Giải Pháp Sử Dụng Vốn Oda Hiệu Quả / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Oda

Nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép

Theo báo cáo của Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016 do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng đoàn giám sát, trình bày trước UBTVQH chiều 9-8: Giai đoạn 2011-2016 đã có 319 hiệp định ODA được ký kết với tổng trị giá đạt khoảng 33,643 tỷ USD, cao hơn 59% so với mức của thời kỳ 2006-2010. Trong đó, ODA vốn vay và vốn vay ưu đãi đạt 32,296 tỷ USD, chiếm khoảng 96% và ODA viện trợ không hoàn lại đạt 1,346 tỷ USD chiếm khoảng 4%. Phần sử dụng để cấp phát cho các chương trình, dự án đầu tư không có khả năng hoàn vốn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước (NSNN) khoảng 21,5 tỷ USD, chiếm 65% tổng giá trị ký kết; cho vay lại khoảng 11,8 tỷ USD, chiếm 35% giá trị ký kết. Bình quân trong giai đoạn 2011-2016, vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài chiếm 37,6% tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN cho thấy vai trò quan trọng của nguồn lực vay ODA và ưu đãi nước ngoài.

Về dư nợ, đến ngày 31-12-2016, nợ nước ngoài của quốc gia là 44,3% GDP, trong giới hạn cho phép không quá 50% GDP theo nghị quyết của Quốc hội. Giải ngân trong giai đoạn này đạt khoảng 28 tỷ USD (tương đương khoảng 560 nghìn tỷ VND), trong đó giải ngân nguồn vốn vay ODA là 23,2 tỷ USD-chiếm 82,3%, giải ngân vốn vay ưu đãi là 3,2 tỷ USD-chiếm 11%, giải ngân vay thương mại là 1,7 tỷ USD-chiếm khoảng 6%.

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, việc trả nợ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ về cơ bản được thực hiện chặt chẽ, đúng hạn, bao gồm cả nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ và nghĩa vụ nợ cho vay lại, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn ảnh hưởng tới cam kết, góp phần giúp Chính phủ từng bước cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.

Góp phần hiện đại hóa hạ tầng, giảm nghèo bền vững

Theo đánh giá của Đoàn giám sát, nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển…

Nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, năng lượng, môi trường… đã hoàn thành, được đưa vào khai thác, góp phần hoàn chỉnh, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. Một phần quan trọng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, nhất là vốn viện trợ không hoàn lại được sử dụng để hỗ trợ giảm nghèo bền vững thông qua Chương trình 135 giai đoạn II, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh Tây Nguyên; một số dự án tạo lập sinh kế cho người nghèo nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương, như: Dự án phát triển nông nghiệp miền tây Nghệ An; các dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ…

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hoàng Văn Thắng cho biết, gần đây nhất, Bộ NN&PTNT quản lý hai dự án sử dụng vốn ODA là dự án cấp nước sạch miền Trung và dự án nước sạch cho 8 tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Cả hai dự án này đều hoạt động bền vững và có hiệu quả cao, giúp mang lại nước sạch và vệ sinh môi trường cho người dân ở các địa phương được thụ hưởng, nhất là ở 8 tỉnh Đồng bằng sông Hồng vốn có mạch nước ngầm bị nhiễm ASEN rất nặng.

Tăng cường công khai, minh bạch và nâng hiệu quả sử dụng vốn ODA

Tuy đánh giá cao hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn ODA, nhưng Đoàn giám sát và UBTVQH cũng chỉ ra một số bất cập, hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Đó là công tác xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn trong nhiều trường hợp chưa sát với nhu cầu thực tế; chất lượng chuẩn bị một số dự án chưa đáp ứng yêu cầu, gây lãng phí, hiệu quả thấp; chất lượng, năng lực triển khai một số dự án chưa cao, việc bố trí vốn đối ứng ở nhiều địa phương chưa đầy đủ, chưa kịp thời, do vậy, khả năng hấp thụ vốn ODA chưa cao; một số dự án khó khăn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ; công tác giám sát, đánh giá hiệu quả dự án chưa thường xuyên; hiệu quả sử dụng nguồn lực ODA ở một số dự án chưa cao trong khi chi phí bỏ ra cho dự án ODA rất lớn…

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nêu thực trạng chênh lệch giữa các vùng, miền, địa phương trong việc phân bổ nguồn vốn ODA và đề nghị bảo đảm tính công khai, công bằng cao hơn khi phân bổ nguồn vốn ODA trong thời gian tới.

