Một Số Biện Pháp An Toàn Điện Khi Sửa Chữa Điện / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Nêu Một Số Biện Pháp An Toàn Điện Khi Sửa Chữa Điện ?

– Lắp thiết bị đóng cắt, bảo vệ. – Chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng, có nắp đậy che kín phần mang điện. – Phải lắp đặt thiết bị ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà. – Khuyến khích lắp đặt thiết bị chống ṛò điện. đặc biệt vùng ngập nước. – Lắp đặt cầu dao, cầu ch́ì, công tắc, ổ cắm điện ở công tŕnh nhà ở -Phải đặt ở nơi cao ráo và thuận tiện cho việc sử dụng. Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể ngập nước phải đặt cao hơn nền, sàn nhà ít nhất 1,40 mét. – Lắp đặt thiết bị điện trong nhà: . Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: Tủ lạnh, máy giặt, bếp điện…. . Không lắp đặt thiết bị điện tại các nơi ẩm ướt, ngập nước. Trường hợp cần bố trí thiết bị th́ phải được bảo vệ bằng cách lắp đặt thiết bị chống ṛò điện. – Kiểm tra thường xuyên đường dây; thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện (cầu dao, cầu ch́ì, công tắc, ổ cắm) và các thiết bị sử dụng điện trong nhà. – Nên ngắt nguồn điện các thiết bị điện khi không sử dụng (cắt cầu dao hoặc rút phích cắm điện). – Khi dây dẫn điện bị đứt, tróc cách điện; các thiết bị, đồ dùng điện nếu hư hỏng phải thay thế hoặc sửa chữa xong mới được tiếp tục sử dụng. – Khi có giông sét, mưa, bão, ngập nước: . Cắt điện (rút phích cắm) các thiết bị: Ti vi, máy tính, … và tách cáp ăng-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền. . Khi nhà bị ngập nước, mưa băo làm tốc mái, đổ tường… nên cắt cầu dao điện. – Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài …) phải mang găng tay cách điện để không bị điện giật. – Khi tay ướt hoặc nền, sàn nhà ẩm ướt . Không chạm vào bất kỳ dụng cụ sử dụng điện nào. . Không đóng cắt cầu dao, công tắc hoặc cắm (rút) phích cắm điện. . Sàn nhà ẩm ướt muốn thao tác phải đứng trên vật cách điện (ghế gỗ, nhựa khô …). – Khi chưa cắt nguồn điện không được chạm vào ổ cắm điện, những chỗ hở của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện), cầu dao, cầu ch́ì không có nắp che … – Không sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện trong nhà có chất lượng kém vì dễ chạm chập, ṛò điện gây tai nạn hoặc cháy, nổ.. – Không phơi quần áo; treo, móc vật dụng, hàng hoá … vào dây dẫn điện. – Không cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện. – Khi rút phích cắm điện không nắm dây điện kéo ra, phải nắm vào phần nhựa của thân phích. – Không để thiết bị điện có phát nhiệt (ti vi, bàn ủi, bếp điện…) ở gần vật dễ cháy. – Không dùng điện để chống trộm, bẫy chuột, đánh bắt cá.

Những Nguyên Tắc Đảm Bảo An Toàn Trong Khi Sửa Chữa Điện

Trang bị đầy đủ những kiến thức và tuân thủ đúng theo các biện pháp an toàn khi sửa chữa điện đó là trách nhiệm của mỗi người. Như thế sẽ đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho bản thân và những người xung quanh. Hôm nay, Điện Nước Kiên Cường xin chia sẻ đến các bạn Những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong khi sửa chữa điện. Mời các bạn chú ý đón đọc!

Dụng cụ kiểm tra nguồn điện: Bút thử điện, ampe ké, đồng hồ vạn năng

Dụng cụ cách điện: Gang tay cao su, tấm ván cách điện, ủng cao su, mũ bảo hộ… Một số vật dụng cách điện như tua vít, cờ lê phải được bọc nhựa ở tay cầm

Dù bạn chỉ là người dùng điện bình thường hay là thợ sửa chữa điện chuyên nghiệp thì việc trang bị các dụng cụ bảo hộ hết hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là một trong những nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện bắt buộc phải có để hạn chế tối đa những nguy cơ xảy ra sự cố.

Những nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện

Theo quy định, có 5 biện pháp đảm bảo an toàn khi sửa chữa điện mà bạn cần phải lưu ý đó là:

Hiểu rõ vấn đề là mình đang sửa cái gì? Biết được các bước mình cần phải làm? Để giải đáp cho 2 câu hỏi trên thì bận phải nắm rõ thông tin về cấu tao, nguyên tắc hoạt động của thiết bị đó. Từ đó đưa ra phương pháp sửa phù hợp

Ngắt nguồn điện với thiết bị điện và cắt nguồn điện tổng nếu sửa lưới điện.

Thông báo với mọi người xung quanh về việc bạn đang sửa chữa điện. Hoặc có thể gián giấy lên vị trí công tắc nguồn tổng tránh tình trạng người khác vô ý bật nguồn trở lại. Trước khi bắt tay vào sửa chữa điện luôn đảm bảo rằng thiết bị đó đã được ngắt khỏi hệ thống điện

Tuân thủ các biện pháp bảo vệ an toàn. Trang bị đầy đủ các vật dụng bảo hộ như găng tay cao su, ủng cao su, ván cách điện… Không sửa điện ở các vị trí ẩm ướt, hoặc nếu bắt buộc phải thực hiện thì phải tăng cường các dụng cụ cách điện

Sau khi hoàn thành việc sửa chữa, bạn cần kiểm tra lại tình trạng rò rỉ điện trên bề mặt. Thực hiện các biện pháp tiếp đất, cánh điện cho thiết bị điện.

Sửa chữa điện là một công việc nguy hiểm, nó đòi hỏi người thợ phải có kiến thức, kinh nghiệm và tuyệt đối tuân thủ các biện pháp an toàn. Hàng năm trên cả nước có khá nhiều các tai nạn đáng tiếc khi sử dụng cũng như khi sửa chữa điện. Để tránh những điều không hay xảy ra, mọi người hãy hết sức chú cácbiện pháp an toàn khi sửa chữa điện mà chúng tôi đã nêu trên. Nếu bạn không thể tự sử chữa điện được. Tốt nhất nên gọi những đội thợ sửa chữa đến để được khắc phục các sự cố mà mình gặp phải. Như thế vừa khắc phục được sự cố một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn.

Đánh giá của bạn

Biện Pháp An Toàn Khi Thực Hiện Một Số Công Việc Khi Làm Việc Trên Lưới Điện

Điều 1. Mục đích, phạm vi áp dụng. 1.1.Mục đích:

Quy định này nhằm mục đích hướng dẫn cho công nhân hiểu rõ trình tự làm việc và các biện pháp an toàn khi thực hiện một số công việc trên lưới, nguồn điện thuộc Công ty Điện lực Sơn La quản lý theo các quy định của Tổng Công ty đối với các cấp, từ tổ (đội) SX đến cấp công ty, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối khi công tác trên lưới, nguồn điện, không để xảy ra tai nạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.

1.2. Phạm vi áp dụng:

Quy định này áp dụng đối với tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty Điện lực Sơn La:

– Các phòng Tổ chức lao động, Thanh tra An toàn, Kỹ Thuật, Điều độ, Kinh doanh, Kiểm tra giám sát mua bán điện, các Điện lực, các Phân xưởng: Đảm bảo văn bản được tuân thủ đúng quy định.

