc duy trì sinh hoạt định kỳ, nhiều chi bộ đã thực hiện sinh hoạt chuyên đề mỗi quý một lần như các chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy cấp trên hoặc chọn nhiệm vụ trọng tâm, khâu khó, những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong việc thực hiện nhiệm vụ của chi bộ; những vấn đề cán bộ, đảng viên, quần chúng đặc biệt quan tâm như việc đấu tranh, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xã hội ở địa phương, cơ quan, đơn vị; các giải pháp xây dựng nông thôn mới; công tác quản lý và phân công công tác cho cán bộ đảng viên… để đưa vào sinh hoạt chuyên đề, các chi bộ đã cơ bản bám sát nguyên tắc, quy định trong Điều lệ Đảng, sự chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp ủy đảng. Nội dung sinh hoạt được cấp ủy, bí thư chuẩn bị trước nên trong sinh hoạt cơ bản đã tập trung vào nội dung cần bàn.

Trong những năm qua, nhiều đảng bộ cấp trên cơ sở đã có những cách làm hay, mô hình hiệu quả, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ như Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/ĐUK ngày 30/7/2014 về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng trong khối các cơ quan tỉnh Đắk Nông”. Đồng thời đã tổ chức đợt sinh hoạt chuyên đề “Làm gì để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ, đảng bộ cơ sở” ở tất cả các chi bộ, đảng bộ cơ sở trong khối và ở cấp Đảng bộ Khối.

Nội dung đợt sinh hoạt tập trung vào ba đột phá: (1) lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhất là nhiệm vụ cải cách hành chính; (2) nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; (3) phát huy vai trò năng động, sáng tạo của bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan. Qua đợt sinh hoạt chuyên đề đã giúp cho cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng và của chi bộ; tác dụng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, cấp ủy các cấp xác định rõ nguyên nhân cơ bản của những khuyết điểm, hạn chế, tồn tại của tổ chức đảng cấp mình; từ đó cấp ủy có biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, của chi bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây dựng chi bộ thật sự trong sạch, vững mạnh.

Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng được cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hưởng ứng tích cực; đặc biệt, các cấp ủy đảng đã và đang triển khai thực hiện tốt việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên đối với công tác xây dựng Đảng nói chung, chất lượng nội dung sinh hoạt chi bộ nói riêng. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chi bộ được nâng lên một bước.

Qua kết quả phân loại hàng năm, nhìn chung chất lượng tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên rõ rệt, cụ thể tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm đều tăng; tổ chức đảng hoàn thành nhiệm vụ hoặc yếu kém có chiều hướng giảm.

Những hạn chế, tồn tại

Tuy nhiên, việc tổ chức sinh hoạt chi bộ trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Một số ít cấp ủy, chi bộ chưa thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt đảng; một số ít chi bộ duy trì chế độ sinh hoạt không đều, còn tổ chức sinh hoạt ghép; tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ chưa thể hiện rõ nét; tinh thần tự phê bình và phê bình, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, nên chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, công tác xây dựng đảng vẫn còn nhiều mặt hạn chế.

Ý thức của một số đảng viên trong việc thực hiện nền nếp, chế độ sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng còn yếu; nhiều đảng viên còn thụ động, ngại va chạm, thiếu tinh thần tự phê bình và phê bình, khi có sự việc bức xúc xảy ra thì đùn đẩy, bản thân không có trách nhiệm, quan điểm, chính kiến riêng. Một số cấp ủy chi bộ thiếu trách nhiệm, thiếu sâu sát trong công tác quản lý cán bộ đảng viên. Một số đảng viên chưa tham gia sinh hoạt đều đặn; việc giữ mối liên hệ với chi ủy, chi bộ nơi cư trú còn hình thức.

Những giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Từ những khuyết điểm, hạn chế trong việc tổ chức sinh hoạt chi bộ trong thời gian qua như nêu, để khắc phục và nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

Một là, thường xuyên quán triệt cho cán bộ đảng viên về vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của chi bộ trong từng loại hình chi bộ đảng, nhất là đội ngũ cấp ủy, bí thư chi bộ. Không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là đồng chí bí thư và cán bộ chủ chốt. Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy để nâng cao năng lực tổ chức, điều hành sinh hoạt chi bộ.

Ba là, cải tiến việc ban hành nghị quyết, nâng cao chất lượng nghị quyết; nghị quyết phải xác định đúng vấn đề cần tập trung lãnh đạo, gắn với nhiệm vụ của địa phương, đơn vị trong từng thời kỳ để đi sâu, bàn kỹ có trọng tâm, trọng điểm; nghị quyết phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và khả năng thực thi được. Chọn những vấn đề nổi cộm, những bức xúc, vướng mắc, những bâng khuâng, lo lắng, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân để tổ chức sinh hoạt chuyên đề, qua đó nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để ổn định tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của chi bộ.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, các cấp ủy phải chủ động, kịp thời, nghiêm túc, đúng nguyên tắc và phải có tác dụng giáo dục sâu sắc. Qua kiểm tra, tự phê bình và phê bình kịp thời biểu dương, động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt; kỷ luật nghiêm minh những đảng viên, tổ chức vi phạm. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ tư cách. Kiểm tra, xử lý kỷ luật phải luôn gắn với củng cố kiện toàn cấp ủy, bố trí cán bộ, bảo đảm tính ổn định của tổ chức để lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.

