Khám Chức Năng Gan / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Phauthuatthankinh.edu.vn

Khám Và Điều Trị Rối Loạn Chức Năng Gan

Ngày nay cuộc sống ngày một trở nên hiện đại khiến cho con người quá bận rộn nên không chú tâm tới vấn đề ăn uống để bảo vệ sức khỏe, đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh gan mật. Trong đó có tình trạng rối loạn chức năng gan là căn bệnh thường gặp khiến cho người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi. Do đó, mỗi người chúng ta cần trang bị kiến thức cho mình về bệnh gan, nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan, cách phòng ngừa và điều trị bệnh ra sao,..để có hướng bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Ăn uống không khoa học gây rối loạn chức năng gan

Ăn uống không khoa học: Đây là nguyên nhân thường thấy nhất gây nên tình trạng rối loạn chức năng gan. Việc ăn uống không vệ sinh, sử dụng nhiều đồ ăn chứa nhiều chất béo, uống quá nhiều rượu bia hay chất ngọt, chất cay nóng hoặc thường xuyên dùng đồ chứa chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu…Ăn nhiều đạm và thịt mà lại sử dụng ít rau hay trái cây, các chất xơ và uống ít nước.

Hút thuốc lá: hút thuốc lá không chỉ gây tác hại lớn tới phổi mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan. Nồng độ nicotin trong máu sẽ tăng cao sau khi hút thuốc, sẽ khiến gan sẽ phải làm việc nhiều hơn để giải độc cho các chất nicotin này.

Chế độ sinh hoạt không hợp lý: mất ngủ, thức khuya hay làm việc quá sức. Căng thẳng cũng làm cho chức năng gan và thận sẽ bị yếu đi.

Mắc một số bệnh lý khác: những người mắc các bệnh đái tháo đường, chức năng thận yếu, bệnh truyền nhiễm đều có nguy cơ rối loạn chức năng gan tăng cao

Lạm dụng thuốc: việc uống nhiều thuốc kháng sinh hoặc uống thuốc trong một thời gian dài hay gan bị nhiễm hóa chất đều là nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan và những bệnh về gan.

Những người cao tuổi, cơ thể bị lão hóa theo năm tháng cũng dẫn đến chức năng gan suy giảm

Môi trường ô nhiễm cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến rối loạn chức năng gan

Một triệu chứng rối loạn chức năng gan tiêu biểu là rồi loạn chuyển hóa chất béo. Khi chức năng gan không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó, sẽ xảy ra rối loạn chuyển hóa bao gồm:

Nồng độ HDL- cholesterol (cholesterol “tốt”) giảm xuống.

Nồng độ LDL – cholesterol (cholesterol “xấu”) tăng lên.

Nồng độ Triglycerides (mỡ trong máu) tăng lên.

Rối loạn chức năng gan có thể dẫn tới các biểu hiện như tăng cân, khả năng giảm cân giảm, trao đổi chất diễn ra chậm, các chất béo tích tụ bất thường trong các khu vực khác của cơ thể. Dấu hiệu nguy hiểm hơn bao gồm xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Một khi chức năng gan bị rối loạn, lúc này gan khó có thể chuyển đổi các chất dinh dưỡng thành chất sinh học để duy trì hoạt động cho cơ thể.

Chức năng gan là dự trữ một số khoáng chất, vitamin và đường vì vậy khi chức năng gan bị rối loạn khiến cho nồng độ dường trong máu không ổn định.

Khi rối loạn chức năng gan thì tất cả những thức ăn hàng ngày chúng ta dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa kém đi, ngoài ra khả năng dự trữ tổng hợp các vitamin và protein, chất khoảng giảm mạnh. Lúc này não không được nhận đủ các chất dinh dưỡng để hoạt động sẽ gây ra các dấu hiệu như giảm tập trung, mệt mỏi, trí nhớ kém.

Hệ miễn dịch có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập, viêm nhiễm từ bên ngoài và loại bỏ các vi khuẩn lưu thông trong máu. Rối loạn chức năng gan sẽ làm cho hệ miễn dịch giảm khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và mắc các bệnh khác.

Ngoài ra còn các triệu chứng rối loạn chức năng gan khác như: mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, hơi thở có mùi, vàng da vàng mắt.

Triệu chứng rối loạn chức năng gan

Để chẩn đoán rối loạn chức năng gan một cách chính xác, người bệnh cần đi khám và thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.

