Nhiều Sáng Kiến, Đổi Mới Trong Công Tác Thông Tin, Tuyên Truyền Của Tòa Án Nhân Dân

Ngày 8/11, TANDTC đã họp và đánh giá kết quả hoạt động quý III/2023, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2023 của Ban Chỉ đạo công tác Thông tin- tuyên truyền Tòa án nhân dân. Bà Nguyễn Thúy Hiền – Phó Chánh án TANDTC, Trưởng ban chỉ đạo Thông tin tuyên truyền chủ trì cuộc họp.

Văn phòng Bảo đảm hoạt động ổn định của Cổng thông tin điện tử TANDTC, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo TANDTC; tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phản ánh kịp thời các hoạt động của lãnh đạo TANDTC, Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng như các hoạt động chung của hệ thống TAND. Trong đó, nhiều hoạt động nổi bật đã được đăng tải kịp thời trên Cổng thông tin điện tử TANDTC.

Nổi bật nhất trong thời gian này Báo Công lý tuyên truyền đậm nét Hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong việc giải quyết các vụ án dân sự, khiếu kiện hành chính tại TAND; Hội thảo nêu bật tính ưu việt của Dự thảo Luật Hòa giải tại Tòa án để trình Quốc hội; Các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong xét xử các tội xâm hại tình dục trẻ em, vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội, bảo vệ động vật hoang dã…

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Thúy Hiền, Trưởng Ban Chỉ đạo ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của các thành viên trong Ban Chỉ đạo đã có nhiều sáng kiến, đổi mới chất lượng để triển khai có hiệu quả, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ Thông tin – Tuyên truyền các hoạt động của TAND.

Đồng thời, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Thúy Hiện nhấn mạnh, quý III năm 2023, Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân tiếp tục phối với các đơn vị hoàn thiện các dự án, đề án đang triển khai trình Ban cán sự Đảng, lãnh đạo TANDTC phê duyệt. Ngoài ra, là việc kiện toàn Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong toàn hệ thống TAND, đặc biệt là chuẩn bị cho việc ra mắt bộ phim Người Thẩm phán TAND và thúc đẩy cuộc thi sáng tác về Tòa án nhân dân đã phát động.

