Bảo Đảm An Toàn Giao Thông Đường Bộ Trong Quân Đội

LTS. Cơ chế mới đã tạo ra sự khởi sắc rõ nét trong đời sống kinh tế. Theo đó, số phương tiện tham gia giao thông đường bộ tăng mạnh. Theo thông tin từ UBATGT quốc gia, cả nước hiện có khoảng 17 triệu mô tô, xe gắn máy và gần 1 triệu xe ôtô. Trong quân đội có khoảng 200.000 xe môtô. Số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh trong khi nhận thức, ý thức của người dân, hệ thống giao thông trong cả nước lại chưa theo kịp tốc độ phát triển nên tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ trên địa bàn cả nước nói chung và an toàn giao thông (ATGT) trong quân đội nói riêng đang trở thành vấn đề “nóng” làm đau đầu các cấp lãnh đạo, chỉ huy. Công tác bảo đảm an toàn giao thông đường bộ trong quân đội đặt ra rất cấp bách. Nhân tháng “An toàn giao thông quốc gia” chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc vệt bài phản ánh thực trạng tình hình, phân tích các nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trong quân đội. Bài I: Thực trạng phức tạp và đáng lo ngại Đằng sau những con số

Một chiến sĩ mặt cắt không còn hột máu hớt ha hớt hải chạy về đơn vị báo tin: Thượng sĩ Đặng Văn Vi bị TNGT ở đoạn đường gần chùa Hang (Thái Nguyên) nặng lắm. Thông tin ban đầu có người bảo do rượu, có người bảo do phóng nhanh, vượt ẩu… Chỉ đến khi cơ quan chức năng vào cuộc thì mọi chuyện mới vỡ lẽ. Chiến sĩ Đặng Văn Vi (Đoàn N75, Quân khu 1) đã mượn xe máy của dân chở hạ sĩ Nông Văn Nam cùng đơn vị đi chơi. Do tránh vượt sai quy định nên xe của Vi và một chiếc xe máy chở 3 người dân đi ngược chiều đã đâm vào nhau. Vụ tai nạn làm quân nhân Nam và 3 người dân chết ngay tại chỗ, quân nhân Vi bị thương nặng phải cấp cứu, hai xe máy hỏng nặng.

Lỗi do chủ quan vẫn là chính

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên có nhiều nhưng lỗi do chủ quan vẫn là chính. Theo phân tích của các cơ quan chức năng, TNGT do lỗi chủ quan của lái xe ô tô quân sự chiếm xấp xỉ 74%; của mô tô do quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng điều khiển chiếm 70%. Sự chủ quan được thể hiện dưới nhiều dạng như bất cẩn trong xử lý tình huống; phóng nhanh vượt ẩu; chấp hành không nghiêm các quy định về giấy tờ, thủ tục, mũ bảo hiểm… khi tham gia giao thông…. Tình trạng quân nhân uống rượu, bia khi tham gia giao thông chưa giảm. Số vụ mất an toàn giao thông do rượu, bia chiếm khoảng 15 đến 20%. Điển hình là trường hợp binh nhất Nguyễn Quốc Phương, chiến sĩ thuộc Ban Dân quân, Bộ CHQS tỉnh Ninh Thuận. Mặc dù đơn vị cấm chiến sĩ không được đi xe máy, không được uống rượu, nhưng chiến sĩ này đã uống rượu say, điều khiển xe máy lấn trái đường đâm vào xe mô tô trở 3 người dân đi ngược chiều tại địa bàn xã Phước Mỹ, thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Vụ tai nạn đã làm chết 2 người dân, quân nhân Phương và 1 người dân khác bị thương nặng. Đáng chú ý là tình trạng phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn vẫn chưa giảm. Số vụ tai nạn do chạy quá tốc độ quy định, phóng nhanh, vượt ẩu vẫn còn khoảng 55,5%. Điển hình là vụ tai nạn xảy ra vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 5-2-2006. Xe ô tô mang biển số KB.39-16 của Bộ CHQS tỉnh Lai Châu do thiếu uý chuyên nghiệp Đặng Văn Cương điều khiển, do chạy quá tốc độ quy định khi vào cua tầm quan sát hạn chế đã đâm vào xe mô tô của dân đi người chiều. Hậu quả làm 1 người dân chết tại chỗ, 1 người bị thương nặng… Điều dễ nhận thấy là ý thức chấp hành Luật Giao thông và các quy định về ATGT của người điều khiển phương tiện trong quân đội vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.