– Trưởng các đơn vị trực thuộc: Đảm bảo toàn thể cán bộ công nhân viên đơn vị mình nghiêm túc thực hiện.

– Các cán bộ công nhân viên trong Công ty Điện lực: Thực hiện đúng các yêu cầu quy định.

– Quy trình An toàn điện ban hành kèm theo Quyết định số 1186/QĐ- EVN ngày 07/12/2012 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

– Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13/9/2006 của Bộ Công Nghiệp quy định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn.

– Tiêu chuẩn KTAT điện của Bộ Công thương ban hành kèm theo quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17/ 6/2008 của Bộ Công Thương.

– Quyết định số 1731/QĐ-EVN NPC ngày 30/9/2010 về việc ban hành “Quy định về công tác kiểm tra an toàn tại hiện trường”.

– Quyết định số 1732/QĐ-EVN NPC ngày 30/9/2010 của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về việc ban hành quy định về công tác quản lý kỹ thuật- vận hành và công tác an toàn lưới điện hạ áp nông thôn sau tiếp nhận.

– Quyết định số 1011/QĐ-ĐL1-P11 ngày 31/5/2006 của Giám đốc Công ty Điện lực 1 (nay là Tổng Công ty điện lực miền Bắc) về việc ban hành “Quy định trình tự các biện pháp an toàn cho từng công việc của công nhân quản lý vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, xây lắp và sửa chữa điện”;

– Quyết định số 645/QĐ-EVN NPC ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, về việc ban hành “Quy định trình tự các bước thực hiện công tác trên lưới điện”;

– Quyết định 2675/QĐ-PC1 ngày 14/12/2009 ” Quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ trực vận hành chi nhánh điện. Nay là tổ trực vận hành lưới điện tại các Điện lực”.

– Văn bản số 3723/EVN NPC-TTAT ngày 28/08/2013 của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc V/v: Hoàn thiện một số phương án PCTNLĐ và hoàn chỉnh quản lý chìa khóa ngăn tủ lộ và tay dao.

Điều 3. Định nghĩa các từ viết tắt trong Quy định.

3.1. Đơn vị trực thuộc: Là các Điện lực, các phân xưởng sản xuất thuộc Công ty Điện lực Sơn La.

3.2. PCT, LCT, PTT: Phiếu công tác, Lệnh công tác, Phiếu thao tác

3.3. QTATĐ: Quy trình an toàn điện ban hành kèm theo Quyết định số 1186/QĐ- EVN ngày 07/12/2012 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

3.4. PATCTC: Phương án tổ chức thi công

3.5. Phòng KH-KT-AT: Phòng kế hoạch kỹ thuật an toàn

3.6. KTVATCT: Kỹ thuật viên an toàn chuyên trách

3.7. ATVSV: An toàn vệ sinh viên

3.8. Theo quy định: Là thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước, của Ngành điện, của Công ty Điện lực Sơn La.

2. NỘI DUNG: Phần I. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 4. Những đối tượng sau đây phải nắm vững và thực hiện Quy định này:

1. Nhân viên làm công tác quản lý vận hành, sản xuất kinh doanh điện, trực ca vận hành tại các Điện lực.

2. Kỹ thuật viên, KTVATCT và ATVSV.

3. Tổ trưởng, tổ phó, đội trưởng, đội phó các tổ (đội) SX.

Điều 5. Những đối tượng sau đây phải hiểu biết, thực hiện Quy định này:

1. Trưởng, phó phòng, các chuyên viên Phòng Thanh tra an toàn Công ty.

2. Trưởng, phó phòng Kỹ thuật, các chuyên viên Phòng kỹ thuật Công ty.

3. Trưởng, phó phòng Điều độ, các chuyên viên Phòng điều độ Công ty.

4. Trưởng, phó phòng Kinh doanh điện năng, các chuyên viên Phòng kinh doanh điện năng Công ty.

5. Trưởng, phó phòng Kiểm tra giám sát điện năng, các chuyên viên Phòng kiểm tra, giám sát điện năng Công ty.

6. Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng KH-KT-AT các Điện lực.

7. Quản đốc, Phó Quản đốc Phân xưởng xây dựng và thí nghiệm điện.

8. Quản đốc, Phó Quản đốc Phân xưởng thủy điện.

Điều 6. Hàng nămCBCNV làm công tác các quản lý vận hành, sản xuất kinh doanh điện, trực ca vận hành Điện lực phải được bồi huấn, kiểm tra Quy định theo phân cấp về công tác huấn luyện.

Phần II. QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI THỰC HIỆN MỘT SỐ CÔNG VIỆC TRÊN LƯỚI ĐIỆN I. QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO CÔNG VIỆC SỬA CHỮA ĐIỆN ĐỘT XUẤT CHO KHÁCH HÀNG.

1- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các công việc sửa chữa điện đột xuất phục vụ khách hàng.

Các công việc trên cho phép thực hiện theo Lệnh Công tác hoặc Phiếu chữa điện.

2- Địa điểm thi công:

Được ghi trong Lệnh Công tác hoặc Phiếu chữa điện do trực vận hành đương ca giao.

3- Đặc điểm nơi thi công:

– Làm việc với lưới điện hạ thế không cắt điện.

– Trước khi đi làm việc, người công nhân chưa được khảo sát trước nơi sẽ làm việc.

– Nhóm công tác làm việc trong điều kiện trên cao có nhiều chướng ngại vật, đang có điện hạ áp.

– Khi thay thế dây chì, đóng lại Áp tô mát còn tiềm ẩn nguy cơ sự cố chưa được giải trừ.

4- Nội dung công việc:

Sửa chữa điện khách hàng theo địa chỉ đã được ghi trong Phiếu.

5- Biện pháp tổ chức:

a/ Dự kiến danh sách công nhân trực tiếp thực hiện:

Là các công nhân trực thao tác, sửa chữa điện khách hàng hoặc công nhân được huy động theo quy định của đơn vị.

b/ Việc chuẩn bị phiếu:

Đây là công việc thực hiện đột xuất theo phiếu do trực vận hành đương ca cấp. Trong nội dung Lệnh Công tác hoặc Phiếu Chữa điện phải ghi rõ khi làm việc trên cột phải sử dụng găng tay cách điện hạ áp vàgăng tay BHLĐ, bút thử điện hạ áp, khi trèo cao phải có đủ dây lưng an toàn.

Để thực hiện công việc này, nhóm công tác ít nhất phải có 02 người trở lên

c- Trang bị an toàn tối thiểu cần mang theo gồm: Các nội dung này cần phổ biến cho nhóm công tác trước khi ra hiện trường a/- Điều kiện và hình thức cho phép làm việc:

6. Các biện pháp an toàn trong quá trình thực hiện:

Điều kiện: Nhóm công tác phải có Lệnh viết hoặc Phiếu do trực vận hành đương ca cấp; Người chỉ huy trực tiếp tự chỉ đạo thực hiện.

b/- Các lưu ý về an toàn trong khi thực hiện công việc:

Hình thức cho phép: Trực tiếp tại hiện trường.

– Khi đi làm phải mặc đủ trang bị BHLĐ.

– Khi làm việc tại hiện trường, tay áo phải buông và cài khuy tay áo, đội mũ và cài quai chắc chắn, đeo găng tay cách điện.

– Người giám sát cần chú ý quan sát nhắc nhở các thành viên trong nhóm công tác về các nguy cơ gây mất an toàn.

