Liên Hệ Bản Thân Về Việc Rèn Luyện Tu Dưỡng Đạo Đức, Lối Sống Của Cán Bộ, Đảng Viên

Tự liên hệ về việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh kèm theo liên hệ bản thân là bài thu hoạch mà chúng tôi đã tổng hợp lại để gửi tới các bạn. Mời các bạn cùng xem bài thu hoạch để Liên hệ bản thân về việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống của Cán bộ, Đảng viên.

1. Phương hướng phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một là, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc. Học và làm theo Bác không phải là bằng những điều cao siêu, to lớn, mà cần bắt đầu từ những lời nói, việc làm, bằng thái độ, cách ứng xử trong xử lý và giải quyết công việc hằng ngày. Đó là sự tự ý thức về trách nhiệm của mình trong công việc chung, là việc cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ ở cương vị công tác. Mỗi người cần thấm nhuần, khắc sâu lời Bác dạy: Cán bộ, đảng viên “là người đày tớ trung thành và tận tụy của nhân dân”; “phục vụ nhân dân là phục tùng chân lý”; “làm công bộc cho dân là một việc làm cao thượng”.

Học tập ý thức, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của Bác cần xuất phát từ tinh thần tự giác, sự thôi thúc của con tim, từ danh dự và lương tâm của chính bản thân mỗi người. Làm việc với một niềm hăng say, phấn khởi, tin tưởng, hạnh phúc, với mong muốn được cống hiến, đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của cơ quan, đơn vị, tổ chức mà mình là thành viên, rộng hơn là của xã hội, đất nước, chứ không phải vì danh lợi, chạy theo thành tích. Cần nhận thức rõ rằng, trở thành một cán bộ, công chức, một đảng viên là niềm vinh dự, tự hào, nhưng cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn. Vinh dự, trách nhiệm đó đòi hỏi mỗi người cần cố gắng, phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được tổ chức phân công, giao phó.

Học tập tinh thần trách nhiệm của Bác còn là việc phải luôn đau đáu, trăn trở với những tâm tư, suy nghĩ, mong mỏi của người dân và xã hội, muốn đóng góp sức lực nhỏ bé của mình vào việc xây dựng một xã hội tiến bộ, tốt đẹp hơn; nói đi đôi với làm, lý luận liên hệ với thực tiễn; biết thông cảm, thấu cảm, biết đau trước những khó khăn, mất mát của người dân; biết vui mừng, sẻ chia trước hạnh phúc, niềm vui của nhân dân. Thấu hiểu và cảm thông với nhân dân, xuất phát từ lợi ích của nhân dân sẽ giúp mỗi cán bộ, đảng viên luôn tìm tòi, suy nghĩ để giải quyết công việc vừa ích nước, vừa lợi dân.

Hai là, trong xử lý và giải quyết công việc cần khắc ghi sâu sắc nguyên tắc lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của Đảng là tối thượng, bất khả xâm phạm, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Người cán bộ, đảng viên trước bất cứ công việc gì, dù ở cương vị, hoàn cảnh nào cũng phải luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của Đảng lên trước. Lợi ích của cá nhân, của bộ phận, của giai cấp phải phục tùng và không được làm tổn hại đến lợi ích dân tộc; đồng thời, linh hoạt, mềm dẻo, “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong thực hiện nguyên tắc này. Vì vậy, trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết một cách đúng đắn, sáng tạo yêu cầu, đòi hỏi, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam; đoàn kết, tập hợp được sức mạnh của cả dân tộc làm nên thắng lợi vĩ đại trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

Để luôn đứng vững trên lập trường dân tộc, lấy quyền lợi của Tổ quốc và nhân dân làm tối thượng, cần chống chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, tư tưởng cục bộ, óc bè phái, kéo bè kéo cánh, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ ra. Chủ nghĩa cá nhân “là một thứ vi trùng rất độc, một thứ rất gian giảo, xảo quyệt”. Do chủ nghĩa cá nhân mà ngại khó khăn, gian khổ, tham danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành, xa rời quần chúng, mất đoàn kết, kém tinh thần trách nhiệm,… Nó là nguyên nhân của mọi thói hư tật xấu, của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Do vậy, phải “kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân” – kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta.

