Một Số Biện Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 1 / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Một Số Biện Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 1

a) Rèn nếp chuẩn bị, tư thế ngồi viết, cách cầm bút và sử dụng đồ dùng:

Bảng con, phấn trắng, khăn lau, vở viết, bút chì, bút mực đúng quy định.

Chọn vở viết phải dầy, không nhòe mực.

Chọn bút viết: Giai đoạn viết bút chì yêu cầu bút chì mềm, không đậm quá. Giai đoạn viết bút mực, tôi cho các em viết bằng bút kim thiên long loại đắt tiền hoặc bút máy bơm mực của học sinh.

Bởi vì rèn chữ cho các em trên hai hình thức viết trên bảng (bảng con, bảng lớp viết bằng phấn) và viết bằng bút chì trong vở “Em tập viết” và vở “Chính tả”. Nếu thiếu một trong những đồ dùng này thì khiến cho việc viết chữ cũng bị hạn chế.

Cách đặt vở: chếch khoảng 15 0

Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay; Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải. Khi viết di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại thoải mái.

– Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết giáo viên phải rèn cho các em tư thế ngồi viết đúng: Lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25cm đến 30cm. Hai chân đặt vuông góc dưới bàn, tay trái tì nhẹ nhàng mép vở để giữ vở.

Việc giúp học sinh ngồi viết đúng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các em viết đúng và viết nhanh được.

b) Rèn các em viết đúng các nét cơ bản:

Hướng dẫn cho học sinh nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ; nắm được tên gọi và cấu tạo của từng nét cơ bản bao gồm: Nét ngang, nét thẳng đứng, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu (là kết hợp của nét móc xuôi và nét móc ngược), nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong khép kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt… Việc nắm chắc cách viết, viết đúng, viết đẹp, thành thạo các nét cơ bản, nắm được cấu tạo của từng chữ cái giúp cho việc nối các nét thành chữ cái sẽ dễ dàng hơn.

Sau đó, dạy học sinh cách xác định tọa độ của điểm đặt bút và điểm dừng bút phải dựa trên khung chữ làm chuẩn. Hướng dẫn học sinh hiểu điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái hay một chữ.

Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của nét chữ đa số điểm kết thúc ở 1/3 đơn vị chiều cao của thân chữ. Riêng đối với con chữ o vì là nét cong tròn khép kín nên điểm đặt bút trùng với điểm dừng bút.

Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét, giáo viên cấn nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nhắc các em viết đều nét, liền mạch đúng kĩ thuật.

Những em viết nét khuyết sai và chưa đẹp tôi yêu cầu các em quan sát kĩ và viết đi viết lại nét khuyết bao giờ đúng thì mới thôi và liên tục cho các em viết các tiếng từ ứng dụng có nét khuyết như: anh, ách, nhà tranh, khách sạn, tủ sách…

Những học sinh viết thiếu nét hất thì yêu cầu các em viết lại các nét hất rồi ứng dụng viết lại các chữ có nét hất.

c) Dạy cách rê bút, cách lia bút

Rê bút là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước hoặc tạo ra vệt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên. Từ rê được hiểu theo nghĩa di chuyển chậm đều đều, liên tục trên bề mặt của giấy, do vậy giữa đầu bút và mặt giấy không có khoảng cách).

Lia bút là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.

Trong quá trình hướng dẫn học sinh về quy trình viết một chữ cái, rèn kĩ thuật nối chữ, viết liền mạch người giáo viên cần lưu ý sử dụng các thuật ngữ trên cho chính xác.

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ m, tôi hướng dẫn như sau:

Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 2 (ĐK 2) và đường kẻ 3 (ĐK 3), viết nét móc xuôi trái chạm ĐK3, dừng bút ở ĐK 1.

Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc xuôi thứ hai có độ rộng bằng một ô li rưỡi; dừng bút ở ĐK 1.

Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc hai đầu (độ rộng bằng nét 2); dừng bút ở ĐK2.

d) Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ

Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái, để học sinh viết đúng kĩ thuật, viết đẹp, nắm chắc mẫu chữ. Chia chữ viết thành các nhóm và xác định trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ gồm những nét nào, những nét chữ nào học sinh hay viết sai, học sinh gặp khó khăn gì khi viết các nhóm chữ đó để khắc phục nhược điểm giúp học sinh viết đúng và đẹp mẫu chữ trong trường tiểu học cỡ vừa như sau:

Nhóm 1: Gồm các chữ: m, n, u, ư, i, t, v,r, p

Với nhóm này, các lỗi học sinh hay mắc là viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường hay bị đổ nghiêng, nét hất lên thường bị choãi chân ra không đúng.

Cách khắc phục: Cho học sinh luyện viết nét sổ có độ cao 2 ô li, sau đó mới viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu có độ cao 2 ô li thật đúng, thật thẳng.

Khi học sinh viết thành thạo các nét đó, cho học sinh ghép các nét thành chữ. Khi ghép chữ luôn chú ý điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.

Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k, y

Các lỗi hay mắc: Học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét, chữ viết còn cong vẹo.

Cách khắc phục: Trước tiên cho học sinh viết nét sổ có độ cao 5 dòng li một cách ngay ngắn, thành thạo để rèn tư thế cầm bút chắc chắn cho học sinh. Sau đó dạy học sinh viết nét khuyết trên có độ cao 5 dòng li, độ rộng trong lòng 1 ô li.

Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết, hướng dẫn học sinh đặt một dấu chấm nhỏ vào sát đường kẻ dọc, trên dòng kẻ ngang 2 của li thứ tư và rèn cho học sinh luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp viết nét khuyết trên có độ rộng bằng 1 li.

Tương tự như vậy khi hướng dẫn viết chữ y, dạy học sinh viết nét khuyết dưới có độ cao 5 dòng li kéo dài xuống phía dưới, độ rộng trong lòng 1ô li.

Ví dụ: Khi dạy viết chữ h, hướng dẫn viết nét khuyết trên trước, từ điểm dừng bút của nét khuyết trên ở ĐK ngang 1 rê bút viết tiếp nét móc hai đầu có độ cao 2 li, độ rộng 1 li dừng bút ở ĐK ngang 2. Tương tự như vậy với các chữ còn lại.

Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ, a, ă, â, c, x, d, đ, q, g, e, ê, s

Các lỗi học sinh hay mắc: viết chữ o chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không tròn đều đầu to, đầu bé, chữ o méo. Hầu hết các em viết chữ o xấu.

Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này thì cần phải viết chữ o đúng và đẹp tròn theo quy định.

Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét phải nhấn mạnh hơn chỗ nét nối, nhất là chỗ rê bút, từ điểm dừng bút của con chữ vừa viết, rê bút lên viết liền mạch đến đâu mới được nhấc bút.

Ở phần đầu học chữ ghi âm, học sinh đã được hướng dẫn rất kĩ về độ cao, độ rộng của từng nét chữ, con chữ.

Trong quá trình hướng dẫn học sinh viết, trước tiên là phương pháp trực quan, giáo viên đưa ra chữ mẫu cho học sinh quan sát khắc sâu biểu tượng chữ: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Ngoài ra giáo viên còn đưa ra phương pháp đàm thoại, gợi mở để dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo của chữ, độ cao kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đang phân tích.

Ví dụ 1: Khi dạy chữ “a”, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Chữ “a” được cấu tạo bằng những nét nào (nét cong kín và nét móc dưới). Chữ cao mấy dòng li, độ rộng của chữ là bao nhiêu? nét nào viết trước, nét nào viết sau? Chữ “a” giống chữ “o” ở điểm nào?…. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích để chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập. Việc hướng dẫn cho học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc việc đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là việc viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định.

Ví dụ 2: Dạy học sinh viết chữ n, trước tiên cho học sinh phân tích chữ cái n có mấy nét, nét nào kết hợp với nét nào để tạo được chữ n (nét móc xuôi kết hợp với nét móc hai đầu), độ cao chữ cái n là một đơn vị chữ, độ rộng chữ cái n là 1,5 đơn vị. Sau đó hướng dẫn học sinh nắm được các đường kẻ nào đưa bút ra sao và dừng bút ở đường kẻ nào.

Giáo viên vừa viết vừa hưỡng dẫn quy trình viết, học sinh chú ý theo dõi.

Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần phải luôn luôn chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng tư thế, cụ thể: Cầm bút bằng ba ngón tay đó là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, nếu là bút mực thì ngòi bút úp xuống không quay nghiêng.

Khi dạy sang phần vần tuy không cần hướng dẫn quy trình viết từng chữ song giáo viên vẫn cần thường xuyên cho học sinh nhắc lại độ cao các chữ cái, những chữ cái nào có độ cao bằng nhau, nét nối giữa các chữ cái trong một chữ ghi tiếng, khi viết các con chữ cần viết liền nét, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng ( bằng một con chữ o).

Khi hướng dẫn học sinh viết chữ nét thanh, nét đậm, giáo viên vừa viết mẫu vừa nói rõ quy trình viết (viết như quy trình), chỉ khác bằng một mẹo nhỏ để học sinh dễ làm theo.

Chú ý, viết các nét rê lên đưa nhẹ tay hơn một chút tạo nét thanh bé, nét kéo xuống theo chiều đầu ngòi bút tạo nét đậm hơn nét thanh một chút. Đối với bút mực học sinh cần viết úp ngòi xuống, cổ tay, cánh tay để vuông góc.

Với học sinh trung chưa hoàn thành kĩ năng viết chỉ yêu cầu các em viết đúng cỡ chữ, thẳng hàng, ngay ngắn, đều nét, liền mạch. Đối với học sinh viết tốt, yêu cầu ở mức độ cao hơn các em viết được chữ nét thanh, nét đậm.

Nét chữ có độ đều, không cong vẹo, nghiêng ngả. Chữ viết thẳng đứng, các nét chữ song song với nhau, đều nét, liền mạch, ngay ngắn và sạch đẹp.

“Khi dạy học sinh cỡ chữ nhỏ cũng thường xuyên luyện theo cách đó giúp các em nhớ lâu và viết đều nét, liền mạch, đúng độ cao, độ rộng các chữ cái”

e) Rèn học sinh phát âm đúng để viết đúng:

Lỗi này là do ảnh hưởng của địa phương hay phát âm sai. Vì muốn học sinh viết đúng thì trước tiên phải yêu cầu học sinh phát âm thật đúng bằng cách tôi đặt hai tiếng có chứa âm / tr / và / ch/ song song nhau rồi yêu cầu học sinh phát âm nhiều lần cho thật chuẩn.