– Sử dụng dây da an toàn theo quy định làm việc trên cao.

– Khi trèo thang di động phải có người giữ chân thang, đến vị trí cần làm việc phải quàng dây an toàn chắc chắn qua cột mới được làm việc.

– Khi trèo bằng guốc trèo phải sử dụng dây an toàn có dây an toàn phụ. Trong quá trình trèo phải luôn có dây quàng qua cột để đề phòng ngã cao. Khi vượt chướng ngại vật phải quàng dây an toàn phụ qua cột xong mới được tháo dây chính và quấn qua vai để chuyển dây an toàn chính thành dây an toàn phụ.

– Hai người công tác phải luôn làm việc ở cùng một địa điểm để giám sát nhau.

– Trong quá trình trèo phải mang găng tay cách điện hạ thế vàgăng tay bảo hộ lao độngđã được cấp, đến vị trí làm việc hoặc các vị trí cần thử điện, sau khi đã đeo dây an toàn vào vị trí chắc chắn thì tháo găng tay ra để thực hiện thử điện, thử điện xong lại đeo găng tay để tiếp tục làm việc.

c/ Các điểm an toàn khác cần lưu ý:

– Trường hợp ban đêm, thiếu ánh sáng cần phải chuẩn bị đầy đủ đèn chiếu sáng.

– Khi thực hiện công việc này mọi cá nhân phải tuân thủ các quy định trong Quy trình an toàn điện và các văn bản hướng dẫn của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

– Các cá nhân đi đến hiện trường bằng các phương tiện tham gia giao thông cần lưu ý: Đảm bảo an toàn, chấp hành đúng luật giao thông.

– Khi đã đến hiện trường nếu chưa được phép của người chỉ huy trực tiếp, nghiêm cấm các cá nhân tự ý làm việc trước.

d/ Các điều cần chú ý khi kết thúc công việc:

– Trong trường hợp, khi đến hiện trường kiểm tra phát hiện hư hỏng tại các phần cần yêu cầu phải cấp Phiếu Công tác để xử lý (ngoài nội dung trong Lệnh Công tác hoặc Phiếu Chữa điện) thì, người CHTT phải báo cáo lãnh đạo và trực ca vận hành đơn vị xin ý kiến. Chỉ sau khi có ý kiến của lãnh đạo và trực ca vận hành nhất trí cho tiến hành thì, người CHTT tiến hành cấp PCT (trường hợp người CHTT có chức danh cấp phiếu được PCSL phê duyệt) theo quy định để thực hiện công việc đột xuất đó, CHTT báo cáo trực ca vận hành xin cấp số PCT (CHTT phải đọc lại các nội dung trong PCT cho trực ca vận hành nghe và duyệt nội dung trong PCT qua điện thoại, đồng thời cấp số PCT cho người cấp phiếu).

1-Phạm vi áp dụng:

Công việc phải thực hiện theo Phiếu Công tác hoặc Lệnh Công tác .

Áp dụng cho các công việc kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế thiết bị trên lưới điện hạ áp và lưới điện hạ áp Nông thôn sau tiếp nhận.

2- Địa điểm nơi làm việc:

Được ghi cụ thể trong kế hoạch công tác trên hiện trường hàng tuần và tại mục 1.5 trong Phiếu Công tác (mục 4 trong Lệnh Công tác).

3- Đặc điểm nơi làm việc:

– Đường dây hạ áp đi qua các địa hình phức tạp: Đồng ruộng, khe suối, đồi núi .v.v.

– Các hộ sử dụng điện thường nằm rải rác, xa đường trục, dây ra sau công tơ kéo dài và sử dụng nhiều loại dây khác nhau.

4- Nội dung công việc gồm:

– Cột điện thường có nhiều nguy cơ dò điện.

Được thể hiện cụ thể tại mục 4 trong Lệnh Công tác (Mục 1.5 trong Phiếu Công tác).

5- Biên pháp tổ chức:

a/ Dự kiến danh sách công nhân trực tiếp thực hiện phương á n:

Theo lịch công tác tuần trên lưới điện của đơn vị.

b/ Việc chuẩn bị Phiếu Công tác, Lệnh Công tác:.

c/ Trang bị an toàn, dụng cụ phục vụ thi công tối thiểu cần mang theo gồm:

– Mỗi nhóm công tác được cấp 01 Phiếu Công tác (hoặc Lệnh Công tác) riêng; cấm tự ý tách nhỏ nhóm công tác ra để làm việc.

Các nội dung này cần phổ biến cho nhóm công tác trước khi ra hiện trường. a/ Điều kiện và hình thức cho phép làm việc:

6. Các biện pháp an toàn trong quá trình thực hiện:

– Điều kiện: Nhóm công tác phải có lệnh viết hoặc phiếu do trực vận hành đương ca cấp; chỉ cho phép nhóm công tác làm việc khi các thành viên trong nhóm công tác đã tập trung đầy đủ tại hiện trường. Người chỉ huy trực tiếp tự chỉ đạo thực hiện.

b/ Các lưu ý về an toàn trong khi thực hiện công việc:

– Hình thức cho phép: Trực tiếp tại hiện trường.

Khi thực hiện công tác trên lưới điện hạ áp nông thôn và lưới điện hạ áp nông thôn mới tiếp nhận (như: kiểm tra sử dụng điện, sửa chữa điện, lắp đặt công tơ, ghi chữ…), tất cả các thành viên trong nhóm công tác phải tuân thủ nghiêm túc các điều trong quy trình an toàn điện, các văn bản hướng dẫn của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Các quy định trong “Phương án PCTNLĐ và BPAT” đối với từng công việc cụ thể do Công ty Điện lực Sơn La ban hành. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp an toàn sau:

– Mọi người khi tham gia công tác luôn luôn ý thức về khả năng bị rò điện tại vị trí làm việc. Phải sử dụng bút thử điện hạ thế để thử các kết cấu kim loại trước khi tiếp xúc; phải sử dụng găng tay BHLĐ đã được cấp trong quá trình làm việc.

– Khi tháo các đầu dây đang mang điện phải chụp ngay bằng ống gen nhựa hoặc băng cách điện để phòng chạm chập. Đánh dấu từng đầu dây để tránh nhầm lẫn.

– Khi điểm làm việc cao quá tầm của thang phải sử dụng chân trèo cột chuyên dùng; phải dùng dây lưng an toàn có dây an toàn phụ để vượt chướng ngại vật.

– Sử dụng dây da an toàn theo quy định làm việc trên cao.

– Trường hợp đường dây đi qua ruộng lầy, khi sửa chữa, thay thế, lắp đặt công tơ phải cắt điện hoàn toàn mới được phép làm việc. Đối với trường hợp cho phép không cắt điện như: kiểm tra thử tải công tơ người thực hiện phải đeo găng tay cách điện hạ áp, phải quan sát kỹ trước khi làm việc.

– Khi di chuyển dọc tuyến dây ở những vị trí sườn núi dốc, khe suối phải thận trọng tránh trơn, trượt ngã. Tránh trường hợp làm đá lăn xuống người đi ở dưới.

c/ Các điểm an toàn khác cần lưu ý:

– Khi sửa chữa dây ra sau công tơ của khách hàng phải cắt hết điện sau công tơ để sửa chữa. Trường hợp dây ra sau công tơ có sử dụng cột tre, gỗ để chống dây phải đảm bảo dây ở độ cao so với mặt đất tự nhiên không nhỏ hơn 4,5m.