CHIẾN THẮNG

Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý, Sử Dụng Vốn Oda Của Ngành Giáo Dục

(BKTO) – Năm 2018, qua kiểm toán Chuyên đề Việc quản lý và sử dụng vốn ODA của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giai đoạn 2015-2017, bên cạnh việc kiến nghị xử lý tài chính, KTNN đã chỉ ra và kiến nghị rà soát, chấn chỉnh nhiều hạn chế, sai sót nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho các chương trình, dự án của ngành giáo dục.

KTNN kiến nghị các ban quản lý dự án rút kinh nghiệm trong việc thực hiện đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục. Ảnh: B.Ngọc  

KTNN kiến nghị các ban quản lý dự án rút kinh nghiệm trong việc thực hiện đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục. Ảnh: B.Ngọc

Thẩm định, phê duyệt dự án kéo dài, giao dự toán chậm

Trong công tác xây dựng và phân bổ kế hoạch vốn ODA, việc giao dự toán còn chậm, chưa phù hợp quy định của Luật NSNN; kế hoạch (tài chính, hoạt động) của Bộ GD&ĐT còn tình trạng phê duyệt chậm, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, trong đó một số lần rơi vào thời điểm tháng 11, 12 của niên độ ngân sách. 

Đối với vốn sự nghiệp, kết quả kiểm toán cho thấy, năm 2015 giao dự toán vốn vay còn chưa phù hợp, mang tính hình thức, giải ngân, quyết toán năm 2015 vượt nhiều so với dự toán được giao. Trong bố trí vốn đối ứng T.Ư, việc giao dự toán hằng năm chậm và điều chỉnh bổ sung nhiều lần vào thời điểm cuối năm, làm giảm tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của các ban quản lý dự án và đơn vị trực thuộc. Đối với vốn đối ứng địa phương, một số địa phương bố trí chưa đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chưa đáp ứng tiến độ.

Dư thừa trang thiết bị, khai thác sử dụng kém hiệu quả

Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra nhiều hạn chế, sai sót trong quản lý, sử dụng tài sản, như việc mua sắm thiết bị trùng lặp, dư thừa, không phù hợp với điều kiện giảng dạy (trong đó có những dự án vì tổ chức thực hiện đấu thầu rất chậm dẫn tới các trang thiết bị mua về đã lạc hậu). Bên cạnh đó, các trang thiết bị còn chưa sử dụng, chưa khai thác, nhất là hệ thống trang thiết bị đào tạo trực tuyến tại các địa phương, mặc dù lắp đặt, chạy thử từ năm 2016 nhưng đến thời điểm kiểm toán (tháng 3/2018) chưa sử dụng theo mục tiêu của dự án (do Bộ GD&ĐT chưa ban hành khung chương trình, sách giáo khoa mới, chưa có chương trình đào tạo). 

Việc cung cấp tài sản, trang thiết bị còn tình trạng chưa đảm bảo đúng đối tượng; tần suất sử dụng còn thấp. Cụ thể như đối với gói đồ gỗ của các dự án cung cấp cho các ban quản lý dự án các tỉnh, do công tác khảo sát nhu cầu mang tính hình thức, dẫn đến bị trùng lặp, dư thừa, có trường phải chuyển đổi mục đích sử dụng so với mục tiêu ban đầu. Đối với gói thiết bị cung cấp cho các trường dân tộc nội trú các tỉnh nhằm xây dựng phòng đa phương tiện và phòng bộ môn của Dự án Phát triển giáo dục Trung học phổ thông giai đoạn 2, chưa hình thành được phòng đa phương tiện như mục đích ban đầu của Dự án; một số trang thiết bị sử dụng sai đối tượng; một số thiết bị còn chưa sử dụng, trong đó đặc biệt có máy chiếu vật thể kỹ thuật số không phù hợp với điều kiện giảng dạy.

