Giải Pháp Về Rác Thải / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Bàn Về Giải Pháp Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa

Theo thống kê, Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn trên thế giới, với khoảng 1,8 triệu tấn/năm; trong đó, 730 nghìn tấn nhựa thải trực tiếp ra môi trường. Tại Quảng Ninh, mỗi ngày có khoảng trên 1.100 tấn chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó có phát sinh lượng lớn rác thải nhựa, túi ni-lon.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia trong và ngoài nước đến từ các tổ chức bảo vệ môi trường đã tập trung phân tích thực trạng ô nhiễm nhựa trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, các chuyên gia đã đưa ra các khuyến nghị, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa, biến rác thành tài nguyên.

Giáo sư Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, chia sẻ: Đối với tỉnh Quảng Ninh để bảo tồn được các giá trị du lịch biển, Quảng Ninh phải là tỉnh đi đầu cả nước trong việc chống rác thải nhựa, bởi rác thải nhựa là thứ đang làm biển xấu đi. Bởi vậy, chúng ta không bảo vệ môi trường, không bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thì chúng ta cũng không có du lịch bền vững.

Qua buổi tọa đàm sẽ góp phần đưa ra các định hướng hành động cụ thể nhằm giảm thiểu việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, không thân thiện môi trường. Đồng thời, giúp cho các đại biểu tham gia có thêm nhiều kinh nghiệm, sáng kiến, cách làm hay nhằm từng bước giảm thiểu lượng rác thải nhựa ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Cùng với buổi tọa đàm, Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng Ninh và Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh Greenhub còn tổ chức triển lãm “Rác thải nhựa và sáng kiến xanh” nhằm kêu gọi mọi người cùng chung tay đề xuất các ý tưởng chống rác thải nhựa và khởi động dự án “Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế rác thải nhựa (3R) tại Việt Nam”.

TH

‘Nói Không Với Rác Thải Nhựa’: Giải Pháp Hạn Chế Rác Thải Nhựa

1 – Nguồn gốc chính của rác thải nhựa là các loại đồ nhựa dùng 1 lần: Chai nhựa, ống hút, túi nylon…, thứ đến là các vật dụng sinh hoạt, y tế và công nghiệp.

2 – Giá thành rẻ, dễ tạo hình, sử dụng thuận tiện khiến cho việc sử dụng vật liệu nhựa, và theo đó là lượng rác thải nhựa đang và sẽ ngày càng tăng lên

3 – Việc tuyên truyền hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần rất kém hiệu quả, do vậy không thể dựa vào tuyên truyền để giảm thiểu một cách đáng kể rác thải nhựa.

Do những thiệt hại về môi trường, về kinh tế, đời sống và sức khỏe của người dân sẽ ngày càng bị ảnh hưởng xấu hơn, nên việc giảm thiểu rác thải nhựa theo đó sẽ ngày càng trở nên cấp thiết, tuy nhiên, sự ảnh hưởng này tác động đến toàn xã hội chung chung chứ không nhắm đến cụ thể một cá nhân nào, khiến cho mỗi cá nhân trong xã hội có cái nhìn bàng quan, rất khó, có thể nói là không thể – vận động được toàn dân tự nguyện thực hiện việc giảm thiểu rác thải nhựa.

A – Thu gom: Chính quyền sẽ lập các điểm thu mua rác thải nhựa đã được phân loại ở địa phương với giá thành ở mức đủ để thu hút những người thu nhặt phế liệu đến bán. Nhựa sạch và được phân loại càng tốt thì giá càng cao.

B – Xử lý: Nhựa sẽ được ép sơ bộ tại các điểm thu gom để giảm thể tích và dễ vận chuyển, có thể dùng máy ép thủy lực hoặc trục vít có gia nhiệt,

Sau đó nhựa sẽ được chuyển đến nhà máy tái chế theo một trong những phương thức sau:

– Trộn với một số loại nhựa hạt nguyên liệu và ép phun lại thành các sản phẩm nhựa tái chế có khối lượng lớn: Thùng, chậu, ghế công viên, dải phân cách đường…

– Trộn với 1 số phụ gia Silicat hoặc các phụ phẩm công nghiệp khác để ép thành vật liệu xây dựng, vật liệu lát đường, hè

– Dùng lò phản ứng nhiệt để chuyển hóa ngược tự nhựa ( về bản chất hóa học là những chất hữu cơ có gốc Hydro Carbon ) thành nhiên liệu dùng cho các quá trình đốt – Cách này có giá thành hới cao ở thời điểm hiện tại, nhưng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chắc chắn giá thành sẽ giảm dần.