Bao gồm việc định lượng một số enzym hoặc một số chất chuyển hóa hoặc tổng hợp tại gan để đánh giá chức năng và chuyển hóa của cơ quan này. Các xét nghiệm sinh hóa chính thường được thực hiện bao gồm: γGT (gamma-glutamyl transpeptidase), phosphatase kiềm, định lượng các transaminase và bilirubin.

Ngoài ra còn có thể được bổ sung bằng một số xét nghiệm khác giúp đưa ra chẩn đoán chính xác hơn bao gồm: Cholesterol máu (chủ yếu được sản xuất ở gan)

Fibrinogen

Albumin

Tỷ lệ prothrombin (TP)

Điện di protein

Yếu tố đông máu V, enzym 5′-nucleotidase (enzym có mặt trong nhiều tế bào, đặc biệt là tế bào gan) hay là amoniac máu.

Một số xét nghiệm khác được chỉ định đặc biệt cho bệnh gan như: Alpha-fetoprotein (AFP), chất chỉ thị của khối u, là protein được sản xuất ở gan cho người bệnh xơ gan hoặc ung thư gan, được chỉ định theo dõi ở người bệnh viêm gan B và C mãn tính có khả năng chuyển sang ung thư carcinom tế bào gan.

Xét nghiệm huyết thanh với virus gây viêm gan B và C.

Định lượng transferrin thiếu hụt carbohydrat (CDT), đây là protein tổng hợp ở gan, thường xét nghiệm này thực hiện ở những người nghiện rượu

Rối loạn chức năng gan có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Giảm sức đề kháng của cơ thể, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy, đi ngoài phân sống

Gây tích tụ các chất độc trong máu, đặc biệt là những thức ăn có nhiều mỡ không tiêu hóa được.

Cơ thể người bệnh trở nên suy kiệt, gầy yếu, khi bệnh nhân ở giai đoạn nặng có thể bị hôn mê do cơ thể bị nhiễm độc.

Người bị rối loạn chức năng gan trong thời gian dài có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu không phát hiện và điều trị, ngăn chặn sớm sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Để điều trị rối loạn chức năng gan hiệu quả thì cần điều trị từ nguyên nhân gây rối loạn. Do đó, người bệnh cần được khám chuyên khoa gan mật, làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết để chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh.

Để phòng ngừa và điều trị chức năng gan tốt nhất chính là lối sống của chúng ta

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, cân bằng các loại protein, vitamin và khoáng chất.

Hạn chế ăn các loại thức ăn đã được chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, thịt xông khói hay các loại gia vị gây kích thích như chua, cay…

Uống nhiều nước, hạn chế uống bia rượu và những loại uống có cồn khác.

Nên ngủ sớm và đúng giờ, đi ngủ trước 23h để máu có đủ thời gian trở về gan và giải độc gan.

Đối với người chưa tiêm các loại vắc-xin như viêm gan A, B thì cần nhanh chóng tiêm phòng

Khi mắc các bệnh lý về gan, nhất là viêm gan virus cần phải được điều trị nhanh chóng, tránh để bệnh tình quá nặng mà có biến chứng xảy ra.

Benhviemgan.net được thành lập từ năm 2012 với mục đích xây dựng một dịch vụ chăm sóc y tế chuyên nghiệp cho những bệnh nhân mắc bệnh gan. Hiện nay, bệnh viêm gan phát triển trở thành một phòng khám chuyên gan, khám và điều trị rối loạn chức năng gan tại Phòng khám gan Kim Mã, mọi bệnh nhân/khách hàng sẽ được các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia hiện đang công tác tại các đơn vị của những bệnh viện nổi tiếng trực tiếp thăm khám và điều trị.

Phòng khám được trang bị hệ thống hiện đại như xét nghiệm huyết học, máy siêu âm màu, sinh hóa tự động, máy chụp cắt lớp vi tính,..để phục vụ, hỗ trợ cho việc xét nghiệm được nhanh chóng và chính xác.

Rối Loạn Chức Năng Gan, Khám Và Điều Trị Rối Loạn Chức Năng Gan Ở Đâu?

Rối loạn chức năng gan là gì? Khi mà gan là bộ phận vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Thực hiện hơn 500 chức năng và hoạt động không ngừng nghỉ để thanh lọc những chất độc đồng thời chuyển hóa các chất giúp cơ thể duy trì sự sống. Đây là một cơ quan không thể thiếu, vì vậy việc bảo vệ gan là một việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên một bệnh vô cùng phổ biến hiện nay mà nhiều mắc phải chính là rối loạn chức năng gan.Cùng xem sự suy giảm chức năng gan có nguy hiểm không và khám rối loạn chức năng gan như thế nào? ở đâu?

