Kết Quả Xét Nghiệm Chức Năng Gan / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Phauthuatthankinh.edu.vn

Hiểu Về Các Kết Quả Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp (Xét Nghiệm Máu)

Mục đích xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Chức năng giáp không chỉ ảnh hưởng bởi tuyến giáp mà còn bởi tuyến yên – là một tuyến sản xuất ra ra hormone kích thích tuyến giáp gọi là TSH. Việc sản xuất TSH quy định lượng hormone T3 (triiodothyronine) và T4 (Thyroxine) do tuyến giáp tiết ra. Mối liên hệ này có thể cho biết tuyến giáp hoạt động tốt như thế nào và điều gì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

Các xét nghiệm tuyến giáp

Có nhiều loại xét nghiệm, tùy vào bác sĩ, triệu chứng, tiền sử gia đình, mức độ trầm trọng của chẩn đoán hay mức độ ổn định của bệnh lý, các xét nghiệm bao gồm:

1. Hormon kích thích tuyến giáp (TSH)

TSH là một hormone tuyến yên mang tín hiệu đến cho tuyến giáp. Nếu tuyến yên phát hiện có ít hormone tuyến giáp trong máu, nó sẽ sản xuất ra nhiều TSH, thúc đẩy tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormone giáp. Khi tuyến yên phát hiện có quá nhiều hormone giáp, nó sẽ giảm sản xuất TSH, dẫn đến tuyến giáp cũng giảm sản xuất hormone giáp.

2. Thyronxine (T4)

T4 có vai trò như 1 hormone dự trữ. Bản thân T4 không có khả năng sản xuất năng lượng và vận chuyển oxy đến các tế bào. T4 phải trải qua một quá trình khử iode và khi đó T4 mất 1 nguyên tử iode và trở thành T3 (triiodothyronine)

Xét nghiệm T4 toàn phần đo lường toàn bộ lượng thyroxine lưu hành trong máu. Xét nghiệm này đã được sử dụng nhiều năm để đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên việc đo lường T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, vì protein này dễ có thể gắn kết T4 với hồng cầu biến T4 thành dạng hoạt động.

Ngược lại, T4 tự do lại không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu và được xem là dạng hoạt hóa của thyroxine.

Nhiều nhà nội tiết học chỉ sử dụng kết quả xét nghiệm TSH trong việc chẩn đoán và kiểm soát bệnh lý tuyến giáp, không định kỳ kiểm tra lượng T4 toàn phần hay T4 tự do.

Tuy nhiên, nếu ta nghi ngờ 1 vấn đề tuyến giáp mới xuất hiện, các xét nghiệm này nên được làm cùng với TSH.

3. Triiodothyronine (T3)

T3 là hormone giáp dạng hoạt động, tạo ra từ T4. Xét nghiệm T3 toàn phần đo lường lượng Triiodothyronine lưu hành trong máu, bao gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein. Chỉ có T3 gắn kết protein mới có khả năng vận chuyển oxy và năng lượng tới tế bào.

Xét nghiệm T3 tự do chỉ đo hàm lượng T3 gắn kết với protein và được xem là T3 ở dạng hoạt động.

T3 đảo ngược là T3 dạng không hoạt động, được sản xuất ra nhiều trong thời gian stress. Xét nghiệm RT3 (reverse T3) ít khi được bác sĩ cho chỉ định vì ít có ý nghĩa lâm sàng. Tuy nhiên, một số bác sĩ khác lại cho rằng RT3 là mấu chốt xác định tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp so với những xét nghiệm khác.

4. Kháng thể Thyroid peroxidase (TPOAb)

TPOAb là kháng thể do cơ thể sản xuất, vô tình tấn công và phá hủy các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Kháng thể này chứng tỏ cơ thể mắc bệnh tự miễn tuyến giáp như bệnh VIÊM GIÁP HASHIMOTO hoặc GRAVE.

5. TSI (Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp)

TSI là kháng thể kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động và sản xuất quá mức lượng Hormone giáp vào máu.

6. Thyroglobulin (Tg)

Tg là một protein được sản xuất bởi tuyến giáp. Sự hiện diện của Tg trong máu là dấu chỉ mô tuyến vẫn còn sau phẫu thuật cắt giáp hoặc xạ trị liệu.

