Chủ nhật – 06/11/2023 21:56
Giải pháp thực hiện tốt phong trào thi đua dạy tốt và học tốt
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng dạy thật tốt, học thật tốt.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng dạy thật tốt, học thật tốt. Muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi”, thì việc dạy tốt và học tốt là điều vô cùng quan trọng đối với thầy và trò trong nhà trường. Bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nước nhà. Trong những năm học qua Ngành Giáo dục đã phát động các phong trào có ý nghĩa giáo dục sâu sắc như: – Cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” – Cuộc vận động “Hai không”,… Dưới sự quan tâm của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Chi bộ, BGH nhà trường, tập thể giáo viên thi đua dạy tốt, học tốt với mục tiêu phấn đấu: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Là người trực tiếp làm công tác giảng dạy trong nhà trường tôi thay mặt tổ Lý-Tin đưa ra một số ý kiến:1) Trước hết cần có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, ngành và Chính quyền địa phương. Đặc biệt là phía nhà trường cần: – Có kế hoạch chỉ đạo các hoạt động phù hợp với nhiệm vụ năm học và thực tế địa phương. – Xây dựng tập thể nhà trường thành một khối đoàn kết. – Thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên. – Tổ chức các chuyên đề theo từng phân môn. Có kế hoạch cụ thể trong phong trào thao giảng, thi giáo viên giỏi. – Tham mưu tốt với chính quyền địa phương làm tốt công tác “Xã hội hoá giáo dục”.2) Phía giáo viên muốn dạy tốt cần phải: – Tích cực bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, thường xuyên dự giờ thăm lớp. – Thầy phải nắm vai trò chủ đạo, hướng dẫn, tổ chức tốt vai trò chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức mới của học sinh trong từng bài dạy, tiết dạy. – Thực hiện tốt ngày giờ công lao động và quy chế chuyên môn, nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp. Nội dung kiến thức trong bài soạn phải phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học phù hợp với từng phân môn. – Bài giảng đúng phương pháp mới và áp dụng linh hoạt trong từng tiết dạy. Thường xuyên chấm chữa bài chính xác khách quan. – Giáo dục các em phát triển toàn diện: đức, trí, thể, mĩ, để hình thành nhân cách – trí tuệ con người mới XHCN, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. * Phương hướng thực hiện – Thường xuyên tiếp xúc với học sinh để kịp thời động viên, khuyến khích các em chăm chỉ học tập. – Chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tạo điều kiện cho các em phát huy tính sáng tạo để phát triển trí tuệ. – Trên lớp khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm giúp các em có cơ hội trao đổi, hợp tác và phát triển tư duy để hiểu sâu hơn về bài học. Tạo không khí phù hợp với từng tiết học, có phương pháp giáo dục và “kỷ luật tích cực” với từng đối tượng học sinh. – Kết hợp các phương pháp dạy học, vận dụng vào thực tế cuộc sống một cách tích cực với thái độ đúng đắn. – Thường xuyên kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức như nhận xét trực tiếp vào bài làm của học sinh để học sinh phát huy được ưu điểm hoặc khắc phục những hạn chế (nếu có) trong bài viết của mình. – Hướng dẫn các em làm việc có kế hoạch hợp lí, có cách học phù hợp với từng bộ môn, biết phân loại dạng bài tập, biết cách tổng hợp các kiến thức. – Kết hợp với gia đình, xã hội để cùng giáo dục các em. – Xây dựng kế hoạch chỉ đạo sát với nhiệm vụ năm học và thực tế địa phương. – Làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong các phong trào của trường, lớp.3) Yêu cầu đặt ra đối với học sinh: – Trước hết, HS học tốt phải là HS nắm vững những kiến thức cần đạt trong sách giáo khoa, có kĩ năng thực hành dựa trên cơ sở những điều được học. – HS học tốt là HS biết vận dụng những tri thức học được vào cuộc sống, biết cách học, học sinh biết tự đặt cho mình những câu hỏi “Tại sao?”, “Có cách nào tốt hơn không?” và tự tìm được câu trả lời là một biểu hiện sinh động những gì đã được học. Ngoài ra, học tốt còn được thể hiện ở việc giao tiếp với những người xung quanh (Kĩ năng sống), kĩ năng ứng xử. Tự giác, tích cực vận dụng những điều học được vào giao tiếp. – Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và tu dưỡng đạo đức. – Thực hiện tốt nội quy nhà trường, đi học đúng giờ, chuẩn bị tốt đồ dùng, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. – Thực hiện nghiêm túc truy bài đầu giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái tham gia xây dựng bài. – Phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập. Tránh lối học thụ động, học vẹt. – Giáo dục lối sống trung thực không gian lận, bao che những biểu hiện sai trái trong trường học, gia đình và ngoài xã hội.
Tác giả bài viết: QuocVuong
Nguồn tin: Truongcap2-3vothisau.edu.vn