Ví dụ1: Cho học sinh đọc phân biệt tro/ cho, trỏ/chỏ sau đó yêu cầu học sinh viết bảng con và đọc lại.

Ví dụ 2: Cho học sinh phát âm các tiếng có âm đầu l/n như: la/na, lá/ná yêu cầu các em viết bảng con.

Những học sinh viết nhanh, viết ẩu tôi đến tận nơi quan sát kèm các em từng chữ bao giờ em đó viết đúng tốc độ viết đẹp thì mới thôi.

Giải pháp 2: Duy trì phong trào “vở sạch chữ đẹp”; Tuyên dương nêu điển hình kịp thời nhằm động viên khuyến khích những em thực hiện tốt đồng thời làm gương để các em học sinh khác noi theo.

Ngoài các giải pháp đã nêu trên ta có thể tổ chức phong trào học tập ” Rèn chữ viết đẹp” trong lớp bằng cuộc thi đua ” Đôi bạn cùng tiến” xếp những em viết xấu ngồi bên cạnh những học sinh viết đẹp dể các em học tập lẫn nhau.

Hàng tháng chấm vở sạch chữ đẹp trong lớp nhằm kích thích các em thi đua viết đẹp hơn, có ý thức trong việc rèn chữ giữ vở.

Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt sau khi học sinh viết xong ở các việc 2 và việc 4 GV nhận xét khen ngợi những em viết đẹp trước nhằm kích thích các em khác noi theo đồng thời khuyến khích các em trong giờ ra chơi mượn vở của bạn xem để học tập. Tổng kết mỗi đợt thi đua có khen ngợi tuyên dương cụ thể. Trưng bày bài viết đẹp ở cuối lớp, nhận xét đánh giá xếp loại từng tháng vào sổ chủ nhiệm.

Việc sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh cũng rất quan trọng trong việc rèn chữ cho học sinh vì thế tôi bố trí chỗ ngồi cho những em viết chưa đẹp, chưa đúng quy trình ngồi hai bên dãy đi liền nhau để thuận tiện cho việc theo dõi uốn nắn của giáo viên.

Trong khi học sinh viết tôi đi đến từng em kiểm tra uốn nắn sửa sai ngay cho học sinh, các em viết sai chỗ nào đặt bút, độ rộng chưa đúng tôi vừa bắt tay vừa nói cách viết để em tiếp thu kịp thời.

Chữ mẫu và động tác viết mẫu của giáo viên viết trên bảng giúp học sinh nắm vững quy trình viết các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh.

Kết luận: Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu, vì thế khi chấm bài, ghi nhận xét trong vở học sinh, giáo viên cũng cần phải viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng. Để đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ viết cho học sinh thì người giáo viên cần nghiên cứu kỹ các mẫu chữ viết trong trường tiểu học, nắm được tên gọi các nét quy trình hướng dẫn viết, nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, nắm vững mục đích yêu cầu của từng bài.

Giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Đồng thời cần tạo điều kiện cho mỗi cá nhân học sinh bộc lộ và phát triển khả năng, năng khiếu của mình.

Phạm Thị Thu Hiền @ 15:58 01/03/2019 Số lượt xem: 1978

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 1

Phßng gd& ®t huyÖn §”ng TriÒu Trêng tiÓu häc quyÕt th¾ng ===***===

Sáng kiến kinh nghiệm: ” Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1″

Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng Chức vụ: Giáo viên Tiểu học Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quyết Thắng

Năm học: 2014-2015 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1

Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Tập viết là một phân môn có tầm quan trọng đặc biệt là ở tiểu học nhất là đối với lớp Một. Học vần, Tập đọc giúp học sinh đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông và viết thạo có quan hệ mất thiết với nhau, cũng như dạy tập viết, học vần, tập đọc không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh sẽ giúp học sinh có điều kiện ghi chép tất cả các môn học tốt hơn. Ngoài ra, tập viết còn góp phần quan trọng vào việc

rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mĩ. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình”. Hay người xưa cũng đã từng nói: “Nét chữ – nết người “. Qua câu nói đó người xưa muốn nói với các thế hệ đi sau rằng chữ viết là thể hiện tính cách của con người và thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường – kĩ năng viết chữ. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Học vần, tập đọc giúp cho việc rèn luyện năng lực đọc thông, tập viết giúp cho việc rèn năng lực viết thạo. Để làm chủ một tiếng nói về mặt văn tự, người học phải rèn luyện cho mình đọc thông, viết thạo văn tự đó. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết với nhau. Lâu nay, nhiều thế hệ thầy giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương pháp dạy tập viết và nghiên cức các đề tài: ” Rèn chữ giữ 2

vở” cho học sinh. Tuy vậy chỉ có một bộ phận học sinh là biết “Rèn chữ giữ vở” và vẫn còn nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu và viết rất chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tiếng Việt nói riêng học các môn khoa học khác nói chung của các em. Học sinh lớp Một ngày đầu tiên đến trường còn rất nhiều bỡ ngỡ, việc làm quen với chữ viết của các em thật khó khăn bởi đôi tay của các em còn vụng về, lóng ngóng. Các em chưa hề có kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết chữ. Mà kĩ thuật viết chữ đúng là điều cốt lõi để duy trì kĩ năng viết đúng, viết nhanh và làm chủ tiếng nói về mặt văn tự đó. Khi các em đã có kĩ thuật viết chữ đúng các em mới viết đẹp và từ kĩ thuật viết đúng đó sẽ là cơ sở giúp các em viết được những kiểu chữ sáng tạo đẹp hơn. Là một người giáo viên đang trực tiếp đứng trên bục giảng, trong tôi luôn đặt ra câu hỏi phải làm gì, làm như thế nào để giúp các em viết đúng, viết đẹp để góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em với các môn học khác. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chữ viết đúng, đẹp cho các em và và làm cho phong trào ” Vở sạch – chữ đẹp” của lớp cũng như của trường ngày một đi lên một cách bền vững nhất. Chính vì vậy mà tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: ” Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1″ 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 2.1.Mục tiêu nghiên cứu Giúp giáo viên dạy lớp 1 nói riêng, giáo viên Tiểu học nói chung tìm ra phương pháp rèn chữ viết tốt nhất, hay nhất nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Giúp giáo viên có đủ vốn kiến thức cần thiết cho việc rèn chữ. Giúp giáo viên có trình độ, năng lực sư phạm, năng lực tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh nhằm tích cực hoá hoạt động của người học. Ngoài ra, còn giúp giáo viên tích cực hoá hoạt động của mình: Giao việc cho học sinh; Kiểm tra học sinh; Tổ chức báo cáo kết quả làm việc;Tổ chức đánh giá. Thông qua việc nghiên cứu để có biện pháp cải tiến phương pháp giảng day, khắc phục những tồn tại về chữ viết cho học sinh nhằm giúp các em viết đúng, viết đẹp. 2.2..Nhiệm vụ nghiên cứu. 3

II. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận. 1.1.Tầm quan trọng của chữ viết. 5

Chữ viết là sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự xuất hiện của chữ viết đánh dấu một giai đoạn phát triển về chất của ngôn ngữ. Chữ viết và dạy chữ viết được mọi người quan tâm. việc thực hiện rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh tiểu học đã được nhiều thế hệ thầy, cô giáo quan tâm, trăn trở, góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy chữ viết. Tuy vậy vẫn còn có những học sinh viết sai viết xấu và viết chậm. Đều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập Tiếng Việt nói riêng, học các môn khác nói chung.

Học sinh lớp 1, ngay từ những ngày đầu tiên đi học ở trường Tiểu học còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè việc giúp các em làm quen với chữ viết thật là khó khăn, tay cầm bút còn vụng về, Sau mỗi tiết học tập viết, tôi cảm thấy đối với học sinh ở độ tuổi lớp 1 nếu cùng một lúc mà đòi hỏi các em vừa viết đúng, viết đẹp ngay là một điều khó có thể thực hiện được. Do vậỵ, đối với giáo viên cần phải có sự dạy dỗ công phu, nhiệt tình, tập trung xây dựng biện pháp rèn chữ viết cho phù hợp với lứa tuổi, để các em tiếp thu được một cách vững chắc, chúng ta cần được sự kết hợp với gia đình để được sự kèm cặp sát sao của phụ huynh học sinh, với ý chí không ngừng cố gắng, chăm rèn chữ viết của học sinh . Vậy để việc rèn chữ viết đẹp của từng học sinh, của tập thể lớp 1/1 có hiệu quả cao, trước tiên cần xây dựng được nề nếp và kỹ thuật viết chữ đúng đó là cơ sở để viết chữ đẹp và cũng chính là yếu tố có tính quyết định việc rèn chữ viết đẹp của các em trong suốt quá trình học tập. 1.2. Vì sao phải rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 ? Đây là một câu hỏi đặt ra cho mỗi giáo viên giảng dạy và nhất là đối với giáo viên dạy lớp Một. Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp Một nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng, viết đẹp ngay là một điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Do vậy đối với từng lớp giáo viên cần lựa chọn mục tiêu và trọng tâm của từng môn học phù hợp với lứa tuổi của học sinh để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc. Tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc cần làm đầu tiên ở lớp Một là rèn cho các em nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập của học sinh. 6

Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 1 của trường Tiểu học Quyết Thắng, bản thân tôi cũng như một số cô giáo cũng đã thực hiện một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho các em nhưng kết quả vẫn chưa cao, cụ thể lớp tôi chủ nhiệm như sau: – Do sự phối hợp giữa GVCN và phụ huynh HS chưa cao, nên việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của các em còn kém chất lượng .