Xét nghiệm Tg có giá trị trên những bệnh nhân ung thư tuyến giáp, nhằm:

Phát hiện tế bào ung thư còn sản xuất Tg nữa không so với trước khi điều trị ung thư.

Xác định kết quả điều trị ung thư có khả quan hay không.

Phát hiện tái phát ung thư sau điều trị.

7. Kháng thể Thyroglobulin (TgAb)

TgAb là kháng thể do cơ thể sản xuất đáp lại sự hiện diện của Thyroglobulin. Sự tăng tiết quá mức của Thyroglobulin là bất thường, nên sự sản xuất TgAb được xem như sự phòng vệ của cơ thể đối với sự tiển triển của bệnh lý tuyến giáp.

Các cơ sở Y tế đôi lúc sẽ thay đổi giá trị tham chiếu để phù hợp với những thay đổi khoa học hoặc thay đổi về dịch tể học. Nếu bạn là một bệnh nhân, đôi khi mỗi bác sĩ sẽ có thể có cách lý giải khác nhau về kết quả xét nghiệm. Và chúng ta nên hiểu được kết quả của mình để có thể tìm đến 1 bạn sỹ có thể đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân của mình.

Nguồn: Hoài Phương – bvnguyentriphuong.com.vn

Xét Nghiệm Chức Năng Gan

Xét nghiệm chức năng gan là công cụ đặc biệt hữu ích. Nó giúp xác định tình trạng hoạt động của gan bằng cách đo nồng độ protein, men gan, hoặc bilirubin trong máu.

Kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường không có nghĩa là mắc bệnh gan hoặc tổn thương gan. Kết quả có thể cao bất thường mà nguyên nhân không do gan.

2. Xét nghiệm tổn thương gan: AST và ALT.

Một số xét nghiệm chức năng gan thông thường bao gồm:

3. Các xét nghiệm thường gặp khác

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

Xét nghiệm chỉ số Alkaline phosphatase (ALP): ALP là một loại enzyme được tìm thấy trong xương, ống dẫn mật và gan. Xét nghiệm ALP thường được thực hiện chung với một số xét nghiệm khác. Hàm lượng ALP cao có thể do tổn thương gan, tắc nghẽn ống dẫn mật hoặc bệnh về xương. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể có mức ALP cao hơn vì xương của chúng đang phát triển. Mang thai cũng có thể làm tăng nồng độ ALP. Chỉ số ALP bình thường là 45-115 (U/L).

Xét nghiệm chỉ số Albumin: Albumin là loại protein chính do gan sản xuất. Albumin thực hiện nhiều chức năng cơ thể quan trọng. Xét nghiệm albumin giúp đánh giá khả năng gan tạo ra loại protein này. Kết quả albumin máu thấp chỉ tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng kém và có thể bất thường chức năng gan. Chỉ số albumin máu bình thường là 3,5-5,0 (g/dL).

Xét nghiệm chỉ số Bilirubin: Bilirubin là sản phẩm thải từ sự phân hủy của các hồng cầu già. Billirubin thường được xử lý tại gan trước khi được bài tiết qua phân. Khi gan bị tổn thương, không thể xử lý bilirubin tốt, dẫn đến nồng độ bilirubin cao trong máu. Chỉ số bình thường của bilirubin là 0,1-1,2 (mg/dL).

Xét nghiệm thời gian đông máu: Gan sản xuất các protein cần thiết cho quá trình đông máu. Khi gan bị rối loạn chức năng không thể sản xuất đầy đủ các loại protein, làm cho quá trình đông máu chậm lại. Do đó kiểm tra thời gian đông máu có thể được sử dụng như một dấu hiệu đánh giá mức độ nghiêm trọng của các rối loạn chức năng gan nhất định

4. Tại sao cần làm xét nghiệm chức năng gan?

Khi gan gặp các vấn đề bất thường, dẫn tới hoạt động chức năng của gan bị suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí có thể đe dọa tính mạng

5. Khi nào làm xét nghiệm chức năng gan?

Loại bỏ chất độc, vi khuẩn khỏi máu.

Chuyển đổi chất dinh dưỡng từ thực phẩm ăn vào.

Lưu trữ khoáng chất và vitamin.

Tạo các yếu tố đông máu.

Sản xuất protein, enzyme và mật.

Tạo ra các yếu tố chống nhiễm trùng….

Xét nghiệm chức năng gan thường được đề nghị trong các tình huống sau đây:

6. Những triệu chứng của bệnh lý về gan?

Những triệu chứng bệnh ở gan thường gặp:

sàng lọc các trường hợp viêm gan siêu vi như viêm gan C

theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan

theo dõi diễn tiến bệnh và đáp ứng với điều trị trong trường hợp người đang mắc bệnh về gan

đánh giá mức độ xơ hóa gan

trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng về bệnh gan

phụ nữ dự định mang thai

chán ăn

buồn nôn, nôn

mệt mỏi, đau khớp

đau bụng, đau tức hạ sườn phải

vàng da

nước tiểu sậm màu

phân bạc màu, trắng như phân cò

ngứa da

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

7. Chuẩn bị gì trước một xét nghiệm chức năng gan?

Một số loại thuốc và thực phẩm có thể ảnh hưởng đến nồng độ của các loại enzyme và protein trong máu. Để tránh các sai lệch, khi đi xét nghiệm chức năng gan cần lưu ý:

Không nên uống thuốc: các loại kháng sin , thuốc điều trị lao, tâm thần…

Nhịn ăn: có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.

Tránh rượu bia, thuốc lá: người làm xét nghiệm cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu

Gói Xét Nghiệm Chức Năng Gan

     Gan được ví như “nhà máy thải độc” của cơ thể, giúp thanh lọc độc tố; chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau; tổng hợp một số chất đạm, bài xuất mật, chất acid mỡ… Khi gan suy giảm chức năng, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan và ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mụn, da sần sùi, nám… ở chị em phụ nữ.

     Ngoại trừ lý do mắc bệnh gan mãn tính, nhiễm virus gây viêm gan, thì chế độ ăn uống chứa quá nhiều chất độc hại là nguyên nhân chính khiến gan phải làm việc quá sức. Đặc biệt, thói quen thường xuyên “đọ tửu” của nam giới dễ làm tổn thương gan nghiêm trọng.

     Các bệnh về gan thường không biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng cụ thể. Khi gan không khỏe, bạn nên sớm đi thăm khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau.

Thay đổi màu da, mắt và móng tay: Nhận biết gan tổn thương bằng các tế bào da là đáng tin cậy hơn cả. Khi gan hoạt động kém, da sẽ biến sắc thành màu vàng nám, các đốm trắng bắt đầu xuất hiện; mắt và móng tay chuyển sang màu vàng thay vì màu trắng như bình thường.

Hơi thở có mùi: Khi gan không làm tốt chức năng giải độc cho cơ thể, sẽ dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa và khiến hơi thở có mùi.

Quầng thâm quanh mắt và mỏi mắt: Nếu mắt thâm quầng và mỏi khi bạn không thức quá khuya hoặc làm việc quá nhiều trên máy tính, thì đây là dấu hiệu của lá gan không khỏe.

Trướng bụng: Nếu tiếp nhận cùng lúc nhiều chất độc và không thể xử lý hết, gan sẽ bị tổn thương và nhiễm độc. Biểu hiện ra bên ngoài là gan to lên, dạ dày sẽ trương phình nếu không được xử lý kịp thời.

    Vậy làm thế nào để biết mình bị Rối loạn chức năng gan? Cách nào để giải quyết các rối loạn này, nhằm chặn từ sớm những căn bệnh và biến chứng “đốt tiền”?

    Phòng xét nghiệm Gold Standard triển khai gói xét nghiệm CHỨC NĂNG GAN với nhiều ưu đãi:

Giá bán: 500.000đ (giá cũ: 600.000đ)

STT

NỘI DUNG XÉT NGHIỆM

1

Công thức máu

22 thông số (HC, BC, TC)

2

Chức năng gan

AST

ALT

GGT

Protein

Albumin

Globulin

A/G

Bilirubin TP

Bilirubin TT

Bilirubin GT

LDH

ALP

CHE

3

Đường máu

Glucose

4

Nước tiểu

10 thông số

Các Xét Nghiệm Chức Năng Gan

Cùng với siêu âm gan, xét nghiệm chức năng gan là một trong những phương pháp kiểm tra, đánh giá sự hoạt động và trạng thái của tế bào gan. Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc về các chỉ số xét nghiệm, mục đích và những lưu ý khi làm các xét nghiệm này.

Xét Nghiệm Kiểm Tra Chức Năng Gan Là Gì?

Xét nghiệm chức năng gan hay còn gọi là sinh hóa gan, bản chất là một phương pháp giúp xác định sức khỏe của gan bằng cách đo nồng độ protein, enzyme do gan sản xuất (men gan), và nồng độ bilirubin trong máu. Có nhiều xét nghiệm để đánh giá chức năng gan. Các xét nghiệm phản ánh tình trạng khác nhau của mức độ tổn thương gan cùng chức năng gan.

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh về gan như: viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… đều có thể khiến tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm, do đó có thể dễ dàng đánh giá mức độ bệnh dựa trên các kết quả xét nghiệm chức năng gan.

Tại Sao Cần Làm Xét Nghiệm Chức Năng Gan?

Mục đích của việc làm xét nghiệm chức năng gan bao gồm:

Phát hiện sớm các bệnh lý về gan, tìm nguyên nhân gây bệnh từ đó giúp bệnh nhân điều trị sớm.

Theo dõi quá trình tiến triển của các bệnh lý về gan để đánh giá phác đồ điều trị đang áp dụng có phù hợp không.

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc có độc tính trên gan nên cần phải theo dõi để điều chỉnh thuốc nếu cần.

Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là xơ gan.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Các Đối Tượng Cần Làm Xét Nghiệm Chức Năng Gan?

Người sử dụng rượu bia, người có quan hệ tình dục không an toàn, phụ nữ mang thai, người chưa tiêm phòng viêm gan B, người béo phì, người đang dùng thuốc điều trị bệnh lý trong đó có thuốc làm tăng men gan, người sắp kết hôn, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, người đang điều trị bệnh gan,… đều là những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý gan mật. Các đối tượng này đều nên làm các các xét nghiệm chức năng gan.

Các Chỉ Số Xét Nghiệm Chức Năng Gan?

Các chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan thường được chia thành 3 nhóm chính:

Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc

Bilirubin huyết thanh: là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin (hem – chiếm 90%) và các enzyme có chứa hem. Có hai loại bilirubin là bilirubin gián tiếp và bilirubin trực tiếp. Bilirubin gián tiếp còn gọi là bilirubin tự do, tan trong mỡ, gắn với albumin – một loại protein huyết tương nên không lọc được qua cầu thận. Khi đến gan, bilirubin gián tiếp liên hợp với acid glucuronic thành bilirubin trực tiếp – còn gọi là bilirubin liên hợp, tan trong nước, bài tiết vào mật.

Bilirubin niệu: Chỉ hiện diện ở dạng bilirubin trực tiếp. Khi có bilirubin niệu chắc chắn có vấn đề về gan mật. Chỉ số này có thể phát hiện bằng que nhúng xét nghiệm nước tiểu thông thường.

Urobilinogen

Là chất chuyển hóa của bilirubin tại ruột, tái hấp thu vào máu theo chu trình ruột – gan và bài tiết qua nước tiểu. Trong trường hợp tắc mật hoàn toàn, sẽ không có urobilinogen trong nước tiểu. Urobilinogen tăng trong nước tiểu gặp trong trường hợp tán huyết (tăng sản xuất), xuất huyết tiêu hóa hoặc bệnh lý gan. Bình thường urobilinogen 0,2 – 1,2 đơn vị (phương pháp Watson).

ALP là enzym thủy phân các ester phosphat trong môi trường kiềm (pH = 9). Nguồn gốc chủ yếu của ALP là ở gan và xương. Ở ruột, thận và nhau thai thì ít hơn. Bình thường ALP 25 – 85 U/L.

Xét nghiệm enzym ALP rất nhạy để phát hiện có tắc đường mật. Khi ALP tăng đơn thuần có thể là một dấu hiệu chỉ dẫn cho các bệnh gan do thâm nhiễm như ung thư, áp xe, u hạt, thoái hóa dạng bột. Sự tăng ALP do nguyên nhân ở gan thường đi kèm với sự tăng của men GGT và 5′-nucleotidase.

Đây là một ALP tương đối chuyên biệt cho gan, giúp xác định tình trạng tăng ALP là do gan hay do xương hoặc do các trạng thái sinh lý như trẻ em đang tuổi tăng trưởng hoặc phụ nữ có thai. Sự tăng 5NT có tương quan với mức tăng ALP. Bình thường 5NT 0,3 – 2,6 đơn vị Bodansky/dL.

GGT xúc tác sự chuyển nhóm g-glutamyl từ những peptid đến những acid amin khác và giữ vai trò vận chuyển acid amin. GGT được tìm thấy ở nồng độ cao trong ống mật. Đây là một xét nghiệm rất nhạy để đánh giá rối loạn chức năng bài tiết của gan nhưng không đặc hiệu do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Bình thường GGT # 30 U/L ở nữ và # 50 U/L ở nam.

Tăng GGT đơn thuần là tình trạng nghiện rượu mạn tính, tắc mật, sau uống một số thuốc gây cảm ứng enzym ở gan (acetaminophen, phenytoin) và một số trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu. GGT còn tăng trong nhiều tình huống khác như suy thận, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, đái tháo đường, cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

NH3 sinh ra do sự chuyển hóa protein trong cơ thể và do vi khuẩn sống ở đại tràng. Gan giữ nhiệm vụ khử độc NH3 bằng cách chuyển thành urê để thải qua thận. Cơ vân cũng giữ vai trò khử độc NH3 bằng cách gắn với acid glutamic để tạo thành glutamin. Bình thường NH3 máu 5 – 69 mg/dL. NH3 tăng trong các bệnh gan cấp và mạn tính. Nồng độ NH3 trong máu động mạch chính xác hơn trong máu tĩnh mạch vì không bị ảnh hưởng của NH3 từ ruột.

Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan: AST, ALT, LDH, ferritin

Aspartate aminotransferase) và ALT (Alanine aminotransferase) là các enzyme chuyển hóa nhóm -NH2 của aspartate và alanine. Sự gia tăng nồng độ enzyme này trong máu phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan.

AST còn gọi là SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) có ở cơ tim và cơ vân nhiều hơn ở gan, ngoài ra còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu, hồng cầu. AST cũng thường tăng trong các trường hợp nhồi máu cơ tim.

ALT còn gọi là SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan nên sự tăng ALT nhạy và đặc hiệu hơn AST trong các bệnh gan.

Trị số ALT, AST bình thường < 40 UI/l. AST và ALT ở nam cao hơn nữ, thay đổi theo độ tuổi, cân nặng.

+ AST, ALT tăng nhẹ (< 100 UI/l) trong viêm gan virus cấp nhẹ và bệnh gan mạn tính như xơ gan, viêm gan mạn, di căn gan, tắc mật.

Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp

Do khả năng dự trữ của gan rất lớn và thời gian bán hủy của albumin kéo dài (khoảng 3 tuần) nên lượng albumin máu chỉ giảm trong các bệnh gan mạn tính (xơ gan) hoặc khi tổn thương gan rất nặng.

Giảm albumin huyết thanh còn gặp trong suy dinh dưỡng hoặc bị mất albumin bất thường qua đường tiểu (hội chứng thận hư) hoặc qua đường tiêu hóa (viêm đại tràng mạn). Ở bệnh nhân bị vàng da sậm, albumin có thể bị giảm tương đối (giảm giả tạo) do bilirubin tăng cao gây cản trở việc định lượng albumin.

Tăng globulin gặp trong các trường hợp xơ gan, viêm gan tự miễn, xơ gan ứ mật nguyên phát.

TQ là một xét nghiệm khảo sát con đường đông máu ngoại sinh. Bình thường TQ 11 – 13 phút (tương ứng với 80 – 100% hàm lượng prothrombin). Để chuẩn hóa kết quả PT, người ta thường chuyển đổi thành INR (International Normalized Ratio), trị số bình thường của INR = 0,8 – 1,2.

Những Lưu Ý Khi Kiểm Tra Chức Năng Gan

Nên làm vào buổi sáng

Không ăn trước khi xét nghiệm: Khi làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, cần phải nhịn ăn ít nhất từ 4-6 tiếng để kết quả được chính xác.

Không uống rượu bia thuốc lá: tất cả các chất kích thích có chứa nicotin hoặc đồ uống có cồn không tốt cho sức khỏe của bạn, đồng thời khiến các chỉ số kiểm tra bị sai lệch, do đó bạn cần ngưng sử dụng rượu bia thuốc lá ít nhất 4h trước khi tiến hành các xét nghiệm này.

Không sử dụng bất kỳ thuốc nào: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ, chữa bệnh, thực phẩm chức năng,… không được sử dụng trước khi làm xét nghiệm vì việc dùng thuốc sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả các chỉ số trong xét nghiệm.

Giải Pháp Giúp Gan Khỏe Mạnh Và Hạn Chế Các Bệnh Lý Gan Mật

Có thể nói, chỉ số xét nghiệm chức năng gan là một thông số vô cùng quan trọng để đánh giá hoạt động của gan kể cả khi không có dấu hiệu nào của bệnh. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, nếu có thể, hãy đi theo dõi sức khỏe bằng cách đi kiểm tra chức năng gan thường xuyên 6 tháng 1 lần, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao mắc các bệnh gan để có thể phát hiện sớm và ngăn chặn những tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, để phòng ngừa các bệnh lý gan mật, đồng thời giúp lá gan khỏe mạnh hơn, việc nhất thiết bạn cần phải làm là:

Gan làm nhiệm vụ thải độc cho cơ thể. Nhưng khi các chất độc hại tích tụ trong thời gian dài, ngược lại, gan sẽ bị “nhiễm độc”.

Hạn chế sự tấn công của các tác nhân gây hại cho lá gan

Hàng ngày, lá gan phải giải quyết một khối lượng công việc vô cùng lớn và khối lượng này còn ngày một gia tăng cùng với các tác nhân gây hại. Để giảm nhẹ gánh nặng cho gan, việc mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện tốt, đó là hạn chế tối đa các tác nhân gây hại cho lá gan như:

Hạn chế uống rượu, bia

Chỉ sử dụng thuốc khi bị bệnh và có sự chỉ định của bác sĩ

Ăn uống những thực phẩm đảm bảo vệ sinh

Hạn chế tiếp xúc với máu và dịch tiết của người khác

Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan virus…

Sử dụng các loại thảo dược tốt cho gan

Hiện nay có nhiều loại thảo dược đã được chứng minh về tác dụng bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Có thể kể đến như Actiso, cây Kế sữa, Diệp hạ châu, Cà gai leo, Mật nhân… Trong đó, 2 loại thảo dược là Kế sữa và Actiso được cả Y học Phương Đông và Y học Phương Tây chú ý đến bởi những công dụng tuyệt vời của chúng với lá gan. Không chỉ giúp bổ gan, tăng cường chức năng gan mà còn giải độc gan, giảm bớt các triệu chứng do các về bệnh gan gây ra như mụn nhọt, mẩn ngứa, vàng da, men gan cao… hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý ở gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ và xơ gan hiệu quả.

2 loại thảo dược này khi được kết hợp với nhau theo tỉ lệ thích hợp còn làm gia tăng vượt trội tác dụng của chúng với lá gan so với khi dùng riêng lẻ từng loại thảo dược, giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh gan và tăng cường chức năng gan.

Trên thực tế, thị trường có nhiều sản phẩm chứa riêng biệt các thành phần Kế sữa, Actiso nhưng lại rất ít sản phẩm được kết hợp từ 2 loại thảo dược này.

Một trong những sản phẩm hiếm hoi kết hợp Kế sữa và Actiso rất hiệu quả, lại có nguồn nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu (Địa Trung Hải) và sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP là Sily-GAN.

SILYGAN – Bổ gan, giải độc gan đến từ Châu Âu.

Việc chủ động sử dụng các thảo dược này khi có một vài dấu hiệu sớm của bệnh gan được đánh giá là một giải pháp an toàn, hiệu quả để bảo vệ gan và ngăn ngừa các bệnh lý ở gan tiến triển.

Các Chỉ Số Trong Kết Quả Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc – Bác sĩ Nội tổng quát – Nội tiết – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp cho biết cụ thể một số chỉ số quan trọng của tuyến giáp như TSH, T4 toàn phần, FT3, TSI. Các chỉ số này giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị bệnh lý tuyến giáp phù hợp.

1. Chức năng của tuyến giáp

Hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) là 2 trong số 3 loại hormone do tuyến giáp sản xuất và phóng thích vào máu. Hai hormone này có nhiệm vụ tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Loại hormone còn lại làm nhiệm vụ kiểm soát hàm lượng canxi trong máu.

Vùng dưới đồi và tuyến yên của não bộ sinh ra hormone điều khiển hoạt động của tuyến giáp. Vùng dưới đồi nhận các tín hiệu về trạng thái của các chức năng trong cơ thể. Khi vùng dưới đồi nhận thấy nồng độ T3 và T4 thấp hoặc tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể thấp, nó sẽ giải phóng ra hormone thyrotropin-releasing (TRH). TRH đi đến tuyến yên qua hệ thống mạch máu, kích thích tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH).

TSH được sản xuất từ tuyến yên vào máu, đi đến tuyến giáp. Tại tuyến giáp, TSH kích thích các tế bào tuyến giáp sản xuất nhiều T3 và T4 hơn. Sau đó, T3 và T4 sẽ được phóng thích vào máu, làm nhiệm vụ tăng cường hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể.

2. Mục đích xét nghiệm chức năng tuyến giáp 2.1 Các xét nghiệm máu chức năng tuyến giáp:

Triiodothyronine (T3): Là hormone giáp dạng hoạt động, được tạo ra từ T4. Xét nghiệm T3 toàn phần giúp đo lường lượng Triiodothyronine lưu hành trong máu (gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein);

Thyroxine (T4): Xét nghiệm T4 toàn phần giúp đo lường toàn bộ lượng thyroxine trong máu, đo lường chức năng giáp. Trong trường hợp nghi ngờ một vấn đề mới xuất hiện, xét nghiệm T4 sẽ được thực hiện cùng với xét nghiệm chỉ số TSH;

Hormone kích thích tuyến giáp (TSH): Là hormone tuyến yên mang tín hiệu đến cho tuyến giáp;

Kháng thể Thyroid peroxidase (TPOAb): Là loại kháng thể do cơ thể sản xuất, vô tình tấn công và phá hủy các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Khi xuất hiện kháng thể này, chứng tỏ bệnh nhân mắc bệnh tự miễn tuyến giáp như viêm giáp Hashimoto hoặc Grave (Basedow). Xét nghiệm này cũng được chỉ định cho phụ nữ có thai và có bệnh tự miễn, đặc biệt là bệnh tuyến giáp tự miễn như Hashimoto hoặc Grave. Một số người có TPOAb tang cao mà không có bệnh tuyến giáp có thể tang nguy cơ bệnh tuyến giáp trong tương lai nên nên theo dõi định kì tuyến giáp để tránh bỏ sót bệnh tuyến giáp trong tương lai.

Kháng thể TRAb có thành phần TSI (Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp) là kháng thể kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động và sản xuất quá mức lượng hormone giáp vào máu. Chỉ định Xét nghiệm TRAb:

Chẩn đoán xác định bệnh Grave

Chẩn đoán phân biệt bệnh Grave với các bệnh tuyến giáp có cường giáp khác

Theo dõi điều trị Grave

Phụ nữ có thai 3 tháng cuốicó tiền sử mắc bệnh tuyến giáp để tiên lượng nguy cơ cường giáp ở trẻ sơ sinh

Thyroglobulin (Tg): Là một protein được sản xuất bởi tuyến giáp. Xét nghiệm này có giá trị trên những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang nhằm phát hiện tế bào ung thư còn sản xuất Tg nữa hay không so với trước khi điều trị ung thư; xác định kết quả điều trị ung thư và phát hiện khả năng tái phát ung thư sau điều trị. Ngoài ra, Tg cũng được chỉ định để giúp xác định nguyên nhân của cường giáp và theo dõi hiệu quả điều trị các bệnh như Basedow. Tg cũng giúp chẩn đoán phân biệt viêm tuyến giáp bán cấp với nhiễm độc giáp do thuốc và để xác định nguyên nhân suy giáp bẩm sinh ở trẻ em.

Kháng thể Thyroglobulin (TgAb): Là kháng thể do cơ thể sản xuất, đáp ứng sự hiện diện của Thyroglobulin. Sự tăng sản xuất Thyroglobulin quá mức là bất thường. Bởi vậy, sự sản xuất TgAb được xem là lựa chọn phòng vệ của cơ thể trước sự tiến triển của bệnh lý tuyến giáp. TgAb giúp chẩn đoán bệnh tuyến giáp tự miễn như Hashimoto, viêm giáp sau đẻ, suy giáp bẩm sinh và Grave.

2.2 Mục đích xét nghiệm

Tuyến giáp và tuyến yên là hai bộ phận ảnh hưởng lên chức năng giáp. Tuyến yên là một tuyến sản xuất ra ra hormone kích thích tuyến giáp gọi là TSH. Khi tuyến yên phát hiện có ít hormone tuyến giáp trong máu, nó sẽ sản xuất ra nhiều TSH để thúc đẩy tuyến giáp sản xuất nhiều hormone giáp hơn. Còn trong trường hợp tuyến yên phát hiện có quá nhiều hormone giáp trong máu, nó sẽ giảm sản xuất TSH để giảm sản xuất hormone tuyến giáp.

Việc sản xuất TSH quy định lượng hormone T3 và T4. Chỉ số của TSH, T3 và T4 có thể cho biết tuyến giáp hoạt động tốt như thế nào và điều gì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

Việc thực hiện xét nghiệm chức năng tuyến giáp giúp các bác sĩ có thể xác định một bệnh nhân bị nhược giáp (suy giảm chức năng tuyến giáp), cường giáp (tăng chức năng tuyến giáp) và một số bất thường về tuyến giáp như viêm giáp, hoặc bệnh tự miễn như Grave hay Viêm giáp hashimoto.

3. Kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Khi thực hiện các xét nghiệm chức năng tuyến giáp, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sức khoẻ tuyến giáp của mình, nếu kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp nằm trong giới hạn sau:

Chỉ số TSH: 0,4-4,0 mU/L;

Chỉ số T4: 60-140 nmol/L;

Chỉ số FT4: 10-26 pmol/L;

Chỉ số T3: 1,1-2,7 nmol/L;

Chỉ số FT3: 3,5-7,8 pmol/L.

4. Ý nghĩa lâm sàng của các chỉ số xét nghiệm

Chứng suy giáp nguyên phát do bệnh tuyến giáp như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto khi TSH cao và FT4 thấp;

Những người bị cường giáp như bệnh Graves (Basedow) thì TSH thấp với FT4 tăng;

Suy giáp không triệu chứng nếu mức TSH tăng nhẹ nhưng mức FT4 vẫn nằm trong giới hạn tham chiếu bình thường;

Nếu kết quả xét nghiệm tuyến giáp ban đầu có dấu hiệu rối loạn chức năng bệnh lý tuyến giáp, hoặc có nghi ngờ mắc bệnh lý tuyến giáp tự miễn thì có thể chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm tự kháng thể của tuyến giáp như TPOAb, TgAb và TRAb.

Chuyên khoa Nội tiết của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là nơi quy tụ của các y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng và luôn hết lòng vì sức khỏe bệnh nhân. Đồng thời, bệnh viện còn được trang bị hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi, hỗ trợ tốt nhất cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc đã có hơn 10 năm học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực nội tiết. Bác sĩ Ngọc đã tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Nội tổng quát tại trường Đại học Y Hà Nội và từng học Bác sĩ Nội trú tại Đại học Lyon (Pháp). Hiện tại bác sĩ Ngọc đang là bác sĩ điều trị tại khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.