Nhiều Giải Pháp Đột Phá Để Ngành Tòa Án Nâng Cao Chất Lượng Xét Xử

Một điểm nhấn là ngành tòa án đã tổ chức xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng lớn; tham gia tích cực, có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức của nhiệm kỳ 2023-2023, mặc dù số lượng công việc tăng (bình quân mỗi năm tăng khoảng 8%) với tính chất phức tạp, quy mô lớn và phải thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế nhưng ngành tòa án đã không ngừng đổi mới, triển khai nhiều biện pháp đột phá, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quốc hội giao và đạt được nhiều kết quả nổi bật. NHIỀU GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ Trong nhiệm kỳ này, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp, tòa án các cấp đã chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành; đề ra nhiều chủ trương với những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử. Nổi bật là đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ xét xử, thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Số lượng các vi phạm, tội phạm, tranh chấp, khiếu kiện ngày càng tăng tỷ lệ thuận với quy mô dân số và nền kinh tế, đặc biệt, số lượng các vụ việc phải thụ lý, giải quyết tăng mạnh (mỗi năm tăng trung bình khoảng 10%). Trong bối cảnh đó, tòa án các cấp đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung mọi nguồn lực để cố gắng giải quyết, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong nhiệm kỳ 2023-2023, tỷ lệ giải quyết án đạt cao (trên 97%) vượt chỉ tiêu Quốc hội giao (so với nhiệm kỳ trước. Số vụ việc đã thụ lý tăng 35%, đã giải quyết tăng 33%. Chất lượng giải quyết, xét xử tiếp tục được bảo đảm, có nhiều tiến bộ và không ngừng được nâng lên. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa liên tục giảm dần qua các năm và hàng năm đều đạt, vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Một điểm nhấn nữa là ngành tòa án đã tổ chức xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng lớn; tham gia tích cực, có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đánh giá cao. Ngành tòa án đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan tiến hành tố tụng, đẩy nhanh tiến độ, kịp thời đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ; tuyên hình phạt nghiêm khắc với đối tượng chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với phương châm “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn xét xử, thi hành án khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong nhiệm kỳ, các tòa án đã giải quyết, xét xử trên 1.100 vụ với 2.600 bị cáo phạm các tội về tham nhũng, đạt 98%; đã thu hồi hàng nghìn tỷ đồng, nhiều nhà cửa, đất đai và các tài sản khác. Nhiều vụ án lớn đã được phát hiện và đưa ra xét xử nghiêm minh và hầu hết các bị cáo bị xét xử đều nhận thức rõ sai phạm của mình, tâm phục, khẩu phục, ăn năn, hối lỗi. Bên cạnh đó, ngành tòa án tích cực tham gia xây dựng thể chế; có nhiều đổi mới, đạt kết quả nổi bật trong công tác xây dựng và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật. Công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật tiếp tục được tăng cường, có nhiều đổi mới cả về hình thức, nội dung và cách làm, đạt nhiều kết quả tích cực. Các văn bản quy phạm của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và các văn bản giải đáp hướng dẫn nghiệp vụ xét xử… được ban hành với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn xét xử. Công tác phát triển án lệ đã tạo được dấu ấn và là điểm sáng trong tiến trình cải cách tư pháp, đã giải quyết nhiều vấn đề pháp lý phức tạp trong thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, góp phần hình thành chuẩn mực pháp lý cho giao dịch dân sự, kinh tế phát triển. Trong công tác xây dựng pháp luật, Tòa án Nhân dân Tối cao đã đề xuất Quốc hội thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và khẩn trương triển khai thực hiện. Đến nay, tòa án đã bổ nhiệm được hơn 2.000 hòa giải viên tại 49 tỉnh, thành. Luật giúp cơ chế mới để giải quyết hòa thuận, hiệu quả những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội mà không phải xét xử, tiết kiệm nguồn lực xã hội, đem lại lợi ích thực chất cho người dân. Tổ chức bộ máy của hệ thống tòa án được cơ cấu theo 4 cấp, hoạt động ngày càng ngày tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả. Ngành tòa án đã triển khai nhiều giải pháp để tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán. Hoạt động giám sát đối với thẩm phán được tăng cường. Các tòa án đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động và đã đạt được những kết quả nổi bật. Nhiều phần mềm ứng dụng quan trọng hỗ trợ hoạt động tư pháp, hành chính tư pháp đang được áp dụng hiệu quả tại Tòa án. Đặc biệt, để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, Tòa án Nhân dân Tối cao đã tiến hành công khai các bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử. Đây là một trong những cơ chế hữu hiệu để người dân kiểm tra, giám sát hoạt động của tòa án; đồng thời đặt ra yêu cầu với mỗi Thẩm phán phải luôn với tinh thần tự đào tạo để nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, kỹ năng xây dựng bản án. KHÔNG ĐỂ XẢY RA OAN SAI Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, ngành tòa án đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm công tác trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Ngành quyết tâm thực hiện thắng lợi các chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tiếp tục thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp. Ngành tòa án đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc, thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng; chú trọng làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự và công tác đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính; khắc phục triệt để tình trạng để các vụ án quá thời hạn chuẩn bị xét xử do nguyên nhân chủ quan của tòa án. Các cấp tòa án bảo đảm xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm cũng như việc vi phạm thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Đồng thời là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự; nâng cao chất lượng bản án, quyết định của tòa án. Ngành tòa án tăng cường xây dựng thể chế và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử; hoàn thành các dự án luật, pháp lệnh được phân công chủ trì soạn thảo đảm bảo tiến độ, chất lượng; tích cực tham gia xây dựng các đạo luật do các cơ quan khác chủ trì soạn thảo. Các cấp tòa án làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử làm cơ sở cho việc xây dựng, ban hành các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, phát triển án lệ và giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ. Đồng thời là nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ; rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong của Tòa án nhân dân các cấp; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động công vụ; công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có sai phạm gắn với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất chế độ chính sách tiền lương phù hợp với tính chất công việc đặc thù của Tòa án nhân dân./. Theo TTXVN

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giải Pháp Tác Nghiệp Trong Thẩm Định Sáng Kiến