Rối loạn chức năng gan là tình trạng chức năng gan bị suy giảm và không thực hiện được hết các chức năng giải độc gan, chuyển hóa…của lá gan. Nói cách khác lúc này có thể gan phải làm việc quá sức khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều năng lượng, quá nhiều chất độc hại…khiến cho lá gan phải gồng mình lên để làm việc tổng hợp, phân tích, chuyển hóa các chất. Theo thời gian sẽ gây rối loạn chức năng gan.

Những bữa ăn thiếu sự cân bằng với quá nhiều lipid (dầu, mỡ…), hay những món ăn kém vệ sinh, hoặc thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá…, hay lao động quá sức, hoặc việc sử dụng các thuốc như thuốc kháng lao, kháng virus, quá liều paracetamol… có thể gây hại cho gan. Bên cạnh đó những công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại đều là những yếu tố nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của lá gan, gây suy giảm và rối loạn chức năng gan.

Gan có thể bị tổn thương bởi rất nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp gây rối loạn chức năng gan chính là việc ăn uống không vệ sinh, ăn quá nhiều các chất béo, đặc biệt ăn uống đúng giờ giấc, quá nhiều năng lượng hoặc uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt, nước uống có ga, ăn nhiều chất cay nóng, thức ăn chứa hoác hất, phụ gia, phẩm màu…

Ăn nhiều thịt và các loại chất đạm.

Lười ăn rau, trái cây.

Nghiện thuốc: Trong thuốc lá có hàng trăm loại chất độc hại với gan, hút thuốc khiến nồng độ nicotin trong máu tăng cao khiến gan cũng phải làm việc nhiều hơn, lâu dần gây suy giảm chức năng gan.

Chế độ sinh hoạt không hợp lý: thức khuya, mất ngủ, làm việc quá sức. Bị stress cũng làm cho chức năng thận và gan sẽ bị yếu đi.

Mắc một số bệnh như: đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm, chức năng thận yếu… nguy cơ rối loạn chức năng gan tăng cao.

Sử dụng thuốc bừa bãi: uống nhiều thuốc kháng sinh, uống thuốc trong một thời gian dài, gan bị nhiễm hóa chất cũng gây ra rối loạn chức năng gan và gây ra các bệnh về gan.

Khi bạn bị rối loạn chức năng gan thì các hoạt động của gan sẽ diễn ra không bình thường, khả năng thải độc và chuyển hóa của gan cũng kém đi…khiến cho các chất độc có thể tích tụ trong máu, giảm sức đề kháng của cơ thể. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài cơ thể bạn có thể có một số biểu hiện ra bên ngoài như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống, người có thể gầy yếu, có thể mọc mụn, mẩn ngứa, nổi mè đây, da vàng hoặc sạm đi…

Các triệu chứng rối loạn chức năng gan

Nếu bạn muốn kiểm tra bạn có bị rối loạn chức năng hay không thì cần phải đến các bệnh viện hoặc Phòng khám chuyên khoa về gan để được thăm khám và thực hiện các kiểm tra xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì xét nghiệm chức năng sẽ bao gồm việc định lượng một số enzym, một số chất chuyển hóa tại gan bao gồm định lượng các transaminase, γGT (gamma-glutamyl transpeptidase), phosphatase kiềm và bilirubin.

Ngoài các xét nghiệm chính trên cần bổ sung bằng một số xét nghiệm khác giúp đưa ra chẩn đoán chính xác hơn bao gồm như:

Cholesterol máu (chủ yếu được sản xuất ở gan), điện di protein , albumin, fibrinogen, tỷ lệ prothrombin (TP), kiểm tra yếu tố đông máu V, enzym 5′-nucleotidase (enzym có mặt trong nhiều tế bào, đặc biệt là tế bào gan) hay là amoniac máu.

Xét nghiệm máu có thể phát hiện rối loạn chức năng gan

Khi bị rối loạn chức năng gan sẽ gây tích tụ các chất độc trong cơ thể, một số trường hợp nặng có thể gây hôn mê sâu do nhiễm độc nặng.

Những người bị rối loạn chức năng gan nếu không kịp thời điều trị và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lâu dần sẽ khiến các tế bào gan mất hẳn chức năng theo thời gian có thể hình thành nên các tổ chức xơ tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan.

Bác sĩ Hà Nội chuyên khám và chữa các bệnh về gan – mật. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị máy móc hiện đại bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ chính xác của các xét nghiệm.