Ba là, học tập và làm theo Bác, mỗi cán bộ, đảng viên cần không ngừng rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ. Trong một xã hội vận động và biến đổi nhanh chóng, đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới đã và đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi rất cao về năng lực, chuyên môn, phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị đối với mỗi người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Do vậy, để tránh tụt hậu, đáp ứng được yêu cầu của công việc, tiến tới có đủ năng lực làm việc được trong môi trường quốc tế, không có cách nào khác, mỗi người cần có tinh thần cầu thị, không ngừng cố gắng, nỗ lực học tập, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân, ngày càng tiến bộ.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải coi việc tự học tập, rèn luyện là nhiệm vụ tự thân, là chế độ, quy định bắt buộc. Học tập là con đường duy nhất để tiến bộ và phát triển. Học tập phải được coi là nghĩa vụ, là khát vọng, niềm say mê, nguồn vui để làm việc và làm người cán bộ, đảng viên tốt. Không học tập và rèn luyện sẽ bị tụt hậu, đào thải, không đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Do vậy, cần xác định học tập là công việc suốt đời, “còn sống là còn phải học”. Có nhiều cách học: học ở trường lớp, học đồng nghiệp, học trong sách vở, tự học. Nói tóm lại, phải thấm nhuần lời dạy của V.I.Lê-nin được Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Học, học nữa, học mãi”!./.

Để phòng, chống tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay, cần triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ một hệ thống các nhóm giải pháp.

Nhóm giải pháp trong công tác xây dựng Đảng:

Hai là, tăng cường công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân.

, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2023, của Bộ Chính trị một cách thiết thực, gắn với công việc, sự rèn luyện, tu dưỡng hằng ngày của mỗi cán bộ.

Nhóm giải pháp tăng cường quản lý nhà nướcNhóm giải pháp phát huy vai trò của nhân dân, các đoàn thể chính trị – xã hội, báo chí và dư luận xã hộiNhóm giải pháp hạn chế tác động tiêu cực từ bên ngoài Một số giải pháp cần đặc biệt tập trung thực hiện: : :

, từng cơ quan, đơn vị, địa phương cần rà soát và có kế hoạch sửa chữa, khắc phục hạn chế.

Nhận thức và tự liên hệ về việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống Về chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh:

1- Cần nhìn thẳng vào sự thật để thấy nguyên nhân sâu xa nhất của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên nằm trong sự lạc hậu, hạn chế của công tác lý luận.

2- Để khắc phục sự yếu kém về lý luận nhằm chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cần thực hiện tốt một số hướng cơ bản sau đây:

3- Để khắc phục các khiếm khuyết, bất hợp lý trong cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, trong hệ thống pháp luật và cơ chế điều hành, quản lý đất nước nói riêng, dễ tác động tiêu cực đến tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên, cần coi trọng các giải pháp

Về ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tấm gương Hồ Chí Minh:

Để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống, ngoài các giải pháp cơ bản nêu trên, cần tập trung vào những vấn đề chính

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng

Thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ trong hệ thống chính trị.

Thực sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên bằng việc ban hành và thực thi quy định chặt chẽ hơn

Kiên quyết thực hiện ngay việc công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, công chức.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng.

Về ý thức trách nhiệm, tâm huyết với công việc Đối với mỗi một người giáo viên công việc chính là giảng dạy truyền thụ tri thức và rèn luyện nhân cách cho học sinh, một công việc hết sức khó khăn nhưng cũng đầy tự hào. Thấm nhuần được đạo đức, tư tưởng và mong ước của Người tôi đã, sẽ không ngừng học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tôi luôn khát khao mình sẽ đóng góp được một phần nhỏ bé vào công cuộc trồng người và cống hiến cho đất nước những người con đủ đức, đủ tài để phần nào thoả lòng mong ước của Người, tôi luôn tự hào và sẽ cố gắng hết mình để thực hiện tốt điều đó.

– Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức.

– Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân.

– Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng trước mọi mưu đồ của các thế lực thù địch, cơ hội hòng chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân. Đoàn kết là yêu nước, chia rẽ là làm hại cho đất nước. Mọi biểu hiện cục bộ, bản vị là trái với tinh thần yêu nước chân chính.

Bản thân tôi luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương không kéo bè, kéo cánh để làm rối loạn kỷ cương, để cầu danh, trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứng trên quần chúng…, làm cho nhân dân bất bình, cần phải lên án và loại bỏ.

Phương hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của bản thân:

Dù ở bất cứ cương vị nào phải gần gũi với mọi người, học tập và có trách nhiệm với những người xung quanh.