1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP (Đề nghị tặng thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở) I. SƠ LƢỢC BẢN THÂN: - Họ và tên: Phạm Tấn Thành; - Chức vụ: Chuyên viên Phòng Nội vụ Ea H'Leo; - Ngày, tháng, năm sinh: 28/4/1988; - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân Công nghệ thông tin. - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Thi đua-Khen thưởng; QLNN về Thanh niên; Dân vận Chính quyền; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Công nghệ thông tin. II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 1. Tên giải pháp: "Giải pháp tác nghiệp trong thẩm định sáng kiến". 2. Căn cứ hình thành giải pháp - Luật Thi đua-Khen thưởng số 15/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội; Luật số 39/2013/QH13, ngày 16/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua- Khen thưởng của Quốc hội; - Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; - Chỉ thị số 07/CT-TTg, ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng; - Chỉ thị số 35/CT-TTg, ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX và các ngày lễ lớn trong năm 2023; - Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; - Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến; - Nghị định số 65/2014/NĐ-CP, ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng năm 2013; - Thông tư số 07/2014/TT-BNV, ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua-Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung 2 một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ- CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP, ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua- Khen thưởng năm 2013; - Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 09/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của tỉnh; - Chỉ thị số 02/CT-UBND, ngày 06/3/2014 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước của tỉnh; - Quyết định số 11/2023/QĐ-UBND, ngày 03/3/2023 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc ban hành quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh; - Quyết định số 3157/QĐ-UBND, ngày 07/12/2011 của UBND tỉnh Đăk Lăk Về việc ban hành Quy định xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu trong khen thưởng các danh hiệu thi đua; 3. Thực trạng nhiệm vụ, công tác trƣớc khi áp dụng giải pháp - Quy trình thẩm định đối với SKKN, GPCT của cán bộ, công chức hành chính Nhà nƣớc: Hồ sơ sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp công tác (SKKN, GPCT) của các cá nhân được Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổng hợp, trình đề nghị UBND huyện công nhận, gửi nộp về UBND huyện thông qua Phòng Nội vụ. Chuyên viên Phòng Nội vụ tiếp nhận, thẩm định sơ bộ sau đó đưa ra Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét, bỏ phiếu kín với tỷ lệ phiếu từ 70% thành viên Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện công nhận tại cuộc họp. Sau đó, Phòng Nội vụ sẽ tổng hợp tham mưu trình Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định công nhận những SKKN, GPCT đã được các thành viên Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện công nhận. - Quy trình thẩm định đối với SKKN, GPCT của công chức quản lý, viên chức ngành Giáo dục theo năm học: Hồ sơ SKKN, GPCT của cá nhân được nộp về Phòng Giáo dục và Đào tạo. Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định trình Hội đồng xét duyệt sáng kiến ngành Giáo dục xét, chấm điểm theo Công văn số 76/SGDĐT-VP, ngày 16/01/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn viết, đánh giá SKKN từ năm 2013 đến năm 2023: (Loại Tốt (A): Từ 86 đến 100 điểm tr ng đ ti u chu n t đi trở n ti u chu n t đi trở n; Loại Khá (B): Từ 75 đến 85 điểm tr ng đ ti u chu n đạt đi trở n; Loại Trung bình (C): 60 đến 74 điểm; Dưới 60 điểm: Không xếp ại). Sau đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo lập Tờ trình gửi nộp hồ sơ Phòng Nội vụ. Do Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện và Hội đồng xét duyệt sáng kiến