Khám rối loạn chức năng gan là một kiểm tra không quá phức tạp tuy nhiên cần phải được kiểm tra bằng những bác sĩ chuyên khoa và có kinh nghiệm để có những chẩn đoán chính xác nhất. Vì thế nên lựa chọn các cơ sở uy tín để khám bệnh này.

Tùy vào mức độ mà chi phí khám sẽ khác nhau. Tuy nhiên giá kiểm tra chức năng gan luôn áp dụng ngang bằng với một số bệnh viện công lập trên cả nước.

Để điều trị rối loạn chức năng gan cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, tuyệt đối không tự ý mua các thuốc bổ gan, mát gan về uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều thuốc kê đơn của bác sĩ, không được dùng thuốc kê đơn của người khác.

Xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích, hạn chế ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, thay thế mỡ động vật thành dầu thực vật, tránh căng thẳng, thức khuya…

Nếu không may mắc các bệnh về gan trước đó thì cần điều trị dứt điểm.

➡️ Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi , muốn tìm hiểu thông tin sức khỏe , xin vui lòng gọi cho chúng tôi qua đường dây nóng 0985 153 292 hoặc chat trực tiếp trên website Bác sĩ Hà Nội để được các chuyên gia đầu ngành hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Khám Kết Quả Bất Thường Về Thăm Dò Chức Năng Gan Ở Đâu

kiến thức về bệnh

NGÔI THAI BẤT THƯỜNG

Ngôi bất thường là ngôi không phải ngôi chỏm, gồm: ngôi mặt, ngôi trán và ngôi thóp

trước, ngôi mông, ngôi vai (ngôi ngang), ngôi đầu sa tay (ngôiphức tạp).

I. Ngôi mặt

– Là ngôi đầu ngửa tối đa, mặt thai nhi trình diện trước eo trên.

– Ngôi mặt được chẩn đoán xác định trong chuyển dạ sinh bằng cách khám âm đạo.

* Khám bụng

– Ngôi đầu, nắn ngoài, có dấu hiệu nhát rìu nếu là kiểu cằm sau, nếu là kiểu cằm trước sờ thấy cằm có hình móng ngựa.

* Khám âm đạo

– Chẩn đoán xác định bằng khám âm đạo, tìm được mốc của ngôi là cằm, việc chẩn đoán xác định sẽ dễ hơn khi cổ tử cung đã mở, nhưng phải cẩn thận khi thăm khám để không làm vỡ ối.

– Không bao giờ thấy thóp sau hoặc thóp trước khi khám âm đạo.

– Cần chẩn đoán phân biệt với ngôi trán, ngôi mông.

* Xử trí

– Cuộc sinh ngôi mặt diễn ra lâu và khó khăn hơn sinh ngôi chỏm.

– Chỉ có ngôi mặt cằm trước có thể sinh đường âm đạo. Nếu sinh đường âm đạo có thể có hỗ trợ bằng forceps, tuyệt đối không được dùng giác hút.

– Ngôi mặt cằm sau tự xoay được về cằm trước cũng có thể sinh đường âm đạo.

– phẫu thuật lấy thai cho những trường hợp ngôi mặt cằm sau hoặc cằm trước có kết hợp thêm các yếu tố sinh khó khác.

II. Ngôi trán và ngôi thóp trước

Là ngôi trung gian giữa ngôi mặt và chỏm, đầu không cúi hẳn mà cũng không ngửa hẳn, trán hoặc thóp trước của thai trình diện trước eo trên.

* Chẩn đoán

– Lúc bắt đầu chuyển dạ là một ngôi đầu cao lỏng.

– Chẩn đoán xác định dựa vào việc khám âm đạo khi cổ tử cung mở được từ 3 cm trở lên, ối đã vỡ và ngôi đã cố định chặt.

– Sờ thấy gốc mũi, 2 hố mắt, trán và thóp trước (ngôi trán) hoặc thấy thóp trước ở chính giữa tiểu khung (ngôi thóp trước).

– Không sờ thấy thóp sau và cằm.

– Cần chẩn đoán phân biệt với ngôi mặt và ngôi chỏm.

* Xử trí

– Theo dõi sát các cuộc chuyển dạ để phát hiện sớm.

– Phẫu thuật lấy thai khi có chẩn đoán xác định.

III. Ngôi mông

– Là một loại ngôi dọc, đầu thai nằm ở đáy tử cung, mông trình diện trước eo trên.

