Giải Pháp Tiết Kiệm Nước Trong Gia Đình / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Các Giải Pháp Tiết Kiệm Nước Sạch Trong Gia Đình

Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước:

Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng lại không vô tận, chính vì thế tiết kiệm nước luôn luôn rất cần thiết ngay cả ở những nơi có nguồn nước dồi dào. Ngoài việc tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, tiết kiệm nước còn giúp ngăn ngừa cạn kiệt nguồn nước ngầm, ngăn ngừa ô nhiễm nước ở các lưu vực và gián tiếp tiết kiệm điện năng sản xuất ra nước sạch.

    Các phương pháp tiết kiệm nước:

    * Sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước:

    Để ngăn ngừa sự lãng phí nước, một phương pháp khá hiệu quả đó là hãy thay thế các thiết bị vệ sinh cũ, gây lãng phí nước bằng các thiết bị mới tiết kiệm nước. Nếu ta xây nhà mới, việc chọn mua các thiết bị tiết kiệm nước cho ngôi nhà xinh xắn của mình là một quyết định sáng suốt. Không được đấu nối máy bơm trực tiếp vào đường ống cấp nước.

    * Kiểm tra và khắc phục rò rỉ:

    Đây là cách tránh thất thoát nước mà chúng ta cần phải làm gấp vì đường ống dẫn nước có thể bị rò rỉ và gây ra hao phí nước nghiêm trọng. Để kiểm tra, ta đọc số nước trên đồng hồ trước và sau khoảng thời gian hai giờ không sử dụng nước. Nếu đồng hồ không cho cùng một số nước, thì hệ thống cấp nước đã bị rò rỉ. Kế đến, ta kiểm tra sự rò rỉ của toilet bằng cách cho một ít bột màu vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu. Nếu chưa xả nước, mà màu đã xuất hiện trong bồn cầu trong vòng 30 phút, nghĩa là toilet đã bị rò rỉ. Khi phát hiện có sự rò rỉ, ta cần nhờ thợ hoặc tự sửa chữa ngay lập tức.

    * Tận dụng nước tối đa khi có thể:

    Khi rửa bát, rửa rau hay cọ rửa đồ vật…. nên hứng sẵn một chậu nước sạch. Nước rửa lần cuối có thể dùng lại vào việc khác như cọ rửa hoặc lau nhà. Còn nước bẩn (không có xà phòng) có thể được dùng để tưới cây, tưới đất cho ít bụi…Chỉ rửa trực tiếp dưới vòi nước khi thật cần thiết và điều chỉnh vòi vừa đủ dùng.

    * Không nên sử dụng bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác:

    Mỗi lần xả nước để dội một mẩu thuốc lá thừa, giấy ăn hay mẩu rác nhỏ thì ta đã lãng phí khoảng 10 lít nước. Vì thế hãy sử dụng thật hiệu quả mỗi lần nhấn cần gạt nước.

    * Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu:

    Để giảm lượng nước lãng phí, hãy để một chai nhựa vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu, cách xa hệ thống vận hành. Để giữ yên chai, nên để một lớp cát hoặc đá cuội dày khoảng 5cm vào trong mỗi chai nhựa, đổ nước đầy chai, và vặn chặt nút. Ta cũng có thể mua loại phao nổi rẻ tiền và đặt vào ngăn chứa nước xả. Cách này giúp tiết kiệm khoảng 40 lít nước mỗi ngày.

    * Sử dụng vòi nước hiệu quả:

    Ta nên khóa kỹ các vòi nước khi không dùng. Nếu có sự nhỏ giọt ở các vòi nước khi đã khóa chặt, ta phải nhanh chóng sữa chửa hoặc thay thế ngay vì lượng nước nhỏ giọt sẽ “tích tiểu thành đại” gây lãng phí một lượng nước lớn trong một thời gian dài.

    * Không rửa xe, sân hè bằng vòi phun nước:

    Sử dụng xô xà phòng để rửa xe và chỉ dùng vòi phun nước khi tráng xe. Tốt nhất là sử dụng hệ thống rửa xe không dùng nước. Nên sử dụng chổi, tránh dùng vòi phun nước để dọn sạch sân hè.

    * Hướng dẫn trẻ em tiết kiệm nước:

    Ta không cho trẻ nghịch nước trong phòng tắm một mình. Chúng sẽ mở vòi nước xối xả mà có khi chỉ tắm qua loa. Hãy dạy trẻ ý thức tiết kiệm nước ngay từ bé.