– Khi đi làm việc ở những nơi có hồ, sông, suối, không có cầu phải mang theo áo phao (các đơn vị phải lập danh sách các trạm biến áp trên đường đi đến phải vượt hồ, sông, suối chưa có cầu, để tại phòng trực vận hành, các cụm).

– Khi đi kiểm tra phát hiện dây ra sau công tơ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì phải thông báo cho khách hàng để tổ chức khắc phục (thông báo bằng văn bản và có chữ ký xác nhận của người nhận thông báo).

– Các cá nhân đi đến hiện trường bằng các phương tiện tham gia giao thông cần lưu ý đảm bảo an toàn, chấp hành đúng luật giao thông.

– Khi đã đến hiện trường nếu chưa được phép của người chỉ huy trực tiếp, nghiêm cấm các cá nhân tự ý làm việc trước.

d/ Các điều cần chú ý khi kết thúc công việc:

– Mọi cá nhân trong nhóm công tác không được làm bất cứ việc gì ngoài nội dung công việc được giao (kể cả người chỉ huy trực tiếp). Nếu phát hiện các bất thường cần xử lý ngay nhưng ngoài nội dung công việc được giao, người CHTT cần xin ý kiến lãnh đạo đơn vị và thực hiện các biện pháp an toàn cho công việc mới được triển khai thực hiện.

1. Trong điều kiện vận hành bình thường, tất cả các tủ phân phối trạm biến áp đảm bảo 100% phải có khóa chắc chắn. Chìa khóa của từng trạm phải có thẻ ghi rõ tên trạm.

2. Đối với dao cách ly khi vận hành trong trạng thái thường mở, trạng thái thường đóng thì tay dao đều phải khóa, chìa khóa phải có thẻ ghi tên dao.

3. Tất cả chìa khóa tủ phân phối, chìa khóa tay dao cách ly được để tại phòng trực do trực vận hành đương ca quản lý và ở Cụm (Tổ chốt) do Đội trưởng (Tổ trưởng) quản lý. Chỉ khi có Phiếu Công tác, Lệnh Công tác, Phiếu Thao tác thì trực ca vận hành, Đội trưởng (Tổ trưởng), Cụm mới được phép giao chìa khóa cho người thực hiện công việc (chìa khóa cho mượn được ghi vào sổ theo dõi cho mượn dụng cụ, trang bị kỹ thuật an toàn của đơn vị).

4. Cho phép thực hiện phá khóa tủ phân phối hạ thế khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn. Tuy nhiên sau đó phải lập biên bản nêu rõ lý do phá khóa và tiến hành lắp đặt lại.

IV. QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO CÔNG VIỆC THAY CÔNG TƠ ĐỊNH KỲ TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẮT ĐIỆN.

1- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các công việc thay thế Công tơ trên lưới 0,4kV không cắt điện.

Các công việc trên thực hiện theo Phiếu Công tác.

2- Địa điểm thi công:

Được ghi trong Phiếu Công tác do đơn vị trực tiếp quản lý vận hành cấp và có danh sách công tơ khách hàng kèm theo.

3- Đặc điểm nơi thi công:

– Làm việc với lưới điện hạ thế không cắt điện.

– Các Công tơ cần thay được lắp đặt trong hòm và treo trên cột.

4- Nội dung công việc:

– Nhóm công tác làm việc trong điều kiện trên cao có nhiều chướng ngại vật, đang có điện hạ áp.

Thay định kỳ Công tơ theo danh sách của đơn vị cấp kèm theo Phiếu Công tác

a/ Dự kiến danh sách công nhân trực tiếp thực hiện:

5- Biên pháp tổ chức:

b/ Việc chuẩn bị phiếu:

Theo lịch công tác tuần trên lưới điện của đơn vị.

Mỗi nhóm công tác được cấp 01 Phiếu Công tác riêng; cấm tự ý tách nhỏ nhóm công tác ra để làm việc. Lưu ý khi làm việc trên cột phải sử dụng (găng tay cách điện hạ áp) và găng tay BHLĐ, bút thử điện hạ áp, khi trèo cao phải có dây lưng an toàn.

c- Trang bị an toàn tối thiểu cần mang theo gồm: Các nội dung này cần phổ biến cho nhóm công tác trước khi ra hiện trường. a/- Điều kiện và hình thức cho phép làm việc:

Để thực hiện công việc này, nhóm công tác ít nhất phải có 2 người trở lên.

6. Các biện pháp an toàn trong quá trình thực hiện:

b/- Các lưu ý về an toàn trong khi thực hiện công việc:

Điều kiện: Nhóm công tác phải có Phiếu Công tác do đơn vị trực tiếp quản lý vận hành cấp; Người chỉ huy trực tiếp tự chỉ đạo thực hiện.

Hình thức cho phép: Trực tiếp tại hiện trường.

– Khi đi làm phải mặc đủ trang bị BHLĐ.

– Khi làm việc tại hiện trường, tay áo phải buông và cài khuy tay áo, đội mũ và cài quai chắc chắn, đeo găng tay bảo hộ.

– Người giám sát cần chú ý quan sát nhắc nhở các thành viên trong nhóm công tác về các nguy cơ gây mất an toàn.

– Sử dụng dây da an toàn theo quy định làm việc trên cao.

– Hai người công tác phải luôn làm việc ở cùng một địa điểm để giám sát nhau.

– Phải luôn nhớ là mình đang làm việc có tiếp xúc trực tiếp với các vật có thể mang điện bất ngờ, hãy dùng bút thử điện hạ áp thử vào tất cả các vật bằng kim loại ở xung quanh, những chỗ có thể chạm vào vì có thể chúng có điện.

– Khi trèo thang di động phải có người giữ chân thang, đến vị trí cần làm việc phải quàng dây an toàn chắc chắn qua cột mới được làm việc.

– Khi trèo bằng guốc trèo phải sử dụng dây an toàn có dây an toàn phụ. Trong quá trình trèo phải luôn có dây quàng qua cột để đề phòng ngã cao. Khi vượt chướng ngại vật phải quàng dây an toàn phụ qua cột xong mới được tháo dây chính và quấn qua vai để chuyển dây an toàn chính thành dây an toàn phụ.

– Trong quá trình trèo phải mang găng tay cách điện hạ áp bảo hộ lao động đã được cấp, đến vị trí làm việc hoặc các vị trí cần thử điện, sau khi đã đeo dây an toàn vào vị trí chắc chắn thì tháo găng tay ra để thực hiện thử điện, thử điện xong lại đeo găng tay để tiếp tục làm việc.

c/ Các điểm an toàn khác cần lưu ý:

– Tháo công tơ cũ: Trước hết phải cắt toàn bộ hết tải bằng áp tô mát, cầu dao, cầu chì …. Sau đó tháo dây nguồn từ hộp boóc công tơ cũ; phải tháo đầu dây trung tính trước, dùng Ống ghen nhựa (hoặc băng dính cách điện) để bọc kín đầu dây lại; tháo tiếp đầu dây pha, cũng bọc nó lại trước khi tháo các đầu dây còn lại và các dây ra của công tơ. Đánh dấu các đầu dây sau khi tháo, tiếp đó tháo bỏ công tơ cũ.

– Lắp công tơ mới: Cố định Công tơ mới vào hòm. Lắp lần lượt hết các đầu dây ra của Công tơ. Lắp các dây nguồn theo trình tự dây pha trước, dây trung tính sau.