Năm là, cấp ủy cấp trên các cấp nhất là cấp trên trực tiếp đối với chi bộ phải thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chi bộ thực hiện chế độ sinh hoạt, tăng cường vai trò trách nhiệm của cấp ủy cấp trên đối với việc xây dựng và chỉnh đốn cấp ủy, chi bộ; quan tâm sâu sắc việc củng cố tổ chức và cán bộ ở những đơn vị trọng điểm, khắc phục tình trạng cơ sở yếu kém. Coi trọng việc sơ kết, rút kinh nghiệm về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; kịp thời biểu dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến.

* Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, yếu tố đầu tiên đó là chất lượng của đội ngũ cấp ủy viên và bí thư chi bộ; qua đại hội phải lựa chọn đội ngũ cấp ủy viên có phẩm chất, năng lực có uy tín và tín nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình; bí thư chi bộ ngoài các tiêu chí nêu trên còn phải thể hiện được vị trí, vai trò của mình trong chi bộ, có thời gian kinh qua công tác đảng, công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

* Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề từng bước được các cấp ủy chú trọng hơn, trong đó không ít chi bộ đã duy trì sinh hoạt thường xuyên, mỗi quý một lần và đạt hiệu quả thiết thực.

* Ý thức chấp hành việc tham gia sinh hoạt chi bộ của đảng viên khá tốt; hầu hết các chi bộ đều sắp xếp thời gian và địa điểm sinh hoạt tương đối ổn định, phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị, nơi cư trú và nhiệm vụ, công tác của đảng viên.

Thông qua thực hiện chế độ sinh hoạt, các chi bộ đã thường xuyên quản lý, kiểm tra, giám sát đảng viên trong việc chấp hành Điều lệ Đảng; chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Lê Văn Tấn

42,697

Những Giải Pháp Nâng Cao Sinh Hoạt Chi Bộ Ở Nghệ An

Đại hội chi bộ Phòng kinh tế Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An nhiệm kỳ 2017 – 2020. Ảnh: An Nguyễn

Xuất phát từ tình hình thực tiễn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 13- CT/TU ngày 05/07/2017 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, xác định rõ chi bộ là tế bào của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở và Đảng mạnh khi có các chi bộ mạnh. Những năm qua, thực hiện Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương, nhìn chung sinh hoạt chi bộ ở nhiều cơ quan đơn vị đã đi vào nền nếp, chất lượng sinh hoạt từng bước được nâng lên,…

Lãnh đạo Đảng ủy xã Hạ Sơn (Quỳ Hợp) kiểm tra, giám sát thực hiện các Nghị quyết Đại hội tại Chi bộ xóm Lộc Sơn. Ảnh: Hoài Thu

Từ tình hình trên, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, cần triển khai tốt một số nội dung trọng tâm sau:

Thứ nhất, chi bộ thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt cấp ủy, chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng, bám sát Quy định số 98-QĐ/TW, Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư, Hướng dẫn số 09 của Ban Tổ chức Trung ương và Chỉ thị số 13-CT/TU của BTVTU về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; nội dung sinh hoạt phải toàn diện, đúng nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt Đảng; phải đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu. Đa dạng hóa nội dung sinh hoạt chi bộ, thực hiện hình thức sinh hoạt, trong đó nâng cao chất lượng, nội dung sinh hoạt chuyên đề nhằm làm phong phú hình thức sinh hoạt chi bộ, thu hút, hấp dẫn đảng viên khi tham gia sinh hoạt.

Thứ hai, đưa nội dung thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vào sinh hoạt chi bộ. Tăng cường công tác tự phê bình và phê bình, xem đây là nhiệm vụ quan trong trong mỗi kỳ sinh hoạt chi bộ.

Thứ năm, phát huy vai trò tiên phong của chi ủy đặc biệt là người đứng đầu là bí thư chi bộ. Chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ, chủ trì điều hành các buổi sinh hoạt chi bộ đảm bảo theo đúng quy định. Trước khi sinh hoạt chi bộ, chi ủy phải tổ chức họp, hội ý, phải chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt, phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí cấp ủy viên trong việc chuẩn bị và thực hiện từng nội dung của buổi sinh hoạt.

Thứ sáu, xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế làm việc của chi ủy, chi bộ; có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong chi ủy. Quy chế phải đảm bảo theo nguyên tắc của đảng, nội dung phù hợp với tình hình chi bộ cơ sở; quy trình xây dựng và ban hành quy chế phải đảm bảo đúng quy định.

Thứ bảy, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra. Cấp ủy cấp trên cần phân công cấp ủy viên phụ trách các chi bộ, định kỳ hoặc đột xuất dự sinh hoạt chi bộ; coi trọng việc kiểm tra định kỳ, đột xuất để kịp thời rút kinh nghiệm điều chỉnh và có biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn sát với cơ sở nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Thứ tám, thực hiện phân công cán bộ theo dõi cơ sở tham gia định kỳ sinh hoạt chi bộ ở cơ sở (Chỉ thị số 13-Của Tỉnh ủy) quy định việc dự sinh hoạt chi bộ tại địa bàn, đơn vị được phân công ít nhất 1 quý 1 lần để nâng cao trách nhiệm của đảng viên trong việc theo dõi, bám, nắm cơ sở.

Nguyễn An

(Văn phòng Tỉnh ủy)