Theo đánh giá của KTNN, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên là do khâu khảo sát, đánh giá nhu cầu ngay từ báo cáo nghiên cứu khả thi cũng như trước khi thực hiện đấu thầu mua sắm còn thiếu thực tế; việc quản lý, chỉ đạo của cơ quan chủ quản; việc kiểm tra, giám sát của các dự án còn chưa chặt chẽ. Đồng thời, do Sở GD&ĐT, các đơn vị thụ hưởng tại các địa phương còn buông lỏng, chưa quan tâm đúng mức trong việc chỉ đạo, quản lý và sử dụng các tài sản, trang thiết bị của dự án.

KTNN cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT chỉ đạo các ban quản lý dự án rút kinh nghiệm trong thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đấu thầu nhằm tránh tình trạng thiết bị lạc hậu, ít sử dụng. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các địa phương rà soát, chấn chỉnh các hạn chế trong quản lý và sử dụng tài sản của các dự án tại các trường, đơn vị thụ hưởng. Đối với các đơn vị cấp chưa đảm bảo đúng đối tượng, tài sản còn chưa sử dụng, nhất là hệ thống đào tạo trực tuyến cần sớm có phương án sử dụng hoặc điều chuyển để đảm bảo thực hiện hiệu quả, theo mục tiêu của các dự án.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cần chỉ đạo các ban quản lý dự án kiểm tra, rà soát, cắt giảm các vị trí, nhân sự, thời gian làm việc của các chuyên gia không cần thiết; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đấu thầu, thu thập, lưu trữ đầy đủ hồ sơ pháp lý của các chuyên gia tư vấn, nâng cao hiệu quả sử dụng. Đồng thời, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng vị trí, chi trả lương cán bộ lao động hợp đồng, các chuyên gia trong văn kiện, báo cáo nghiên cứu khả thi, đảm bảo theo định mức quy định của Nhà nước. KTNN cũng đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá, xem xét lại mô hình quản lý các dự án ODA (đang giao cho ban quản lý các dự án làm nhiệm vụ chủ dự án của 6 dự án ODA) để có điều chỉnh cho phù hợp. Kiện toàn cơ cấu tổ chức của PMU (đơn vị quản lý dự án) theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tính toán vừa đủ số lượng chuyên gia cần thiết thuê hằng năm theo yêu cầu công việc và ưu tiên thuê chuyên gia có kinh nghiệm trong nước để tiết kiệm kinh phí.  

Về mặt chính sách, KTNN kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư số 06/2011/TT-BGDĐT ngày 11/01/2011 quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài của Bộ GD&ĐT do không còn phù hợp với các quy định hiện hành. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cần tổ chức, quản lý, theo dõi, đánh giá sau đầu tư đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả, đánh giá được hiệu ứng đem lại của các chương trình, dự án.

KIM AN Theo Báo Kiểm toán số 38 ra ngày 19-9-2019

Các Biện Pháp Sử Dụng Vốn Cố Định Có Hiệu Quả Và Bảo Toàn Vốn

– Các chỉ tiêu tổng hợp:

Nhằm phản ánh về mặt chất việc sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu này, người quản lý tài chính có thể so sánh kết quả quản lý giữa kỳ này với kỳ trước, giữa đơn vị mình với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương tự để rút ra những trọng điểm cần quản lý.

Thuộc loại chỉ tiêu tổng hợp gồm có:

+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.

Doanh thu thuần trong kỳHiệu suất sử dụng VCĐ

=

Số dư vốn cố định bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số học giữa vốn cố định đầu kỳ và cuối kỳ .

Số VCĐ ở Nguyên giá TSCĐ Số tiền khấu hao

đầu kỳ = ở đầu kỳ – luỹ kế ở đầu kỳ

(cuối kỳ) (cuối kỳ) (cuối kỳ)

Số tiền khấu Số tiền Số tiền khấu Số tiền khấu

hao luỹ kế ở = khấu hao + hao tăng – hao giảm

cuối kỳ ở đầu kỳ trong kỳ trong kỳ

+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu này cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

=

+ Hệ số hàm lượng vốn cố định : là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đông vốn cố định.

+ Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước( Sau thuế thu nhập ).

Khi sử dụng chỉ tiêu này cần lưu ý là chỉ tính những lợi nhuận có sự tham gia trực tiếp của TSCĐ tạo ra. Vì vậy, cần phải loại bỏ những khoản thu nhập khác như lãi về hoạt động tài chính, lãi do góp vốn liên doanh… không có sự tham gia của vốn cố định.