Các quá trình tái chế có sử dụng nước sạch, hóa chất và năng lượng cần được cân nhắc kỹ để tránh phát thải ô nhiễm thứ cấp ra môi trường.

C – Duy trì các biện pháp tuyên truyền và khuyến khích , nhằm vào các mục tiêu :

– Phân loại nhựa từ nguồn thải

– Hạn chế đồ nhựa dùng 1 lần

– Trợ giá và khuyến khích sản xuất, sử dụng loại nhựa sinh học tự phân hủy.

III – Nguồn Kinh phí thực hiện giải pháp:

Nguồn 1: Đánh thuế khâu sản xuất các loại đồ nhựa dùng 1 lần và việc sản xuất các sản phẩm nhựa gây phát thải lớn, tiền thuế thu được sẽ dùng để trợ giá cho việc thu mua và xử lý rác nhựa.

Nguồn 2: Tăng giá bán các túi nhựa dùng 1 lần , khuyến khích dùng loại túi sử dụng nhiều lần hoặc bằng vật liệu phân hủy được

Với cơ chế hợp lý thì các nguồn tài chính trên sẽ đủ để cân đối được cho thu chi của giải pháp này.

Thực hiện đúng và hiệu quả giải pháp sẽ mang lại những lợi ích lớn cho xã hội , tránh được những khoản chi phí lớn về sau trong việc khắc phục các vấn đề về môi trường đất, nước, không khí cũng như các vấn đề về sức khỏe cộng đồng.

Tác giả: Hồ Minh Việt

Giải Pháp Tái Chế Rác Thải Nhựa

Đường từ nhựa tái chế tại Anh. Ảnh: THE DRIVE

Từ ngành công nghiệp thời trang…

Olga Kolkova (Nga) vừa ra mắt thương hiệu áo tắm từ nhựa tái chế vào mùa hè năm nay. Và câu chuyện sản xuất của Olga đã khích lệ người trẻ sáng tạo, khi chỉ trong vòng sáu tháng, từ mối quan tâm tới môi trường, Olga đã tạo ra những sản phẩm áo tắm từ nhựa tái chế đầu tiên của mình.

Olga trải qua tuổi thơ yên bình tại một ngôi làng ở vùng Oryol, phía tây nam Thủ đô Moscow. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ngôi làng của Olga không có nhiều vải, quần áo đẹp, nhưng có một cuốn tạp chí thời trang để cả làng ngắm nghía. Điều đó khiến cô gái trẻ thừa nhận rằng cô biết mình muốn làm gì khi lớn lên. Khoảng bảy, tám năm trước, Olga chuyển đến St. Petersburg và khởi động dự án đầu tiên của mình. Cô may áo nỉ, áo phông, váy và in lên đó những bức tranh của các họa sĩ. Một số người tiếp cận và đề nghị cô hợp tác để tránh việc cô đang làm có thể vi phạm bản quyền tác giả. Olga quyết định hợp tác với bảo tàng, phòng trưng bày. Công việc mang lại thu nhập, nhưng thấy việc hợp tác đã khiến các ý tưởng ban đầu của mình không còn rõ ràng, vì thế Olga quyết định nghỉ việc.

Lưới nhựa, túi nylon được phân loại theo mầu sắc, sau đó được nghiền nát thành hạt và làm sạch dưới nhiệt độ cao. Các hạt nhựa được sử dụng để kéo sợi econyl (một loại sợi tổng hợp). Rồi từ Slovenia, các nguyên liệu thô được gửi đến Italia, nơi được xử lý thành loại vải chống mòn và chống giãn, cũng có khả năng chống kiềm, nước muối, và không phai dưới ánh nắng mặt trời. Việc may đồ bơi đang diễn ra ở Bali nhưng Olga lên kế hoạch mở các xưởng sản xuất tại Thủ đô Moscow của Nga. Sản phẩm của Olga đã được khách hàng đón nhận, và cô dự định sẽ sản xuất quần áo thể thao từ nhựa tái chế thời gian tới.