7

– GVCN chưa có kế hoạch cụ thể về thời gian cho việc rèn chữ viết ở lớp, ở nhà cho HS – Sĩ số HS của lớp quá đông khó hướng dẫn cụ thể đến từng em. – GV chưa được nghiên cứu và đầu tư cao về công tác rèn chữ viết cho học sinh . – GVCN chưa xây dựng được phương pháp rèn chữ viết đạt hiệu quả cao. – Chưa đẩy mạnh được phong trào chăm rèn chữ viết ở học sinh . Biện pháp khắc phục: Qua một số biện pháp thực hiện đã nêu trên, nhưng kết quả vẫn chưa cao, nay tôi nghiên cứu tài liệu và học hỏi ở đồng nghiệp xây dựng nên một số biện pháp sáng tạo và khoa học hơn, nhằm nâng cao chất luợng về phong trào giữ vở sạchrèn chữ viết đẹp cho HS lớp 1A như sau: * Kế hoạch rèn chữ viết cho HS( cách chuẩn bị vở sách và bố trí thời gian ) * Cách thực hiện rèn chữ viết cho học sinh + Hướng dẫn luyện viết các nét cơ bản + Hướng dẫn luyện viết các nhóm chữ thường, + Hướng dẫn luyện viết bài theo chương trình. + Hướng dẫn luyện viết ở vở Tập viết + Luyện viết câu ứng dụng + Xây dựng và bồi dưỡng HS thi viết chữ đẹp các cấp. 3. Giải pháp, biện pháp. 3.1.Mục tiêu. + Về tri thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc lên kết chữ cái … Từ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. +Về kĩ năng: Viết đúng quy trình – nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng 8

kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở… bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc (không mắc quá 5 lỗi chính tả). – Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết. Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng. Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học. – Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc, như: đường kẻ ngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện viết ở nhà. – Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng bài dạy xuất phát từ quan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện. 3.2.1. Hướng dẫn học sinh sử dụng đúng cách các đồ dùng học tập Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết thông qua 2 hình thức: viết trên bảng (bảng cá nhân – bảng con, bảng lớp) bằng phấn và viết trong vở tập viết (tài liệu học tập chính thức do Bộ GD&ĐT qui định đối với lớp 1) bằng bút chì, bút mực. Do vậy, để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinh cần có ý thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập thiết yếu sau: a. Bảng con, phấn trắng, khăn lau. Bảng con màu đen, bề mặt có độ nhám vừa phải, dòng kẻ ô rõ ràng, đều đặn (thể hiện được 5 dòng) tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Phấn trắng có chất liệu tốt làm nổi rõ hình chữ trên bảng. Khăn lau sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải, giúp cho việc xoá bảng vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không ảnh hưởng đến chữ viết. Thông qua việc thực hành luyện viết của học sinh trên bảng con, giáo viên nhanh chóng nắm được những thông tin phản hồi trong quá trình dạy học để kịp thời xử lí, tác động nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra. Để việc sử dụng các đồ dùng 9

học tập nói trên trong giờ Tập viết đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện một số điểm sau: – Chuẩn bị bảng con, phấn, khăn lau đúng qui định: + Bảng con có dòng kẻ đồng dạng với dòng kẻ li trong vở tập viết. + Phấn viết có độ dài vừa phải. + Khăn lau sạch, có độ ẩm vừa phải. – Sử dụng bảng con hợp lí và đảm bảo vệ sinh: + Ngồi viết đúng tư thế. + Cầm và điều khiển viên phấn đúng cách. + Viết xong cần kiểm tra lại. Tự nhận xét và bổ sung chỗ còn thiếu, giơ bảng ngay ngắn để giáo viên kiểm tra nhận xét. + Đọc lại chữ đã viết trước khi xoá bảng. b. Vở tập viết, bút chì, bút mực: – Vở tập viết lớp Một cần được bao bọc, dán nhãn tên, giữ gìn sạch sẽ, không để quăn góc hoặc giây bẩn. Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. – Bút chì dùng ở 8 tuần đầu lớp Một cần được bọc cho cẩn thận, đầu chì không nhọn quá hay dày quá để dễ viết rõ nét chữ. – Bút mực trước đây đòi hỏi học sinh hoàn toàn sử dụng loại bút có quản, ngòi bút nhọn đầu viết được nét thanh nét đậm. 3.2.2. Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ

* Luyện viết các nét cơ bản: (Giai đoạn viết chữ nhỡ) Vào đầu năm học, tôi cung cấp ngay cho các em một số nét cơ bản như: -Nét sổ thẳng: viết nét thẳng đứng trong hai li theo mẫu sau đó luyện viết ở BC – Nét khuyết xuôi: Đặt bút từ dòng kẻ ngang li thứ hai lượn bút viết nét khuyết cao 5 li rộng 1 li – Nét khuyết ngược: đặt bút từ dòng hai của li thứ hai đưa bút xuống viết nét khuyết ngược 5 li rộng 1li. – Nét móc xuôi: Đặt bút từ dòng ngang thứ hai lượn bút lên viết nét móc xuôi 2 li 10

– Nét móc ngược: Đặt bút từ dòng ngang thứ hai đưa bút xuống 2 li lên nét hất 1 li. – Nét móc hai đầu: đặt bút từ dòng ngang thứ hai lượn bút lên viết nét móc, lượn bút xuống viết nét móc ngược phải, được nét móc hai đầu kết thúc hết li 1 – Nét móc hai đầu có thắt ở giữa: Phần trên nét thắt viết hơi giống chữ c, phần dưới nét móc viết gần giống nét móc hai đầu. – Nét cong hở phải: Đặt bút dưới dòng kẻ ngang thứ 3 của li 2 viết nét cong hở phải kết thúc giữa li 1. – Nét cong hở trái : Đặt bút giữa li thứ 2, lượn bút viết nét cong hở trái kết thúc nét cong giữa li 1. – Nét cong kín: Đặt bút giữa li 2 dưới dòng kẻ ngang thứ 3 lượn bút viết nét cong kín. -Tôi phân tích kĩ từng nét để các em nắm chắc. Nếu như cùng một lúc mà các em viết đúng, đẹp ngay thì điều đó khó có thể thực hiện được. Do vậy, tôi có kế hoạch cho hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng như sau: Mỗi buổi học vào tiết cuối, tôi hướng dẫn cho cả lớp cùng viết vào bảng con các nét sổ thẳng, xiên, nét khuyết xuôi, khuyết ngược, sau đó hướng dẫn cho HS viết lại vào vở. Sau mỗi ngày như vậy tôi chấm vở và nhận xét xem các em viết đã đạt yêu cầu chưa. Sau đó chọn ra những em viết đúng, đẹp tuyên dương trước lớp, còn những em viết chưa đúng, chưa đẹp GV kịp thời sửa sai, uốn nắn cho HS. Cứ tương tự như vậy hằng ngày, hằng tuần để các em luyện viết đúng, nắm chắc được các nét cơ bản đã nêu trên *Luyện viết theo nhóm chữ:

Khi các em đã viết chắc được các nét cơ bản thì việc kết hợp để viết được các nhóm chữ tương đối dễ dàng hơn và các em sẽ tập trung cho việc rèn chữ viết nhiều hơn. Hướng dẫn HS nắm chắc về độ cao của từng con chữ: Các con chữ được viết trong hai li như: a,ă,ă,o,ô,ơ,u,ư,n,m,v,x,i , Các con chữ được viết trong hai li rưỡi: chữ s,r. Các con chữ được viết trong 3 li như: t 11

Các con chữ được viết trong bốn li như: d.đ,p,q Các con chữ được viết trong năm li như: b,l,h,,g,k,y, Khi hướng dẫn GV cần chú ý cách bắt bút từ nét hất đầu tiên Khi luyện viết các chữ có nét khuyết rất nhiều em thường viết sai nhiều ở nét khuyết. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái, để học sinh viết đúng kĩ thuật ngay từ đầu tôi chia thành các nhóm chữ và xác định trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ hay sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì khi viết các chữ ở nhóm đó. Nhóm 1: Gồm các chữ: m n i u ư v r t Với nhóm chữ này học sinh hay mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường hay bị đổ nghiêng, khi hất lên thường bị choãi chân ra không đúng. – Để khắc phục nhược điểm này ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm rèn luyện cho học sinh viết nét móc ngược, nét móc hai đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thanh chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.

Ví dụ: Chữ n: Hướng dẫn lượn bút nét hất từ giữa li thứ hai viết nét móc xuôi(1) dừng bút ở dòng kẻ li thứ nhất ,không nhấc bút mà ngược lên dòng kẻ li thứ hai để viết nét móc hai đầu, kết thúc đến hết li thứ nhất .( cần chú ý có HS rê bút bắt đầu từ từ dòng kẻ hai hết li thứ hai ) Trong nhóm chữ thường có chữ t, HS thường hay viết nhầm về độ cao là 4 li, do đó GV cần chú ý khi luyện viết chữ này. * Nhóm 2: Gồm các chữ: l b h k y p – Ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo – Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết bằng một dấu chấm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng. 12

Ví dụ: Chữ h viết nét khuyết cao 5 li,rộng 1 li, nét móc hai đầu cao hai li rộng 1 li rưỡi và kết thúc hết li thứ nhất, rộng hai li rưỡi. Khi viết chữ k: Chữ k được viết 2 nét, nét khuyết trên được viết trong 5 li, nét thắt giữa được viết trong 2 li – Đối với học sinh lớp Một để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng, thật thẳng ở ngay bài các nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết. – Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ hai dễ hơn. * Nhóm 3: Gồm các chữ: o ô ơ ă â ă c x e ê s d đ q g – Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng hầu hết học sinh viết sai từ chữ O như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé. Chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xác định cần dạy cho học sinh viết đúng chữ O để làm cơ sở cho việc viết đúng các chữ khác trong nhóm Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm tôi luôn đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể. Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn đúng nhóm chữ này mới chuyển sang nhóm chữ khác, khi các nhóm chữ các em viết đúng kĩ thuật rồi mới tiến tới rèn viết đẹp nên các em rất say mê phấn khởi, không căng thẳng lo lắng khi tập viết. – Sau mỗi bài viết của các em cần nhận xét “nét nào được, nét nào chưa được” và hướng dẫn các em cách sửa lại những lỗi sai đó Ví dụ : chữ e thì từ giữa li thứ nhất, lượn bút lên hết li thứ hai kết thúc của chữ e đến giữa li thứ nhất ( nhiều học sinh có thói quen kết thúc đến hết li thứ nhất).

* Luyện viết theo từng bài học, theo chương trình: Vdụ :

Học bài âm m, n

Sau khi kết thúc tiết học tôi hướng dẫn cho HS viết khỏang 2 dòng chữ n, 2 dòng chữ m, hai dòng chữ nô, hai dòng chữ me rồi kiểm tra lại bài viết có nhận xét sửa sai cho HS. 13

** Một số lỗi sai học sinh thường mắc khi viết: + Thiếu nét

+ Sai mẫu chữ

+ Thừa nét

+ Sai cỡ chữ

+ Sai nét

+ Sai chính tả

+Sai về khoảng cách + Sai trình bày + Sai dấu

+ Sai tốc độ

** Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục: + Thiếu nét: VD:Khi viết vần ay các em hay bị viết thiếu một nét móc ngược của chữ y. Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, cần nhắc thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Giáo viên cần hướng dẫn cho những em viết thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu nét.

