Giải Pháp Xóa Bỏ Bất Bình Đẳng Giới / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Nỗ Lực Xóa Bỏ Tình Trạng Bất Bình Đẳng Giới

Việt Nam vốn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo. Suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu, bén rễ vào đời sống nhiều thế hệ. Mặc dù, trong cuộc sống hiện đại, nhận thức về quyền bình đẳng nam nữ đã được nâng cao, nhưng những phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn thấp thoáng đâu đó ở mỗi nếp nhà, nơi làm việc, thậm chí ở cả một cộng đồng rộng lớn.

Hiện nay, tại nhiều công ty, doanh nghiệp (DN) mức lương của lao động nam và nữ đã có sự đồng đều nhưng phần tiền thưởng thì lại có sự khác biệt rõ rệt. Lao động nam luôn có thể hoàn thành đầy đủ ngày công, còn lao động nữ phải thực hiện thiên chức làm mẹ nên sẽ nghỉ thai sản, hoặc nghỉ phép khi con ốm đau, bệnh tật… Tất cả những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia và chất lượng công việc của lao động nữ. Bên cạnh đó, trong Bộ luật Lao động quy định DN sử dụng lao động phải đối xử công bằng giữa nam và nữ. Nhưng trên thực tế, nhìn lao động nữ, người chủ DN thường nghĩ ngay đến việc nghỉ 6 tháng thai sản. Thậm chí, nhiều DN của Việt Nam khi ký hợp đồng lao động đã buộc lao động nữ ký thêm một phụ lục hợp đồng là không được mang thai trong thời gian 2 năm đầu làm việc ở công ty. Nên có tình trạng một số DN chấp nhận tuyển lao động nam dù khả năng làm việc có kém hơn một chút, trình độ thấp hơn một chút để tránh tình trạng nữ công nhân nghỉ thai sản.

Nhiều gia đình vẫn còn cảnh việc nhà hoàn toàn do phụ nữ đảm nhận (Ảnh: Tạp chí Gia đình và Trẻ em)

Không chỉ chịu nhiều thiệt thòi trong việc phân công việc làm hay trách nhiệm nặng nề ở mỗi gia đình của những người phụ nữ, mà ngay cả ở những đứa trẻ cũng vẫn xảy ra tình trạng phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái. Theo như đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực dân số, thì trong 5 năm trở lại đây, chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh liên tục gia tăng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng giới tính trong dân số. Theo đó, nếu như năm 2015, tỷ số giới tính khi sinh tại nước ta là 112,8/100 thì năm 2016, tỷ lệ này đã tới 113,4/100 (tương đương cứ 100 bé gái được sinh ra thì có hơn 113 bé trai cũng ra đời). Các chuyên gia lo ngại, nếu tỷ số giới tính tiếp tục gia tăng và ngày càng lan rộng như hiện nay thì vấn đề về mất cân bằng giới của Việt Nam trong 20-25 năm sau là hết sức nghiêm trọng.

Mặt khác, trong số liệu báo cáo của Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) mức lương bình quân hằng tháng của lao động nữ khoảng 4,58 triệu đồng, thấp hơn so với lao động nam là 5,19 triệu đồng và tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp chiếm 44,6% trên tổng số 1.117.000 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tỷ lệ lao động nữ có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm 57,2% trong hơn 592.000 quyết định trợ cấp. Cho thấy, phụ nữ vẫn được trả lương thấp hơn nam giới và họ tập trung trong khu vực phi chính thức, nhất là các lao động gia đình không được trả công.

Những giải pháp mạnh mẽ

Mới đây, tại buổi tọa đàm “Trao quyền kinh tế cho phụ nữ trong bối cảnh thế giới thay đổi về việc làm”, ông Đào Ngọc Dung – Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã khẳng định: Bất bình đẳng giới trong thị trường lao động vẫn còn phổ biến ở Việt Nam. Các chuẩn mực xã hội như việc phụ nữ phải làm các công việc nhà, chăm sóc con cái; hay phải đảm bảo cân bằng việc nhà và việc xã hội là những khó khăn của phụ nữ khi nắm bắt các cơ hội việc làm bền vững. Tỷ lệ thấp của đại diện giới nữ trong các vị trí lãnh đạo và ra quyết định trong cả khu vực công và tư, các rào cản về mặt chính sách như việc tiếp cận các chính sách an sinh xã hội trong khu vực kinh tế phi chính thức nơi phần đông lao động là nữ giới cho thấy việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ đòi hỏi việc xóa bỏ những rào cản này, bao gồm phân biệt đối xử trong luật pháp và thay đổi các chuẩn mực xã hội nhằm thúc đẩy bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội và kết quả của sự phát triển kinh tế