Chỉ tiêu phân tích: Hệ số hao mòn TSCĐ. Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực của TSCĐ cũng như vốn cố định ở thời điểm đánh giá.

– Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ:

Đánh giá TSCĐ là việc xác định lại giá trị của nó tại một thời điểm nhất định. Đánh giá đúng TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ, để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao TSCĐ, không để mất vốn cố định.

Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:

+ Đánh giá theo nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ cho đến khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường như: giá mua thực tế của TSCĐ, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử…

Cách đánh giá này giúp doanh nghiệp thấy được số tiền vốn đầu tư mua sắm TSCĐ ở thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền khấu hao để tái sản xuất giản đơn TSCĐ.

+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục(còn gọi là đánh giá lại): Là giá trị để mua sắm TSCĐ ở tại thời điểm đánh giá. Do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đánh giá lại thường thấp hơn giá trị nguyên thủy ban đầu. Tuy nhiên trong trường hợp có sự biến động của giá cả, đánh giá lại có thể cao hơn giá trị ban đầu của nó. Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có quyết định sử lý thích hợp như: điều chỉnh lại mức khấu hao, hiện đại hoá hoặc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: Là giá trị còn lại của TSCĐ chưa chuyển vào giá trị sản phẩm. Giá trị còn lại có thể tính theo giá trị ban đầu(giá trị nguyên thuỷ còn lại) hoặc đánh giá lại(giá trị khôi phục lại). Cách đánh giá này cho phép thấy được mức độ thu hồi vốn đầu tư đến thời điểm đánh giá, từ đó lựa chọn chính sách khấu hao hợp lý để thu hồi vốn đầu tư còn lại để bảo toàn vốn.

– Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp:

Yêu cầu bảo toàn vốn cố định là lý do phát triển của các hình thức khấu hao. Không phải trong mọi trường hợp khấu hao nhanh cũng là tốt. Vấn đề là ở chỗ phải biết sử dụng các phương pháp khấu hao, mức tăng giảm khấu hao tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất, từng thời điểm vận động của vốn, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.

Nguyên tắc chung là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của TSCĐ. Nếu khấu hao thấp hơn mức hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi đủ vốn khi hết thời gian sử dụng, nếu mức khấu hao quá cao sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong trường hợp TSCĐ có hao mòn vô hình lớn cần áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.

– Sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của việc sửa chữa TSCĐ:

Vốn cố định sẽ không được bảo toàn nếu TSCĐ bị hư hỏng, phải sa thải trước thời hạn phục vụ của nó. Vì thế chi phí cho việc sửa chữa nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong cả thời kỳ hoạt động của nó cũng được coi là một biện pháp để bảo toàn vốn cố định.

Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và kỹ thuật, người ta thường phân loại sửa chữa thành 2 loại: sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ.

+ Gọi là sửa chữa thường xuyên vì phạm vi sửa chữa nhỏ, thời gian ngắn, chi phí ít và phải được duy trì bảo dưỡng khá thường xuyên theo quy phạm kỹ thuật.

+ Còn sửa chữa lớn được tiến hành theo định kỳ, có thời gian sửa chữa lâu, chi phí sửa chữa lớn nhằm khôi phục lại năng lực của TSCĐ.

Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn sửa chữa lớn phải được đặt trên các yêu cầu sau:

+ Đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong đời hoạt động của nó.

+ Phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của máy móc để quyết định cho tồn tại tiếp tục của máy hay chấm dứt đời hoạt động của nó.

-Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp, kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức TSCĐ chưa cần dùng.

– Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi do trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước các chi phí dự phòng…

Nếu việc tổn thất TSCĐ do các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.

Giải Pháp Thu Hút Và Sử Dụng Hiệu Quả Nguồn Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực (năm 1988), dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã trở thành động lực quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Cụ thể, trong giai đoạn 2001-2006 đóng góp của FDI chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; giai đoạn 2007-2014, với sự gia tăng đáng kể về vốn giải ngân, khu vực FDI có sự cải thiện về đóng góp. Từ năm 2007 cho đến 2012, vốn FDI luôn chiếm tỷ trọng từ 21-30% trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội.

Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, dòng vốn FDI vào Việt Nam không chỉ tăng về lượng (vốn đầu tư) mà còn tăng cả về chất (chiều sâu đầu tư) thông qua sự góp mặt của các nước: Brunei, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc… với số vốn đăng ký cấp mới đạt trên 1 tỷ USD. Tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2015, đã có một số dự án lớn được cấp phép như:

– Dự án Công ty SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD. Dự án này được cấp phép năm 2014 với số vốn đầu ban đầu là 1 tỷ USD;

– Dự án Công ty TNHH liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD do Công ty cổ phần bất động sản Tiến Phước và Công ty TNHH bất động sản Trần Thái Liên doanh với nhà đầu tư Denver Power Ltd – Vương quốc Anh dự án đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh vào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

– Dự án Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai có tổng vốn đầu tư 660 triệu USD do nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai với mục tiêu sản xuất và gia công các loại sợi.

– Dự án Cty TNHH Worldon (Việt Nam) tổng vốn đầu tư 300 triệu USD do nhà đầu tư BritishVirgin Islands đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp.

Thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, khu vực kinh tế FDI thời gian qua luôn phát triển năng động. Tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2015, các dự án FDI đã giải ngân được 8,5 tỷ USD, tăng 7,6% với cùng kỳ năm 2014; Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 74,6 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; Nhập khẩu của khu vực FDI đạt 65,22 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 59,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2015, khu vực FDI xuất siêu 9,38 tỷ USD.

Về tiến độ giải ngân của nguồn vốn FDI cũng được ghi nhận cụ thể qua các giai đoạn như sau:

i) Giai đoạn 2000-2005 có giá trị đăng ký FDI thấp nhưng tỷ trọng giải ngân khá cao (69%).

ii) Giai đoạn 2006-2008 có mức đăng ký FDI cao, giá trị giải ngân tuyệt đối cũng cao nhưng tỷ trọng giải ngân so với đăng ký lại rất thấp (25%). Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2000-2005, Việt Nam đang tích cực thực hiện chính sách thu hút FDI, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, nên FDI chủ yếu tập trung vào các ngành thương nghiệp, công nghiệp nhẹ.

iii) Giai đoạn 2006-2008, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, lượng vốn đăng ký tăng rất cao nhưng lại tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp như xi măng, sắt thép, khiến thời gian triển khai dự án dài, giải ngân chậm.

Những kết quả nêu trên cho thấy, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của khu vực FDI đã và đang dần đi vào chiều sâu, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Cơ quan trong quản lý nguồn lực FDI các cấp; hoạt động xúc tiến đầu tư cũng đã có nhiều đổi mới về phương thức và nâng cao chất lượng, qua đó góp phần không nhỏ trong việc thu hút nguồn vốn FDI.

Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam hiện còn tồn tại khá nhiều hạn chế, do thiếu tính thống nhất trong các văn bản pháp quy và minh bạch trong điều hành của cơ quan nhà nước…

Để “nắn” dòng vốn FDI cũng như quản lý hiệu quả nguồn lực FDI, hỗ trợ tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đất nước đề ra trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, năm 2014 Quốc hội Việt Nam đã quyết định chỉnh sửa, bổ sung và thông qua Luật Đầu tư mới, cho phép doanh nghiệp có vốn FDI từng bước được hưởng những ưu đãi như các doanh nghiệp trong nước.

Theo đó, doanh nghiệp FDI được hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế thu đất đối với doanh nghiệp có vốn FDI sử dụng lao động địa phương và đạt tỷ lệ nhất định về sản phẩm xuất khẩu…

Các tỉnh/thành căn cứ theo ưu thế đặc thù, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế, kêu gọi vốn đầu tư, tập trung giới thiệu chính sách ưu đãi thu hút vốn FDI của các tỉnh/thành phố.

Giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực FDI

Để đáp ứng hơn nữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; đặc biệt là để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần phải sớm thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động, khoa học công nghệ)…

Thứ hai, tiếp tục cải cách hành chính hơn nữa theo cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục đầu tư. Xử lý kịp thời vướng mắc trong vấn đề cấp phép điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công chức nhằm dảm bảo thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư FDI.

Thứ ba, tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, cảng biển… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Thứ tư, Nhà nước cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát đối với các doanh nghiệp có vốn FDI nhằm đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp trong nước và giữ vững mối quan hệ thân thiện với các nước đầu tư. Đặc biệt, cần tạo được một hành lang pháp lý thống nhất, đảm bảo việc quản lý có hiệu quả đối với mọi thành phần doanh nghiệp…