+ Thừa nét: VD: Khi viết từ đồi núi

đồi núu

Các em thường viết thừa một nét móc ngược giữa u với i Nguyên nhân: lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. 14

Cách khắc phục: giáo viên phải hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái đó.

+ Sai nét: Nguyên nhân: do học sinh cầm bút sai quy định, các ngón tay quá sát xuống ngòi bút, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách khắc phục: nhắc học sinh cầm bút cao tay lên (từ đầu ngòi bút đến chỗ tay cầm khoảng 2,5 cm) Khi viết 3 ngón tay cử động co duỗi linh hoạt phối hợp với cử động của cổ tay, cánh tay.

+ Sai về khoảng cách: – Nguyên nhân: lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. – Cách khắc phục: Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là 2/3 đơn vị chữ (1 con chữ o) khoảng cách giữa hai chữ trong một từ là một đơn vị chữ (1 ô vuông đơn vị). Viết xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh.

15

+ Dấu chữ, dấu thanh – VD: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. – Nguyên nhân: Lỗi này thường do các em không cẩn thận mặt khác còn do giáo viên không hướng dẫn và nhắc nhở các em thường xuyên. – Cách khắc phục: Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ. Đánh dấu nhỏ thì những nét chính của chữ sẽ nổi rõ dấu nhỏ còn giúp trang vở không bị rối bài viết sẽ thoáng hơn.

Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết chưa đúng cần giúp trẻ rút kinh nghiệm, tránh vấp phải sai sót lần sau. Khi ngồi viết thấy mỏi tay, mồ hôi tay ra nhiều, hoặc hoa mắt … cần phải nghỉ giải lao, chuyển sang các hoạt động cơ bắp như vươn vai, hít thở, tập vài động tác thể dục. *Luyện viết từ, câu ứng dụng:

Trước khi vào bài viết: Tôi viết mẫu lên bảng: Ví dụ:” nhà sàn” Hỏi:Từ nhà sàn được viết bởi mấy chữ: HS trả lời:Từ “nhà sàn” viết hai chữ, chữ “nhà”và chữ “sàn”.Viết chữ nhà cách chữ sàn khoảng cách là bao nhiêu? HS trả lời chữ “nhà” cách chữ “sàn” một con chữ o. Viết từ “nhà sàn”xong viết tiếp từ “nhà sàn”kia cách nhau là bao nhêu con chữ o? HS trả lời: Viết từ “nhà sàn” cách từ “nhà sàn”, hai con chữ o. Trước khi luyện viết vào vở, tôi luyện cho các em viết ở bảng con trước sau đó mới viết vào vở. 16

Viết câu: Ví dụ: Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lợn cổ xuống ao. Các chữ trong câu được viết cách nhau một chữ o( ở giai đoạn học kỳ I các em viết chữ nhỡ) *Luyện viết nét thanh nét đậm:

Việc rèn cho các em viết nét thanh, nét đậm thật không dễ dàng chút nào, ngay từ đầu năm học, tôi chuẩn bị cho mỗi em một mẫu giấy nháp có độ dày được đính cố định trên bàn .Khi viết bài nếu bút chì bị tà, mũi to thì các em mài vào đó để các em dễ dàng thực hiện được nét thanh, nét đậm. Đồng thời tôi hướng dẫn cho các em biết, khi viết nét thanh đưa bút lên nhẹ tay, khi viết nét đậm đưa bút xuống hơi mạnh tay . – Đến giai đoạn viết bút mực, tôi hướng dẫn cho HS dùng loại bút (lá tre mũi kim loại) để các em dễ dàng thực hiện được nét thanh, nét đậm. Thực hiện viết chữ có nét thanh, nét đậm khi viết đưa bút lên nhẹ tay, lượn bút xuống hơi nặng tay. Nhũng yêu cầu đó tôi áp dụng vào lớp tôi chủ nhiệm học sinh đạt được 70% HS viết được nét thanh, nét đậm. -Một điều cần chú ý hơn nữa trong giai đoạn luyện viết, tuyệt đối không để HS viết với tốc độ quá nhanh, khi viết quá nhanh các nét không chuẩn, chữ viết sẽ bị chuệch choạc: VD chữ ch, kh, nh, th, ngh, gh Đối với vở HS theo quy định : Vở phải có nhãn, bao bọc cẩn thận, cần phải giữ vở sạch sẽ không bôi bẩn, không để vở quăn góc. – Nếu như chúng ta không thường xuyên kiểm tra về việc giữ vở hoặc ra bài mà không có sự kiểm tra đánh giá, thì chắc hẳn việc rèn chữ viết của các em khó thành công. Cho nên việc kiểm tra, đánh giá đựơc tiến hành thường xuyên và tuyên dương kịp thời. Đối với những em viết chưa đúng, chưa đẹp cần phải hướng dẫn phân tích kĩ để các em nắm, phát hiện ra những mặt tồn tại để các em khắc phục sửa sai.

17

Hằng tháng tôi còn phát động thi viết chữ đẹp, giữa các nhóm trong lớp.Cuối tháng tôi chấm vở, tổng kết tuyên dương khen thưởng cho cá nhân, nhóm đã có thành tích rèn chữ đẹp bằng những hình thức sau:Vở, bút, nhãn vở, bông hoa để khích lệ các em đã có tinh thần, ý thức trong việc rèn chữ viết *Luyện viết cho HS dự thi viết chữ đẹp các cấp: Qua 3 tuần học đầu tiên, tôi chọn ngay cho lớp một đội tuyển gồm khoảng 4,5 em, sau đó tôi lên kế hoạch về thời gian để rèn viết cho các em.Tiết cuối của các buổi học 2buổi /ngày khoảng thời gian 20 phút tôi luyện viết chuẩn lại các nét cơ bản, các con chữ một chữ cái, hai, ba chữ cái, cần uốn nắn sửa sai từng chữ vào vở của các em để các em có thức rèn viết ngay từ buổi ban đầu. Sau khi chọn ra đội tuyển HS viết chữ đẹp của lớp, tôi có kế hoạch bồi dưỡng như sau: Yêu cầu phụ huynh chuẩn bị thêm: -Chuẩn bị thêm vở tập viết tập 1và tập 2 -Vở giấy trắng chất lượng cao, có kẻ ô rõ ràng để dùng viết bút mực không bị nhoè mực. Đối với GV: – Sưu tầm tài liệu, sách tham khảo về cách rèn chữ viết đẹp cho HS, bài dự thi viết chữ đẹp đạt giải. – Có kế hoạch về thời gian cụ thể ở trường, ở nhà. – Giấy phô tô về kích cỡ, dòng kẻ theo vở tập viết. Biện pháp: Sau mỗi buổi học cả lớp luyện viết chữ theo chương trình còn những HS luyện viết chữ đẹp có nội dung luyện viết riêng GV chuẩn bị: Ví dụ :

18

Viết vào vở chữ: l,h,m,n, mỗi chữ viết hai dòng chữ đứng nét đều, hai dòng chữ nghiêng có nét thanh nét đậm(Tất cả HS đều tự viết GV theo dõi giúp đỡ sửa sai) Cuối giờ luyện viết, tuyên dương những bài viết đẹp, nhắc nhở những bài viết chưa đẹp và sai sót ở phần nào để các em tự sửa sai. Cứ tương tự như vậy luyện viết theo kế hoạch thời gian cụ thể; Khoảng 10 phút tiết cuối của thứ hai, thứ tư luyện viết chữ đứng nét đều theo mẫu vở tập viết. Khoảng 10 phút của thứ ba ,năm, sáu luyện viết chữ nghiêng có nét thanh, nét đậm vào vở giấy trắng . Tóm lại: Muốn luyện viết đạt kết quả tốt HS phải nắm chắc về: Chữ mẫu; Cấu tạo của chữ; Kĩ thuật viết chữ. 3.2.3. Chữ mẫu của giáo viên: Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước” và làm theo mẫu, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp Một. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình cho học sinh noi theo. Do vậy mỗi giáo viên cần rèn luyện viết đúng, viết đẹp, viết rõ ràng và ngay ngắn là tiêu chí mà mọi giáo viên phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học. Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ. Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh. Trong quá trình chấm chữa bài giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một 19

Tiết day minh họa: 20

Trường Tiểu Học Định Công: Một Số Biện Pháp Rèn Luyện Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 1

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chữ viết xuất hiện là bước ngoặt trong lịch sử văn minh của loài người. Chữ viết trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá, văn minh của từng dân tộc. Nhờ có chữ viết mà thông tin của con người được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Chữ viết là một trong những công cụ giao tiếp thuận lợi và quan trọng nhất của con người. Chưa cần biết nội dung văn bản đó viết như thế nào nhưng nếu chữ viết rõ ràng, đẹp thường làm cho người đọc có cảm tình ngay.

Con người không phải từ khi cắp sách đến trường đã biết viết chữ mà phải trải qua một quá trình rèn luyện rất kiên trì. Từ xa xưa đã có tấm gương rèn luyện của ông Cao Bá Quát – một người nổi tiếng “văn hay chữ tốt”. Từ một người viết xấu đến mức không ai đọc được, nhưng nhờ có lòng kiên trì luyện tập mà ông trở thành một người có tài viết đủ các loại chữ, mà chữ nào cũng đẹp, cũng rõ ràng.

Học tập tấm gương của người xưa, nhiều năm nay, trong các trường tiểu học đã thực hiện tốt phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp”. Ngay từ khi bắt đầu vào học lớp 1, học sinh đã được giáo viên rèn viết chữ. Như chúng ta đã biết, đối với học sinh tiểu học, việc rèn cho các em “viết đúng, viết đẹp” là một vấn đề rất quan trọng. Bởi vì, chữ viết có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em. Ngoài ra, việc rèn chữ viết sẽ rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, kiên trì, tính kỉ luật và óc thẩm mĩ.

Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi người giáo viên tiểu học. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi, nghiên cứu và khổ luyện sao cho chữ viết của cô đúng là mẫu của trò. Đồng thời phải tìm ra các biện pháp hướng dẫn các em rèn chữ viết sao cho hiệu quả. Đối với học sinh lớp 1, các em vừa mới từ mầm non lên, bước đầu mới làm quen với cách viết cỡ chữ nhỡ ở học kì I và cỡ chữ nhỏ ở học kì II, kỹ năng viết chữ của các em còn rất nhiều hạn chế. Các em đang quen với hoạt động vui chơi là chính, lên lớp 1 các em lại phải học là chính và viết bài là hoạt động bắt buộc ngày nào học sinh cũng phải thực hiện. Qua đó, ta thấy chữ viết của học sinh lớp 1 là hết sức quan trọng.Vì vậy, giáo viên dạy lớp 1 phải tăng cường rèn luyện chữ viết cho học sinh để làm tiền đề cho các lớp trên. Đó chính là lí do tôi thực hiện đề tài “Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1”.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi hướng tới là trên cơ sở đánh giá thực trạng và mức độ thành công của việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1; Xác định nguyên nhân thành công và từ đó nâng cao chất lượng chữ viết ở lớp 1 nói riêng, ở trường tiểu học nói chung.

– Nghiên cứu các vấn đề lí luận làm cơ sở cho đề tài.

– Tìm hiểu thực trạng chữ viết của học sinh lớp 1 trong lớp mình phụ trách và trong trường mình, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Từ đó, tìm ra các biện pháp hữu hiệu để rèn chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao.

Tìm hiểu nhận thức, sự quan tâm của cha mẹ học sinh về việc rèn chữ viết của con mình.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1.

2. Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 tại trường Tiểu học nơi tôi công tác.

V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC

Nếu trong quá trình dạy học, giáo viên biết áp dụng những biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 như trong đề tài này một cách phù hợp thì chất lượng chữ viết của học sinh sẽ được nâng lên râ rệt.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

– Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu.

– Phương pháp điều tra.

– Phương pháp luyện tập, thực hành

VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Tôi nghiên cứu đề tài này vào năm học 2018-2019.

Phần thứ Hai: GIẢI QUYẾT VĂN ĐỀ

I. CƠ SỞ KHOA HỌC

Từ ngàn xưa, trong nền văn hóa của dân tộc, chữ viết đã được ông cha ta rất coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà người ta có những nhận xét: “Văn như Siêu, chữ như Quát” mà đó chính là câu nói được truyền từ đời này qua đời khác để ca ngợi tài năng của con người và cũng là tấm gương cho những thế hệ sau học tập. Hay ta thường dùng thành ngữ “Văn hay chữ tốt” để khen những học trò giỏi và nhắc nhở những học trò chưa giỏi bằng câu: “Văn dai như chão, chữ vuông như hòm”. Rõ ràng chữ viết cũng được coi trọng chẳng kém gì nội dung văn chương. Chữ viết đẹp, dễ xem sẽ gây được thiện cảm cho người đọc. Mặt khác, chữ viết phần nào phản ánh ý thức rèn luyện, óc thẩm mỹ và tính nết của con người.

Sinh thời, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người”. Như vậy ta thấy nét chữ thể hiện tính cách con người và thông qua rèn chữ viết để giáo dục tính cách con người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình. Ngày nay, trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, dù đã có rất nhiều các phương tiện in ấn hiện đại song chữ viết vẫn được coi trọng, dạy chữ cũng là để dạy người.

Việc rèn chữ viết cho học sinh luôn được coi trọng ở bậc tiểu học. Vì mục tiêu của dạy học Tiếng Việt trong trường tiểu học là rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Thế nhưng hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp nhằm rèn luyện chữ viết cho học sinh đạt được chưa cao. Vậy nên, giáo viên cần phải quan tâm hơn nữa để tìm ra các biện pháp hữu hiệu, đồng thời thực hiện các biện pháp đó để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh nói riên và chất lượng học tập của học sinh nói chung.

Nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi hướng tới là trên cơ sở đánh giá thực trạng và mức độ thành công của việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1; Xác định nguyên nhân thành công và từ đó nâng cao chất lượng chữ viết ở lớp 1 nói riêng, ở trường tiểu học nói chung.

II. THỰC TRẠNG:

Năm học 2018-2019, tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 1. Khi nhận lớp, tôi rất lo lắng vì không biết sẽ dạy các em như thế nào để sau khi học xong lớp 1, các em biết đọc thông, viết thạo. Tôi biết rằng các em vừa mới từ bậc Mầm non lên với hoạt động vui chơi là chính thì giờ đây hoạt động học ở trường Tiểu học là hoạt động chủ đạo. Hàng ngày, viết là một hoạt động không thể thiếu được của một người học sinh nhưng thời gian đầu, rất nhiều em chỉ biết “vẽ nét chữ” chứ không phải “viết”. Ngay từ những buổi đầu học các nét cơ bản, tôi đã mạnh dạn phân loại đối tượng học sinh vì cũng có một số em được phụ huynh cho đi học lớp tiền tiểu học, từ đó đề ra các biện pháp phù hợp để rèn chữ viết cho học sinh lớp mình.

Giữa học kì I, tôi đã khảo sát chữ viết của lớp qua vở luyện chữ. Kết quả như sau:

Bảng 1:

Kết quả bảng trên cho thấy tỉ lệ chữ viết loại A còn ít, loại C còn khá nhiều. Nhiều em còn chưa nắm chắc điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách các con chữ

Bảng 2:

Kết quả ở bảng 2 cho thấy, hầu hết chữ viết của học sinh không đồng đều, sai quy định về kích thước, sai các hình nét cơ bản. Số em viết sai cỡ chữ và sai các nét cơ bản còn nhiều.

* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:

Đa số học sinh khi bước vào lớp, các em mới làm quen với các nét cơ bản. Nhiều em thời gian đầu còn chưa ghi nhớ hết tên các âm trong bảng chữ cái. Các em chỉ mới viết ở mức độ tương đối, ghi nhớ các nét cơ bản còn chưa chắc chắn, nét chữ còn vụng về. Tốc độ viết còn rất chậm, kĩ thuật viết và việc điều khiển cây bút chưa thành thục. Một số em có tính hiếu động chỉ lo viết nhanh cho xong mà không chú ý đến viết đúng, viết chuẩn. Đa phần các em còn thiếu kiên trì, khó khăn trong việc thực hiện đúng các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận. Do vậy, các em thường viết sai các nét nối từ con chữ này sang con chữ kia; điểm đặt bút, dừng bút chưa đúng; viết không đúng độ rộng con chữ mà còn viết chữ dãn ra hoặc co lại; không tự ước lượng khoảng cách giữa chữ này với chữ kia; ghi dấu thanh, dấu phụ không đúng vị trí; đặc biệt các em chưa có kĩ thuật viết liền nét; chưa nắm chắc luật chính tả nên còn viết sai.

Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến chữ viết cũng như việc học tập của các em.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1

Theo tôi, chữ viết không phải là năng khiếu bẩm sinh sẵn có của con người mà viết đẹp hay xấu phụ thuộc phần lớn vào quá trình rèn luyện. Quá trình đó lại phụ thuộc vào bản thân người học và phụ thuộc phần nhiều vào người trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo quá trình rèn luyện đó. Vậy trong quá trình rèn luyện chữ viết cho học sinh cần rèn luyện cho các em những gì? Đó là chúng ta tiếp tục củng cố kĩ thuật viết các nét cơ bản và nâng cao tốc độ viết, độ nét của chữ…

Từ suy nghĩ đó, đồng thời qua thực tế dạy học sinh luyện viết, tôi đã rút ra được một số giải pháp và tôi đã áp dụng thực tế vào việc rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp tôi khá thành công. Các giải pháp đó như sau:

1. Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh để xây dựng phong trào “ Vở sạch- chữ đẹp “:

1.1. Mục tiêu:

Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh về phong trào “Vở sạch chữ đẹp” nhằm làm cho phụ huynh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc rèn chữ viết cho học sinh đồng thời mong muốn có sự giúp sức, sự động viên từ phía phụ huynh để chữ viết của học sinh ngày càng tiến bộ.

1.2. Cách tiến hành:

Giáo viên tuyên truyền cho cha mẹ học sinh biết về vai trò quan trọng của việc giữ vở sạch – viết chữ đẹp, hướng dẫn phụ huynh trong việc mua sắm sách vở, bút viết, bao bìa sách vở; phổ biến các tiêu chuẩn cụ thể khi xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng.

Hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo tình hình học tập và rèn luyện chữ viết của học sinh qua sổ liên lạc điện tử để phụ huynh có kế hoạch kèm cặp con thêm ở nhà.

2. Xây dựng phong trào “ V ở sạch – chữ đẹp” ngay từ đầu năm học:

2.1. Mục tiêu:

Để xây dựng thành công phong trào “Vở sạch – chữ đẹp”, ngay từ đầu năm, giáo viên phải tuyên truyền để cho học sinh hiểu tầm quan trọng của việc rèn chữ, giữ vở từ đó học sinh sẽ có ý thức hơn trong việc thực hiện phong trào.

2.2. Cách tiến hành:

Vào đầu năm học tôi tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của của học sinh, hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút chì, bút mực nào để luyện viết, hướng dẫn các em các tiêu chuẩn cần phấn đấu để đạt danh hiệu “Vở sạch- chữ đẹp”.

Có thể cho các em xem một số bài viết của các anh chị ở các lớp trên đã đạt giải cao trong các kỳ thi “Viết chữ đẹp” cấp trường.

Cần thường xuyên khảo sát phân loại học sinh ngay từ đầu năm để có định hướng kèm cặp những học sinh còn viết chữ xấu.

Đối với học sinh có năng khiếu và chữ viết khá đẹp, giáo viên phải có định hướng từ đầu và phải luôn chú ý theo dõi, kèm cặp nhắc nhở để học sinh luôn ghi nhớ, cố gắng thường xuyên bởi vì hơn ai hết giáo viên là người trực tiếp dạy dỗ, quan tâm học sinh hàng ngày nên có điều kiện uốn nắn, khắc phục kịp thời.

Dạy tốt phân môn Tập viết, Chính tả trong chương trình Tiểu học để nâng cao chất lượng chữ viết cho các em.

3. Khắc sâu biểu tượng về chữ mẫu:

3.1. Mục tiêu:

Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh chữ mẫu …

3.2. Cách tiến hành:

Để thực hiện tốt yêu cầu này, khi giới thiệu về biểu tượng của chữ viết, giáo viên cần tập cho các em có thói quen biết kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp học sinh chủ động phân tích hình dáng, kích thước cấu tạo chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đang học và chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng. Bởi lẽ, mẫu chữ là đồ dùng trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng.