Xử lý phải nghiêm minh

Để giải quyết các vụ việc xảy ra, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị đều đặt vấn đề phải xử lý nghiêm minh người vi phạm. Đại tá Chu Quang Hoà, Phó chỉ huy trưởng – Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động 50 của Bộ CHQS tỉnh Hà Giang khẳng định: ” Việc xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm đã góp phần quan trọng tạo ra những bước chuyển của Bộ CHQS tỉnh trong bảo đảm ATGT “. Không chỉ xử lý nghiêm theo pháp luật, điều lệnh kỷ luật và các quy định của đơn vị, Đoàn B16 Quân khu 2 còn kiên quyết yêu cầu người gây tai nạn phải bồi thường tài sản bị hư hỏng, thiệt hại cho đơn vị, cá nhân. Các quân nhân vi phạm an toàn giao thông nếu đến kỳ hạn cũng không được xét thăng quân hàm, nâng lương, thi nâng bậc. Người chủ trì đơn vị có quân nhân vi phạm ATGT nghiêm trọng cũng bị xử lý kỷ luật…

Tuy nhiên trên thực tế không phải đơn vị nào, người chỉ huy nào cũng thực hiện tốt công việc này. Nhiều vụ việc xảy ra không được đơn vị kiểm điểm, xử lý kịp thời hoặc để dây dưa kéo dài gây dư luận không tốt. Có nơi xử lý theo kiểu ” giơ cao đánh khẽ ” thiếu tính răn đe, giáo dục. Đây đó còn có chuyện cùng một lỗi phạm nhưng người này xử nặng, làm nghiêm người kia lại xử nhẹ, thậm chí cho qua vì những lý do tế nhị. Gần đây xuất hiện cả lỗi kỹ thuật lái xe ô tô và tình trạng kỹ thuật của xe mô tô. Tuy nhiên khi xem xét, nhiều đơn vị lại đổ lỗi cho khách quan ít chú ý đến trách nhiệm của cá nhân… Để hạn chế vi phạm, theo chúng tôi ngoài những quy định của pháp luật, của điều lệnh, căn cứ vào tình hình cụ thể các đơn vị, người chỉ huy cần có những quy định cụ thể để làm căn cứ khi xem xét, xử lý các vụ việc.

NHÓM PV QUỐC PHÒNG-AN NINH

Tăng Cường Bảo Đảm An Toàn Giao Thông Trong Quân Đội

Chỉ đạo sâu sát, quyết liệt

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” (CVĐ 50) BQP, năm 2023, toàn quân đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp trong bảo đảm trật tự, ATGT. Nhờ đó, so với năm 2023, tai nạn giao thông (TNGT) giảm ở cả 3 tiêu chí; toàn quân không để xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng; 39,3% đầu mối cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP không để xảy ra mất ATGT.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình TNGT trong quân đội có chiều hướng diễn biến phức tạp. Các vụ TNGT đối với xe mô tô thường xảy ra trong giờ nghỉ, ngày nghỉ, nhất là đối với quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng. Hầu hết các vụ TNGT đều do lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện, như: Tự ngã, tự đâm va. Bên cạnh đó, TNGT với ô tô cá nhân tăng so với cùng kỳ năm 2023, nguyên nhân chủ yếu do không làm chủ được tốc độ, kỹ thuật lái xe còn hạn chế. Trước tình hình đó, Ban chỉ đạo CVĐ 50 BQP đã ban hành các chỉ thị, kế hoạch nhằm tăng cường, chấn chỉnh công tác bảo đảm ATGT trong toàn quân, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các biện pháp, như: Quản lý, sử dụng phương tiện cá nhân; quản lý bộ đội trong giờ nghỉ, ngày nghỉ; thực hiện các quy định về quản lý số lượng, tình trạng kỹ thuật các phương tiện cá nhân; chấp hành các quy định trong sử dụng xe quân sự, nhất là xe vận tải…

Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Nguyễn Hoàng Nam, Phó Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần, cho biết: “Từ nhận thức sâu sắc về công tác bảo đảm ATGT, cùng với quán triệt sâu, kỹ các chỉ thị, nghị quyết của trên, các đơn vị trong toàn tổng cục đã xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ các giải pháp tổ chức thực hiện, trong đó coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện và kịp thời rút kinh nghiệm khi có vụ việc xảy ra… Vì vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, Tổng cục Hậu cần không để xảy ra vụ việc TNGT nào…”.