Luôn động viên những người thân trong gia đình và xã hội giữ gìn đạo đức lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.

Tôi nhận thấy rằng bản thân mình đã cố gắng rất nhiều trên tất cả các mặt song vẫn còn có những hạn chế nên kết quả chưa cao .

– Trong việc đấu tranh phê bình và tự phê bình đôi lúc còn rụt rè, còn cả nể trong việc đánh giá xếp loại .

– Việc nắm bắt thông tin, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào công việc chuyên môn còn có những hạn chế nhất định .

Phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn là người giáo viên mẫu mực xứng đáng với niềm tin yêu của học sinh. Luôn gương mẫu trong các hoạt động, tích cực vận dụng phương pháp giảng dạy mới để phát huy tính tích cực của học sinh, phải luôn nêu gương về mặt đạo đức, giữ vững lập trường của người đảng viên Đảng cộng sản.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và thử thách đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết chúng ta hãy kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để tạo nên động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Và điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức theo gương Bác Hồ vĩ đại.

Hệ Thống Liên Kết Văn Bản Tiếng Việt

Sách “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” được Trần Ngọc Thêm viết trong các năm 1980-1984, khi là CBGD khoa ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và được Nxb “Khoa học Xã hội” cho ra mắt năm 1985 với số lượng 5.000 bản tại Hà Nội (dày 359 tr.). NXB Giáo dục đã tái bản nguyên dạng (khổ 14,3×20,3, dày 307 tr.) nhiều lần vào các năm 1999, 2000, 2004, 2008, 2009, 2011.

NỘI DUNG:

Phần Một: VẤN ĐỀ TÍNH LIÊN KẾT VÀ ĐƠN VỊ LIÊN KẾT VĂN BẢN

Chương I: NGÔN NGỮ HỌC VĂN BẢN VÀ VẤN ĐỀ TÍNH LIÊN KẾT

1. Từ giới hạn câu… 8

2. …đến sự ra đời của ngôn ngữ văn bản 10

3. Vấn đề tính liên kết của văn bản 13

Chương II: KHÁI NIỆM TÍNH LIÊN KẾT CỦA VĂN BẢN

4. Cái gì làm cho một chuỗi câu trở thành văn bản? 17

5. Liên kết hình thức và liên kết nội dung. Phân biệt văn bản với các loại chuỗi phát ngôn hỗn độn 20

8. Mâu thuẫn giữa tính hình tuyến của văn bản với tính nhiều chiều của hiện thực như nguồn gốc của sự phong phú về số lượng phương thức liên kết. Liên kết tiếp giáp và liên kết bắc cầu. Liên kết đơn và liêân kết phức 30

9. Một hướng phân loại mới: Phân loại các phương thức liên kết theo đơn vị liên kết 33

Chương III: PHÁT NGÔN – ĐƠN VỊ LIÊN KẾT VĂN BẢN

10. Định nghĩa ba tiêu chí về câu. Phần dư – trung tâm tranh luận của vấn đề câu 35

11. Thái độ của định nghĩa ba tiêu chí về câu đối với phần dư 37

12. Hướng giải quyết phần dư bằng cách chỉ xác định câu theo một tiêu chí 39

13. Hướng giải quyết phần dư bằng cách xác định câu theo hai tiêu chí 41

14. Văn bản và tính liên kết – nguồn gốc của vấn đề câu 43

15. Bình diện hình thức: Phát ngôn và dấu ngắt phát ngôn 44

16. Phân loại phát ngôn theo sự hoàn chỉnh về cấu trúc: Câu và ngữ trực thuộc 49

17. Dấu hiệu nhận diện sự hoàn chỉnh vêà cấu trúc. Phân đoạn cấu trúc và phân đoạn thông báo. Các kiểu cấu trúc nòng cốt. Nòng cốt đặc trưng 50

18. Nòng cốt quan hệ và vấn đề câu có từ “là” trong văn bản 54

19. Nòng cốt tồn tại và câu tồn tại trong văn bản 59

20. Nòng cốt qua lại và cái gọi là “câu phức” có từ nối hô ứng 68

21. Phát ngôn đơn và phát ngôn ghép. Từ nối trong phát ngôn ghép. Ranh giới giữa câu qua lại và phát ngôn ghép 73

22. Phân loại phát ngôn theo sự hoàn chỉnh về nội dung: Câu tự nghĩa và câu hợp nghĩa 77

23. Liên kết khiếm diện trong các phát ngôn tự nghĩa và hợp nghĩa. Những khái niệm cơ bản của liên kết hiện diện: Chủ ngôn và kết ngôn, chủ tố và kết tố, liên kết hồi quy và liên kết dự báo 84