– Khi thực hiện công việc này mọi cá nhân phải tuân thủ các quy định trong kĩ thuật an toàn điện và các văn bản hướng dẫn của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

– Các cá nhân đi đến hiện trường bằng các phương tiện tham gia giao thông cần lưu ý: Đảm bảo an toàn, chấp hành đúng luật giao thông.

d/ Các điều cần chú ý khi kết thúc công việc:

– Khi đã đến hiện trường nếu chưa được phép của người chỉ huy trực tiếp, nghiêm cấm các cá nhân tự ý làm việc trước.

V. QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO CÔNG VIỆC XỬ LÝ SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY TRUNG ÁP.

– Mọi cá nhân trong nhóm công tác không được làm bất cứ việc gì ngoài nội dung công việc được giao (kể cả người chỉ huy trực tiếp). Nếu phát hiện các bất thường cần xử lý ngay nhưng ngoài nội dung công việc được giao, người CHTT cần xin ý kiến lãnh đạo đơn vị và thực hiện các biện pháp an toàn cho công việc mới được triển khai thực hiện.

1- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các công việc tìm và xử lý sự cố đột xuất trên đường dây trung áp.

2- Địa điểm thi công:

Được ghi cụ thể trong Phiếu Công tác do đơn vị trực tiếp quản lý vận hành cấp.

3- Đặc điểm nơi thi công:

– Làm việc với lưới điện trung áp đã được cắt điện.

4- Nội dung công việc:

– Vị trí làm việc, công việc cần làm chưa được xác định cụ thể.

– Nhóm công tác phải di chuyển dọc tuyến dây để tìm nguyên nhân gây ra sự cố.

a/ Trách nhiệm của Trực vận hành khi xảy ra sự cố:

Tìm nguyên nhân gây ra sự cố và sử lý các loại sự cố sau: Vỡ sứ, đứt dây dẫn, cháy hỏng chống sét trên đường dây, tụt lèo, tách lèo… để cô lập vùng sự cố.

5- Biện pháp tổ chức:

– Thực hiện các thao tác theo lệnh B17 để cô lập vùng sự cố.

– Sau khi nhận bàn giao lưới điện từ B17 để xử lý sự cố, Trực vận hành thực hiện trình tự như sau:

+ Báo cáo Lãnh đạo đơn vị: Giám đốc Điện lực (trong trường hợp không liên lạc được với Giám đốc thì báo cáo Phó Giám đốc hoặc Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn).

+ Ghi vào sổ Giao nhận ca và nhật ký vận hành nội dung báo cáo và các chỉ đạo của Lãnh đạo đơn vị để điều hành xử lý sự cố;

+ Trực vận hành giao Lệnh Công tác đối với các trường hợp chỉ kiểm tra bằng mắt, không được làm bất cứ việc gì trên lưới. Giao Phiếu Công tác cho trường hợp đi tìm và xử lý sự cố trên lưới.

+ Trực ca vận hành có trách nhiệm kiểm tra phạm vi làm việc và nội dung công việc đã được ghi trong Phiếu Công tác (hoặc Lệnh Công tác).

+ Kiểm soát nhóm công tác mang đủ dụng cụ, trang bị an toàn phục vụ xử lý sự cố.

+ Đánh dấu trên sơ đồ trạng thái của các thiết bị đóng cắt đã thực hiện để phân vùng sự cố; các vị trí đã đặt tiếp đất, các vị trí có nhóm công tác đang làm việc.

– Sau khi xử lý sự cố xong, trực vận hành nhận lại đường dây để đóng điện trở lại phải thực hiện như sau:

+ Nhận lại đủ số lượng phiếu (Lệnh Công tác) đã phát ra: Khi các Phiếu Công tác đã khóa, trực ca phải đánh dấu vào mục trả lại Phiếu Công tác trong sổ theo dõi cấp Phiếu. Trước khi thực hiện đóng điện trở lại trực ca vận hành phải kiểm tra sổ theo dõi cấp Phiếu Công tác xem đã đánh dấu mục trả phiếu công tác hết chưa.

b/ Trách nhiệm của Giám đốc Điện lực hoặc người được Giám đốc Điện lực ủy quyền:

+ Gỡ bỏ việc đánh dấu trên sơ đồ lưới điện lần lượt theo thực tế trình tự công việc đã thực hiện.

+ Thực hiện khôi phục lại lưới điện theo Quy trình của Điều độ.

c/ Trách nhiệm của người điều hành xử lý sự cố:

+ Phải có mặt tại đơn vị để điều hành xử lý sự cố đối với các sự cố nghiêm trọng.

+ Đối với các trường hợp không có mặt tại đơn vị phải phân công người chịu trách nhiệm điều hành xử lý sự cố; Người kiểm tra, kiểm soát về an toàn khi thực hiện xử lý sự cố (Người giám sát lãnh đạo). Nội dung đã chỉ đạo phân công phải thông báo cho trực vận hành đương ca đề ghi vào sổ nhật ký vận hành.

+ Cấp Lệnh Công tác để kiểm tra đường dây bằng mắt tìm điểm sự cố, không được vi phạm khoảng cách an toàn với các thiết bị mang điện tương ứng với cấp điện áp.

+ Cấp Phiếu Công tác cho trường hợp có xử lý sự cố trên lưới điện, trường hợp này cần yêu cầu và giám sát nhóm công tác bắt buộc phải mang theo đầy đủ trang thiết bị dụng cụ an toàn.

+ Tổ chức huy động nhân lực tham gia xử lý sự cố theo phương án xử lý sự cố cho từng đoạn đường dây của Đơn vị.

d/ Trách nhiệm của người giám sát lãnh đạo:

+ Chuẩn bị đủ dụng cụ, trang bị vật tư, phương tiện phục vụ xử lý sự cố.

+ Chịu trách nhiệm điều hành các nhóm công tác thực hiện công việc trong suốt thời gian xử lý sự cố. Là người được quyền điều chuyển nhân viên đơn vị công tác.

+ Kiểm soát về Phiếu: Các Phiếu, Lệnh trước khi thực hiện công việc phải kiểm tra đảm bảo tính chính xác và ký vào góc phiếu theo quy định.

+ Kiểm soát việc sử dụng đầy đủ các trang bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân.

+ Kiểm soát quá trình giao nhận lưới điện.

e/ Trách nhiệm của nhân viên nhóm công tác:

+ Chỉ được làm việc trong phạm vi cho phép đã ghi trong Phiếu

f/ Trang bị an toàn tối thiểu cần mang theo gồm: Các nội dung này cần phổ biến cho nhóm công tác trước khi ra hiện trường. a/- Các lưu ý về an toàn trong khi thực hiện công việc:

+ Chỉ được phép làm việc khi có lệnh của người CHTT

6. Các biện pháp an toàn trong quá trình thực hiện:

– Khi đi làm phải mặc đủ trang bị BHLĐ.

– Khi làm việc tại hiện trường, tay áo phải buông và cài khuy tay áo, đội mũ và cài quai chắc chắn, đeo găng tay bảo hộ.

b/ Các điểm an toàn khác cần lưu ý:

– Người giám sát cần chú ý quan sát nhắc nhở các thành viên trong nhóm công tác về các nguy cơ gây mất an toàn.

– Sử dụng dây lưng an toàn theo quy định làm việc trên cao.

– Khi trèo bằng guốc trèo phải sử dụng dây an toàn có dây an toàn phụ. Trong quá trình trèo phải luôn có dây quàng qua cột để đề phòng ngã cao. Khi vượt chướng ngại vật phải quàng dây an toàn phụ qua cột xong mới được tháo dây chính và quấn qua vai để chuyển dây an toàn chính thành dây an toàn phụ.