Kiểm tra chặt chẽ, xử lý nghiêm

Đại tá Nguyễn Văn Công, Chủ nhiệm Kỹ thuật, Phó trưởng Ban chỉ đạo CVĐ 50 Học viện Kỹ thuật Quân sự cho biết: “Đối với các phương tiện, xe máy quân sự, học viện quản lý chặt chẽ trong khu kỹ thuật và duy trì nghiêm chế độ kiểm tra tình trạng kỹ thuật; gắn trách nhiệm quản lý của đơn vị và cá nhân với từng phương tiện. Ban Xe máy của Phòng Kỹ thuật thường xuyên làm tốt việc kiểm tra giấy tờ của lái xe và tình trạng kỹ thuật xe quân sự trước khi thực hiện nhiệm vụ. Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, nên trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2023, Học viện Kỹ thuật Quân sự không để xảy ra vụ việc mất ATGT”.

Quán triệt chỉ thị của các cấp, nhiều đơn vị đã thực hiện nghiêm công tác nắm, quản lý chắc phương tiện của cán bộ, nhân viên; duy trì nền nếp đăng ký giải quyết đi tranh thủ hằng tuần; lực lượng vệ binh của các đơn vị tổ chức kiểm tra chặt chẽ giấy phép lái xe của cán bộ, nhân viên trước khi ra cổng cũng như việc chấp hành các điều kiện bảo đảm ATGT, như: Đội mũ bảo hiểm và kiên quyết với các trường hợp sử dụng rượu, bia… Ngoài ra, các đơn vị cũng lấy kết quả chấp hành pháp luật về trật tự, ATGT làm tiêu chí để bình xét thi đua, khen thưởng và đánh giá, phân loại tổ chức đảng, đảng viên; gắn trách nhiệm của người chỉ huy với việc bảo đảm trật tự ATGT của các cá nhân trong đơn vị; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm…

Trong thời gian qua, lực lượng kiểm soát quân sự (KSQS), kiểm tra xe quân sự và lực lượng vệ binh các cấp cũng duy trì nghiêm công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội đối với quân nhân và phương tiện quân sự hoạt động ngoài doanh trại. Hằng ngày, 20 tổ KSQS của Tiểu đoàn 103 (Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội) thường xuyên duy trì hoạt động tại các khu vực trọng điểm, các bến xe, ga tàu trong khu vực nội thành Hà Nội. Thiếu tá Lê Ngọc Quân, Chính trị viên Tiểu đoàn 103, cho biết: “Căn cứ vào mức độ vi phạm, quân nhân sẽ bị các tổ KSQS xử lý từ nhắc nhở đến tạm giữ giấy tờ, phương tiện, thậm chí đưa về đơn vị, sau đó thông báo cho đơn vị quản lý quân nhân và các cơ quan chức năng xử lý theo quy định”.

Thế nhưng vì sao vẫn có TNGT xảy ra đối với quân nhân? Điều này tập trung ở một số nguyên nhân như sau: Trước hết, công tác quản lý ở một số đơn vị chưa nghiêm, để bộ đội tự do ra ngoài doanh trại, sử dụng rượu, bia mà chỉ huy đơn vị không nắm được. Trong toàn quân hiện đã cấm các hạ sĩ quan, chiến sĩ sử dụng mô tô khi tham gia giao thông, nhưng hiện tượng hạ sĩ quan, chiến sĩ sử dụng mô tô vẫn xảy ra khi bộ đội về nghỉ phép hoặc nghỉ tranh thủ. Còn hiện tượng trên là do đơn vị chưa coi trọng việc quán triệt, giáo dục bộ đội, nhận thức của quân nhân và gia đình một số quân nhân còn hạn chế, chỉ huy đơn vị còn xuê xoa trong xử lý khi phát hiện vi phạm. Hiện nay, vẫn còn hiện tượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp sử dụng rượu, bia rồi tham gia giao thông, nhất là quân nhân, viên chức quốc phòng thuộc các cơ quan, đơn vị đóng quân gần gia đình… Tất cả những nguyên nhân nêu trên cần phải được chỉ huy đơn vị quan tâm quán triệt, giáo dục thật kỹ, các trường hợp vi phạm quy định phải xử lý thật nghiêm thì mới có thể hạn chế tối đa nguy cơ mất ATGT.