24. Từ kết quả phân loại phát ngôn trở lại việc phân loại các phương thức liên kết theo loại phát ngôn 89

Phần Hai: NHỮNG PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT GIỮA CÁC PHÁT NGÔN

Chương I: CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT CHUNG CHO CẢ BA LOẠI PHÁT NGÔN

25. Các phương thức liên kết chung và sự liên kết của các câu tự nghĩa 94

26. Đại cương về phương thức lặp 95

27. Phép lặp từ vựng 96

28. Phép lặp ngữ pháp 102

29. Phép lặp ngữ âm 111

30. Phép đối 114

31. Phép thế đồng nghĩa 124

32. Phép liên tưởng 133

33. Phép tuyến tính 147

Chương II: CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT HỢP NGHĨA

34. Các phương thức liên kết hợp nghĩa và sự liên kết của các phát ngôn hợp nghĩa. Câu hợp nghĩa 155

35. Đại cương về phép thế đại từ. Thế đại từ khiếm diện và dự báo 156

36. Phép thế đại từ (tiếp theo): Thế đại từ hiện diện hồi quy 165

37. Hiện tượng tỉnh lược liên kết và phép tỉnh lược yếu 175

38. Hiện tượng nối liên kết và phép nối lỏng 186

39. Phát ngôn hợp nghĩa do chứa vị trí hợp nghĩa: Các nguyên tắc cấu tạo và sử dụng 198

Chương III: CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT TRỰC THUỘC

40. Các phương thức liên kết trực thuộc và sự liên kết của ngữ trực thuộc 202

41. Phép tỉnh lược mạnh 203

42. Ngữ trực thuộc tỉnh lược định danh 213

43. Phép nối chặt 224

44. Các nguyên tắc cấu tạo và sử dụng ngữ trực thuộc 233

Phần Ba: HỆ THỐNG LIÊN KẾT Ở CÁC CẤP ĐỘ VÀ Ở MẶT NỘI DUNG

Chương I: MỞ RỘNG KHÁI NIỆM LIÊN KẾT

45. Mở rộng xuống cấp độ phát ngôn: Sự liên kết và vấn đề “quan hệ cú pháp trong câu” 247

46. Tiếp tục mở rộng về phía dưới và phía trên: Sự liên kết ở cấp độ hình vị và cấp độ đoạn văn 253

47. Sự phổ quát của khái niệm “tính liên kết” 258

Chương II: LIÊN KẾT NỘI DUNG TRONG VĂN BẢN VÀ SỰ THỂ HIỆN CỦA NÓ

48. Các cấp độ của liên kết nội dung 262

A- LIÊN KẾT CHỦ ĐỀ

B- LIÊN KẾT LÔGIC

53. Liên kết lôgic và sự thể hiện của nó 292

54. Sự phân bố giữa phép tuyến tính và các phép nối trong việc thể hiện liên kết lôgic 294

55. Chuỗi bất thường về nghĩa và sự liên kết lôgic của chúng trong văn bản 300

56. Các kiểu lỗi liên kết lôgic 310

THAY CHO LỜI KẾT

57. Sự thống nhất của liên kết nội dung và mối quan hệ của nó đối với liên kết hình thức. Trở lại vấn đề ranh giới giữa phát ngôn ghép và chuỗi phát ngôn 313

Tài liệu trích dẫn 319

Bảng tra một số khái niệm cơ bản 331

Thông Tin Liên Hệ, Chức Năng, Nhiệm Vụ Chính Của Văn Phòng Sở

Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bến Tre dời về Trụ sở mới (các sở, ngành tỉnh) từ 23/3/2023:

– Địa chỉ: tầng 4-5, số 126A, Nguyễn Thị Định, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

– Điện thoại Văn phòng Sở: (0275) 3 822 217

– Fax: (0275) 3 825 090

– Email Văn phòng Sở: ‘ ); document.write( addy34912 ); document.write( ‘‘ ); document.write( ‘‘ ); document.write( ” ); Chức năng nhiệm vụ chính của Văn phòng Sở:

– Văn phòng có trách nhiệm tham mưu, giúp Giám đốc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở.

– Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất của cơ quan Sở;

– Tham mưu tổ chức các kỳ họp định kỳ , đột xuất của cơ quan Sở;

– Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn thực hiện công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ; tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm; phổ biến và tổ chức ứng dụng những sáng kiến kinh nghiệm và nhân điển hình tiên tiến trong phạm vi ngành ở địa phương;

– Công tác pháp chế, hành chính, quản trị;

– Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ thực hiện công tác cải cách hành chính;

– Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, lưu trữ; quản lý mạng thông tin điện tử;

– Quản lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan Sở; trang bị phương tiện làm việc cho cán bộ, công chức cơ quan Sở;

– Tham mưu để xuất các biện pháp bảo vệ an toàn cơ quan

Tổ chức nhân sự Văn phòng: 1. Ông. Võ Quốc Khanh – Phó Chánh Văn phòng phụ trách 2. Bà Trần Thị Nho – Phó Chánh Văn phòng, Chủ tịch CĐGD tỉnh. 3. Bà Ngô Thị Tuyết Mai – Chuyên viên 4. Bà Ngô Thị Diệu – Văn thư Sở

Liên hệ: 0948190779; Email: voquockhanh Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

5. Ông. Lê Văn Hữu – Tài xế

Liên hệ: 0962284159; Email: tranthinho ‘ ); document.write( addy64281 ); document.write( ‘‘ ); document.write( ‘‘ ); document.write( ” ); chúng tôi

6. Bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên – Chuyên viên

Liên hệ: (075) 3. 822.217; Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Liên hệ: 0918.420.136

Liên hệ: 0907.623.248

Chức Năng Văn Hóa Của Văn Học

Văn hóa là tổng thể các giá trị do con người tạo ra, trước hết là những giá trị tinh thần. Trong đó, văn học là một thành tố rất quan trọng của văn hóa. Ở phương Đông, hai khái niệm này rất gần gũi nhau. Khổng Tử đã từng hiểu “Văn” theo nghĩa rộng, đồng nghĩa với yếu tố văn hóa trong con người (I.X.Lixêvích) [1]. “Đối với người Việt Nam, văn học gần như đồng nghĩa với văn hóa” (Phan Ngọc) [2]. Tuy nhiên cũng cần phân biệt rạch ròi hai khái niệm đó để xác định đối tượng nghiên cứu và chức năng riêng của mỗi ngành. Người ta thường nói đến các chức năng của văn học như: nhận thức – dự báo, giáo dục – giao tiếp, thẩm mỹ – giải trí… Đứng từ góc độ nghệ thuật và ở cấp độ hệ thống, nhiều người cho rằng, chức năng bao trùm nhất của văn học là tình cảm – thẩm mỹ. Nhưng nếu đứng từ góc độ văn hóa – xã hội, ta sẽ thấy văn học có một chức năng bao trùm khác, thống nhất nhưng không đồng nhất với các chức năng trên, tạm gọi đó là “chức năng văn hóa” của văn học.

Chức năng văn hóa của văn học cũng có yếu tố nhận thức nhưng không phải tất cả những gì được phản ánh trong tác phẩm cũng đem đến cho ta những nhận thức về văn hóa. Nhiều đoạn văn tả sự vật hiện tượng trong tự nhiên (được hiểu theo nghĩa đen) hoặc những hành động đơn giản của con người thì thường không thể hiện rõ những yếu tố văn hóa. Thậm chí nếu hiểu văn hóa là những gì tốt đẹp thì những tác phẩm đồi trụy, khiêu dâm, khích động bạo lực… càng thiếu tính văn hóa. Ngay cả trong vô vàn biểu hiện văn hoá ngoài đời, nhà văn cũng chỉ chú trọng tới những giá trị văn hoá tiêu biểu nhất, góp phần định hướng phát triển văn hoá. Chẳng hạn, viết về đề tài nông thôn, cần phải nói đến tính cộng đồng, tình làng nghĩa xóm. Văn học còn là công cụ chuyển tải văn hóa và lưu giữ bóng dáng con người qua các thời đại. Nhiều bộ sử thi cổ đại được coi là các bộ bách khoa toàn thư lưu giữ toàn bộ văn hóa và những giờ phút vàng son trong lịch sử dân tộc. Để nghiên cứu văn hóa, người ta thường tìm đến văn học. Ăngghen đã nhận xét như sau khi đọc xong bộ “Tấn trò đời” của Ban-dắc: “Tôi đã học tập được nhiều hơn là trong tất cả các sách của các nhà sử học, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê chuyên nghiệp cộng lại”. Để nghiên cứu những bản sắc văn hóa thuần túy Việt Nam, không gì bằng nghiên cứu văn nghệ dân gian. Mỗi nhà văn hiện đại cũng cần phải có ý thức lưu giữ những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc. Ngoài ra, trong khi thực hiện chức năng phản ánh văn hóa, nhà văn còn giúp cho người đọc phát triển năng lực nhận thức thế giới bằng tình cảm, cảm tính và trực giác. Người đọc cũng nên rèn luyện khả năng quan sát, khám phá được những giá trị văn hóa ẩn sâu đằng sau những câu chữ và phải có một thái độ nhận thức đúng đắn, chẳng hạn như thái độ tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa nước ngoài.