– Khi thực hiện công việc này mọi cá nhân phải tuân thủ các quy định trong Quy trình an toàn điện và các văn bản hướng dẫn của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

c/ Các điều cần chú ý khi kết thúc công việc:

– Các cá nhân đi đến hiện trường bằng các phương tiện tham gia giao thông cần lưu ý: Đảm bảo an toàn, chấp hành đúng luật giao thông.

VI. QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO CÔNG VIỆC XỬ LÝ SỰ CỐ TRẠM BIẾN ÁP.

– Khi đã đến hiện trường nếu chưa được phép của người chỉ huy trực tiếp, nghiêm cấm các cá nhân tự ý làm việc trước.

– Mọi cá nhân trong nhóm công tác không được làm bất cứ việc gì ngoài nội dung công việc được giao (kể cả người chỉ huy trực tiếp). Nếu phát hiện các bất thường cần xử lý ngay nhưng ngoài nội dung công việc được giao, người CHTT cần xin ý kiến lãnh đạo đơn vị và thực hiện các biện pháp an toàn cho công việc mới được triển khai thực hiện.

1- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các công việc xử lý sự cố đột xuất tại các trạm biến áp phân phối do Công ty Điện lực Sơn La quản lý vận hành (Các thiết bị thuộc quyền điều khiển của trực ca vận hành Điện Lực).

Các công việc trên được thực hiện theo Lệnh Công tác hoặc Phiếu Công tác kèm theo Phiếu Thao tác.

2- Địa điểm thi công:

Được ghi trong Lệnh công tác hoặc Phiếu công tác do đơn vị trực tiếp quản lý vận hành cấp (dựa theo tin báo của khách hàng, hay các tổ, đội sản xuất).

4- Nội dung công việc:

3- Đặc điểm nơi thi công:

– Làm việc tại các trạm biến áp có cắt điện.

– Khu vực được phép làm việc từ má dưới cầu chì tự rơi đến đầu ra của tủ hạ thế trạm biến áp.

Xử lý các sự cố thông thường tại các trạm biến áp như: Đứt chì cao thế của trạm biến áp; hỏng chống sét van (lắp dưới SI); phát nhiệt đầu cốt cọc máy BA, chạm chập cáp tổng, nhảy áp tô mát, chập thanh cái hạ thế, hư hỏng mạch đo đếm …

a/ Dự kiến danh sách công nhân trực tiếp thực hiện:

5- Biên pháp tổ chức:

b/ Việc chuẩn bị phiếu:

Khi xảy ra sự cố tại các trạm biến áp, trực vận hành có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo đơn vị để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Lãnh đạo đơn vị sau khi nhận được thông tin báo cáo tình hình sự cố cần có ý kiến chỉ đạo việc huy động nhân lực và phân công người kiểm soát an toàn trong quá trình thực hiện. trong trường hợp lãnh đạo không trực tiếp có mặt tại đơn vị thì nội dung điều hành phân công đã thực hiện (thông qua điện thoại) phải thông báo cho trực vận hành để ghi nội dung việc phân công chỉ đạo vào sổ nhật ký vận hành.

Theo lịch trực sửa chữa điện của đơn vị hoặc do lãnh đạo đơn vị huy động đột xuất.

c- Trang bị an toàn, vật tư, dụng cụ thi công tối thiểu cần mang theo gồm: Các nội dung này cần phổ biến cho nhóm công tác trước khi ra hiện trường. a/- Điều kiện và hình thức cho phép làm việc:

– Mỗi nhóm gồm 02 người thực hiện theo Lệnh Công tác hoặc Phiếu Công tác (kèm theo Phiếu Thao tác cắt, đóng SI trạm biến áp …) do trực vận hành đương ca cấp. Ngoài Phiếu Công tác phải có sẵn các Phiếu cắt, đóng SI trạm biến áp được thực hiện khi cần thao tác.

– Việc dùng Lệnh Công tác chỉ được áp dụng cho công việc kiểm tra thiết bị bằng mắt và thao tác tháo lắp ống chì cao áp để thay dây chảy cầu chì. Tất cả các công việc khác phải được cấp phiếu công tác.

b/- Các lưu ý về an toàn trong khi thực hiện công việc:

– Trong nội dung Lệnh Công tác hoặc Phiếu Công tác phải ghi rõ người thực hiện phải sử dụng đầy đủ trang bị an toàn, BHLĐ cá nhân đã được cấp. Phải kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi đóng lại điện.

6. Các biện pháp an toàn trong quá trình thực hiện:

– Điều kiện: Nhóm công tác phải có Lệnh viết hoặc Phiếu Công tác do trực vận hành cấp; Người chỉ huy trực tiếp tự chỉ đạo thực hiện.

– Hình thức cho phép: Trực tiếp tại hiện trường.

– Khi đi làm phải mặc đủ trang bị BHLĐ.

– Khi làm việc tại hiện trường, tay áo phải buông và cài khuy tay áo, đội mũ và cài quai chắc chắn, đeo găng tay bảo hộ.

– Người giám sát cần chú ý quan sát nhắc nhở các thành viên trong nhóm công tác về các nguy cơ gây mất an toàn. Đặc biệt má trên SI đang mang điện cao áp, không được vi phạm khoảng cách an toàn.

– Thực hiện cắt, đóng SI TBA phải có phiếu thao tác.

c/ Các điểm an toàn khác cần lưu ý:

– Hai người công tác phải luôn làm việc ở cùng một địa điểm để giám sát nhau.

– Việc tháo và lắp ống chì của cầu chì tự rơi phải được thực hiện bằng sào thao tác, cấm dùng tay để tháo lắp ống chì.

– Trường hợp đứt chì do chống sét van bị hỏng mà chưa có vật tư thay thế cho phép tạm thời tách ra khỏi vận hành (Trong trường hợp TBA có DCL đầu trạm), Trường hợp TBA không có DCL đầu trạm thì phải cắt điện hoàn toàn đoạn đường dây cao thế cấp vào TBA). Khi thực hiện công việc tại mặt máy biến áp phải cắt hết áp tô mát nhánh, tổng và đặt tiếp địa tại cọc máy biến áp phía cao áp.

– Khi làm việc tại tủ phân phối phải cắt hết điện và có biện pháp ngăn ngừa có điện áp từ nơi khác xông đến; phải sử dụng găng tay bảo hộ lao động đã được cấp. Trước khi đóng áp tô mát trong tủ hạ thế người thực hiện phải kiểm tra kỹ xem có đảm bảo an toàn để đóng điện chưa, khi thực hiện thao tác phải sử dụng găng tay cách điện.

– Khi thực hiện công việc này mọi cá nhân phải tuân thủ các quy định trong quy trình an toàn điện và các văn bản hướng dẫn của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

d/ Các điều cần chú ý khi kết thúc công việc:

– Các cá nhân đi đến hiện trường bằng các phương tiện tham gia giao thông cần lưu ý: Đảm bảo an toàn, chấp hành đúng luật giao thông.

VII. QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO CÔNG VIỆC TREO THÁO CÔNG TƠ TRÊN LƯỚI 0,4KV CÓ CẮT ĐIỆN.

– Khi đã đến hiện trường nếu chưa được phép của người chỉ huy trực tiếp, nghiêm cấm các cá nhân tự ý làm việc trước.