– Là một ngôi sinh khó do đầu là phần to và cứng nhất lại sinh ra sau cùng, nguy cơ kẹt đầu hậu có thể làm cho thai chết hoặc sang chấn.

* Chẩn đoán Lâm sàng

– Ngôi dọc, đầu ở đáy tử cung.

– Khám âm đạo sờ thấy xương cùng, lỗ hậu môn và hai mông thai nhi, có thể một hoặc hai bàn chân cùng với mông.

– Có thể thấy phân su nhưng không đánh giá là thai suy.

– Chẩn đoán phân biệt với: ngôi mặt, ngôi vai, ngôi đầu sa chi.

Cận lâm sàng: siêu âm giúp chẩn đoán và ước lượng cân thai.

* Xử trí

– Đỡ sinh đường âm đạo khi có những điều kiện thuận lợi:

+ Ngôi mông đủ hoặc thiếu kiểu mông.

+ Khung chậu bình thường.

+ Thai nhi không quá lớn, ước lượng cân thai < 3200g.

+ Đầu thai cúi tốt.

– Chỉ định mổ lấy thai: khi có kết hợp với bất kỳ một yếu tố nguy cơ

+ Chuyển dạ kéo dài.

+ Ngôi mông thiếu kiểu chân.

+ Khung chậu giới hạn, hẹp, biến dạng.

+ Đầu không cúi tốt.

+ Vết mổ cũ trên TC.

IV. Ngôi vai

– Trong ngôi vai thai không nằm theo trục của tử cung mà nằm ngang hoặc chếch, trục của thai không trùng với trục của tử cung.

– Mốc của ngôi là mỏm vai, ngôi vai không có cơ chế sinh nên hầu hết các trường hợp đều phải phẫu thuật lấy thai. Chỉ làm nội xoay thai cho thai thứ 2 trong song thai.

* Chẩn đoán

– Tử cung bè ngang, nắn thấy đầu ở hạ sườn hoặc hố chậu.

– Chiều cao tử cung thấp hơn so với tuổi thai.

– Khám âm đạo thấy tiểu khung rỗng, ối phồng.

– Khi có chuyển dạ nếu ối vỡ, CTC mở có thể sờ thấy mỏm vai hoặc tay thai nhi ở trong âm đạo.

– Có thể dùng siêu âm để chẩn đoán.

– Chẩn đoán phân biệt với ngôi mông.

Xử trí

– Phẫu thuật lấy thai khi thai đủ trưởng thành.

– Nội xoay thai cho thai thứ hai ngôi vai trong trường hợp sinh đôi, đủ điều kiện nội xoay.

Ngôi phức tạp

Là khi tay thai nhi sa xuống sát bên ngôi thai hay phần trình diện của thai.

Chẩn đoán

– Cả tay sa xuống và đầu thai cùng đồng thời trình diện trong khung chậu khi khám âm đạo.

– Có thể phát hiện khi ối còn hoặc đã vỡ.

Xử trí

– Sinh tự nhiên chỉ có thể xảy ra khi thai rất nhỏ hoặc chết lưu.

– Có thể đặt lại vị trí của tay thai nhi như sau

+ Đẩy tay thai lên trên tiểu khung và giữ cho đến khi cơn co tử cung đẩy đầu thai vào tiểu khung.

+ Nếu đầu thai giữ được trong tiểu khung và không sờ thấy tay thai nữa thì có thể theo dõi chuyển dạ tự nhiên.

+ Phẫu thuật lấy thai khi đẩy tay thất bại, hoặc kèm sa dây rốn.

Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Gan Gồm Những Gì? – Phòng Khám Đa Khoa Pháp Anh

1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan là gì?

Xét nghiệm đánh giá chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản được chỉ định để đánh giá các chức năng khác nhau của gan. Khi người bệnh có dấu hiệu sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện rượu, có các bệnh lý về gan: mệt mỏi, chán ăn, vàng da, da sạm, hay trong suốt quá trình theo dõi điều trị khi sử dụng thuốc cũng được chỉ định làm xét nghiệm này.

Ngoài ra, bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng như vàng da, buồn nôn, nôn liên tục là những dấu hiệu bất thường có thể bị bệnh gan, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan được tiến hành bằng cách lấy máu tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân đang trong quá trình sử dụng thuốc nào khác thì cần nêu rõ vì có thể sẽ làm thay đổi kết quả của xét nghiệm.