Văn học còn có tác dụng gợi mở những giá trị văn hóa mới. Nhờ văn học, con người có thể dự báo được tương lai. Tác phẩm “Người mẹ” và “Bài ca chim báo bão” của M.Gooc-ky được coi là những tín hiệu mở đường cho nền văn hóa XHCN. Nhiều phát minh khoa học hiện đại được bắt nguồn từ những ý tưởng trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của J.Véc-nơ… Nhiệm vụ của các nhà văn là hướng tới xây dựng một mô hình văn hóa tốt đẹp hơn trong tương lai.

Nam Cao đã từng mơ ước viết một tác phẩm “vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người (…) Nó làm cho người gần người hơn”. Tác phẩm văn chương không chỉ nối liền tác giả với bạn đọc mà còn làm cho các bạn đọc xích lại gần nhau hơn. Bạn đọc ở các thời đại khác nhau, các nước khác nhau nhờ giao lưu văn học mà gần gũi với nhau. Trước đây, các tác phẩm văn học Nga – Xô viết đã có tác dụng rất lớn làm cho hai nền văn hóa Nga – Việt gắn bó khăng khít nhau. Và ngày nay cũng vậy, khi có hai nước giao lưu văn hóa, người ta vẫn thường cử các nhà văn qua lại thăm viếng và dịch các tác phẩm của nhau… Như vậy, văn học đã làm nhiệm vụ giao lưu giữa các nền văn hóa.

Bản chất của văn chương là làm đẹp cho đời… Ngày xưa, ở Trung Quốc, “Văn” được dùng để chỉ những đường nét hoa văn, tức là cái đẹp hình thức của vạn vật. Chữ viết tượng hình và những câu nói đẹp cũng được gọi là Văn. Con người dùng văn chương để tô điểm cho cuộc sống tinh thần của mình, thể hiện bản chất của mình (nhân văn, văn là người). Từ đó, văn chương còn có chức năng phản ánh cái đẹp, sáng tạo cái đẹp và góp phần bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho người đọc. Ca dao tục ngữ được coi là kho mỹ từ pháp của dân tộc. Nguyễn Trãi nói: “Thôn ca sơ học tang ma ngữ”. Ngày nay, người ta cũng dùng việc phân tích tác phẩm văn chương để rèn luyện năng lực cảm nhận cái đẹp cho học sinh. Văn chương còn phải biết sáng tạo ra một thế giới đẹp hơn thực. Thôn Vỹ Dạ trong thơ Hàn Mặc Tử đẹp và kỳ ảo hơn thôn Vỹ ở ngoài đời rất nhiều. “Nghệ thuật là con người thêm vào tự nhiên” (Hêghen). Văn chương phải mới mẻ ly kỳ mới có thể thu hút bạn đọc. Một ý tưởng giáo dục lớn lao mà được thể hiện bởi một nghệ thuật kém cỏi thì khó phát huy. Còn nếu chỉ chăm chú cái đẹp hình thức mà không có giá trị về nội dung tư tưởng thì chỉ mua vui cho đời chứ không lay động được trái tim bạn đọc. Sáng tạo ra cái đẹp hài hòa giữa nội dung và hình thức cũng có nghĩa là sáng tạo ra văn hóa.