Bản kế hoạch cũng phân rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, lộ trình thực hiện kế hoạch cho các bộ, ngành và địa phương, tránh tình trạng chồng chéo trách nhiệm giữa các ban, ngành, các cấp. Bộ Tư pháp rà soát đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước nhằm góp phần xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là nghiên cứu, rà soát sửa đổi quy định chính sách về cấm phân biệt đối xử trong Bộ luật Lao động nhằm phù hợp với Hiến pháp và các cam kết quốc tế về bình đẳng giới; tăng cường thanh tra và kiểm tra về tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lao động việc làm.

Bộ Y tế đẩy mạnh tập huấn và truyền thông về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai hiệu quả kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020. Nhằm giảm tỷ lệ mù chữ và bỏ học của trẻ em gái dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, cần tăng cường truyền thông, giáo dục, vận động toàn xã hội nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Ngoài ra cũng cần nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình trong bình đẳng giới. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ các hành vi bạo lực gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi thành viên trong gia đình được bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau thì xã hội sẽ công bằng và văn minh.

Các cơ quan chức năng cần rà soát lại tất cả các văn bản luật để lồng ghép bình đẳng giới, làm sao để người phụ nữ có vị trí bình đẳng, đồng thời, phân loại vùng miền, đặc thù từng dân tộc để có những định hướng cụ thể.

Ðặc biệt, phải có chế tài mạnh để bảo vệ trẻ em gái trước các nguy cơ bị bạo hành trong cả gia đình và xã hội. Bên cạnh đó cần có chế tài xử phạt mạnh đối với người đứng đầu cơ quan hay địa phương khi để xảy ra tình trạng bạo hành phụ nữ và trẻ em.

Nhóm PV

Bất Bình Đẳng Cơ Hội Và Bất Bình Đẳng Thu Nhập

Bất bình đẳng có thể chia thành (1) bất bình đẳng cơ hội (ví dụ như tiếp cận giáo dục); và (2) bất bình đẳng kết quả (ví dụ như mức thu nhập) (UNDP 2013). Để giảm bất bình đẳng, cần chỉ ra những nguyên nhân. Tuy nhiên, giới nghiên cứu cho tới nay vẫn chưa thống nhất được những nguyên nhân chính (Mankiw 2013). Một trong những câu hỏi là, làm thế nào để đo lường và xác định những yếu tố quyết định mức độ bất bình đẳng cơ hội? Mối quan hệ giữa bất bình đẳng cơ hội và bất bình đẳng về kết quả?

Tổng hợp một số nghiên cứu cho thấy, giảm bất bình đẳng cơ hội, như trong giáo dục, sẽ dẫn tới giảm bất bình đẳng kết quả, đặc biệt là bất bình đẳng thu nhập (Dolton et al. 2009, (Bourguignon et al. 2007). Việc chỉ ra mối quan hệ giữa cơ hội giáo dục và thu nhập cá nhân là một trong những cơ sở quan trọng cho việc ra chính sách giảm bất bình đẳng.

Giải thích ở đây là, trong mối liên hệ giữa bất bình đẳng cơ hội và mức thu nhập, biến số độc lập là bất bình đẳng cơ hội, biến phụ thuộc là thu nhập cá nhân (ví dụ như thu nhập từ lao động). Trong đó, biến độc lập có thể đo lường qua yếu tố nền tảng gia đình (hoặc môi trường gia đình). Yếu tố này lại có thể gồm một số biến số chính, như nơi sinh, sắc tộc, mức độ giáo dục và nghề nghiệp của cha mẹ. Lý do để chọn những biến số này là nó không bị lệ thuộc vào từng cá nhân. Trong khi biến số kiểm soát như nỗ lực cá nhân, tài năng bẩm sinh, yếu tố di truyền… có thể ảnh hưởng đến thu nhập, nhưng khác nhau ở mỗi cá nhân.