    * Tiết kiệm nước trong phòng tắm:

    Ta cần gắn miếng nút chặn lavabo khi rửa mặt, rửa tay. Khi tắm, ta nên rút ngắn khoảng cách vòi nước khi xối, không nên tắm vòi sen quá 4 phút và tắt nước trong thời gian chà xà phòng. Ngoài ra, ta có thể đặt dưới chân một chiếc chậu to và đứng vào đấy. Lượng nước này được dùng để dội bồn cầu, rửa sàn nhà tắm…Ta cũng cần giới hạn số lần tắm trong bồn vì tốn rất nhiều nước. Nếu cọ rửa phòng tắm nên làm từ cao xuống thấp, cọ rửa gương, lavabo, bồn cầu…trước khi cọ sàn.

    * Tiết kiệm nước khi nấu ăn:

    Ta nên đặt một chậu nước nhỏ bên cạnh để sau mỗi lần cắt rau, củ, hành, tỏi…ta rửa tay. Trừ khi cần làm sạch dầu mỡ còn thì ta chỉ cần nhúng tay vào chậu nước rồi lau khô bằng khăn sạch, thay vì rửa dưới vòi nhiều lẫn gây lãng phí nước.

    * Tiết kiệm nước khi đánh răng, cạo râu:

    Trong lúc đánh răng, ta không nên để nước tiếp tục chảy. Ta nên dùng một chiếc cốc, lấy vừa đủ nước để thấm ướt bàn chảy, súc miệng, rửa bàn chải thay vì mở vòi cho nước chảy xối xả khi đang đánh răng. Cũng vậy, Khi cạo râu ta nên giữ một ít nước đã dùng trong bồn rửa mặt để rửa dao cạo râu thay vì phải rửa dao cạo râu bằng nước mới. Đây là cách vừa tiết kiệm nước mà vẫn rửa sạch dao cạo râu.

    * Tiết kiệm nước khi giặt quần áo:

    Khi giặt quần áo bằng tay, ta nên dùng phèn chua hoặc chanh rửa tay để tiết kiệm nước. Ta cũng có thể mang găng cao su để hạn chế rửa tay nhiều lần. Khi xả quần áo lần cuối, ta giữ lại nước này để làm sạch sàn nhà, lau nhà hoặc rửa xe.

    Dù giặt bằng máy hay bằng tay, ta cũng tránh giặt quần áo hàng ngày vì vừa hại quần áo mà lại vừa tốn nước. Vì vậy, ta gom quần áo bẩn và giặt định kỳ mỗi tuần hai lần hoặc một lần (riêng đồ lót cần giặt sạch hàng ngày để giữ vệ sinh). Vào ngày giặt giũ, bạn hãy gom hết khăn tắm bẩn, vỏ gối, chăn màn, vớ, găng tay, khẩu trang, áo khoác, khăn tay…để giặt cùng lúc. Nhờ vậy, mà ta tiết kiệm nước hơn so với giặt nhiều lần trong tuần.

    Nếu dùng máy giặt thi ta chỉ giặt khi có đủ khối lượng theo công suất của máy để tiết kiệm nước một cách tốt nhất. Đồng thời, ta nên tránh chu trình giặt cố định; với mỗi lần giặt, ta điều chỉnh mức nước phù hợp với khối lượng quần áo cần giặt.

    * Tận dụng nguồn nước mưa:

    Đây là phương pháp tận dụng nguồn nước tự nhiên một cách hiệu quả, ít tốn kém. Nếu có điều kiện, ta nên xây bồn chứa hoặc dùng lu, thùng phi để trữ nước mưa. Nước mưa sẽ được dùng để rửa xe, vệ sinh bồn cầu, trồng cây… còn riêng nước máy chỉ dành cho việc ăn uống, tắm rửa.

     * Tiết kiệm nước khi tưới cây, cỏ:

    – Ta chỉ nên tưới bãi cỏ khi cần thiết. Cách tốt nhất để biết bãi cỏ có cần tưới nước hay không là đi trên cỏ. Nếu cỏ bật thẳng trở lại khi ta đi khỏi thì lúc này chưa cần phải tưới nước. Nếu cỏ nằm rạp xuống, thì đã đến lúc phải tưới nước. Cỏ mọc cao hơn cũng giúp tăng cường giữ nước ở trong đất.

    – Tưới nước vào sáng sớm và tránh tưới khi trời gió sẽ giúp giảm lượng nước thất thoát do bay hơi và ngăn ngừa sự phát triển của nấm, sự phá hoại của các loại ốc sên, sâu, chuột hại vườn.