Điều cần lưu ý ở đây là mẫu chữ cần đúng theo quy định, rõ ràng và đẹp. Mẫu chữ phải có tác dụng giúp cho học sinh quan sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ viết trong bài tập viết.

Bên cạnh đó, chữ mẫu của giáo viên khi viết bảng sẽ giúp cho học sinh nắm được thứ tự viết các nét của chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết đúng tốc độ.

Khi viết mẫu giáo viên phải viết chậm, đúng quy tắc, vừa viết vừa phân tích cho học sinh nắm được. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để cho học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ.

Ngoài ra, giáo viên cần lưu ý chữ viết của mình khi chữa bài, chấm bài của học sinh. Chữ viết của giáo viên trong lúc này cũng được coi là chữ mẫu, vì thế giáo viên cần có ý thức viết chữ đúng mẫu, đẹp, rõ ràng.

4. Hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng:

4.1. Mục tiêu:

Hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng nhằm giúp học sinh nắm vững về cấu tạo chữ, quy trình viết, nắm vững được luật chính tả,…

4.2. Cách tiến hành:

Giáo viên cần dẫn dắt học sinh tiếp xúc với chữ ghi vần, chữ ghi tiếng sẽ học bằng hệ thống một số câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đang phân tích.

Chẳng hạn, khi dạy chữ ghi vần yêu chúng ta có thể đặt câu hỏi: “Chữ ghi vần yêu được cấu tạo bởi các con chữ nào? Nêu độ cao của các con chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút?….

Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng câu trả lời cho các em. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ viết, chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết chữ tiếp theo.

Việc viết chính tả rèn cho học sinh biết quy tắc và có thói quen viết chữ ghi tiếng Việt đúng với chuẩn. Chính tả cùng với Tập viết, Tập đọc giúp cho người học chiếm lĩnh được nội dung của môn Tiếng Việt, là công cụ để giao tiếp, tư duy và học tập. Viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hóa. Việc luyện viết chính tả liên tục kết hợp với ôn tập các quy tắc chính tả, học sinh sẽ có khả năng viết đúng các chữ ghi tiếng Việt, rèn luyện cho học sinh tính kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mĩ đồng thời bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt, chữ Việt, biểu thị tình cảm qua chữ viết.

Để thực hiện tốt việc luyện chữ trong giờ Chính tả, trước hết giáo viên phải nắm rõ các lỗi chính tả cụ thể của từng học sinh. Qua kiểm tra tôi thấy học sinh thường phạm các lỗi chính tả sau:

+ Lẫn lộn giữa dấu hỏi và dẫu ngã.

+ Nhầm lẫn giữa i, y; giữa các vần dễ lẫn như ưa với uơ, uya với ua.

+ Viết sai các phụ âm đầu như c với k, ng với ngh, g với gh, d với gi.

Để học sinh khắc phục được những lỗi trên, trước hết giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ đó.

Rút ra các tiếng, các từ khó mà học sinh dễ viết sai trong bài chính tả để phân tích cụ thể về cấu tạo chính tả và hướng dẫn học sinh viết đúng.

Cho học sinh học thuộc luật ghi chính tả:

+ Viết k với các âm, vần bắt đầu bằng i, e, ê; viết c với các âm, vần bắt đầu bằng các âm còn lại trong bảng chữ cái.

+ Viết gh, ngh với các âm, vần bắt đầu bằng i, e, ê; viết g, ng với các âm, vần bắt đầu bằng các âm còn lại trong bảng chữ cái.

Chọn bài chính tả theo khu vực: ở mỗi địa phương, học sinh do ảnh hưởng của phương ngữ nên thường mắc một số lỗi đặc trưng. Do đó, trước khi dạy, giáo viên cần phải tiến hành điều tra để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh, từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy cho phù hợp.

Một nhiệm vụ nữa trong giờ chính tả là việc đánh giá, nhận xét kết quả bài viết của học sinh. Giáo viên phải thường xuyên chữa bài, nhận xét, sửa chữa ngay các lỗi chính tả cụ thể, tỉ mỉ của từng học sinh, đồng thời lưu ý cho các học sinh khác.

Hướng dẫn cho các em tự đánh giá lẫn nhau để tìm ra lỗi sai của bạn và cùng nhau sửa lỗi.

Như vậy, việc luyện viết thông qua tiết chính tả sẽ là một mắt xích quan trọng trong quá trình rèn luyện chữ viết cho học sinh nhằm đạt hiệu quả cao.

5. Khắc sâu quy trình viết các nét cơ bản:

5.1. Mục tiêu:

Giúp học sinh củng cố, nhớ lại và nắm chắc các nét cơ bản.

5.2. Cách tiến hành:

Từ những nét cơ bản, các chữ cái sẽ được tạo thành. Nếu học sinh viết nét cơ bản không đúng, không đẹp thì việc viết xấu, viết sai là điều không tránh khỏi.

Vě vậy, tôi luôn củng cố lại cho các em cách viết các nét cơ bản. Chú ý điểm đặt bút, dừng bút.

Chẳng hạn với nét khuyết xuôi và nét khuyết ngược, học sinh không được rèn viết ngay từ đầu thì sẽ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi hai nét đó như: h, l, k, g, y, cũng không được đẹp và đây cũng là hai nét khó mà học sinh thường lúng túng khi viết.

Chú ý nét khuyết phải tròn, thon đầu, không quá to, cũng không nhỏ quá hoặc không bị vuông đầu và đặc biệt điểm gặp nhau phải ở đường kẻ ngang hai từ dưới lên (với nét khuyết xuôi), đường kẻ ngang một (với nét khuyết ngược).

6. Phân loại chữ viết theo nhóm:

6.1. Mục tiêu:

Phân loại chữ viết theo nhóm giúp học sinh nắm vững hình dáng, cấu tạo, quá trình viết chữ cái, so sánh được cách viết các con chữ, tìm ra điểm giống nhau và khác nhau, độ cao. Từ đó học sinh nắm chắc cách viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn.

6.2. Cách tiến hành:

Để thuận tiện cho công việc giảng dạy và học sinh dễ dàng hơn trong lúc tập viết, tôi đã phân loại chữ cái theo các nhóm.

Vì vậy tôi thường cho các em luyện thêm cách viết trong các tiết Hướng dẫn học ở buổi chiều. Tôi luôn luôn hướng dẫn các em luyện viết bảng con trước rồi mới cho viết vở. Trong quá trình luyện viết, tôi luôn cho học sinh nhận xét bài cho bạn, tìm ra ưu điểm và nhược điểm ở bài của bạn, sau đó giáo viên sẽ uốn nắn, sửa chữa các lỗi cho học sinh rồi yêu cầu học sinh đó viết lại con chữ đó.

Khi học sinh viết các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn các em viết nối nét cũng rất quan trọng. Học sinh biết cách nối nét thì bài viết mới rõ ràng và đẹp hơn, mới đảm bảo tốc độ viết ở những lớp trên.

7. Coi trọng mối quan hệ giữa âm và chữ viết, cách đặt dấu thanh, dấu câu:

7.1. Mục tiêu:

Củng cố cho học sinh mối quan hệ giữa âm và chữ viết (phát âm thế nào thì viết như vậy), quy tắc đặt dấu thanh, dấu câu.

7.2. Cách tiến hành:

Tâm lý học sinh tiểu học thường thiếu tính kiên trì luyện tập, khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ đặc biệt là học sinh lớp 1. Trong khi đó, việc rèn luyện các thao tác tập viết chữ lại đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo cao.

Để khắc phục nhược điểm này cho học sinh, giáo viên cần nắm vững các thao tác kĩ thuật viết từng con chữ và thường xuyên rèn luyện để có kĩ năng viết chữ thành thạo, đúng, đẹp để viết mẫu cho học sinh, đồng thời hướng dẫn thật cụ thể về:

– Cấu tạo các âm trong vần, các vần trong tiếng và các tiếng trong câu.

– Các nét viết, độ cao, khoảng cách giữa các con chữ.

– Thao tác viết mẫu.

Để việc dạy chữ viết không đơn điệu, chúng ta cần phân tích tìm ra mối quan hệ giữa âm và chữ viết, tức là giữa đọc và viết.

Vì thế, trong tiến trình dạy tập viết, nhất là tập viết những âm mà địa phương dễ nhầm lẫn, chúng ta cần đọc mẫu.

Việc viết đúng sẽ củng cố việc dạy đọc đúng và ngược lại, đọc đúng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo viết đúng.

Có rất nhiều học sinh đặt dấu thanh sai, điều đó ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bài viết của các em.

Khi dạy tập viết tôi hướng dẫn học sinh cách ghi từng loại dấu:

Các dấu thanh ghi ở trên hoặc dưới âm chính (VD: bó đũa, học hỏi,…)

Các dấu móc của các con chữ ư, ơ cần đặt nhỏ và đặt bên trái con chữ đó.

Các dấu mũ của các con chữ ă, â, ô cần đánh rõ nét, cân đối trên đầu con chữ.

Ngoài ra, các dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy,…) cần đánh rõ ràng.

Rèn kỹ năng đánh dấu thanh, giáo viên không chỉ rèn luyện thường xuyên trong các giờ Tập viết mà còn theo dõi, nhắc nhở trong các giờ chính tả và các giờ học khác. Dấu thanh được đặt vào âm chính của tiếng.

Ví dụ: Đối với tiếng “trường” sau khi viết các chữ cái tr, u, o, ng, từ điểm dừng bút của chữ cái ng ta lia bút lên trên đánh dấu móc của các con chữ ư, ơ và cuối cùng là đánh thanh huyền trên con chữ ơ.

Trong quá trình dạy Luyện viết, tôi định hướng rõ tiết học này cần luyện nhóm nét cơ bản nào? Cần luyện chữ ghi âm, ghi tiếng nào ? Dựa vào tiết học trước để định hướng cách chọn chữ , chọn nét cơ bản dạy cho phù hợp với tiết học sau, đồng thời chỉnh sửa ngay những lỗi cơ bản mà tiết trước các em còn sai nhiều. Sau khi luyện tốt phần trên, tôi mới chọn một đoạn văn hoặc bài thơ tương đồng với nội dung luyện tập cho học sinh vận dụng để luyện viết vào vở. Sau một tiết luyện viết, tôi thu vở để nhận xét, chữa bài cẩn thận để các em biết bài của mình còn sai những lỗi gì, để từ đó yêu cầu học sinh sửa lỗi và giáo viên cũng biết được mức tiến bộ của học sinh, định hướng cho tiết học sau.