Trong xu hướng kêu gọi bảo vệ môi trường biển và hạn chế rác thải nhựa, trang mạng Batoko của Anh cũng giới thiệu các mẫu áo tắm được làm từ… rác thải nhựa 100% tái chế. Trong khi đó, nhãn hàng Patagonia đã trình làng các sản phẩm áo tắm cao cấp, cũng được sản xuất từ nhựa tái chế, hay các bộ áo tắm của nhãn hàng Auria của Anh được dệt thủ công với loại sợi được làm từ những chiếc lưới đánh cá bỏ đi.

Sử dụng nhựa tái chế để sản xuất quần áo, giày dép cũng đang là chiến lược của nhiều hãng thời trang nổi tiếng, trong đó có Adidas. Mới đây hãng này cho biết đang nỗ lực nhằm thay thế 100% chất liệu trong sản xuất bằng các nguyên liệu polyester tái chế vào năm 2024. Adidas lên kế hoạch “chặn” các loại rác thải nhựa trước khi chúng trôi ra biển, tái chế thành các cuộn sợi và sử dụng sản xuất giày. Năm 2018, hãng thời trang thể thao này đã sản xuất hơn năm triệu đôi giày từ rác thải nhựa.

… đến ngành xây dựng và tiếp tục mở rộng

Làm đường, lấp “ổ gà” từ nhựa phế thải là một trong những hướng đi mới của ngành xây dựng, như một nỗ lực làm sạch môi trường. Công ty xây dựng MacRebur có trụ sở tại Scotland (Vương quốc Anh) đã thực hiện dự án biến chai nhựa thành đường đi, bằng cách chế tạo một hợp chất mới từ rác thải nhựa để thay thế nhựa đường. Công ty cũng đã kêu gọi các hộ gia đình phân loại chất thải, đồng thời cho biết công ty có thể sử dụng hầu hết các loại nhựa. Đại diện Công ty MacRebur chia sẻ, máy tạo hạt đã được sử dụng để biến rác thải nhựa thành những viên nhỏ không quá 5 mm, sau đó, các hạt nhựa được trộn bằng bộ kích hoạt. Hợp chất nhựa tái chế sẽ có tính kết dính như nhựa đường. Sản phẩm mà MacRebur tạo ra sẽ được dùng thay thế cho khoảng 20% lượng nhựa đường thường được trải trên bề mặt đường phố. Mỗi tấn nhựa đường kết hợp theo công thức này giúp “giải quyết” khoảng 20.000 chai nhựa hoặc khoảng 70.000 túi nylon sử dụng một lần.

Sáng kiến của Công ty MacRebur vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa tạo ra một loại nhựa đường chất lượng, chỉ tan chảy ở nhiệt độ 120 độ C, đó là lý do để đại diện công ty khẳng định mặt đường sẽ không bị biến dạng khi nhiệt độ lên cao. Qua nghiên cứu và thử nghiệm, công ty cho biết, những con đường “thế hệ mới” này có tuổi thọ cao gấp ba lần so với đường được làm từ các vật liệu truyền thống. Các dự án của MacRebur đã có mặt ở Anh và các nước vùng Vịnh, ở Canada, Australia, New Zealand. Nhiều người tin rằng, trong tương lai không xa, rất nhiều nơi sẽ sử dụng loại nhựa đường này thay cho nhựa đường truyền thống.

Trong khi đó, các viên gạch được sản xuất từ rác thải nhựa đang đặt nền móng cho giấc mơ được đến trường của trẻ em châu Phi, nơi có tỷ lệ học sinh bỏ học cao trên thế giới. Tại Bờ Biển Ngà, UNICEF (Quỹ Nhi đồng LHQ) cùng Công ty tái chế chất thải nhựa và cao-su Conceptos Plasticos đã hợp tác để sử dụng nhựa thu gom từ các khu vực ô nhiễm trong và chung quanh thành phố Abidjan, để sản xuất gạch phục vụ kế hoạch xây dựng 500 phòng học cho hơn 25.000 trẻ em trong hai năm tới.