HOÀNG HÀ – TIẾN ĐẠT

Chú Trọng Bảo Đảm An Toàn Giao Thông Trong Llvt Quân Khu

Lữ đoàn Phòng không 210 kiểm tra việc chấp hành bảo đảm an toàn giao thông của quân nhân. Ảnh: DUY HẰNG

Đại tá Trần Ngọc Linh, Trưởng phòng Xe – Máy (Cục Kỹ thuật) – Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 50 Quân khu cho biết: Ngay từ đầu năm 2023, Phòng Xe – Máy đã tham mưu cho Ban chỉ đạo 50 Quân khu xác định mục tiêu tiếp tục giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết và số người bị thương; số ki-lô-mét an toàn xe ô tô quân sự đạt và vượt 4.5 triệu km/vụ.

Theo đó, Ban Chỉ đạo 50 các cấp đã đồng loạt triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm ATGT, tiếp tục xây dựng địa bàn an toàn, đơn vị điểm về ATGT. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT; lực lượng kiểm tra xe quân sự, kiểm soát quân sự đã tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật giao thông của cán bộ, chiến sĩ. Cơ quan quân sự các cấp đã tích cực tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp với công an trong việc bảo đảm trật tự, ATGT trên địa bàn.

Nhiều đơn vị không chỉ chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục quân nhân, công nhân viên quốc phòng về chấp hành luật giao thông, mà còn chủ động bồi dưỡng tay lái cho đội ngũ lái xe; xây dựng quy chế quản lý, sử dụng ô-tô, mô-tô, xe gắn máy, trong đó quy định rõ đối tượng quản lý, sử dụng phương tiện; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát giao thông trong việc quản lý địa bàn. Hầu hết các đơn vị đã gắn nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác với đẩy mạnh Cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và ATGT”; trong đó, lấy ATGT là tiêu chí quan trọng để bình xét thi đua – khen thưởng. Bên cạnh đó, công tác kiểm định ô tô quân sự, kiểm tra xe quân sự được các cơ quan chức năng, đơn vị thực hiện tích cực, đã có trên 2.000 lượt xe qua kiểm tra bảo đảm chất lượng, đủ điều kiện tham gia giao thông.

Tuy nhiên, tình hình mất an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, từ đầu năm đến nay, toàn Quân khu xảy ra 14 vụ tai nạn, làm chết 6 người (4 quân nhân), bị thương nặng 8 người (4 quân nhân), so với cùng kỳ năm 2023 tổng số tai nạn tăng thêm 1 vụ, trong đó số vụ tai nạn do xe ô tô cá nhân gây ra lại tăng gấp đôi (4 vụ). Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về ý thức của quân nhân khi tham gia giao thông. Hầu hết các trường hợp, quân nhân đều vi phạm Luật Giao thông đường bộ ở mức độ này hay mức độ khác. Phổ biến là các lỗi: Chủ quan, không làm chủ tốc độ, thiếu quan sát các phương tiện cùng tham gia giao thông, nhất là phương tiện chạy ngược chiều, phóng nhanh, lấn đường; chở quá số người theo quy định… Công tác kiểm tra, quản lý người và phương tiện tham gia giao thông ở một số đơn vị cơ sở có thời gian còn lỏng lẻo; chưa có giải pháp, biện pháp quản lý chặt chẽ đối tượng chiến sĩ khi nghỉ tranh thủ, nghỉ phép…