    – Bón phân hữu cơ vào đất sẽ giúp tăng khả năng thẩm thấu của đất cũng như khả năng giữ nước. Ta nên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm để tránh lãng phí nước và ngăn chặn sự giảm sức đề kháng của cây, gây ra bệnh vàng lá do tưới nước quá nhiều.

    – Trồng các loại cây chịu hạn cũng giúp tiết kiệm lượng nước đáng kể và làm tăng khả năng kháng các loại sâu bệnh. Có nhiều loại cây bụi và cây cảnh đẹp có thể phát triển tốt mà lại cần ít nước hơn nhiều so với các loại cây khác.

    Với ý thức sâu sắc trong việc tiết kiệm nước, ta có thể có nhiều sáng kiến ưu việt hơn tùy theo hoàn cảnh mỗi người. Tiết kiệm nước sẽ trở thành thói quen khi tất cả mọi người trong gia đình nhận thức được tầm quan trọng của nó. Nhờ vậy, chúng ta có thể cùng nhau tiết kiệm tiền, góp phần gìn giữ nguồn nước sạch, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Giải Pháp Tiết Kiệm Điện Trong Gia Đình

Trao đổi trong hội nghị phát động tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng sáng 7-7, Phó Trưởng Ban Kinh doanh Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) Phạm Hồng Quang cho biết, hiện sản lượng điện tiêu thụ trong các hộ gia đình trên địa bàn Thủ đô chiếm hơn 50% tổng sản lượng điện tiêu thụ của toàn thành phố. Riêng những tháng nắng nóng cao điểm vừa qua, tỷ lệ này lên đến gần 60%. Vì vậy, nếu các hộ gia đình thực hành tiết kiệm điện thì sẽ giảm đáng kể chi phí, giảm mức tiêu thụ điện năng, giảm khí thải ô nhiễm môi trường và bớt áp lực cho ngành điện.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia đưa ra giải pháp thay thế các thiết bị công nghệ cũ, tiêu tốn điện năng, bằng các thiết bị có công nghệ mới, tiết kiệm hơn, như công nghệ LED, công nghệ Inverter, năng lượng mặt trời… Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng cho biết, để tạo ra cùng một mức ánh sáng, thì bóng đèn dây tóc có công suất 100 W, trong khi đèn compact công suất 20W, còn đèn LED chỉ cần 8-9W. Công suất thấp thì dây truyền tải cũng không bị nóng, quá tải, không tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Con số này tuy nhỏ, nhưng xét trên quy mô cả nước thì sẽ là một con số lớn. Bởi điện dành cho chiếu sáng luôn chiếm hơn 25% tổng điện năng tiêu thụ.

Anh Lại Hoàng Dương, Giám đốc thiết kế Công ty Máy tính Thánh Gióng chia sẻ, gia đình anh đã đầu tư gần 70 triệu đồng để lắp đặt hệ thống điện sử dụng năng lượng mặt trời. Ngôi nhà năm tầng với hệ thống đèn LED, ba máy điều hòa, hai máy bơm nước, ba ti-vi, năm quạt mát, hai máy vi tính… và nhiều thiết bị điện khác được lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời, ắc-quy và bộ chuyển đổi Inverter. Mỗi tháng giúp tiết kiệm gần 800 nghìn đồng tiền điện, dự kiến chỉ khoảng 5 năm sẽ thu hồi vốn đầu tư và sau đó sẽ không phải trả phí sử dụng điện nữa. Anh Dương nhấn mạnh: “Đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể tốn kém lúc đầu, nhưng về lâu dài lại rất kinh tế. Quan trọng hơn, gia đình hoàn toàn chủ động trong nguồn cung điện, không quá phụ thuộc vào đơn vị cấp điện, vừa góp phần giảm tải cho điện lưới mùa khô, vừa tận dụng được nguồn năng lượng xanh, sạch, giúp bảo vệ môi trường…”.

Xác định việc ứng dụng công nghệ mới giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn, năm 2016, EVN Hà Nội đã triển khai thí điểm dự án Dịch vụ tiết kiệm năng lượng theo hai hình thức. Một là “Hợp đồng chia sẻ mức tiết kiệm”, phía EVN sẽ đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn thực hiện hạng mục công trình điện ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, khách hàng chỉ cần góp vốn hoặc đặt cọc, rồi sau đó hai bên cùng chia sẻ lợi nhuận từ nguồn lợi tiết kiệm điện trong thời gian 5 năm. Sau đó, sẽ chuyển giao lại cho khách hàng vận hành và hưởng lợi toàn bộ. Hình thức thứ hai là “Hợp đồng bảo đảm mức tiết kiệm”, khách hàng tự bỏ toàn bộ vốn, EVN nhận hợp đồng tư vấn, lắp đặt. Nếu hệ thống mới không đạt mức tiết kiệm như cam kết, EVN Hà Nội sẽ bồi thường chi phí. “Chúng tôi đưa ra những giải pháp mới này cùng với việc vận động, tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, mong rằng phong trào hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng sẽ tạo chuyển biến rõ rệt, góp phần sử dụng năng lượng trên địa bàn thành phố an toàn, tiết kiệm, khoa học nhất” – Phó Trưởng Ban Kinh doanh EVN Hà Nội, Phạm Hồng Quang cho biết.