– Khi trèo bằng guốc trèo phải sử dụng dây an toàn có dây an toàn phụ. Trong quá trình trèo phải luôn có dây quàng qua cột để đề phòng ngã cao. Khi vượt chướng ngại vật phải quàng dây an toàn phụ qua cột xong mới được tháo dây chính và quấn qua vai để chuyển dây an toàn chính thành dây an toàn phụ.

– Mọi cá nhân trong nhóm công tác không được làm bất cứ việc gì ngoài nội dung công việc được giao (kể cả người chỉ huy trực tiếp). Nếu phát hiện các bất thường cần xử lý ngay nhưng ngoài nội dung công việc được giao, người CHTT cần xin ý kiến lãnh đạo đơn vị và thực hiện các biện pháp an toàn cho công việc mới được triển khai thực hiện.

1- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các công việc treo tháo Công tơ trên lưới 0,4kV có cắt điện.

Các công việc được thực hiện theo Phiếu Công tác.

2- Địa điểm thi công:

Được ghi trong Phiếu Công tác do đơn vị trực tiếp quản lý vận hành cấp và có danh sách Công tơ khách hàng kèm theo.

4- Nội dung công việc:

3- Đặc điểm nơi thi công:

– Làm việc với lưới điện hạ thế đã cắt điện.

a/ Dự kiến danh sách công nhân trực tiếp thực hiện:

– Các Công tơ cần thay được lắp đặt trong hòm và treo trên cột.

b/ Việc chuẩn bị phiếu:

– Nhóm công tác làm việc trong điều kiện trên cao có nhiều chướng ngại vật, có khả năng có điện từ nơi khác truyền đến.

Treo tháo công tơ theo danh sách của đơn vị cấp kèm theo Phiếu công tác.

TT Nội dung công việc Điều kiện về an toàn để tiến hành công việc Phạm vi công tác

5- Biên pháp tổ chức:

Theo Lịch công tác tuần trên lưới điện của đơn vị.

– Mỗi nhóm công tác được cấp 01 Phiếu Công tác riêng; cấm tự ý tách nhỏ nhóm công tác ra để làm việc. Trong nội dung Phiếu Công tác phải ghi rõ khi làm việc trên cột phải sử dụng găng tay cách điện hạ áp hay găng tay BHLĐ, bút thử điện hạ áp, khi trèo cao phải có đủ dây lưng an toàn.

– Nội dung Phiếu Công tác:

1

Treo tháo Công tơ trên lưới 0,4 kV (Có danh sách kèm theo)

Tại các vị trí lắp đặt Công tơ theo danh sách.

– Cắt Ap tô mát nhánh …

c- Trang bị an toàn tối thiểu cần mang theo gồm: Các nội dung này cần phổ biến cho nhóm công tác trước khi ra hiện trường. a/- Điều kiện và hình thức cho phép làm việc:

– Thử hết điện, đặt tiếp địa sau ATM nhánh …

– Khóa cửa tủ phân phối

b/- Các lưu ý về an toàn trong khi thực hiện công việc:

– Treo biển “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cửa tủ phân phối.

Để thực hiện công việc này, nhóm công tác ít nhất phải có 2 người trở lên; Trường hợp cắt điện từng nhánh để làm việc thì mỗi nhánh phải cấp riêng 01 Phiếu Công tác; Trường hợp có nhiều nhóm công tác cùng làm việc trên 01 đường dây phải cử 01 người là Lãnh đạo công việc kiêm Người cho phép vào làm việc. Khi làm việc ở nhiều điểm khác nhau phải ghi vào mục di chuyển địa điểm công tác trong Phiếu Công tác.

6. Các biện pháp an toàn trong quá trình thực hiện:

Điều kiện: Nhóm công tác phải có Phiếu Công tác do đơn vị trực tiếp quản lý vận hành cấp; Người chỉ huy trực tiếp tự chỉ đạo thực hiện.

Hình thức cho phép: Trực tiếp tại hiện trường.

– Khi đi làm phải sử dụng đầy đủ trang bị BHLĐ cá nhân.

– Người giám sát cần chú ý quan sát nhắc nhở các thành viên trong nhóm công tác về các nguy cơ gây mất an toàn.

– Sử dụng dây da an toàn theo quy định làm việc trên cao; sử dụng găng tay BHLĐ khi thực hiện công việc.

c/ Các điểm an toàn khác cần lưu ý:

– Hai người phải luôn làm việc ở cùng một địa điểm để giám sát nhau.

– Phải luôn nhớ là mình đang làm việc có tiếp xúc trực tiếp với các vật có thể mang điện bất ngờ, hãy dùng bút thử điện hạ áp thử vào tất cả các vật bằng kim loại ở xung quanh, những chỗ có thể chạm vào vì có thể chúng có điện.

– Khi trèo thang di động phải có người giữ chân thang, đến vị trí cần làm việc phải quàng dây an toàn chắc chắn qua cột mới được làm việc.

– Khi trèo bằng guốc trèo phải sử dụng dây an toàn có dây an toàn phụ. Trong quá trình trèo phải luôn có dây quàng qua cột để đề phòng ngã cao. Khi vượt chướng ngại vật phải quàng dây an toàn phụ qua cột xong mới được tháo dây chính và quấn qua vai để chuyển dây an toàn chính thành dây an toàn phụ.

d/ Các điều cần chú ý khi kết thúc công việc:

– Khi tháo công tơ: cần đánh dấu từng đầu dây đã tháo ra để tránh nhầm lẫn.

VIII. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN, CHẾ ĐỘ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM: 1. Tổ chức triển khai, thực hiện.

– Khi thực hiện công việc này mọi cá nhân phải tuân thủ các quy định trong quy trình an toàn điện và các văn bản hướng dẫn của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

– Các cá nhân đi đến hiện trường bằng các phương tiện tham gia giao thông cần lưu ý: Đảm bảo an toàn, chấp hành đúng luật giao thông.

– Khi đã đến hiện trường nếu chưa được phép của người chỉ huy trực tiếp, nghiêm cấm các cá nhân tự ý làm việc trước.

– Mọi cá nhân trong nhóm công tác không được làm bất cứ việc gì ngoài nội dung công việc được giao và phạm vi được phép làm việc ghi trong PCT. Nếu phát hiện các bất thường cần xử lý ngay nhưng ngoài nội dung công việc được giao, người CHTT cần xin ý kiến lãnh đạo đơn vị và thực hiện các biện pháp an toàn cho công việc mới được triển khai thực hiện.

– Đội trưởng, tổ trưởng các tổ, đội SX chịu trách nhiệm trước Giám đốc Điện lực, quản đốc phân xưởng trong việc kiểm soát các biện pháp an toàn mọi công việc trên thiết bị lưới điện thuộc tổ, đội quản lý. Tổ chức thực hiện công việc trên lưới điện phải tuân thủ quy định trình tự các bước công việc trên lưới điện. Thực hiện chế độ phiếu PTT, PCT, LCT đúng qui định hiện hành.

3. Chế tài xử lý vi phạm.

– Giám đốc, quản đốc các Điện lực, phân xưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty trong việc kiểm soát các biện pháp an toàn mọi công việc trên thiết bị lưới điện tại Điện lực, phân xưởng. Khi tổ chức thực hiện công việc trên lưới điện phải tuân thủ quy định trình tự các bước công việc trên lưới điện. Thực hiện đúng chế độ phiếu PTT, PCT, LCT theo qui định hiện hành.