Để tạo chuyển biến về ATGT trong những tháng cuối năm, giảm thiểu tai nạn giao thông, trong đó phấn đấu không có tai nạn giao thông nghiêm trọng do lỗi chủ quan gây nên, các cơ quan, đơn vị LLVT Quân khu tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi quân nhân và CNVQP nhận thức sâu sắc, tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ, các nghị định của Chính phủ, các chỉ thị của Bộ Quốc phòng, Quân khu về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục; gắn giáo dục chính trị, tư tưởng với nâng cao ý thức, trách nhiệm tham gia giao thông cho cán bộ, chiến sĩ. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các đơn vị trong việc triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua Quyết thắng của đơn vị.

Cần quản lý chặt chẽ mọi đối tượng khi tham gia giao thông, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các điều kiện đối với quân nhân sử dụng phương tiện giao thông khi ra ngoài doanh trại. Có biện pháp phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nơi đóng quân và nơi cư trú để quản lý chặt chẽ việc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông của quân nhân. Kết hợp với gia đình quản lý chặt chẽ chiến sĩ khi nghỉ phép, tranh thủ không được điều khiển xe mô tô, xe máy tham gia giao thông. Kỷ luật nghiêm những trường hợp vi phạm ATGT do sử dụng rượu, bia.

Đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật, trước hết chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lái xe, thợ xe. Tăng cường công tác kiểm định, kiểm tra hệ số an toàn xe, máy, bảo dưỡng định kỳ, chủ động khắc phục các sự cố kỹ thuật. Đối với các phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quá thời hạn sử dụng, cần kiên quyết loại bỏ, không cho phép lưu hành. Duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, kiểm soát nhất là trong những tháng cuối năm. Tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua, lồng ghép nội dung chấp hành các quy định về an toàn giao thông với các chỉ tiêu thi đua xây dựng đơn vị VMTD; đồng thời, đề cao hơn nữa sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc tuân thủ pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội và chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

HƯƠNG DỊU

Nhiều Giải Pháp Đảm Bảo An Toàn Giao Thông Trong Trường Học

(Congannghean.vn)-Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học 2023 – 2023, ngành giáo dục tỉnh Nghệ An tăng cường công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, nhất là vào tháng cao điểm về ATGT, tạo sự chuyển biến tích cực trong ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) của cán bộ, giáo viên và học sinh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Chương phối hợp với Công an huyện tuyên truyền, phổ biến pháp luật và ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong học sinh

Những năm qua, công tác đảm bảo ATGT học đường luôn được các cấp, ngành quan tâm. Điều đó được thể hiện rõ qua những buổi tuyên truyền pháp luật ATGT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Triển khai “Tháng cao điểm ATGT cho học sinh đến trường – tháng 9”, Sở GD&ĐT Nghệ An đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT, từng bước nâng cao ý thức tự giác chấp hành Luật GTĐB, ý thức về “Văn hóa giao thông”. Ngay từ đầu năm học, các trường triển khai tổ chức cho học sinh ký cam kết nghiêm túc thực hiện việc chấp hành pháp luật về TTATGT, các trường chủ động xây dựng phương án, kế hoạch tiếp tục triển khai và phát huy có hiệu quả “Cổng trường ATGT”…

Đặc biệt, tiếp nối thành công ở bậc THPT, năm học 2023 – 2023, chương trình “ATGT cho nụ cười ngày mai” là chương trình giảng dạy về ATGT trong trường học sẽ được triển khai tại 414 trường THCS trên địa bàn tỉnh. Năm 2011, chương trình được triển khai cho học sinh khối trung học với mong muốn trang bị cho các em kiến thức về Luật GTĐB cũng như những kỹ năng tham gia giao thông an toàn qua những bài học thực tiễn về giao thông. Tại Nghệ An, từ năm học 2012 – 2013, đã có 89 trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai chương trình. Năm học 2023 – 2023, Nghệ An vinh dự là 1 trong 10 tỉnh, thành của cả nước được Bộ GD&ĐT chọn thí điểm ở bậc THCS.