ngành Giáo dục là ngang nhau vì cùng do Chủ tịch UBND huyện Quyết định thành lập nên Phòng Nội vụ chỉ kiểm tra thể thức, số lượng hồ sơ mà không thẩm định lại và căn cứ Tờ trình của Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định công nhận mà không tham mưu Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét. - Thực trạng: Như vậy, có thể thấy trong một năm để xét, thẩm định các SKKN, GPCT thì huyện cần phải tổ chức 02 Hội đồng khác nhau: Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện (xét ch cán bộ công chức hành chính Nhà nước the nă công tác) và Hội đồng 3 xét duyệt sáng kiến ngành giáo dục (xét cho công chức quản ý vi n chức ngành Giá dục the nă học). Trong đó, điểm hạn chế là Hội đồng xét duyệt sáng kiến ngành Giáo dục cũng do Chủ tịch UBND huyện Quyết định thành lập nhưng qua mỗi năm học thì thành viên Hội đồng chưa được ổn định, phải kiện toàn thay đổi thành viên mới. Nhiều khi cũng SKKN, GPCT đã được thành viên Hội đồng công nhận trong năm học 2013-2014 nhưng thành viên Hội đồng năm học 2014-2023 vẫn tiếp tục công nhận do thành viên mới không biết được giải pháp đó là của năm trước. Một phần cũng là do khâu lưu trữ, quản lý SKKN, GPCT của công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục chưa sàn lọc, làm tốt khâu thẩm định ban đầu. - Các thành viên Hội đồng sáng kiến thì làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, bận công việc chuyên môn ở cơ quan nên nhiều lúc không có thời gian xem xét được hết các nội dung của sáng kiến. - Quyết định số 3157/QĐ-UBND, ngày 07/12/2011 của UBND tỉnh Đăk Lăk ban hành đã lâu, không có bảng chấm điểm, khi xét chấm dựa trên 03 điều kiện (Tính ới tính khả thi; phạ vi ảnh hưởng) còn chung chung chưa cụ thể làm cho thành viên Hội đồng khó mường tượng để chấm. Do đó, việc tham mưu Chủ tịch UBND huyện công nhận SKKN, GPCT còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc công nhận trùng lặp SKKN, GPCT; tình trạng sao chép SKKN, GPCT, sao chép trên mạng chưa được phát hiện do chỉ một đầu mối xem xét là 01 Hội đồng xem xét thẩm định; lãng phí tài chính của Nhà nước chi cho công tác xét duyệt sáng kiến, trong khi SKKN, GPCT không mang lại hiệu quả thực chất. 4. Những yếu tố khách quan, chủ quan của những giải pháp đƣợc đề xuất trong thực hiện nhiệm vụ, công tác a) Những yếu tố khách quan: - Đảng và Nhà nước luôn quan tâm sâu sát công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời, xuất phát từ việc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Trong đó theo Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng với 06 nội dung chính. Tiếp đến là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng năm 2013; - Được sự quan tâm của tập thể và sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Phòng Nội vụ trong công tác thi đua-khen thưởng đã tác động, thôi thúc bản thân tôi phải trằn trọc, suy nghĩ để làm sao cho việc khen thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở phải đúng thực chất. b) Những yếu tố chủ quan: Năm 2023 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh Đăk Lăk cũng như huyện nhà. Trong đó, bản thân đã xác định là năm có nhiều công việc cần phải tập trung giải quyết đó là: Đại hội thi đua yêu nước huyện lần II; Huyện Ea H'Leo giữ đương chức Cụm trưởng Cụm thi đua số 2 của tỉnh năm 2023. Do đó, bản thân cũng ý thức được trách nhiệm nặng nề và quyết tâm nổ lực lao động sáng tạo hoàn thành công việc được giao. 4 Qua nhiều năm công tác, tham mưu Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét các sáng kiến nhưng bản thân gần như còn nhầm lẫn, hiểu nhầm sáng kiến là một mảng khác và giải pháp là một mảng khác. Nhưng thực chất thì giải pháp công tác là một thành phần cấu thành sáng kiến. 5. Nội dung của giải pháp 5.1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao năng lực tác nghiệp của công chức làm công tác Thi đua-Khen thưởng về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ. Như vậy, trong quy trình thì khâu thẩm định sơ bộ của chuyên viên không quyết định