Giới chức Bờ Biển Ngà và người dân nước này hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng các phòng học mới. Được sản xuất từ rác thải nhựa, các viên gạch có thể bảo đảm được tính chống cháy, nhẹ hơn 20% và có tuổi thọ dài hơn hàng trăm năm so với các vật liệu thông thường. Gạch tái chế cũng chống nước và cách nhiệt tốt. Theo thống kê, chỉ riêng tại Abidjan, trong số hơn 280 tấn chất thải nhựa được thải ra hằng ngày, chỉ có khoảng 5% được tái chế, 95% lượng chất thải chủ yếu “nằm lại” ở những bãi rác trong các cộng đồng dân cư có thu nhập thấp, gây ô nhiễm môi trường, vốn là tác nhân gây ra dịch sốt rét, tiêu chảy và viêm phổi ở trẻ em. Đại diện UNICEF khẳng định, sử dụng gạch tái chế để xây phòng học cũng góp phần làm giảm mạnh lượng rác nhựa thải ra môi trường, đồng thời giúp tăng thu nhập cho các gia đình “dễ bị tổn thương nhất”.

Tận dụng rác thải nhựa để sản xuất cũng đang được các cơ sở sản xuất vật liệu, dịch vụ phục vụ đời sống hằng ngày quan tâm. Nhà máy đầu tiên trên thế giới sản xuất sáp từ chất thải nhựa vừa được đưa vào hoạt động tại Ireland. Nguyên liệu để sản xuất được cung cấp bởi chất thải nhựa. Dự kiến, từ hai tấn chất thải, công ty sẽ thu được một tấn sáp EnviroWax, nguyên liệu chính để sản xuất mỹ phẩm, nến, kẹo cao-su và các chất bôi trơn trong công nghiệp cơ khí. Trong ngành điện, các nhà khoa học từ Đại học Chester (Anh) đã tìm ra giải pháp biến các loại rác nhựa thành nhiên liệu hydro hoặc điện năng có thể dùng cho ô-tô hoặc các hộ gia đình. Cụ thể, quy trình gồm thu thập các mảnh nhựa rồi cắt chúng thành những dải nhỏ, sau đó nung chảy dưới nhiệt độ 1.000 độ C. Khí sinh ra trong quá trình sẽ được chuyển thành năng lượng. Dự kiến, công nghệ này sẽ sớm được áp dụng rộng rãi.

5 Giải Pháp Trọng Tâm Của Hà Nội Về Chống Rác Thải Nhựa

Thứ nhất, Hà Nội sẽ tổ chức lễ ký bản cam kết chống rác thải có nguồn gốc từ nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng của TP Hà Nội và một số tỉnh, TP đến 100% các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối; mục tiêu đến ngày 31/12/2020, 100% các trung tâm thương mại, siêu thị không dùng túi nilon.

Thứ hai, nắm bắt tình hình các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sử dụng rác thải nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng để có các các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi nilon sử dụng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khoẻ con người. Gắn kết các doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp kinh doanh để chung tay vào cuộc trong công tác bảo vệ môi trường, từ khâu sản xuất cho đến tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường trên địa bàn TP.

Thứ tư, đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy; nghiên cứu cơ chế chuyển giao công nghệ tiên tiến tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy trở thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường; thực hiện các biện pháp phân loại chất thải tại nguồn;…

Thứ năm, nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách trình HĐND TP về việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp đóng, sản xuất túi lilon nhựa chuyển đổi công nghệ sang sản xuất các loại túi vải, túi giấy; chính sách hỗ trợ cho người dân để chuyển đổi thói quen từ dùng túi nilon sang túi bằng các chất liệu khác dùng nhiều lần.

Bằng những hành động thiết thực và cụ thể nêu trên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội tin tưởng rằng, với những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực chỉ đạo thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự chung tay hành động của mỗi người dân, cộng đồng doanh nghiệp và hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế, TP Hà Nội cùng với cả nước sẽ thực hiện thành công, có hiệu quả phong trào “Chống rác thải nhựa” góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường chung của chúng ta.

“Thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội, tôi đề nghị các quý vị đại biểu, người dân và du khách đang có mặt tại phố đi bộ ngày hôm nay, cũng như toàn thể nhân dân Thủ đô, hãy chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa để bảo vệ môi trường sống của chúng ta luôn xanh – sạch – đẹp. Hãy ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường như bảo vệ sự tồn tại của chính mình” , Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.