Tham gia chương trình này, học sinh được cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình TTATGT tại Việt Nam, cảnh báo nguy cơ thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra và trang bị các kiến thức kỹ năng cần thiết để tham gia giao thông an toàn. Thông qua các tình huống giả định, các mô hình trực quan sinh động sẽ giúp cho các em dễ dàng tiếp thu bài học mà không nhàm chán và gắn với thực tế giao thông ở từng địa phương.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về ATGT và cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng internet” mà đối tượng dự thi bắt buộc là toàn thể học sinh, sinh viên, giáo viên các trường THPT, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Việc tổ chức cuộc thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục ATGT, nhận thức, ý thức tự giác về chấp hành pháp luật về TTATGT…

Để học sinh chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về TTATGT, ngoài các giải pháp của nhà trường, ngành chức năng thì gia đình, phụ huynh phải tích cực giáo dục, tuyên truyền, nhắc nhở. Có như thế mới hình thành thói quen, ý thức chấp hành Luật GTĐB của các em khi tham gia giao thông…

Tăng Cường Công Tác Bảo Đảm An Toàn Giao Thông Trong Quân Chủng Pk

Thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động 50 và các cơ quan, đơn vị trong Quân chủng đã quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quân đội về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có nhiều biện pháp nhằm khắc phục, kiềm chế tai nạn giao thông, nhất là trong tham gia giao thông đường bộ. Ý thức tự giác chấp hành an toàn giao thông của cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng được nâng lên rõ rệt…

Chiến sĩ Tiểu đoàn Cảnh vệ (Bộ Tham mưu) kiểm tra giấy ra vào cổng cơ quan Quân chủng PK-KQ. Ảnh: DƯƠNG TOÀN

Tuy nhiên, tình hình mất an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp. Theo thống kê, tính từ đầu năm đến nay, toàn Quân chủng PK-KQ xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông, làm chết và bị thương 17 người. Tình trạng trên có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất thuộc về ý thức của quân nhân khi tham gia giao thông. Hầu hết các trường hợp, quân nhân đều vi phạm Luật Giao thông đường bộ ở mức độ này hay mức độ khác. Phổ biến là các lỗi: Chủ quan, không làm chủ tốc độ, thiếu quan sát các phương tiện cùng tham gia giao thông, nhất là phương tiện chạy ngược chiều, phóng nhanh, lấn đường; điều khiển phương tiện trong tình trạng có sử dụng rượu, bia; chở quá số người theo quy định. Công tác quản lý quân nhân và phương tiện tham gia giao thông của quân nhân ở một số đơn vị còn có biểu hiện lỏng lẻo…

Vì vậy, để tạo chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc về an toàn giao thông, đẩy lùi tai nạn giao thông trong Quân chủng PK-KQ, các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi quân nhân và công nhân viên chức quốc phòng nhận thức sâu sắc, tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ, các nghị định của Chính phủ, các chỉ thị của Bộ Quốc phòng về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục; gắn giáo dục chính trị, tư tưởng với nâng cao ý thức, trách nhiệm tham gia giao thông cho cán bộ, chiến sĩ; chú trọng tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các đơn vị trong việc triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng của đơn vị.

Quản lý chặt chẽ mọi đối tượng khi tham gia giao thông, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các điều kiện đối với quân nhân sử dụng phương tiện giao thông khi ra ngoài doanh trại, yêu cầu quân nhân viết cam kết không vi phạm các quy định về an toàn giao thông. Có biện pháp phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nơi đóng quân và nơi cư trú để quản lý chặt chẽ việc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông của quân nhân. Kỷ luật nghiêm những trường hợp vi phạm an toàn giao thông do sử dụng rượu, bia.

Đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật, trước hết chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lái xe, thợ xe. Tăng cường công tác kiểm định, kiểm tra hệ số an toàn xe, máy, bảo dưỡng định kỳ, chủ động khắc phục các sự cố kỹ thuật. Đối với các phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quá thời hạn sử dụng, cần kiên quyết loại bỏ, không cho phép lưu hành. Tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua, lồng ghép nội dung chấp hành các quy định về an toàn giao thông với các chỉ tiêu thi đua xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; đồng thời, đề cao hơn nữa sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc tuân thủ pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

VŨ LƯƠNG