Ví dụ : Lớp học có nhiều em viết sai lỗi chữ C viết hoa và một số nét cơ bản như nét khuyết trên, khuyết dưới… Tôi sẽ cho học sinh luyện viết nhóm nét cơ bản là các nét khuyết (khuyết trên, khuyết dưới). Từ đó, học sinh vận dụng luyện viết các tiếng có chứa các nét mà học sinh còn viết sai. Cuối cùng, tôi cho học sinh vận dụng viết đoạn văn hoặc 1 khổ thơ (khổ thơ 2 bài Quà của bố – sách Tiếng Việt 1, tập 2)

8. Tạo sự gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò:

8.1. Mục tiêu:

Giúp học sinh cảm thấy thầy cô luôn là người đồng hành cùng mình, từ đó học sinh tự tin, chăm chỉ và hứng thú hơn trong việc rèn chữ viết.

8.2. Cách tiến hành:

Giáo viên phải thực sự gương mẫu trong việc rèn chữ viết thể hiện qua cách trình bày bảng, lời nhận xét trong vở học sinh. Giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó.

Chính vì vậy, người giáo viên phải có đức tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tình, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của giờ dạy Tập viết.

Chữ viết của giáo viên được xem là một bản chính giúp học sinh “bắt chước” để luyện viết. Vì học sinh lớp 1 chủ yếu viết dựa vào quan sát chữ mẫu của giáo viên. Là một người giáo viên nói chung và một người giáo viên tiểu học nói riêng thì việc rèn chữ, luyện viết của các thầy cô giáo là một việc làm thường xuyên và cần thiết.

Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp, giúp học sinh nắm được quy trình viết từng nét của chữ cái. Do vậy giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc chữ viết. Giáo viên phải bao quát lớp, nhiệt tình, tận tụy và rất chịu khó theo dõi nắm sát tình hình chữ viết của các em để kịp thời có biện pháp khắc phục.

Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa.

Ngoài ra, tôi còn phân cho những học sinh viết chữ xấu ngồi gần học sinh có chữ viết đẹp và hướng cho các em học tập lẫn nhau, nhắc nhở nhau cùng tiến bộ.

Những học sinh nào còn quá yếu tôi cho các em lên ngồi bàn trên để tiện việc theo dõi và hướng dẫn.

Đối với một số em có chữ viết còn xấu, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết một đến hai chữ đầu tiên. Giáo viên cho học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và bạn, biết tự tham gia chữa lại chỗ sai.

Nắm rõ tồn tại của từng học sinh: học sinh yếu và sai phần nào thì giáo viên giao việc cho học sinh để luyện tập về phần đó. Chẳng hạn: Học sinh sai cách viết nét thẳng thì giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết các chữ có nét thẳng; học sinh viết sai nét cong thì giáo viên cho học sinh luyện viết các chữ có nét cong…

Đối với những em có chữ viết đúng mẫu và đẹp, giáo viên hướng dẫn các em luyện viết chữ thanh đậm. Khi luyện viết, viết các nét từ trên xuống thì ta cần đè đậm để tạo thành nét đậm, đưa các nét từ dưới lên thì ta viết nhẹ tay hơn để tạo thành nét thanh.

Giáo viên thường xuyên giáo dục học sinh nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chữ viết qua các hình thức như: nêu gương các bạn đạt thành tích trong các kỳ thi viết chữ đẹp ở lớp, trường,…

Dựa vào đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học là hay bắt chước. Vì thế, ngay từ đầu năm học, tôi đã phân loại học sinh, đối với học sinh viết chữ tốt, tôi luôn chú trọng, nhân rộng. Những bài viết đẹp, tôi trưng bày cho học sinh cả lớp xem để học tập. Tôi giới thiệu các bài viết của những học sinh đạt giải qua các kỳ thi viết chữ đẹp cho học sinh tham khảo. Kể cho học sinh nghe gương rèn chữ viết của ông Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu. Từ đó giáo dục các em sự tin tưởng, lòng say mê, ham thích viết chữ đẹp.

9. Quan tâm rèn chữ viết cho học sinh ở tất cả các môn còn lại như Toán, Tự nhiên và xã hội,…

9.1. Mục tiêu:

Giúp học sinh có ý thức viết đúng, viết đẹp ở tất cả các môn học, từ đó học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc luyện viết.

9.2. Cách tiến hành:

Việc rèn luyện chữ viết không phải chỉ thực hiện trong phân môn Tập viết và Chính tả mà phải thực hiện ở các môn học khác nhau như viết chữ số trong môn Toán, viết vở ghi đầu bài. Rèn chữ cho các em không chỉ ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình rèn luyện lâu dài. Đối với học sinh lớp 1, việc rèn chữ lại càng khó vì các em vừa từ Mầm non lên nên mức độ viết chỉ mang tính tương đối chưa vững chắc. Để rèn chữ viết cho các em trong những môn học khác có hiệu quả, tôi đã phân chia các chữ cần luyện viết theo từng nhóm chữ có nét tương đồng để giúp các em có thể viết chữ đúng và đẹp trong các môn học khác.

Yêu cầu học sinh rèn chữ viết ở nhà theo nội dung bài học Tiếng Việt, (khoảng 4-5 câu trong bài tập đọc) giáo viên thường xuyên kiểm tra, nhận xét, tuyên dương những học sinh viết chữ đẹp; khuyến khích, động viên những học sinh tiến bộ (dù sự tiến bộ nhỏ); uốn nắn, sửa sai những học sinh còn sai sót.

Yêu cầu học sinh thực hiện đúng quy định từ đầu năm trong việc lùi ô để viết thứ ngày tháng, viết tiêu đề của môn học cũng như việc kẻ ngắn khi hết bài, kẻ dài khi hết ngày, hết môn… cũng như tư thế ngồi viết, cách cầm bút:

– Tư thế ngồi viết: Khi viết cần phải ngồi ngay ngắn:

+ Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn,

+ Hai chân để song song thoải mái;

+ Đầu hơi cúi;

+ Mắt cách vở khoảng 25cm – 30cm;

+ Tay phải cầm bút;

+ Tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.

– Cách cầm bút:

+ Khi viết, cầm bút bằng tay phải, cầm bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa;

+ Khi viết, dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải; cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử dộng mềm mại, thoải mái;

+ Không nên cầm bút tay trái.

+ Các chữ viết liền mạch, không nhấc bút từng nét, từng chữ cái.

Bên cạnh đó giáo viên cần trao đổi với phụ huynh về những mặt tồn tại trong chữ viết của học sinh để phụ huynh cùng rèn luyện với các em; tổ chức cho học sinh thi đua giữa các nhóm, đôi bạn cùng tiến; tổ chức thi viết chữ đẹp vòng lớp.

10. Quan tâm đến cơ sở vật chất:

10.1. Mục tiêu:

Đảm bảo mọi điều kiện cần thiết và thuận lợi nhất về cơ sở vật chất để phục vụ cho việc học tập của học sinh.

10.2. Cách tiến hành:

Khi thấy các điều kiện về cơ sở vật chất như: bàn, ghế, bảng, ánh sáng, không đảm bảo các yêu cầu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, giáo viên cần tham mưu kịp thời với Ban giám hiệu, Hội phụ huynh, các đoàn thể trong nhà trường để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Sau một thời gian ngắn áp dụng những biện pháp nêu trên trong quá trình rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp tôi phụ trách, tôi thấy đã có những chuyển biến rõ rệt so với đầu năm như sau:

– Chất lượng chữ viết được nâng dần lên rõ rệt, chữ viết của nhiều em đã đúng mẫu, đều nét, rõ ràng.

– Học sinh rất có ý thức trau dồi chữ viết.

– Chữ viết của học sinh tiến bộ nhìn thấy rõ rệt sau mỗi tuần học. Đến thời điểm cuối tháng 12 của năm học 2018-2019, nhiều học sinh lớp tôi có chữ viết đúng và đẹp, trình bày sạch sẽ, gọn gàng, khoa học.

* Kết quả kiểm tra chất lượng chữ viết của học sinh lớp tôi trong tháng 10, 11, 12 năm 2018 như sau:

Các giáo viên trong khối 1 trường tôi đã áp dụng các biện pháp nêu trên vào việc rèn luyện chữ viết cho học sinh bước đầu có những kết quả đáng khích lệ.

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Rèn chữ không những đơn thuần để chữ viết chuẩn, đúng, đẹp mà cũng là để rèn người nữa. Giáo viên giúp học sinh rèn chữ viết cũng chính là để rèn nhân cách cho các em, giúp các em giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Vì vậy, để việc rèn luyện chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao, trước hết người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm. Đồng thời trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:

Rèn luyện chữ viết cho học sinh là một quá trình lâu dài, không nên nóng vội. Cần tôn trọng cá tính của học sinh, đi từ cái dễ đến cái khó, từ cái chưa đạt đến cái đạt được, không đốt cháy giai đoạn dễ gây cho học sinh tính cẩu thả sau này.

Trong quá trình rèn luyện chữ viết phải quan tâm tới việc bảo vệ sức khỏe cho học sinh, gây hứng thú, tránh ép buộc làm cho học sinh nhàm chán.

Tìm hiểu ngôn ngữ địa phương là một việc làm cần thiết nhằm rút ra những lỗi phương ngôn phổ biến để điều chỉnh cho học sinh viết đúng chính tả.

Việc rèn luyện chữ viết cần phải được thực hiện ở tất cả các môn học.

Kết hợp với phụ huynh học sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện chữ viết khi học sinh học ở nhà.

Chữ viết của giáo viên phải đẹp, đúng mẫu, đúng chuẩn là một tấm gương để học sinh noi theo.Vì vậy, mỗi giáo viên phải luôn rèn chữ, rèn cách trình bày bảng khoa học.

Thường xuyên rèn luyện để học sinh luôn có ý thức đẩy mạnh nâng cao và duy trì phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

* Đối với Phòng và Sở GD-ĐT:

– Tiếp tục duy trì cuộc thi “Viết chữ đẹp” hàng năm để tạo phong trào thi đua rèn chữ trong các nhà trường.