Thực hiện các xét nghiệm để đánh giá tình trạng của gan

2. Các trường hợp nên sử dụng xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Có một số trường hợp khác cần sử dụng xét nghiệm đánh giá chức năng gan như:

– Kiểm tra tổn thương do virus gây viêm gan như virus viêm gan B, viêm gan C.

– Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc có ảnh hưởng đến gan.

– Bệnh túi mật.

– Những người uống nhiều rượu hay thậm chí có khả năng nghiện rượu.

– Người gặp các triệu chứng rối loạn chức năng gan.

– Tiền sử bệnh gan, theo dõi hiệu quả sau quá trình điều trị.

– Người bệnh bị tiểu đường, cao huyết áp hoặc thiếu máu.

Người nghiện rượu cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan để biết mình có bệnh lý về gan hay không

3. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan gồm những gì?

Việc thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan có thể chia thành các nhóm như sau:

– Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan.

– Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc.

– Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp.

3.1 Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan

Transaminase hay aminotransferase là những enzym nội bào, chuyển nhóm g-amin (-NH2) của aspartat và alanin đến nhóm g-keto của ketoglutarat để tạo thành acid oxaloacetic và pyruvic. Sự tăng của các enzym này phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan.

– Alanin aminotransferase (ALT)

ALT hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan. Khi gan bị tổn thương, thực hiện xét nghiệm sẽ thấy nồng độ ALT tăng hơn mức bình thường. Bình thường ALT <40 UI/L.

– Aspartate aminotransferase (AST)

AST hiện diện trong tế bào tương và ty thể của tế bào. Ở cơ tim và cơ vân, AST hiện diện nhiều hơn so với ở gan. Ngoài ra, AST còn có ở thận, não, tụy, phổi, hồng cầu và bạch cầu. Bình thường AST <40 UI/L.

Ở người trưởng thành, nồng độ AST và ALT của nam cao hơn của nữ. Các men này được phóng thích vào máu khi có tổn thương màng tế bào làm tăng tính thấm. Tuy nhiên, sự tăng men gan không tương quan hoàn toàn với trình trạng hoại tử tế bào gan.

Các transaminase có thể tăng do các bệnh lý về gan. Ngoài ra còn tăng trong các bệnh nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ vân, cường giáp, nhược giáp,… Ngược lại, enzym này bị giảm giả tạo có thể do tăng urê máu.

– Lactat dehydrogenase (LDH)

Đây là xét nghiệm không chuyên biệt cho gan bới nó có thể xuất hiện ở tim, cơ, thận, hồng cầu, bạch cầu,… Vì vậy nó có ít giá trị trong việc xác định các bệnh gan – mật. Nếu LDH tăng kéo dài, kèm theo tăng ALT có thể do tổn thương thâm nhiễm ác tính ở gan. Bình thường, LDH5 5-30 UI/L.

– Ferritin

Đây là một loại protein dự trữ sắt trong tế bào, được cấu tạo gồm apoferritin gắn với sắt.

Bình thường, ferritin ở nam là 30 – 400 ng/mL, và ở nữ là 15 -150 ng/mL.

Xét nghiệm đánh giá chức năng gan

3.2 Nhóm xét nghiệm đánh giá chức năng bài tiết và khử độc

– Bilirubin

+ Bilirubin huyết thanh

Bilirubin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin và các enzym. 95% bilirubin được tạo ra từ sự thoái biến của hồng cầu. Chúng tan trong mỡ, gắn kết với albumin huyết tương nên không được lọc qua cầu thận.

Bilirubin gồm 2 thành phần chính là bilirubin trực tiếp (TT) và gián tiếp (GT). Bình thường, bilirubin toàn phần TP là 0,8-1,2mg/dL; GT là 0,6-0,8mg/dL; TT là 0,2-0,4mg/dL.

+ Bilirubin niệu

Chỉ hiện diện ở dạng TT. Nếu có bilirubin niệu, có thể gan mật đang bị tổn thương.

– Urobilinogen

Là chuyển hóa của bilirubin tại ruột, được tái hấp thụ vào máu theo chu trình ruột – gan và sau đó được bài tiết qua nước tiểu.

Bình thường Urobilinogen 0,2-1,2 đơn vị (phương pháp Watson).

– Phosphatase kiềm (ALP)

Men ALP rất nhạy để phát hiện tắc đường mật. Vì được tổng hợp để đáp ứng với tình trạng tắc mật, nên ALP có thể bình thường trong giai đoạn đầu của nhiễm khuẩn đường mật cấp tính.

Khi ALP tăng có thể là dấu hiệu của các bệnh gan như áp-xe, u hạt, thoái hóa dạng bột.