Như thế, nguyên tắc phân tích là, các yếu tố tác động đến cơ hội của mỗi người là do nền tảng gia đình và nỗ lực cá nhân. Cá nhân có thu nhập cao hơn có thể do những cố gắng của bản thân, hoặc do nền tảng gia đình (Bourguignon et al. 2007). Nếu giả định nỗ lực cá nhân là như nhau (hay được kiểm soát), thì để đạt được sự công bằng về cơ hội, mỗi cá nhân phải không có sự khác nhau về nền tảng gia đình. Ứng dụng chính sách ở đây là, nên giảm mức độ chênh lệch về nền tảng gia đình.

Mặc dù ít có sự khác nhau về phương pháp tiếp cận, kết quả nghiên cứu ở những nước khác nhau lại có kết quả khác nhau. Một số chỉ ra yếu tố sắc tộc là quan trọng nhất, tác động đến bất bình đẳng cơ hội (Bertocchi & Dimico 2014); số khác cho rằng mức độ giáo dục bố mẹ đạt được có tính chất quyết định đến thu nhập của thế hệ tương lai (Christopher 2003).

Cùng với đó, một số nghiên cứu khẳng định yếu tố thu nhập của cha mẹ cũng tác động quan trọng đến đầu tư cho ngân sách giáo dục của mỗi gia đình. Đây là một trong những yếu tố mà có thể dẫn tới vòng luẩn quẩn bất bình đẳng cơ hội – bẫy bất bình đẳng. Các gia đình chạy đua về ngân sách giáo dục, dẫn đến những trẻ em nghèo càng ít cơ hội tiếp cận với dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Thêm nữa, một số nghiên cứu mới đây cũng quan tâm đến những yếu tố như thời gian bố mẹ dành cho con cái, địa vị xã hội của cha mẹ. Ví dụ, những gia đình có thu nhập cao thì bố mẹ lại có nhiều thời gian dành cho con cái hơn (Putnam 2015). Những yếu tố này cũng có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với mức thu nhập đạt được.

Tổng hợp các cách tiếp cận trên giúp lý giải vì sao, và như thế nào nền tảng gia đình (và một số biến số khác) tác động đến bất bình đẳng cơ hội, và đến lượt nó, bất bình đẳng cơ hội tác động đến bất bình đẳng thu nhập. Tất nhiên, những giả thuyết và phương pháp tiếp cận nghiên cứu này cũng có một số điểm yếu, như bỏ qua những yếu tố quan trọng như tiếp cận thể chế, hay các vấn đề thuộc chính sách lao động tiền lương, hay bất bình đẳng giới (Acemoglu & Robinson 2014, Jacobs 1996).

Như vậy, bất bình đẳng là một vấn đề chính sách mà các chính phủ ngày càng quan tâm. Giảm bất bình đẳng cơ hội có thể dẫn đến giảm bất bình đẳng thu nhập. Do đó, việc chỉ ra những yếu tố chính tác động tới BBĐ cơ hội, sẽ đóng góp tích cực trong việc cung cấp bằng chứng cho những người làm chính sách ở mỗi quốc gia. Một yếu tố rất quan trọng, ví dụ như đối với chính sách giáo dục, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, là mức độ giáo dục đạt được ở thế hệ trước (tri thức của cha mẹ) có ảnh hưởng đến thu nhập của thế hệ tương lai.

Gợi ý trích nguồn:

Nguyễn Anh Phương 2015, Giảm bất bình đẳng cơ hội để giảm bất bình đẳng thu nhập, https://chinhsach.vn/giam-bat-binh-dang-co-hoi-bat-binh-dang-thu-nhap/, truy cập ngày …/…/…

Acemoglu, D & Robinson, J 2014, The rise and decline of general laws of capitalism.

Bertocchi, G, Dimico, A 2014, ‘Slavery, education, and inequality’, European Economic Review.

Bourguignon, F, Ferreira, F & Marta Menendez, M 2007, ‘Inequality of opportunity in Brazil’, Review of Income and Wealth.

Christopher, D 2003, ‘Intergenerational earnings mobility in Brazil and its determinants’.