công nhận hay không công nhận SKKN, GPCT nhưng cũng là khâu quan trọng và vất vả vì số lượng hồ sơ SKKN, GPCT nhiều. Hơn nữa, để thẩm định được SKKN, GPCT thì yêu cầu chuyên viên cần phải tự nổ lực từ bản thân để có thể có: Kỹ năng, trình độ chuyên môn của chuyên viên làm công tác thẩm định phải đạt chuẩn nhất định; Vốn kiến thức sâu rộng; Có tư duy tốt; Am hiểu nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ; Phải đọc nắm rõ văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác thi đua - khen thưởng và SKKN, GPCT nhất là phải nắm rõ "điều kiện để công nhận SKKN, GPCT". Từ đó: Để có thể áp dụng vào việc thẩm định, tổng hợp, báo cáo, gợi ý kết quả thẩm địnhtham mưu lãnh đạo cơ quan đưa ra trước Hội đồng xem xét trình Chủ tịch UBND huyện quyết định công nhận hoặc không công nhận. 5.2. Giải pháp thứ hai: Xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện để công nhận SKKN, GPCT. Từ thực tiễn và qua 04 năm kinh nghiệm thẩm định SKKN, GPCT (t nă 0 đến 0 5) bản thân đúc rút ra "Điều kiện để công nhận SKKN, GPCT" trong phạm vi cấp huyện bao gồm 03 điều kiện cơ bản, đó là: Một là, không trùng với các sáng kiến đã được công nhận; Hai là, có tính mới trong phạm vi cơ quan hoặc trong phạm vi cấp huyện; Ba là, đã được áp dụng tại cơ quan, đơn vị hoặc cấp huyện làm tăng năng suất lao động, hiệu quả công tác. 5.3. Giải pháp thứ ba: Phân loại SKKN, GPCT để thuận tiện, dễ dàng trong việc thẩm định đưa ra Hội đồng xem xét Căn cứ theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến đã định nghĩa: Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp). Từ định nghĩa đó, bản thân tôi đã nghiên cứu, áp dụng Thông tư số 18/2013/TT- BKHCN, ngày 01/8/2013 và trăn trở suy nghĩ, cần sắp xếp, phân loại các sáng kiến của các cá nhân đã nộp về thành 03 loại giải pháp chính (the Điều của Thông tư 18/2013/TT-BKHCN) cần thẩm định để trình Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét (vì giải pháp cấu thành n n sáng kiến): - Giải pháp kỹ thuật: Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ ( ột vấn đề) xác định, bao gồm: + Sản phẩm, dưới các dạng: Sản phẩm công nghệ (dụng cụ áy c thiết bị inh 5 kiện ); chất liệu hóa học (vật iệu chất iệu thực ph dược ph ỹ ph ...); vật liệu sinh học (chủng vi sinh chế ph sinh học gen thực vật động vật biến đổi gen; giống cây trồng giống vật nuôi); sản phẩm phi vật thể (các công trình đề tài dự án nghi n cứu thuộc ĩnh vực kh a học xã hội - nhân văn). + Quy trình thực hiện (công nghệ ch n đ án dự bá ki tra xử ý kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt chữa bệnh ch người động vật và thực vật..; ứng dụng và công tác xây dựng định hướng quy h ạch quản ý điều hành phát tri n kinh tế - xã hội...). - Giải pháp quản lý: Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có: + Phương pháp tổ chức công việc (bố trí nhân ực áy c thiết bị dụng cụ nguy n iệu vật iệu...). + Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc. - Giải pháp tác nghiệp: Bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động: + Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính giúp giảm thời gian, giảm phiền hà cho người dân, tăng hiệu suất thực hiện (tiếp nhận xử ý hồ sơ đơn thư tài iệu...) + Phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá... + Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện... + Phương pháp huấn luyện động vật... 5.4. Giải pháp thứ tƣ: Tham mưu UBND huyện kiện toàn Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện đảm bảo đủ số lượng, thành phần, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết cho việc xét duyệt. Có thể tham khảo theo hình vẽ sau: Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện (d Chủ tịch UBND huyện QĐ thành ập) Hội đồng xét duyệt sáng kiến Phòng Giáo dục (do Trưởng Phòng Giá dục Quyết định thành ập) Thẩm định về chuyên môn theo Hướng dẫn của Sở Giáo dục & ĐT Các trường học có cá nhân viết SKKN, GPCT Xem xét điều kiện để công nhận SKKN, GPCT (the giải pháp thứ hai) Nộp hồ sơ SKKN, GPCT