– 5′ Nucleotidase (5NT)

Đây là ALP chuyên biệt cho gan, giúp xác định tình trạng tăng do gan hay do xương hoặc các trạng thái sinh lý của trẻ em đang tuổi trưởng thành hoặc phụ nữ có thai. Bình thường 5NT 0,3-2,6 Bondasky/dL.

– G-glutamyl transferase, g-glutamyl transpeptidase (GGT, g-GT)

Mặc dù GGT hiện diện ở nhiều cơ quan khác nhau nhưng có nồng độ cao trong tế bào biểu mô trụ của ống mật. Đây là xét nghiệm rất nhạy để đánh giá chức năng bài tiết của gan nhưng không đặc hiệu do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bình thường GGT <30U/L ở nữ và <50U/L ở nam.

– Amoniac máu (NH3)

NH3 được sản xuất từ chuyển hóa bình thường của protein trong cơ thể và do vi khuẩn sống ở đường ruột. Gan giữ nhiệm vụ giải độc NH3 bằng cách chuyển thành urê để thải qua thận. Cơ vân cũng giữ vai trò khử độc NH3 bằng cách gắn acid glutamic để tạo thành glutamin. Vì vậy những bệnh nhân bị bệnh gan và teo cơ do phá hủy cũng làm NH3 tăng cao.

Bình thường NH3 máu 5-69 md/dL.

3.3 Nhóm xét nghiệm chức năng tổng hợp

– Protein máu

Phần lớn các protein được tổng hợp từ gan.

+ Albumin huyết thanh

Gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin cho cơ thể. Do khả năng dự trữ của gan rất lớn và thời gian bán hủy của albumin kéo dài khoảng 3 tuần nên lượng albumin máu chỉ giảm khi mắc các bệnh gan mạn tính hoặc tổn thương gan rất nặng.

Bình thường albumin 35-55g/L.

+ Globulin huyết thanh

Được sản xuất từ nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, bao gồm nhiều loại protein vận chuyển các chất trong máu và các kháng thể tham gia hệ thống miễn dịch thể dịch.

Bình thường globulin 20 – 35g/L.

– Điện di protein huyết thanh

Khi bệnh nhân khi viêm gan mạn tính hoặc xơ gan, đặc biệt là xơ gan do rượu thì biểu đồ điện di có sự thay đổi, bằng các kiến thức chuyên môn, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác.

– Thời gian Prothrombin (PT) hay thời gian Quick (TQ)

Là thời gian chuyển prothrombin thành thrombin khi có sự hiện diện của các yếu tố đông máu. TQ là xét nghiệm khảo sát con đường đông máu ngoại sinh.

Gan tổng hợp hầu hết các yếu tố đông máu như I, II, V, VII, IX, X và các yếu tố này có thời gian bán hủy ngắn. Sự tổng hợp các yếu tố đông máu cần có sự tham gia của vitamin K, ngoại trừ yếu tố V. Vì vậy người ta dùng yếu tố V để phân biệt chức năng gan suy yếu với tình trạng thiếu vitamin K.

3.4 Các xét nghiệm định lượng chức năng gan

Ngoài các xét nghiệm đánh giá chức năng gan như trên, người ta còn sử dụng thêm một số các xét nghiệm để khảo sát trước khi phẫu thuật cắt gan, ghép gan hoặc dùng trong nghiên cứu.

– Đo độ thanh lọc BSP (bromosulfonephtalein).

– Đo độ thanh lọc indocyanine green.

– Đo độ thanh lọc antipyrine.

– Test hơi thở aminopyrine.

– Đo độ thanh lọc caffeine.

– Đo khả năng thải trừ glactose.

4. Bảng giá gói khám gan tại Phòng Khám Đa Khoa Pháp Anh

Khám Chức Năng Sinh Sản Nam

Khám chức năng sinh sản nam

Khám chức năng sinh sản nam

Khi một cặp vợ chồng không thể có thai sau 1 năm sống chung liên tục, giao hợp ít nhất 2-3 lần/tuần và không áp dụng biện pháp tránh thai, thì nên đi khám hiếm muộn. Càng khảo sát sớm, càng điều trị dễ dàng hơn và đạt kết quả tốt hơn. Cơ bản gồm có 3 phần chính:

a-Bệnh sử

Thông qua buổi tư vấn, bác sĩ điều trị sẽ tìm hiểu về bệnh sử của bạn. Đặc biệt chú ý tới các vấn đề ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bạn như: thời gian, tần suất giao hợp; thói quen, hành vi trong sinh hoạt tình dục; những can thiệp hoặc điều trị vô sinh trước đó; có con (có thai) với bạn tình/vợ trước đó… Các bệnh lý: tiểu đường, nhiễm trùng, sốt… cũng được lưu tâm tới. Bệnh sử được khai thác từ lúc nhỏ cho tới lúc trưởng thành với những bất thường về cơ thể học (tinh hoàn lạc chỗ, chấn thường bộ phận sinh dục…) cho tới các nguy cơ khác (môi trường làm việc, sử dụng thuốc kích thích…).

b-Khám Đây là khâu rất quan trọng bởi vì bất cứ một bất thường nào cũng là dấu hiệu gợi ý quí giá và góp phần vào chẩn đoán của bác sĩ điều trị.

Khám tổng quát:

Thể trạng.

Các cơ quan: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…

Các đặc điểm nam tính thứ phát: hệ thống lông tóc, cơ bắp, nữ hóa tuyến vú…

Khám tâm thần (nếu có).

Khám sinh dục:

Hệ thống lông mu

Khám dương vật:

Kích thước.

Da quy đầu.

Lỗ tiểu đóng thấp.

Cong dương vật quá mức

Khám bìu:

Hệ thống cơ bám da bìu.

Kích thước của tinh hoàn, mật độ.

Sờ nắn cẩn thận mào tinh có thể xác định được đầu, thân và đuôi mào tinh. Có tắc hay không?

Sờ nắn ống dẫn tinh để đảm bảo là nó có tồn tại hay bị teo (bất sản).

Thăm khám thừng tinh giúp xác định tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh, đánh giá mức độ giãn.

Khám trực tràng:

Tiền liệt tuyến và túi tinh hai bên.

c-Xét nghiệm Tinh dịch đồ

Tinh dịch đồ (hay phân tích tinh dịch) là một xét nghiệm tinh dịch tươi vừa được xuất tinh, thường được thu thập bằng cách tự kích thích bằng tay (thủ dâm). Nó là một phần thiết yếu, đơn giản, rẻ tiền của các xét nghiệm dành cho nam giới. Một kiểm tra phân tích tinh dịch có tinh trùng đang hiện diện và giúp xác định nếu có một vấn đề với số lượng hoặc chất lượng của tinh trùng. Số lượng, hình dạng và chuyển động của tinh trùng được đo đạc dưới kính hiển vi.

Định lượng nội tiết

Tinh hoàn tiết ra testosterone cần thiết để sản xuất tinh trùng. Testosterone được sản xuất bởi những tế bào đặc biệt trong tinh hoàn gọi là tế bào Leydig khi bị hormon tuyến yên là LH kích thích. Thêm vào đó, sản xuất tinh trùng cần có hormon tuyến yên khác, gọi là FSH.

Kiểm tra di truyền

Nhiễm sắc thể được tìm thấy trong từng tế bào của cơ thể con người. Nhiễm sắc thể mang các vật liệu di truyền xác định sự tăng trưởng và phát triển của tất cả các đặc tính con người bao gồm cả màu tóc, màu mắt, chiều cao và giới tính. Mỗi tế bào trong cơ thể thường có 23 cặp nhiễm sắc thể (tổng số là 46). Trong số 23 cặp nhiễm sắc thể, có một cặp nhiễm sắc thể quy định giới tính của một người. Nhiễm sắc thể ở người đàn ông là 46XY. Một nhiễm sắc thể giới tính được thừa hưởng từ người mẹ và một nhiễm sắc thể giới tính từ người cha. Phụ nữ luôn cho một nhiễm sắc thể X, nhưng nam giới có thể cho một nhiễm sắc thể X hoặc một nhiễm sắc thể Y.

Những biến đổi nhiễm sắc thể có thể dẫn đến sản xuất tinh trùng kém. Đôi khi người đàn ông khoẻ mạnh nhưng tình trạng sản xuất tinh trùng lại rất ít. Nguyên nhân có thể là do rối loạn di truyền hoặc có các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể mà không hay biết gì trước.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu đôi khi được thực hiện để kiểm tra những trường hợp xuất tinh ngược, tinh dịch có thể chảy ngược vào bàng quang trong thời điểm cực khoái nhiều hơn là xuất tinh theo đường dương vật. Đối với một số người đàn ông bị xuất tinh ngược, tinh trùng sẽ được dội rửa từ bàng quang ra ngoài khi đi tiểu ngay sau xuất tinh.

Bài viết khác