Người ta có thể giải trí bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có hình thức đọc sách. Trước khi có các phương tiện thông tin đại chúng bùng nổ, đọc sách là hình thức giải trí cơ bản và bổ ích, nâng cao vốn văn hóa của mọi người. Tuy nhiên ngày nay, trước sự lấn át của văn hóa nghe nhìn, văn học phải tăng cường chú trọng đến một chức năng nữa, đó là góp phần thúc đẩy các loại hình nghệ thuật khác phát triển. Rất nhiều kịch bản điện ảnh – sân khấu được chuyển thể từ truyện ngắn, tiểu thuyết. Nhiều bài thơ được phổ nhạc, nhiều tác phẩm văn học đã gợi ra ý tưởng cho họa sĩ vẽ tranh. Báo chí, đài phát thanh, truyền hình đã phổ biến rộng rãi văn học nghệ thuật tới công chúng. Tức là công chúng vẫn được đọc và nghe văn học không chỉ ở dạng trực tiếp như trước đây mà còn gián tiếp thông qua các ngành nghệ thuật khác nữa.

Để làm tốt chức năng văn hóa của văn học, đòi hỏi nhà văn cũng phải là một nhà văn hóa, giáo dục. Nhà văn cần có kiến thức sâu rộng, có lương tâm và tài năng nghệ thuật để tạo ra những giá trị văn hóa cao đẹp. Những nhà văn lớn thường là những nhà văn hóa lớn: H.đờ Bandắc, V.Huygô, L.Tônxtôi, M.Gooc-ky, Lỗ Tấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh… Và cũn dễ thấy rằng những tác phẩm nghệ thuật lớn cũng có chức năng văn hóa cao. Chẳng hạn, có thể coi tác phẩm “Ô-sin” là tập đại thành giới thiệu với thế giới toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản. Nữ văn sĩ Kiều Hạ Điền Thọ Tử đã mong muốn: “miêu tả cuộc đời Ô-sin để từ đó rút ra những tiêu chuẩn sống cho cuộc sống tương lai” [3]. Tác phẩm còn hấp dẫn ở cốt truyện, vẻ đẹp con người và thiên nhiên Nhật Bản, kể cả tài năng của diễn viên khi chuyển thành phim. Những điều đó đã làm cho “Ô-sin” có sức tác động rất lớn đến tương tư, tình cảm của khán giả truyền hình ở nhiều nước trên thế giới.

Nói tóm lại, một tác phẩm văn học có giá trị là phải hướng tới xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp. Văn học nước ta từ xưa vốn đã có tinh thần “Văn dĩ tải đạo”. Ngày nay, những truyền thống tốt đẹp của cha ông cần phải được phát huy lên một tầm cao mới. Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ vai trò của văn học đối với văn hóa như sau: “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người”. Đó cũng là mục tiêu cao cả mà nhiều nhà văn – nhà văn hóa cần phấn đấu đạt tới.

PHẠM NGỌC HIỀN

1. Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc – NXB Giáo dục, H.2000, tr. 40.

2. Thử xét văn hóa, văn học bằng ngôn ngữ học-NXB Thanh Niên, TP HCM, 2000.

3. Lời giới thiệu trong quyển “Ô-sin” – NXB Hà Nội, 1994.

Liên Hệ Trách Nhiệm Bản Thân Trong Việc Xây Dựng Khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc

Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ là trách nhiệm của Đảng và nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Từng cá nhân phải cố gắng phấn đấu từng ngày góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh.

Trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Phương hướng của bản thân trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

– Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Tôi luôn luôn gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và chính quyền giao phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hòa nhã thân ái với mọi người, hết lòng vì nhân dân phục vụ. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của người Đảng viên.

– Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc nghề nghiệp. Luôn tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà trường cũng như của Ngành. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

+ Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Tôi luôn cập nhật thông tin trên mọi thông tin đại chúng để chắt lọc, tìm kiếm những tấm gương đạo đức tốt để học hỏi.

+ Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; Chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu khuyết điểm ….

+ Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết cơ quan đơn vị. Luôn nêu gương trước đảng viên quần chúng. Nêu cao ý thức trách nhiệm công việc.

– Về ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:

+ Bản thân tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ.

+ Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Luôn phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những người thân trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.

Những mặt chưa làm được hoặc còn tồn tại, hạn chế.

Bên cạnh những ưu điểm, bản thân tôi nhận thấy mình cũng còn những nhược điểm như đôi lúc làm việc còn chưa khoa học, chưa hệ thống. Và tinh thần làm việc đôi lúc chưa thật sự sâu sát, tỉ mỉ. Làm việc còn nhiều lúc hình thức chưa lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp. Trong công tác chuyên môn nhiều lúc phê bình đồng nghiệp còn nóng nảy, gay gắt chưa khéo léo.

