Hương Trạch Quyết Liệt Xây Dựng Xã Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới Nâng Cao

BCĐ xây dựng NTM huyện kiểm tra tại trường TH Hương Trạch

Hiện nay, xã Hương Trạch được công nhận 3/7 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Quyết định 29/2023/QĐ-UBND ngày 22/5/2023 của UBND tỉnh đó là tiêu chí Quy hoạch; Giáo dục – Y tế -Văn hóa; An ninh trật tự – Hành chính công. Còn 4 tiêu chí chưa đạt đó là: Hạ tầng kinh tế – xã xội; Sản xuất, việc làm – Thu nhập – Hộ nghèo; Cảnh quan – Môi trường; Khu dân cư kiểu mẫu.

Trong năm nay, có hai thôn Phú Lễ và Ngọc Bội được Hội đồng nghiệm thu huyện, tỉnh kiểm tra đánh giá đạt chuẩn 10/10 tiêu chí theo Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 31/7/2014 của UBND Tỉnh. Nâng số Khu dân cư đạt chuẩn 5/13, gồm La Khê, Trung Lĩnh, Bắc Lĩnh, Phú Lễ, Ngọc Bội.

Đối với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, xã Hương Trạch đang tích cực tập trung chỉ đạo HTX mật ong Hương Bưởi thực hiện các văn bản hướng dẫn của các phòng, ngành chuyên môn trong công tác sản xuất, bảo quản, dán nhãn sản phẩm theo quy trình, đảm bảo truy xuất nguồn gốc.

Đồng thời, xây dựng 3 bộ hồ sơ đăng ký sản phẩm của năm 2023 đó là Sản phẩm bưởi Phúc Trạch của Tổ hợp tác trồng và chăm sóc bưởi Nông dân thôn Phú Lễ; Sản phẩm Bưởi Phúc Trạch của hộ kinh doanh Hoàn Thắng thôn Tân Phúc; Sản phẩm Cam giòn Hoàn Thắng của hộ kinh doanh Lê Thị Hoàn ở thôn Tân Phúc. Trong đó: Sản phẩm Bưởi Phúc Trạch của hộ kinh doanh Hoàn Thắng, thôn Tân Phúc đã đạt 3 sao cấp tỉnh đợt 1 năm 2023 và xây dựng hồ sơ thành lập HTX Nông sản Hoàn Thắng, xây dựng hồ sơ sản phẩm Cam giòn để đánh giá đợt 2 năm 2023.

Các đại biểu tham dự buổi làm việc.

Để thực hiện xã đạt chuẩn và đạt chuẩn NTM nâng cao, xã Hương Trạch đã giải ngân nguồn vốn nông thôn mới hơn 1,1 tỷ đồng, đạt 71,9 %; Giải ngân vốn sự nghiệp hơn 474, đạt 39,4 %. Trong đó, truy xuất nguồn gốc Vietgap 300 triệu đồng; mô hình xử lý nước thải sinh hoạt 130 triệu đồng; thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ thông tin thông minh trong quản lý điều hành 120 triệu đồng để tập trung nâng cấp, xây dựng và hoàn thiện một số công trình cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm…

Tại buổi làm việc, nhiều đại biểu cho rằng, để xã đạt chuẩn NTM nâng cao còn đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, đề nghị huyện quan tâm giúp đỡ xã Hương Trạch về kinh phí để nâng cấp, tu sửa và xây mới một số hạng mục cơ sở hạ tầng như Trường THCS, tiểu học và mầm non, Trạm y tế, phụ cấp cho cán bộ kiêm bán chuyên trách NTM.

Đồng chí Nguyễn Duy Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại buổi làm việc

Tiếp tục xây dựng Đảng bộ xã trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tập trung phát triển KT-XH, nâng cao thu nhập cho người dân, giữ vững QP – AN, TTAN – XH. Tập trung rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, triển khai hiệu quả các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện một số hạng mục cơ sở hạ tầng. Tạo sự thống nhất và đồng thuận trong Nhân dân phấn đấu xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2023.