Dolton, P, Asplund, R, Barth, E 2009, Education and inequality across Europe, Cheltenham, UK.

Green, A, Mason, G & Unwin, L 2011, ‘Education and inequality: introduction’, National Institute Economic Review.

Hamnett, C & Butler, T 2013, ‘Distance, education and inequality’.

Jacobs, J 1996, ‘ Gender inequality and higher education’.

Kuznets, S 1955, ‘Economic Growth and Income Inequality’, American economic Review.

Piketty, T 2014, Capital in the Twenty-first century, Harvard University Press.

Roemer, JE 1998, Equality of Opportunity, Harvard University Press.

Theil, H 1967, Economics and information theory.

UNDP 2013, Humanity Divided:Confronting Inequality in Developing Countries.

Bất Bình Đẳng Giới Và Hướng Khắc Phục Trong Gia Đình

Trong đời sống hàng ngày, nam giới ít chia sẻ công việc nội trợ và chăm sóc con cái; người phụ nữ phải chịu nhiều công việc hơn, họ không có thời gian để tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, họ thiếu thời gian nghỉ ngơi và giải trí so với nam giới…

T rong đời sống hàng ngày, nam giới ít chia sẻ công việc nội trợ và chăm sóc con cái; người phụ nữ phải chịu nhiều công việc hơn, họ không có thời gian để tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, họ thiếu thời gian nghỉ ngơi và giải trí so với nam giới. Đặc biệt trong những năm gần đây hành vi bạo lực gia đình có xu hướng tăng lên ( trong đó 95% nạn nhân là phụ nữ). Có gia đình, người chồng hành hạ vợ con, thậm chí chỉ vì nấu ăn không vừa ý đã hất cả mâm cơm vào mặt vợ. Có trường hợp vợ ốm, chồng để mặc không chăm sóc trông nom. Còn nhiều phụ nữ phải “nặng gánh hai vai”, vừa phải làm tốt công tác xã hội, vừa phải đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ trong khi quỹ thời gian của họ cũng như mọi người, sức khỏe lại hạn chế. Trong đời sống xã hội, phụ nữ và chị em thường là đối tượng chịu thiệt thòi, bị phân biệt đối xử, bị tụt hậu so với nam giới ở nhiều lĩnh vực.

Mặt khác, trong gia đình, nhiều chị em còn mang nặng tư tưởng tự ti, cam chịu, không dám đấu tranh để bảo vệ mình và không tự khẳng định mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Những thực tế nêu trên đã và đang là những rào cản đối với việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, cản trở mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa mới và con người mới ở xã hội chủ nghĩa.

Để khắc phục thực trạng bất bình đẳng giới trong gia đình như đã nêu trên, thiết nghĩ, các cấp, các ngành cần thực hiện tốt các nội dung sau:

chúng ta cần thay đổi nhận thức và đề cao vai trò to lớn của phụ nữ, ngoài thiên chức làm mẹ, họ có khả năng làm việc, kể cả công việc gia đình và công việc xã hội không thua kém đàn ông. Lịch sử dân tộc ta cũng đã chứng minh, phụ nữ Việt Nam có thể làm được và làm tốt mọi công việc to lớn mà lịch sử đòi hỏi, đất nước trao cho.

tăng cường giáo dục các chuẩn mực gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Kiên quyết đấu tranh xóa bỏ tàn dư, những tập tục thói quen coi thường phụ nữ khó thay đổi ( tư tưởng nho giáo phong kiến), xem nhẹ khả năng làm việc xã hội của phụ nữ. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống có hiệu quả tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, bạo lực gia đình; ngăn ngừa tình trạng lấy chồng nước ngoài bất hợp pháp, vì vụ lợi…

phải có sự kết hợp giữa cấp ủy đảng với chính quyền, mặt trận và đoàn thể trong tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Nâng cao nhận thức về giới để thực hiện sự thay đổi không ngừng nhằm loại trừ và hạn chế các định kiến giới cho cả phụ nữ và nam giới. Gắn với xây dựng đời sống văn hóa trong khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa mới, các hình thức bạo lực gia đình đặc biệt ở nông thôn. Tăng cường sự chia sẻ của nam giới, giảm bớt gánh nặng công việc gia đình, giải phóng phụ nữ ra khỏi công việc bếp núc…

phụ nữ Việt Nam phải phấn đấu về mọi mặt, không tự ti cam chịu, phải mạnh dạn đấu tranh chống tư tưởng phong kiến, hẹp hòi, lạc hậu đối với phụ nữ. Đồng thời chống chủ nghĩa cá nhân ” cố níu áo nhau” trong nội bộ giới mình.

Thay đổi nhận thức trong mỗi con người và trong cộng đồng gia đình, xã hội là một quá trình từng bước, không phải một sớm một chiều là xong. Tuy nhiên, chỉ có thực hiện đầy đủ các nội dung trên mới thực sự góp phần chống bất bình đẳng giới trong gia đình truyền thống, góp phần xây dựng ” gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” như Đảng ta đã xác định.

Trần Đình Phú

10,947

Bình Đẳng Giới: Thực Trạng Và Giải Pháp

Từ lâu, các cấp ủy Đảng và chính quyền trong tỉnh ta rất quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, xem đây là một trong những mục tiêu xuyên suốt trong tiến trình phát triển của địa phương. Cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội, đến nay nhiều thành tựu về bình đẳng giới từng bước đã được khẳng định. Đặc biệt, với sự ra đời của Luật Bình đẳng giới và các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đang từng bước thực hiện có hiệu quả việc thúc đẩy bình đẳng giới.

Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong các hoạt động của gia đình, có ý thức trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách công bằng như: Quyền quyết định số con, khoảng cách sinh, việc chăm sóc và nuôi dạy con cái… trên cơ sở chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận. Sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của cả vợ và chồng giúp cho sự phát triển của gia đình được ổn định và bền vững.

Ngày nay, vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội nói chung và gia đình nói riêng đã được nâng lên rất nhiều so với trước. Tuy nhiên, xét về thực trạng vấn đề giới vẫn còn những bức xúc trong gia đình như: Phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu; vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại và xảy ra ở một số nơi…

Nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng giới trong gia đình là do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến gia trưởng cùng với sự thay đổi chậm chạp của ý thức xã hội và hầu như nam giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mình với gia đình, chính họ đã tự đặt cho mình trọng trách lớn. Phụ nữ thì còn tự ti, luôn nghĩ mình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng.

Đối với những gia đình ở khu vực nông thôn, sự chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị đã làm cho những người phụ nữ ở lại địa phương thêm gánh nặng, vừa đảm nhận lao động sản xuất vừa lo toan việc nội trợ.

Mặt khác, trình độ học vấn cũng góp phần quan trọng trong việc tạo quyền quyết định trong gia đình. Nếu trong gia đình cả hai vợ chồng có học vấn cao thì sự bàn bạc, thỏa thuận chiếm tỷ lệ lớn; nếu người vợ có trình độ học vấn thấp thì quyền quyết định mọi mặt chủ yếu vẫn là chồng và ngược lại. Về vấn đề kinh tế gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đến mất bình đẳng trong gia đình.

Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình giúp con cái mỗi gia đình được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, học hành tốt, lớn lên trở thành những công dân tốt của xã hội. Sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với con cái là môi trường quan trọng giúp mỗi người hòa nhập vào cộng đồng và xã hội, thích ứng với đòi hỏi về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi người và giúp con cái tránh những tệ nạn xã hội nảy sinh.

Quá trình xã hội hóa giáo dục được tạo bởi 3 môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của mỗi thành viên trong gia đình giúp mỗi người có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ lẫn tinh thần.

Vì vậy, để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình hiện nay, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng giới trong gia đình được quy định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình. Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên, tự giải phóng mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức để khẳng định vai trò, ví trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường (đặc biệt là các trường THPT), giúp cho thanh, thiếu niên nhận thức được những vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống; giúp các em ý thức được trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình sau này.

Ngoài ra cũng cần nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về bình đẳng giới. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ các hành vi bạo lực gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi thành viên trong gia đình được bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau thì xã hội sẽ công bằng và văn minh.

Để có được bình đẳng giới bền vững trong xã hội phải bắt đầu từ trong mỗi gia đình. Thực hiện tốt bình đẳng giới trong gia đình là biện pháp hữu hiệu để xây dựng một xã hội no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.