(nhandan.com.vn – Nguyên Trang)

Các Giải Pháp Tiết Kiệm Điện Trong Gia Đình

Để tiết kiệm điện năng sử dụng trong gia đình, các bạn nên làm theo các cách sau:Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điệnCác thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt…), bạn nên chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với bóng đèn, bạn nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn tròn vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần.

Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa họcBiện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ: Máy bơm đặt ở vị trí thích hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng điện.Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đìnhTủ lạnh: Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3 – 6độC. Với chế độ đông lạnh thì để – 15độC đến -18độC. Cứ lạnh hơn 10độC là tốn thêm 25% điện năng. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn điện.Máy điều hoà nhiệt độ: Hãy để nhiệt độ ở mức trên 20độC. Cứ cao hơn 10độC là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu bạn thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 – 7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20 – 25% điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên.Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng.Máy tính: Màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì càng tốn điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).Bàn là: Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt của bàn là giảm chậm.Máy giặt: Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.Lò vi sóng: Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.Ti vi: Không nên để màn hình ở chế dộ sáng quá để đỡ tốn điện. Không nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu video. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi càng to càng tốn điện.

Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Điện Trong Gia Đình

Để tiết kiệm điện năng sử dụng, các bạn nên làm theo các cách sau:

Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện

Các thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt…), bạn nên chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với bóng đèn, bạn nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn trò, vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần… Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các thiết bị sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên như bình năng lượng mặt trời, pin mặt trời, đèn điện từ, máy bơm nước sử dụng năng lượng mặt trời để hạn chế sử dụng nguồn điện năng.

Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học

Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ máy bơm đặt ở vị trí thích hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng điện.

Bạn nên lắp đặt quạt trần, vì khi quạt trần hoạt động, sẽ phả gió xuống sàn, gió từ dưới sàn sẽ lan tỏa ra xung quanh, đập vào tường và tỏa ra khắp phòng, mát và tiết kiệm hơn so với quạt cây.

Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình

Bạn nên hạn chế mở tủ lạnh để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ 3-6 độ C. Với chế độ đông lạnh, bạn để -15 độ C đến -18 độ C. Cứ lạnh hơn 10 độ C là tốn thêm 25% điện năng. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn điện.

Đối với máy điều hoà nhiệt độ, bạn chỉ để ở mức trên 20 độ C. Cứ cao hơn 10 độ C là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu bạn thường xuyên lau chùi bộ phận lọc sẽ tiết kiệm được 5-7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20-25% điện năng. Bạn nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà một giờ trở lên và nên sử dụng cùng với chiếc quạt trần để tiết kiệm điện hơn nữa.

Bạn nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện, vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng.

Màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì càng tốn điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).

Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Bạn nên lau sạch bề mặt kim loại của bàn giúp hoạt động có hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt của bàn là giảm chậm.

Bạn chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết. Đối với lò vi sóng, bạn không bật trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.

Với TV, bạn không nên để màn hình ở chế dộ sáng quá để đỡ tốn điện. Không nên tắt TV bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy; không xem TV khi đang nối với đầu video. Bạn nên chọn kích cỡ TV phù hợp với diện tích nhà bạn vì TV càng to càng tốn điện.

Các thiết bị như điện thoại di động, iPad, máy MP3, bạn nên tắt hết chương chình khi không sử dụng để tránh tiêu hoa năng lượng của pin.

Ngoài ra, hộ gia đình nào sử dụng Biogas, có thể sử dụng vào việc nấu nướng, thắp sáng để đỡ tốn điện năng. Một gia đình có 4-6 người nếu đun bằng gas công nghiệp thì trong một năm sử dụng hết 72 kg khí gas, nếu dùng điện thì mức tiêu thụ là 2.400 Kwh điện năng, còn nếu sử dụng thiết bị biogas thì tiết kiệm được 100% chất đốt, tương đương với số tiền 290.000 đồng một tháng. Trung bình một năm sử dụng biogas sẽ tiết kiệm được 3,8 triệu đồng.