Nông Thôn Mới Sơn La: Nhiều Giải Pháp Xây Dựng Xã Nông Thôn Mới Nâng Cao

Từ một huyện nghèo còn nhiều khó khăn về mọi mặt, song với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, huyện biên giới Sốp Cộp (Sơn La) đã phấn đấu đưa 2 xã về đích nông thôn mới (NTM). Hiện các xã đang tiếp tục triển khai các giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM.

Ông Vũ Văn Quân, Phó chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp, cho biết: “Hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, trong suốt quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, công cuộc xây dựng NTM của huyện đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi. Minh chứng là đến hết năm 2023 toàn huyện đã chính thức có 2/8 xã đạt NTM.

Điều đáng mừng là từ phong trào xây dựng NTM này mà đời sống nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng lên đáng kể. Với quan điểm, xây dựng NTM “chỉ có điểm đầu không có điểm kết thúc”, huyện đang tiếp tục đồng hành cùng các xã NTM phấn đấu hoàn thành các tiêu chí ở các xã chưa đạt và duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn NTM”.

Tháng 3, chúng tôi có dịp trở lại xã Sốp Cộp, xã đầu tiên đạt chuẩn NTM của huyện Sốp Cộp vào năm 2023, cảm nhận rõ những đổi thay ở vùng đất một thời gian khó nay đã khoác lên mình diện mạo mới, niềm vui, sự phấn khởi luôn hiện hữa trên trên từng nét mặt mỗi người dân.

Đến trụ sở UBND xã Sốp Cộp, sau cái bắt tay và nhâm nhi chén trà nóng, ông Trần Công Lực, Chủ tịch UBND xã phấn khởi nói: “ Tuy đã 3 năm xã được công nhận đạt chuẩn NTM nhưng phong trào xây dựng NTM của xã vẫn được cả hệ thống chính trị và nhân dân chung tay thực hiện. Không chủ quan, ỷ lại, bằng lòng với những kết quả đã đạt được, xã đang tiếp tục rà soát, đánh giá từng tiêu chí nhằm củng cố, hoàn thiện bền vững các tiêu chí theo hướng nâng cao. Để thực được điều này, xã đã xây dựng lộ trình cụ thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tiếp tục hưởng ứng phong trào xây dựng NTM của xã. Đặc biệt là nâng cao đời sống của người dân đi lên”.

Rời xã Sốp Cộp chúng tôi tiếp tục đến thăm xã Dồm Cang, xã thứ 2 của huyện Sốp Cộp vừa cán đích NTM vào cuối năm 2023.Cảm nhận rõ, diện mạo nông thôn của xã dần khởi sắc, cở sở hạ tầng ngày một khang trang, đời sống, thu nhập của nhân dân các dân tộc không ngừng cải thiện, nâng cao…

Trò chuyện với chúng tôi, ông Cầm Văn Đông, Chủ tịch UBND xã niềm nở: “Xây dựng xã đạt chuẩn NTM đã khó, việc duy trì giữ vững danh hiệu xã NTM càng khó khăn và phấn đấu về đích xã NTM nâng cao càng khó khăn gấp bội. Vì thế xã luôn ý thức không được bằng lòng, thỏa mãn, chủ quan mà phải phấn đấu nhiều hơn. Từ nền tảng xã NTM, hiện xã đang tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM, từng bước tiến tới xã NTM nâng cao”.

“Để đạt được mục tiêu đề ra, xã Dồm Cang đã xây dựng phương án nâng cao các tiêu chí, đăng ký lộ trình đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Trong đó, chủ động xây dựng giải pháp, huy động nguồn lực đầu tư gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, mà trọng tâm là nâng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo diện mạo nông thôn ngày càng khang trang”, ông Đông chia sẻ thêm.

Cùng với đó, huyện Sốp Cộp đang chỉ đạo các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM tiếp tục thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, từng bước xây dựng xã NTM nâng cao. Đặc biệt là tập trung vào các tiêu chí khó, như: Tiêu chí môi trường; thu nhập, y tế… Tuy nhiên để hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra, khối lượng các công việc cần phải làm là không nhỏ. Vì vậy, huyện đã đề ra các giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM; phổ biến, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM cho cả hệ thống chính trị và mọi người dân nắm vững, để chủ động và tự giác tham gia.