* Đối với nhà trường:

– Đẩy mạnh phong trào giữ “ Vở sạch chữ đẹp“. Kết thúc mỗi năm học, nhà trường nên giữ lại những bộ vở có chữ viết đẹp để lưu lại phòng Truyền thống của nhà trường làm chuẩn để kích thích phong trào “Vở sạch chữ đẹp” cho năm học tiếp theo.

– Tăng cường tổ chức các hình thức ngoại khóa thi viết đẹp, viết nhanh để động viên, khuyến khích học sinh luyện viết.

Quận Hoàng Mai

Sáng Kiến Kinh Nghiệm: Một Số Biện Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3

MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………2 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài…………………………………………….3 I.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….3 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu……………………………………………3 I.5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………3 II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………3 II.2. Thực trạng………………………………………………………………4 a. Thuận lợi, khó khăn……………………………………………………….4 b. Thành công, hạn chế………………………………………………………5 c. Mặt mạnh, mặt yếu…………………………………………………………5 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…………………………………….6 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra………….6 II.3. Giải pháp, biện pháp…………………………………………………….7 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp…………………………………………7 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp……………………7 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp……………………………..12 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp………………………………12 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu…………..12 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu…………………………………………………………………………..13 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận……………………………………………………………….13 III.2. Kiến nghị………………………………………………………………14 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..17

GV: Phạm Thị Phƣợng – Trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu

1

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3

I. PHẦN MỞ ĐẦU I. 1. Lý do chọn đề tài Xã hội càng phát triển, nhu cầu giáo dục ngày càng cao. Trong chương trình giáo dục phổ thông, bậc Tiểu học được coi là bậc học nền móng. Theo mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Bên cạnh đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì chữ viết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em, dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thời đại công nghệ thông tin, vậy việc rèn luyện chữ viết cho học sinh có quan trọng hay không. Là một giáo viên tiểu học đứng lớp, tôi nghĩ rằng chữ viết không đơn thuần là phương tiện ghi nhận kiến thức, mà nó còn là một phần kiến thức cơ bản của học sinh tiểu học, điều này đã được ghi nhận trong quy định chuẩn kiến thức về đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học. Do vậy, việc rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng. Đó cũng là một trong những nội dung giáo dục ở tiểu học. Thông qua đó sẽ hình thành và xây dựng những kĩ năng, thói quen và phẩm chất tốt cho học sinh. Trước khi thực hiện đề tài tôi nhận thấy chữ viết của học sinh nơi tôi công tác, là trường đặc thù (học sinh dân tộc Ê-đê chiếm 97,7%) đa số học sinh trong trường chưa thật sự chú ý vào việc rèn chữ, giữ vở. Tỉ lệ học sinh viết chữ đẹp còn ít, hầu hết các em chưa nắm vững quy trình viết chữ, sách vở còn bị rách, nhàu nát, quăn góc và bẩn. Chữ viết tuỳ tiện, sai chính tả, viết thiếu dấu, nét cao, nét thấp, viết hoa chưa đúng mẫu,…. Trong đó chữ viết của học sinh lớp tôi khi mới nhận lớp chất lượng vở sạch – chữ đẹp đạt tỉ lệ rất thấp, cụ thể như sau: ĐẦU NĂM LỚP TSHS Xếp loại A Xếp loại B Xếp loại C HỌC SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 2013 – 2014 3A 29 4 13,8 10 34,5 15 51,7 2014 – 2015 3D 17 0 0 5 29,4 12 70,6 Nguyên nhân là do một số giáo viên trình bày bảng chưa khoa học, còn hạn chế trong việc hướng dẫn học sinh các thao tác viết. Một số giáo viên chữ viết còn chưa đúng, đẹp, chưa có kinh nghiệm rèn chữ cho học sinh. Chưa chấm chữa bài một cách tỉ mỉ, thường xuyên cho học sinh. Bên cạnh đó, đa số các bậc cha mẹ học sinh trình độ dân trí còn thấp cộng với đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nên chưa quan tâm đến việc rèn chữ cho con em mình. Chính vì lẽ đó mà phần nào học sinh đã sao nhãng trong việc rèn chữ, giữ vở của mình. Bởi vậy, rèn luyện chữ viết cho học sinh tiểu học là vô cùng quan trọng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh viết chữ đúng và đẹp, chính là yêu cầu bức xúc của người giáo viên. Xuất phát từ trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh với ý thức lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, không ngừng tích lũy kinh nghiệm về chữ viết để giúp các em dân tộc thiểu số có được chữ viết đúng, đẹp. Tôi mạnh dạn chọn đề tài M t s i n ph p r n ch viết cho học sinh l p 3 . GV: Phạm Thị Phƣợng – Trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu

2

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3

3

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3

Đào tạo đã có quyết định về việc tổ chức thi viết chữ đẹp hàng năm cho giáo viên và học sinh tiểu học. Chính tầm quan trọng đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 31/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu học, cũng như hướng dẫn số 5150/TH/BGD&ĐT ngày 17/02/2002 về việc hướng dẫn dạy và học viết chữ ở trường tiểu học. Cho đến nay đã khơi dậy trong học sinh, giáo viên và xã hội về ý thức cần viết chữ đẹp. Đây chính là việc nhìn nhận tầm quan trọng về ý nghĩa của chữ viết. “Nét chữ, nết người” chữ viết là một công cụ giao tiếp, trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép, tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Không những thế chữ viết còn thể hiện tính cách con người. Vì vậy, dạy học sinh viết chữ, từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt, cũng như các môn học khác. Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm trang bị cho học sinh một công cụ để giao tiếp, phát triển tư duy là cơ sở cho việc học tập các môn học. Trong bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết chúng ta không quá coi trọng kĩ năng này mà cũng không coi nhẹ kĩ năng khác. Chúng luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Một học sinh có kĩ năng viết nhanh, đẹp thì việc tiếp thu kiến thức của môn học sẽ tốt hơn, tư duy phát triển nhanh hơn và dẫn đến khả năng đọc, nói cũng tốt hơn. Việc rèn chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, kỉ luật, óc thẩm mĩ. Chính vì lí do đó năm 2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định 31 về việc thay đổi mẫu chữ viết trong trường Tiểu học gồm có 4 kiểu chữ: + Kiểu chữ viết đứng – nét đều. + Kiểu chữ viết nghiêng – nét đều. + Kiểu chữ viết đứng – nét thanh nét đậm. + Kiểu chữ viết nghiêng – nét thanh nét đậm. Trong đó có kiểu chữ viết nghiêng nét thanh – nét đậm được đặc biệt chú ý, bởi khi viết kiểu chữ này là một nghệ thuật, nét chữ mềm mại, mượt mà hơn. Tuy nhiên, sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có những điều làm được và chưa làm được. Thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay còn chưa đúng mẫu. Các em còn viết sai chính tả, viết quá chậm hay có những học sinh viết tốt, viết nhanh, làm tính giỏi nhưng chữ viết lại chưa đẹp, trình bày chưa sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. II. 2. Thực trạng a. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi: – Trong các hoạt động của nhà trường, Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên luôn coi trọng việc rèn chữ viết cho học sinh, cũng như trong giáo viên. Mỗi năm nhà trường đều tổ chức thi vở sạch – chữ đẹp để rèn luyện ý thức viết chữ đẹp, phát huy tính tích cực giữ vở sạch – chữ đẹp cho học sinh và giáo viên. GV: Phạm Thị Phƣợng – Trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu

4

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3

– Năm học 2013 – 2014, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A với tổng số 29 học sinh. Năm học 2014 – 2015, tôi chủ nhiệm lớp 3D với tổng số 17 học sinh. Tôi nhận thấy hai lớp đều có điểm giống nhau là một số em đã nhận biết được hết mặt chữ cái, viết chữ theo quy định, một số em viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp. Một số gia đình học sinh đã quan tâm mua được những loại bút máy rèn chữ viết đẹp cho các em. – Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho các môn học,…. Chất lượng chữ viết của nhà trường trong những năm gần đây đã được cải thiện nhiều so với những năm học trước. * Khó khăn: – Trường thuộc địa bàn của xã có nhiều khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số của lớp tôi (năm học 2013 – 2014) chiếm đến 82,8%; trong đó có 10,3% là học sinh lưu ban đọc, viết chưa thành thạo. Năm học 2014 – 2015, 100% học sinh trong lớp là người dân tộc thiểu số, học sinh lưu ban chiếm 5,9%. Trong đó có nhiều em tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế; đa số các em có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết còn chậm. – Cha mẹ các em phần lớn nằm trong diện lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn và diện xóa đói giảm nghèo lại nhiều. Vì thế, cha mẹ ít quan tâm, chăm lo đến việc học hành, đặc biệt là chưa thực sự coi trọng việc rèn chữ viết cho con em mình. Đã khiến cho nhiều học sinh không tích cực trong các hoạt động học tập. Tình trạng học sinh nghỉ học theo mùa vụ, đi học không chuyên cần vẫn thường xuyên di n ra. Nhiều em ngoài việc học trên lớp còn phải dành phần lớn thời gian ở nhà cho việc giúp đỡ gia đình, nhất là vào mùa phát nương làm rẫy, thu hoạch,… – Học sinh dân tộc thiểu số sử dụng Tiếng Việt chưa thành thạo nên trong quá trình viết bài các em đều mắc lỗi về độ cao của từng con chữ, điểm đặt bút và điểm dừng bút chưa đúng, viết thiếu dấu, sai chính tả, chữ viết chưa đều, viết cẩu thả, viết còn chậm,… Nhiều em đi học không mang đầy đủ sách vở, không có bút viết,…. . Thành công, hạn chế * Thành công: – Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp rèn chữ viết đẹp đã đạt nhiều kết quả khả quan. Bài viết của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Các em hạn chế mắc phải các lỗi cơ bản trong quá trình viết chữ. * Hạn chế: – Bên cạnh những thành công còn có nhiều hạn chế nhất định như mất nhiều thời gian trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, kiên trì hướng dẫn, uốn nắn tỉ mỉ từng nét chữ cho các em. – Học sinh tiểu học thường hiếu động, thiếu kiên trì, khó thực hiện được các thao tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận khi rèn chữ viết đẹp. c. Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh: Trong tất cả các môn học thì hầu như môn nào các em cũng phải viết bài vào vở, mỗi lần viết bài là giáo viên có thể hướng dẫn và uốn nắn học sinh rèn GV: Phạm Thị Phƣợng – Trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu

5