– Trưởng các phòng: Thanh tra an toàn, Kỹ thuật, Điều độ chịu trách nhiệm trước Phó Giám đốc kỹ thuật, Giám đốc Công ty trong việc kiểm soát các biện pháp an toàn mọi công việc trên thiết bị lưới điện thuộc Công ty quản lý.

– Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty trong việc đã kiểm soát việc thực hiện các quy định tại Công ty.

– Các Điện lực, phân xưởng khi có công việc thực hiện trên lưới điện phải phân công cán bộ quản lý, KTVATCT chịu trách nhiệm kiểm soát, kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn để kịp thời phát hiện ngăn ngừa các nguy cơ mất an toàn và xử lý nghiêm các trường hợp đơn vị, cá nhân vi phạm.

– Các phòng nghiệp vụ Công ty: Thanh tra AT, Kỹ thuật, Điều độ căn cứ kế hoạch công tác trên lưới của các đơn vị báo cáo Phó Giám đốc kỹ thuật xem xét, tổ chức kiểm tra hiện trường, giám sát kép các đơn vị công tác làm việc trên hiện trường, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm và đề xuất Hội đồng kỷ luật Công ty hình thức xử lý các vi phạm.

– Đơn vị, cá nhân vi phạm các qui định với các trách nhiệm cá nhân tại Mục I, II, III, IV,V,VI,VII của Quy định này, tùy theo mức độ lỗi vi phạm mà sử lý bằng các hình thức được quy định tại Điều 95 của Quy trình an toàn điện ban hành kèm theo Quyết định số 1186/QĐ-EVN của Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Quy chế hiện hành của Tổng công ty và Công ty.

– Trưởng, phó các phòng chuyên môn; Giám đốc, phó Giám đốc các Điện lực; Quản đốc, phó Quản đốc PX; KTVATCT…. chưa làm tròn trách nhiệm được giao trong việc kiểm tra, kiểm soát công tác an toàn lao động khi làm việc trên lưới điện, để xảy ra các vi phạm trong quá trình thực hiện, áp dụng Quy chế xử lý trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu.

– Chuyên viên các phòng chuyên môn Công ty không làm hết trách nhiệm theo chức năng nhiệm vụ được giao dẫn đến đơn vị cấp dưới vi phạm các quy định về thực hiện kiểm soát công tác an toàn lao động khi công tác trên lưới thì cũng liên đới trách nhiệm.

Quy định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Các quy định đã ban hành trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ. Những điều không nêu ở quy định này thì được thực hiện như các quy định hiện hành.

Ban Giám đốc và các ông ( bà) Trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Sơn La có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy định này. Giao cho phòng Thanh tra An toàn tổng hợp các vi phạm về Quy trình an toàn điện và các Quy định về công tác an toàn lao động trình Hội đồng kỷ luật Công ty về hình thức xử lý.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị báo cáo bằng văn bản về Công ty (Phòng TTAT) để xem xét, sửa đổi bổ xung.

Biện Pháp An Toàn Khi Sử Dụng Điện ” Suadiennuocbaotien

Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới sự cố điện dân dụng:

Hệ thống điện lưới gặp sự cố.

Thiết bị sử dụng điện gặp trục trặc khi sử dụng.

Sự cố nguyên nhân từ hệ thống điện

Thường các sự cố nằm ở hệ thống điện xảy rất nguy hiểm có thể gây nên những thiệt hại khó lường. Vì vậy các bạn cần lưu ý những sự cố này để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

Sự cố thường gặp nhất đó là mất dây mát. Hay cả hai dây đều là dây nóng. Là khi đèn không sáng hoặc thiết bị không hoạt động khi kiểm tra bằng bút thử điện thì cả 2 dây bút thử điện đều sáng đèn.

Cách sửa chữa sự cố mất dây mát đơn giản.

Kiểm tra dây

Dùng thông mạch kiểm tra lại hệ thống dây điện có thể đã chập điện. Hoặc điện bị rò rỉ, chỗ nối bị oxi hóa không tiếp xúc được dòng điện hoặc bị đứt dây. Chỉ cần nối lại là có thể sử dụng được.

Nếu bạn không có kiến thức và chuyên môn về điện có thể gọii đến số 0983.165.146 để được tư vấn và hỗ trợ sửa chữa tại Hà Nội.

Sự cố toàn bộ bóng đèn lóe sáng rồi tắt hẳn hoặc đèn sáng mờ

Nguyên nhân thường do thay đổi dòng điện đột ngột (dòng điện không ổn định).

Thường hiện tượng này do hệ thống điện khu vực hoặc do hệ thống dây điện cũ. Các mối nối đã oxi hóa dẫn đến đường truyền mất đi sự ổn định.

Cách sửa chữa tốt nhất là thay mới hoặc vệ sinh các mối nối mà bạn xác định là đã cản trở dòng điện.

Điện đang sử dụng xảy ra tiếng nổ, aptomat sập xuống.

Hiện tượng này rất nguy hiểm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Nếu bạn có chuyên môn thì nên cẩn thận rút tất cả các thiết bị điện ra và kiểm tra từng khu vực. Sử dụng thông mạch kiểm tra đường dây và tiến hành khắc phục sự cố.

Nếu bạn không có chuyên môn thì tốt nhất hãy gọi cho đơn vị chuyên sửa chữa điện nước tại nhà để kiểm tra. Với thiết bị hỗ trợ và kinh nghiệm, chuyên môn, họ sẽ giúp tìm ra nguyên nhân và tiến hành sửa chữa.

Sự cố do sử dụng thiết bị điện

Sự cố xảy ra do thiết bị sử dụng nguồn năng lượng điện thường sẽ dễ dàng khắc phục hơn. Bạn chỉ cần xác định được đúng thiết bị gây nên sự cố.

Thường các thiết bị điện các bạn sử dụng không đúng cách cũng như không đúng yêu cầu của nhà sản xuất sẽ gây nên những hư hại cho cả hệ thống điện dân dụng.

Cách khắc phục đơn giản nhất là tách thiết bị ra khỏi dòng điện và tiến hành kiểm tra sửa chữa thiết bị điện đó.

Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện

Để an toàn cho chính bạn và đảm bảo hệ thống vận hành tốt, tránh xảy ra sự cố cũng như dể dàng sửa chữa điện các bạn cần chú ý đến một số biện pháp an toàn sau:

Khi thi công, lắp đặt điện nước dân dụng cần có đội ngũ chuyên viên tư vấn, thiết kế thực hiện. Gắn các thiết bị bảo vệ ở những nguồn điện chính.

Sử dụng vật tư thi công đúng tiêu chuẩn, phù hợp với mục đích sử dụng cũng như đảm bảo không quá tải khi sử dụng các thiết bị điện.

Sử dụng các đồ dùng, thiết bị phải đảm bảo an toàn đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Tắt ngay các thiết bị cũng như dụng cụ sử dụng năng lượng điện khi không sử dụng.

Không cầu nối dây dẫn điện

Ngắt ngay nguồn cấp điện khi có sự cố điện xảy ra.

Liên hệ đơn vị chuyên tư vấn sửa chữa điện nước dân dụng tại Hà Nội

Điện nước Bảo Tiến – chuyên thi công, sửa chữa, bảo trì điện nước, điện lạnh

Khi xảy ra sự cố điện dân dụng tại Hà Nội tốt nhất bạn nên liên hệ ngay cho đơn vị chuyên sửa chữa điện – nước dân dụng tại nhà. Hotline: 0983.165.146 – 09345.86890

Chuyên sửa điện nước tại Hà Nội