Cùng với đó, huyện tập trung vào phát huy hiệu quả các chính sách, huy động các nguồn lực xã hội, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân và cộng đồng trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình; nâng cao hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo xây dựng NTM từ cấp huyện, xuống xã, qua đó đồng hành cùng các xã; tổ chức ký giao ước thi đua với các xã, các cơ quan, đơn vị, tích cực tham gia phong trào “toàn dân chung sức xây dựng NTM”, phong trào thi đua “Sốp Cộp chung sức xây dựng NTM” và cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…

Theo ông Vũ Văn Quân: Bên cạnh việc chỉ đạo thực hiện tốt những giải pháp đã đề ra, huyện cũng đang đồng hành cùng các xã tháo gỡ những khó khăn, tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tổ chức sản xuất phù hợp, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả… từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng các tiêu chí NTM nâng cao, huyện Sốp Cộp đã và đang huy động sự chung tay góp sức của nhân dân. Tin rằng, với sự quyết tâm và nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ở 2 xã Sốp Cộp và Dồm Cang, thời gian tới các nhiệm vụ đã đề ra sẽ sớm được thực hiện và sẽ đạt chuẩn NTM nâng cao như đúng lộ trình đề ra.

Cần Thơ: Công Nhận 3 Xã Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới Nâng Cao

(MK – ASEAN) – UBND TP Cần Thơ vừa tổ chức Hội đồng thẩm định xét công nhận xã Thới Hưng (huyện Cờ Đỏ) và 2 xã Định Môn, Trường Thành (huyện Thới Lai) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023.

Theo Văn phòng điều phối xây dựng NTM Cần Thơ, tính đến thời điểm này, các xã cũng thỏa mãn 3 điều kiện được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, gồm: đăng ký công nhận xã đạt chuẩn NTM ngay từ đầu năm; không có nợ đọng trong xây dựng các công trình xây dựng cơ bản; hoàn thành các trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận xã NTM.

Ðồng thời, cả 3 địa phương đều hoàn thành việc lấy ý kiến về mức độ hài lòng của người dân cũng như hoàn thành đầy đủ các thủ tục đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hiện tại, cả 3 xã đều đạt toàn bộ 19 tiêu chí theo Bộ Tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao TP.Cần Thơ giai đoạn 2023-2023.

Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thới Hưng – ông Nguyễn Văn Quẹt cho biết: 2 năm qua, xã đã huy động mọi nguồn lực tập trung xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cho xã NTM nâng cao. So với kết quả huy động nguồn lực xây dựng xã NTM trong 7 năm (từ năm 2011 đến năm 2023) là 297 tỷ đồng, thì kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM nâng cao trong 2 năm (năm 2023 đến năm 2023) là 104 tỷ đồng. Ðiều này cho thấy sự huy động đóng góp trong dân, mạnh thường quân trong và ngoài địa phương tăng lên, nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển kinh tế của người dân tăng và sử dụng hiệu quả hơn…

Chủ tịch UBND xã Trường Thành – ông Lê Văn Thi tin tưởng: “Khi tất cả mọi người cùng chung sức, đồng lòng thì vai trò người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền vô cùng quan trọng. Họ phải là người biết khơi dậy nguồn lực tại chỗ của nhân dân, của cộng đồng; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và công khai, minh bạch các nguồn đầu tư mới có thể tạo được niềm tin trong nhân dân”.

Tại xã Ðịnh Môn, trong 2 năm 2023-2023, người dân đã đóng góp trên 8,4 tỷ đồng xây dựng xã NTM nâng cao. Các nguồn vốn huy động trong dân chủ yếu phục vụ làm lộ giao thông nông thôn, trường học, thủy lợi nội đồng, nhà ở… Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp ngày công lao động của nhiều cán bộ công chức xã, hội viên Hội Cựu chiến binh, Hội LHPN, Ðoàn Thanh niên…

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Các Tiêu Chí Duy Trì Xã Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới Nâng Cao, Tiến Tới Xây Dựng Xã Kiểu Mẫu

(LSO) – Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2023 – 2023, đồng chí Lăng Văn Thạch, Bí thư Đảng ủy xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng có bài tham luận: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng các tiêu chí duy trì xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tiến tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu”. Báo Lạng Sơn trân trọng trích đăng tham luận.

Xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng là 1 trong 5 xã được tỉnh chọn chỉ đạo điểm về xây dựng nông thôn mới đầu tiên, giai đoạn 2011 – 2023 và đạt chuẩn xã nông thôn mới vào năm 2014. Phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục được tỉnh, huyện quan tâm chỉ đạo làm điểm xây dựng xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2023 – 2023. Với nhận thức và trách nhiệm của tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy, cấp ủy, chính quyền xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra các mục tiêu, giải pháp, vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương, tuyên tuyền vận động Nhân dân, tổ chức triển khai thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Qua 4 năm thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của người dân, xã đã nâng cấp và làm mới đường bê tông, chỉnh trang nhà văn hóa, người dân tự đầu tư xây mới, nâng cấp nhà cửa, các công trình phụ…

Những kết quả đó là sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới toàn diện. Đến tháng 12/2023, xã Chi Lăng được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, diện mão nông thôn trên địa bàn xã tiếp tục được thay da, đổi thịt, với những ngôi nhà khang trang, những tuyến đường bê tông trải dài từng thôn, từng ngõ; những mô hình kinh tế rõ nét cho thu nhập cao ngày càng nhiều hơn, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Những thành quả đó là được sự quan tâm của tỉnh, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự giúp đỡ của các ban, ngành trong huyện, sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự hưởng ứng đồng thuận vào cuộc của người dân trong quá trình tổ chức thực hiện.

Để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tiến tới xây dựng xã nông thôn kiểu mẫu, tôi xin được chia sẻ một số giải pháp như sau:

Một là, đẩy mạnh phát triển kinh tế, tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân; tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/HU, ngày 27/7/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Trước mắt, tiếp tục rà soát những diện tích không chủ động nước tưới chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế. Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, duy trì và nhân rộng các vườn cây ăn quả có hiệu quả rõ nét, gắn phát triển kinh tế vườn, nhà vườn theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích Nhân dân phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với trồng các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao.

Hai là, tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng, nâng cấp bê tông hóa mở rộng các tuyến đường liên thôn đã xuống cấp, tiếp tục bê tông hóa giao thông nội đồng, kiến cố hóa kênh mương, để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Ba là, nâng cao chất lượng các tiêu chí trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc của quê hương. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn; đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; phát huy hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng. Đồng thời thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; vận động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế, tổ chức tốt phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, nhất là thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của cấp ủy, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, không để tái nghèo. Phấn đấu đến năm 2023, cơ bản xã không còn hộ nghèo, trừ các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội không thể thoát nghèo.

Bốn là, tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/HU, ngày 4/8/2023, của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn huyện đến năm 2023 và những năm tiếp theo. Tập trung củng cố đội ngũ cán bộ thôn; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã. Phấn đấu đến hết năm 2023, 100% cán bộ, công chức xã đạt trình độ trung cấp chính trị, có trình độ đại học chuyên môn (hiện nay trình độ trung cấp chính trị của đội ngũ cán bộ xã đạt 70%, trình độ đại học đạt 75%).

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, cách làm trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Coi công tác vận động, tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ xã đến thôn. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

Sáu là, tập trung huy động, lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được phân bổ từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đồng thời huy động từ các nguồn lực xã hội hóa; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, công trình phục vụ sản xuất, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân. Phát huy nguồn lực sẵn có của địa phương cũng như huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư, chỉnh trang, cải tạo tường rào cổng ngõ, nhà ở, xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế, đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bảy là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự điều hành của chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ xã đến thôn trong tham gia xây dựng nông thôn mới. Phân công rõ nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, và người được phân công phụ trách, với từng nội dung, từng lĩnh vực. Đồng thời củng cố, kiện toàn Ban phát triển thôn, bản bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Song song với việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, việc phát triển kinh tế cũng hết sức được quan tâm, Đảng ủy xã đã lãnh đạo, chỉ đạo Nhân dân thực hiện tái cơ nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị, chất lượng các loại cây ăn quả, như cây na, cây cam, cây bưởi… là những cây chủ lực cho thu nhập cao, hiện nay nhiều hộ thu từ cây ăn quả từ 150 đến 200 triệu đồng, nhiều mô hình cây ăn quả cho thu nhập cao, có hộ thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện còn 1,3%, thu nhập bình quân đạt 42,8 triệu đồng/người/năm, kinh tế tăng trưởng, văn hóa – xã hội phát triển. Số thôn, số hộ văn hóa đạt cao, 100% các tổ chức đảng đều hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Xây Dựng Nông Thôn Mới Nâng Cao Ở Xã Nga Trường

Theo kế hoạch ban đầu, xã Nga Trường (Nga Sơn) đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2023, nhưng với sự nỗ lực và nhiều cách làm sáng tạo, xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM từ năm 2023 – vượt kế hoạch tới 2 năm. Ngay sau khi hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM, chính quyền và nhân dân Nga Trường tiếp tục triển khai 15 tiêu chí của xã NTM nâng cao.

10 năm trước, khi bắt đầu triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Nga Trường vẫn còn là một xã nghèo. Xã mới đạt 5 trong tổng số 19 tiêu chí NTM, kinh tế chỉ nhìn vào canh tác các loại cây trồng truyền thống giá trị kinh tế không cao nên nguồn lực dành cho NTM còn nhiều hạn chế. Đến năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của xã mới chỉ đạt 14,5 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo chiếm tới 15,6% và hộ cận nghèo chiếm 12,2% tổng số hộ trong xã.

Từ năm 2023 đến nay, diện mạo của xã NTM nâng cao đang dần hiện hữu trên vùng quê Nga Trường. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ 3,6 km đường giao thông liên xã, 5,4 km đường liên thôn và trục thôn, 100% đường làng ngõ xóm đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo các tiêu chí của xã NTM nâng cao. Cả 3 trường học trên địa bàn đều đã đạt chuẩn quốc gia với nhiều thiết bị dạy và học hiện đại. Ngoài công sở xã khang trang, nhà văn hóa 250 chỗ ngồi được xây dựng kiên cố đã phát huy tác dụng cho hội họp và các hoạt động chung của toàn xã. Khu thể thao với sân vận động có tổng diện tích 1 ha đã trở thành điểm sinh hoạt cộng đồng cũng như tập luyện thể dục thể thao cho các tầng lớp nhân dân trong xã mỗi ngày. Chợ xã với tổng diện tích 10.000 m2 cũng đáp ứng được các tiêu chí của xã NTM nâng cao.

Trong lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến đột phá, đưa Nga Trường thành một trong những địa phương dẫn đầu huyện Nga Sơn trong tích tụ đất đai, liên kết sản xuất nông sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình cơ giới hóa đồng bộ, phát triển vùng chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao, mô hình trang trại, gia trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, xã Nga Trường có hàng chục ha liên kết sản xuất trồng cây khoai tây, rau cải bó xôi, dưa hấu; mô hình nhà lưới sản xuất rau an toàn…

Kinh tế – xã hội phát triển chính là điều kiện thuận lợi để Nga Trường đầu tư mạnh mẽ hơn cho xây dựng xã NTM nâng cao. Tính đến giữa tháng 4-2023, xã thuần nông này đã huy động hơn 165 tỷ đồng cho xây dựng các tiêu chí. Mục tiêu trong năm 2023, xã phấn đấu đạt tổng thu nhập xã hội đạt 220 tỷ đồng trở lên, sản lượng lương thực khoảng 1.000 tấn, thu nhập bình quân đầu người hơn 48 triệu đồng/người/năm. Với nguồn lực và điều kiện ngày càng lớn mạnh, xã dự kiến huy động tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn khoảng 50 tỷ đồng cho xây dựng các mô hình sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao.

Ông Trần Văn Long, Chủ tịch UBND xã Nga Trường, cho biết: Đến thời điểm hiện tại, xã đã hoàn thành cơ bản 15 tiêu chí của xã NTM nâng cao, đã nộp hồ sơ chờ được thẩm định và là một trong những xã đầu tiên của huyện Nga Sơn hoàn thành các tiêu chí này.

Bài và ảnh: Lê Đồng