Phương hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của bản thân theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh:

Phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn là người gương mẫu xứng đáng với niềm tin. Luôn gương mẫu trong các hoạt động, tích cực vận dụng sáng tạo trong giải quyết công việc được giao, phải luôn nêu gương về mặt đạo đức, giữ vững lập trường.

Trong thâm tâm của bản thân cũng như trong mọi hành động, tôi luôn quán triệt tư tưởng sâu sắc trong việc đấu tranh với bản thân để noi theo tấm gương vĩ đại của Người. Song song với việc xây dựng Đảng tùy theo sức và vị trí của mình, bản thân tôi cũng luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc và cơ hội về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Không ngừng nâng cao trình độ của bản thân để thích ứng với điều kiện xã hội mới, áp dụng triệt để và linh hoạt các nguyên tắc của Người tùy theo vị trí của mình như: Tập trung dân chủ, Tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm minh tự giác, trong cơ quan cũng như trong cuộc sống cộng đồng.

Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân. Luôn nêu gương trước đồng nghiệp, học sinh. Tuyên truyền đường lối chính sách pháp luật của Đảng, của nhà nước đến quần chúng nhân dân. Không ngừng tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Chống các biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức. Luôn tu dưỡng đạo đức phẩm chất nhà giáo, không ngừng tự học suốt đời.

Liên hệ thực tiễn cơ quan đơn vị, trách nhiệm bản thân trong xây dựng đại đoàn kết dân tộc

Liên hệ đại đoàn kết trong cơ quan, đơn vị:

Tinh thần đoàn kết được ông bà ta lưu truyền lại qua lời dạy của câu ca dao “Một cây làm chẳn nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, hay “Thuận bè thuận bạn, tát cạn biển đông”… Và sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Tư tưởng đoàn kết xuyên suốt toàn bộ di chúc và cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Khắc ghi lời Bác Hồ dạy suốt chặng đường xây dựng và trưởng thành, Chi bộ, Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ …..luôn cố gắng xây dựng tập thể trở thành một khối đoàn kết, toàn tâm, toàn ý với công việc, góp phần vào sự phát triển chung.

1. Trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải có lập trường tư tưởng vững vàng, xác định phấn đấu vì một mục tiêu chung – đó là hiệu quả công việc. Có như vậy thì thi đua sẽ không trở thành ganh đua, gây mất đoàn kết. Khi đã có chung một lý tưởng thì mọi người sẽ chung sức, chung lòng và thân ái với nhau hơn.

2. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, dìu dắt nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên, đoàn kết không có nghĩa là im lặng, làm ngơ, là bao che cho những khuyết điểm của đồng chí, đồng nghiệp mà mỗi cá nhân luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê. Dám nhận ra những thiếu sót của chính bản thân, của đồng chí, đồng nghiệp và thẳng thắn góp ý xây dựng, cùng chia sẻ và tiếp thu những cái hay, cái tốt để phát triển bản thân và tổ chức. Phê và tự phê để loại bỏ dần những yếu điểm, hạn chế, giúp nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên việc góp ý kiến cần phải chân thành, đúng lúc, đúng nơi.

3. Mỗi cán bộ, đảng viên phải biết đặt lợi ích chung của tập thể, của cơ quan lên trên lợi ích cá nhân, biết vì mục tiêu chung mà phấn đấu, biết nhìn nhận cái đúng cái sai, biết lắng nghe để tự sửa chữa, biết góp ý chân tình cho đồng nghiệp. Đó là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết nội bộ ngày càng vững chắc hơn.

4. Chi bộ, Ban Giám đốc, các đồng chí Trưởng phòng có vai trò rất lớn trong việc xây dựng mối đoàn kết nội bộ. Đó là sự gần gũi, cảm thông, là sự góp ý chân thành, cởi mở, không mang tính áp đặt trên-dưới. Các đồng chí làm công tác quản lý cần biết nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên. Khi phân công công việc hay giải quyết những thắc mắc tránh việc gây ra ức chế đối với cán bộ, đảng viên. Sự thoải mái trong tư tưởng sẽ khiến con người ta nhiệt tình và yêu mến công việc hơn.

5. Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc xây dựng mối đoàn kết nội bộ là phát huy tinh thần dân chủ, tạo sự công bằng, công khai trong đơn vị.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong mục Tài liệu.

Hướng phấn đấu của bản thân để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam