Hiệu Lực Của Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời, Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định từ Điều 114 đến Điều 131 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng cho Toà án trong việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. So với các biện pháp khác được Tòa án áp dụng trong quá trình tố tụng dân sự, biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) có những điểm khác biệt, vừa mang tính khẩn cấp, vừa mang tính tạm thời.

Tính khẩn cấp thể hiện ở chỗ, Tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay và quyết định này được thực hiện ngay sau khi Tòa án ra quyết định, nếu không sẽ mất hết ý nghĩa, tác dụng. Tính tạm thời thể hiện ở chỗ, quyết định áp dụng BPKCTT chưa phải là quyết định cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự, nếu lý do của việc áp dụng không còn nữa thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định này.

Điều 114 BLTTDS năm 2015 quy định các BPKCTT, bao gồm:

Riêng với quy định ” Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định”, đây là những yêu cầu áp dụng BPKCTT hiện không được quy định trong BLTTDS năm 2015 nhưng được quy định trong các văn bản pháp luật khác thì Tòa án cũng có trách nhiệm xem xét giải quyết như yêu cầu áp dụng BPKCTT thu giữ, niêm phong… quy định tại Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Các BPKCTT, được quy định tại khoản 1 Điều 207 Luật này, như sau:

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây được áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó: a) Thu giữ; b) Kê biên; c) Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển; d) Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

Căn cứ vào quy định cụ thể của từng BPKCTT, BLTTDS năm 2015 và Luật Tố tụng hành chính (Luật TTHC) năm 2015, các BPKCTT có thể được chia làm 2 loại: 1) Các BPKCTT có thể được áp dụng trong tất cả các giai đoạn tố tụng kể cả trường hợp Tòa án chưa thụ lý vụ án; 2) Các BPKCTT được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án (bắt đầu từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án).

1. Các BPKCTT có thể được áp dụng trong tất cả các giai đoạn tố tụng, bao gồm:

-Biện pháp giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. -Biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng. -Biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm. -Biện pháp buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. -Biện pháp tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động. -Biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ. -Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình. -Biện pháp tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.

2. Các BPKCTT được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án, bao gồm

Việc BLTTDS năm 2015 ghi nhận các BPKCTT, có ý nghĩa tích cực nhằm chống lại các hành vi tẩu tán tài sản, hủy hoại chứng cứ, mua chuộc người làm chứng… qua đó bảo đảm việc giải quyết đúng vụ việc dân sự, bảo toàn được tình trạng tài sản, tránh việc gây thiệt hại không thể khắc phục được, giữ được tài sản bảo đảm cho việc thi hành án, quyết định của Tòa án sau này. Đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sống của họ và những người sống phụ thuộc họ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được giải quyết như sau:

a) Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu;

3. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

4. Trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 114 của Bộ luật này thì chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.

Điều 134. Kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kiến nghị; biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng; tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ; tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tóm tắt nội dung tranh chấp, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; chứng cứ để chứng minh cho việc kiến nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Điều 135. Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 của Bộ luật này trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Điều 136. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật này phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.

Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật này thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.

Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Tòa án ấn định.

Trong trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì khoản tiền bảo đảm được gửi giữ tại Tòa án. Tòa án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng vào ngày làm việc tiếp theo.

Các điểm mới về thừa kế của Bộ luật dân sự 2015

Một số điểm mới về thừa kế của Bộ luật dân sự 2015 (Phần 2)

Chế Định Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm cho việc thi hành án. Kế thừa và phát triển các quy định của các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây, Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) đã có Chương VIII với 28 điều luật (từ Điều 99 đến Điều 126) quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

1. Những điểm mới của chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời

– Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Điều 102 BLTTDS đã quy định 12 biện pháp khẩn cấp tạm thời mà toà án được áp dụng. Đây là sự kế thừa các quy định tại Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 42 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 44 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Tuy vậy, cũng có một số biện pháp lần đầu tiên được bổ sung quy định trong BLTTDS như các biện pháp về phong toả tài sản, tài khoản, buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng sức khỏe bị xâm phạm… Ngoài ra, khoản 2 Điều 102 BLTTDS còn thừa nhận cả những biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định. Việc Bộ luật tố tụng dân sự quy định tương đối đầy đủ các biện pháp khẩn cấp tạm thời đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Không chỉ quy định nhiều hơn về số lượng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo vệ quyền lợi cho đương sự, BLTTDS còn quy định tương đối cụ thể về điều kiện áp dụng đối với từng biện pháp. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua nội dung của 13 điều luật (từ Điều 103 đến Điều 116). Chính các điều luật này đã tạo nên các cơ sở pháp lý cụ thể, giúp toà án có thể áp dụng đúng và phù hợp các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Về chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, toà án chỉ xem xét để ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề đạt yêu cầu đó với toà án. Vì thế thông thường toà án sẽ không tự mình chủ động ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong 5 trường hợp quy định tại Điều 119 BLTTDS. Đây cũng là một quy định mới của BLTTDS bởi theo các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây, toà án chủ động, tự mình áp dụng tất cả các biện pháp mà pháp luật có quy định. Chính các quy định này của Pháp lệnh đã hạn chế quyền yêu cầu của đương sự, hạn chế sự nỗ lực của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Bộ luật tố tụng dân sự quy định toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu có yêu cầu và toà án chỉ chủ động ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong một số trường hợp cần thiết đã khắc phục được những hạn chế đó.

– Về thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có tác dụng giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, bảo vệ được bằng chứng, bảo vệ được tài sản…Vì vậy, việc xác định thời điểm toà án được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là rất quan trọng. Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trong suốt quá trình toà án giải quyết vụ việc dân sự. Điều này có nghĩa toà án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào trước và trong khi xét xử. Thậm chí, theo quy định tại khoản 2 Điều 99, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời vào cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện. Quy định này của BLTTDS đã tạo ra sự năng động, kịp thời trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự, đồng thời khắc phục được hạn chế của pháp luật tố tụng trước đây chỉ cho phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào thời điểm trước khi xét xử.

– Về việc ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng có quyền yêu cầu toà thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng không còn phù hợp (Điều 121 BLTTDS). Toà án có quyền hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ; người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ với bên có yêu cầu; nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Điều 122 BLTTDS).

– Về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

Buộc người đưa ra yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm là một trong những quy định rất mới của BLTTDS (Điều 120). Tương ứng với quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, người đưa ra yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm mà cụ thể là họ phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do toà án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao thì “nghĩa vụ tài sản” là nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại thực tế có thể xảy ra cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba do việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Còn “người có nghĩa vụ phải thực hiện” là người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là người đại diện theo ủy quyền của đương sự thì người có nghĩa vụ phải thực hiện là đương sự. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa tình trạng người có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời lạm dụng quyền này. Tuy nhiên không phải người nào đưa ra yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đều phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Điều 120 BLTTDS đã quy định rõ những trường hợp người đưa ra yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm như kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do toà án ấn định. Đối với những trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm này không quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu. Nếu việc thực hiện biện pháo bảo đảm vào ngày lễ, ngày nghỉ, khoản tiền thực hiện biện pháp bảo đảm sẽ được giữ lại toà án. Toà án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng trong ngày làm việc tiếp theo.

– Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Điều 117 BLTTDS quy định người đưa ra yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không chỉ phải nộp đơn gửi đến toà án có thẩm quyền mà đơn đó phải thể hiện được các nội dung theo luật định. Tùy từng trường hợp, kèm theo đơn, người đưa ra yêu cầu phải cung cấp cho toà án những chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chính quy định này sẽ hạn chế tình trạng đưa ra yêu cầu không có căn cứ từ phía những người có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đồng thời quy định này cũng giúp toà án có cơ sở rõ ràng để nhanh chóng ra được quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thông thường khi thẩm phán được phân công giải quyết vụ án nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thời hạn để họ ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời là 3 ngày kể từ ngày nhận đơn nếu người đưa ra yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm. Nếu không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được đưa ra tại phiên toà thì hội đồng xét xử sẽ xem xét để ra quyết định ngay sau khi người đưa ra yêu cầu thực hiện xong biện pháp bảo đảm.

Đối với những tình thế khẩn cấp cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì chánh án phải chỉ định ngay một thẩm phán giải quyết và thời hạn để ra quyết định là 48 giờ kể từ khi nhận đơn yêu cầu và các chứng cứ kèm theo. Nếu không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán đó cũng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết. Nếu biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng là phong tỏa tài sản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ hoặc phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì toà án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.

Như vậy, so với các quy định trước đây, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật tố tụng dân sự đã được quy định cụ thể và phù hợp hơn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời quyền lợi hợp pháp của đương sự.

– Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc toà án ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không ra quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự đều có thể ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp cho đương sự. Vì vậy, BLTTDS quy định đương sự có quyền khiếu nại, viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho người khác có quyền kiến nghị với chánh án toà án đang giải quyết vụ án nếu cho rằng việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà án đã xâm phạm đến quyền lợi của đương sự. Thời hạn các chủ thể này thực hiện quyền khiếu nại, kiến nghị là 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà án hoặc trả lời của thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Khi nhận được khiếu nại, kiến nghị, chánh án toà án phải xem xét, giải quyết trong thời hạn 3 ngày làm việc. Quyết định của chánh án về việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị là quyết định cuối cùng, được cấp hoặc gửi ngay theo quy định của pháp luật.

Về cơ bản, quy định của BLTTDS về quyền khiếu nại, kiến nghị và việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị giống với các quy định trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây. Điểm mới trong BLTTDS là ngoài việc quy định các chủ thể theo luật định có quyền khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì còn quy định các chủ thể có quyền khiếu nại, kiến nghị về việc toà án không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quy định mới này là cần thiết bởi trong thực tế đã có trường hợp vì toà án không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nên đã không bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự.

– Về trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng

Theo Điều 101, người yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. vì vậy, nếu yêu cầu của họ không đúng, gây ra thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì theo quy định của pháp luật, họ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Quy định này buộc người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ra yêu cầu, buộc họ phải có trách nhiệm với hành vi của mình.

Ngoài quy định trách nhiệm bồi thường của đương sự và những chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, BLTTDS còn quy định trách nhiệm bồi thường của toà án nếu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba. Theo khoản 2 Điều 101 BLTTDS, toà án sẽ phải bồi thường trong trường hợp toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu; toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba.

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời

Có thể khẳng định các quy định của BLTTDS về biện pháp khẩn cấp tạm thời có nhiều điểm mới tiến bộ và tương đối phù hợp với thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, theo chúng tôi một số quy định của BLTTDS về biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn còn chưa thật phù hợp.

Thứ nhất, các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 102 BLTTDS tuy tương đối đa dạng nhưng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự cho thấy có những vụ việc rất cần toà án phải áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời khác các biện pháp đó. Vậy trong trường hợp này toà án có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp cần thiết đó hay không? Nếu không thì sẽ không thể kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, khoản 13 Điều 102 BLTTDS nên được bổ sung theo hướng toà án có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định và cả những biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật chưa có quy định nếu không trái với các quy định của Bộ luật này.

Thứ hai,theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, đương sự chỉ có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu họ khởi kiện vụ án dân sự. Trong thực tế có nhiều trường hợp đương sự chỉ muốn yêu cầu toà án áp dụng ngay một biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình mà không muốn khởi kiện bởi họ không có tranh chấp hoặc có tranh chấp nhưng tranh chấp đó đã được giải quyết sau khi toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết. Với quy định như hiện nay trong BLTTDS thì vô hình chung đã buộc đương sự phải khởi kiện vụ án dân sự ngay cả khi họ không muốn. Theo chúng tôi BLTTDS nên thừa nhận quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự khi họ không khởi kiện vụ án dân sự tại toà án. Yêu cầu này sẽ được giải quyết giống như một việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án.

Thứ tư, quy định của BLTTDS tại khoản 2 Điều 101 về trách nhiệm bồi thường của toà án trong trường hợp toà án đã áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba. Đây là một quy định mới tiến bộ vừa có tác dụng nâng cao trách nhiệm của toà án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời lại bảo đảm quyền lợi cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của toà án được quy định tại khoản 2 Điều 102 BLTTDS, nhưng các căn cứ này mới chỉ đề cập đến trách nhiệm của toà án khi áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà chưa đề cập đến trách nhiệm của toà án trong trường hợp toà án đã không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong thực tế, việc toà án đã không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể gây thiệt hại không nhỏ cho đương sự. Vì vậy, để xác định được đầy đủ hơn trách nhiệm của toà án, cần bổ sung vào khoản 2 Điều 102 BLTTDS thêm một căn cứ nữa, đó là toà án phải bồi thường thiệt hại cho người đưa ra yêu cầu nếu toà án có lỗi trong việc không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba.

Thứ năm, mục đích của việc toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm kịp thời bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Tuy nhiên, theo quy định tại các Điều 108, 109 và 110 BLTTDS thì các biện pháp kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp chỉ được toà án ra quyết định áp dụng nếu có căn cứ cho thấy người đang nắm giữ tài sản này có hành vi tẩu tán, chuyển dịch quyền tài sản hoặc làm thay đổi hiện trạng tài sản. Điều này có nghĩa khi toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên thì những hành vi tẩu tán tài sản, chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp hoặc hành vi thay đổi hiện trạng tài sản đã được thực hiện. Nếu vậy việc toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là quá muộn, không còn ý nghĩa. Theo chúng tôi, để khắc phục hạn chế này, các điều 108, 109, 110 BLTTDS nên được sửa đổi theo hướng thay thế cụm từ “…nếu có căn cứ cho thấy người đang nắm giữ về tài sản có hành vi…” bằng cụm từ “…nếu có căn cứ cho thấy cần ngăn chặn người đang nắm giữ tài sản có hành vi…”

Thứ sáu, về thủ tục ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 117 BLTTDS cũng còn bất cập. Thời hạn để thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là ba ngày hoặc 48 giờ tùy từng trường hợp cụ thể vẫn là quá dài, không đáp ứng được tính khẩn cấp. Bởi đối với những biện pháp phong tỏa về tài khoản, tài sản thì đương sự có khả năng bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này chỉ cần một thời gian rất ngắn để rút tiền hoặc tẩu tán tài sản. Theo chúng tôi trong trường hợp này BLTTDS nên quy định ngắn hơn về thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đặc biệt nên quy định trong những trường hợp cấp bách đương sự có thể yêu cầu toà án ra ngay quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Kể cả trong ngày lễ, ngày nghỉ đương sự vẫn có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Dựa vào yêu cầu của đương sự, thẩm phán sẽ ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu xét thấy cần thiết.

Thứ bảy, về quy định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm tại Điều 120 BLTTDS cũng có chỗ chưa hợp lý. Cụ thể là khi chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 BLTTDS, thẩm phán hoặc hội đồng xét xử buộc người yêu cầu phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do thẩm phán hoặc hội đồng xét xử ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. Cụ thể hơn, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2005/HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì nghĩa vụ tài sản là nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại thực tế có thể xảy ra cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba. Theo chúng tôi hướng dẫn này rất bất hợp lý bởi khi đưa ra yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm sao toà án cũng như người đưa ra yêu cầu biết được mức thiệt hại thực tế có thể như thế nào./.

Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Khái Quát Chung Về Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời

Trong một số trường hợp cụ thể, đương sự có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc Tòa án cũng có quyền tự áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, trong một số trường hợp cụ thể, đương sự có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm thi hành án. Các BPKCTT vừa mang tính khẩn cấp, vừa mang tính tạm thời. Tính khẩn cấp được thể hiện ở chỗ tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay và quyết định này được thực hiện ngay sau khi được tòa án quyết định áp dụng. Tính tạm thời của biện pháp này được thể hiện ở chỗ, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa phải là quyết định cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự. Sau khi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu lý do của việc áp dụng không còn nữa thì tòa án có thể hủy bỏ quyết định này. Việc áp dụng các BPKCTT có thể gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người bị áp dụng. Do đó để đảm bảo việc áp dụng đúng đắn, tòa án phải xem xét thận trọng trước khi quyết định áp dụng và phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 102 BLTTDS thì các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm: Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động; Kê biên tài sản đang tranh chấp; Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác; Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ; Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ; Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định. Ngoài ra còn có các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.

Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Dân Sự

Bạn đang muốn yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng lại không biết cụ thể các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự? Bạn muốn luật sư tư vấn lựa chọn biện pháp khẩn cấp tạm thời nào phù hợp? Bạn muốn luật sư hướng dẫn về thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự?

1. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là quyền của đương sự trong vụ án dân sự. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định cụ thể tại Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể:

” Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó”.

2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời đương sự có thể yêu cầu toà áp dụng gồm:

1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.

14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.

16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.

3. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và thời gian xử lý yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Để yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đương sự phải thực hiện thủ tục sau:

Điều 133. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

4. Thời gian xử lý yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

a) Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu;

3. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

4. Trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 114 của Bộ luật này thì chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.

5. Luật sư giỏi về dân sự và tư vấn thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Công ty Luật 2A là một công ty luật có trụ sở tại Dĩ An, Bình Dương tập hợp đội ngũ luật sư giỏi, văn phòng luật sư giỏi trong khu vực Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, thành phố Thủ Dầu Một, Bến Cát, Bàu Bàng, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Ria – Vũng Tàu. Công ty luật 2A chuyên cử luật sư, văn phòng luật sư giỏi về dân sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các tranh chấp về dân sự. Đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các vụ án như:

Luật sư giỏi, văn phòng luật sư giỏi giúp khách hàng yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án về tranh chấp đất đai

Luật sư giỏi, văn phòng luật sư giỏi giúp khách hàng yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án về tranh chấp ly hôn, chia tài sản khi ly hôn, giành quyền nuôi con khi ly hôn, thay đổi người nuôi con sau ly hôn, yêu cầu cấp dưỡng.

Luật sư giỏi, văn phòng luật sư giỏi giúp khách hàng yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng kinh tế, tranh chấp về kinh doanh thương mại, tranh chấp về doanh nghiệp.

Cử luật sư, văn phòng luật sư giỏi giúp khách hàng yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án về tranh chấp lao động

Cử luật sư, văn phòng luật sư giỏi giúp khách hàng yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án về tranh chấp thừa kế

Cử luật sư, văn phòng luật sư giỏi giúp khách hàng yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án về tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299.