Các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn Nộp hồ sơ SKKN, GPCT (SK đạt) Nộp hồ sơ SKKN, GPCT (SK ko đạt) Thông báo hoặc tùy theo mức độ sai phạm có thể kiểm điểm hoặc phê bình theo quy định của pháp luật Chủ tịch UBND huyện T h am m ư u (đủ đk) Công nhận (ko đủ đk) Thông báo hoặc phê bình nếu sai phạm tùy theo mức độ 6 Xác định Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện là Hội đồng quan trọng duy nhất trong việc xét duyệt sáng kiến. Do đó, không tổ chức thành lập Hội đồng xét duyệt sáng kiến ngành Giáo dục hay bất kỳ Hội đồng nào khác ngang cấp với Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện để xét sáng kiến mà tiến hành tham mưu UBND huyện chỉ đạo Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt sáng kiến theo phân cấp thứ bậc từ thấp đến cao hoặc Thủ trưởng cơ quan tiến hành họp cơ quan lấy ý kiến, xác nhận và chịu trách nhiệm về việc xác nhận sáng kiến đó. 5.5. Giải pháp thứ năm: Xây dựng thang bảng điểm theo tiêu chuẩn nhất định để các thành viên Hội đồng xét duyệt sáng kiến có thể chấm điểm song song với việc bỏ phiếu kín ( ấy tỷ ệ phiếu t 0% trở n). Bảng chấm điểm cũ được bản thân làm để áp dụng năm 2014 theo Quyết định số 3157/QĐ-UBND, ngày 07/12/2011 của UBND tỉnh Đăk Lăk: Cũng trên cơ sở bảng chấm điểm cũ năm 2014, bản thân tôi nghiên cứu và sáng tạo xây dựng thang bảng điểm mới, cụ thể bảng điểm đã được tôi xây dựng cải tiến thêm trong giải pháp này như sau: 7 5.6. Giải pháp thứ sáu: Làm tốt công tác quản lý Nhà nước về sáng kiến. Hiện tại, bản thân tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để lưu các Quyết định công nhận sáng kiến kinh nghiệm cho các cá nhân có tham gia viết đã được công nhận từ năm 2012 tới 2014, năm học 2011-2012 đến năm học 2014-2023. Việc lưu trữ tốt Quyết định vừa tuân thủ cơ sở pháp lý theo Luật Lưu trữ, Thông tư số 09/2011/TT-BNV, ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ và theo dõi được tên sáng kiến, giải pháp đã được công nhận để thẩm định các sáng kiến, giải pháp mới không để xảy ra tình trạng trùng lặp. Đối với các giải pháp khối cơ quan hành chính nhà nước khi tiếp nhận hồ sơ, bản thân tôi luôn nhắc nhở đề nghị gửi hồ sơ qua Email hoặc sao chép USB hoặc đôi lúc phải cầm USB đi xin file tệp tin về để lưu. Căn cứ những Quyết định công nhận cho các giải pháp, tiến hành làm tốt công tác nhân rộng, phổ biến sáng kiến thông qua trang web của cơ quan hoặc các phương tiện khác. 6. Khả năng áp dụng, phạm vi áp dụng sáng kiến đƣa ra. Nếu đã đƣợc áp dụng thì nêu sơ lƣợc về hiệu quả của sáng kiến mang lại. a) Khả năng áp dụng, phạm vi áp dụng: - Áp dụng được cho công tác thẩm định sáng kiến, giải pháp công tác nhất là áp dụng vào xem xét, thẩm định sáng kiến, giải pháp ngành Giáo dục vì số lượng khá nhiều. - Về phạm vi: Tất cả công chức làm công tác thi đua khen thưởng, thẩm định sáng kiến, giải pháp công tác thuộc Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có thể áp dụng. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng để công chức kiêm nhiệm làm công tác thi đua-khen thưởng ở các cơ quan, đơn vị trong địa bàn huyện, công chức Văn phòng-Thống kê ở các xã, thị trấn trong địa bàn huyện làm căn cứ thẩm định sơ bộ 8 để giúp Trưởng phòng, Chủ tịch UBND xã, thị trấn xem xét và trình lên Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét bước tiếp theo. Góp phần giảm thời gian, nâng cao chất lượng các sáng kiến, giải pháp công tác. b) Hiệu quả từ thực tiễn: So sánh số liệu xét duyệt SKKN, GPCT giữa năm 2013 và năm 2014; Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Số SKKN, GPCT được công nhận 06 12 Số SKKN, GPCT không được công nhận 03 02 Tổng số SKKN, GPCT các cơ quan, đơn vị đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét 09 14 So sánh số liệu giữa năm học 2013-2014 và năm học 2014-2023. Nội dung Năm học 2013-2014 (do HĐ xét duyệt SKKN ngành giá dục xét đề nghị công nhận) Năm học 2014-2023 (d HĐ xét duyệt sáng kiến huyện xe xét) Số SKKN, GPCT được công nhận 66 112 Số SKKN, GPCT không được công nhận 92 07 (83: HĐ Phòng Giá dục xét ại ra) Tổng số SKKN, GPCT các cơ quan, đơn vị đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét 158 202 Trong năm 2014: Trong 02 SKKN không được công nhận, chuyên viên thẩm định phát hiện 01 SKKN (không đủ điều kiện công nhận) có sao chép chỉnh sửa một số câu từ, đoạn văn của sáng kiến năm 2013. Trong năm học 2014-2023: Nhờ áp dụng phương pháp mới, xét duyệt theo sự phân cấp từ trường học, cơ quan mới đến Hội đồng huyện. Có 07 SKKN, GPCT không được công nhận thì có phát hiện không đủ điều kiện để công nhận như giải pháp này đã 9 đề ra, cụ thể là các cá nhân tham gia viết sáng kiến đã vi phạm các lỗi: Sao chép trên mạng internet; sao chép của các năm học trước; sao chép của các cá nhân trường khác đã được công nhận ở các năm học trước * Hiệu quả khi tiếp tục áp dụng sáng kiến trong thời gian tới: - Các cá nhân khi viết SKKN, GPCT vừa có chất lượng vừa có thể dễ dàng cho Hội đồng xem xét vì viết đủ điều kiện để công nhận, viết có sự lựa chọn theo phân loại sáng kiến, giải pháp - Các thành viên Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện có thể dễ dàng hơn trong việc chấm điểm theo bảng điểm, bình bầu theo phân loại sáng kiến, dễ dàng vận hành, hoạt động theo quy chế, quy trình * Tóm lại, thông qua giải pháp này thì người thực thi việc thẩm định sáng kiến có thể hiểu rõ hơn, làm tốt hơn công tác thẩm định sáng kiến và nhất là có thể tự trả lời được các câu hỏi đặt vấn đề như sau: - Sáng kiến là gì? - Có bao nhiêu loại sáng kiến? - Quy trình để công nhận sáng kiến? - Điều kiện để công nhận sáng kiến? - Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận sáng kiến? - Làm thế nào để thẩm định sáng kiến đạt yêu cầu? - Làm thế nào để thẩm định được sáng kiến trùng lặp, sao chép từ cá nhân khác, sao chép internet,..v.v.? - Làm thế nào để tham mưu các thành viên Hội đồng có căn cứ xét, chấm điểm sáng kiến đạt chất lượng, hiệu quả? - Xét duyệt, công nhận sáng kiến sáng để làm gì? III. Các danh hiệu đƣợc ghi nhận: Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ ban hành quyết định 2013 Lao động tiên tiến QĐ số 333/QĐ-UBND, ngày 19/02/2014 của UBND huyện Ea H'Leo 2014 Lao động tiên tiến QĐ số 405/QĐ-UBND, ngày 03/3/2023 của UBND huyện Ea H'Leo 10 kiến kinh nghiệm, giải pháp công tác mà bản thân đã nghiên cứu triển khai thực hiện có hiệu quả trong năm 2023. Kính trình Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét. THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ Ea H'Le , ngày 03 tháng 12 nă 015 (ký t n đ ng dấu) Ngƣời báo cáo (Đã ký) Phạm Tấn Thành

Ngành Tòa Án Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Xét Xử

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao dự và chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có 700 cán bộ tòa án ở 4 cấp (Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các tòa quân sự).

Nghị quyết số 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2023” của Bộ Chính trị đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cơ bản đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, đặc biệt là đối với đội ngũ thẩm phán, đó là “… Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành”.

Việc nâng cao chất lượng xét xử của toàn án các cấp là mục tiêu hết sức quan trọng của cải cách tư pháp. Qua 3 năm thực hiện Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW, số lượng các loại vụ án mà các tòa phải thụ lý, giải quyết tăng hơn nhiều các năm trước, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp. Trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ cải cách tư pháp mà Nghị quyết đã đề ra, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã chủ động đề ra nhiều giải pháp rất cụ thể và tổ chức thực hiện quyết liệt trong toàn hệ thống. Trong thời gian từ tháng 10-2014 đến hết tháng 7-2023, tòa án các cấp đã giải quyết được hơn 1,07 triệu vụ án các loại trong tổng số gần 1,4 triệu vụ án đã thụ lý. Mặc dù số lượng các vụ án phải thụ lý giải quyết tăng nhiều, nhưng hầu hết đều được giải quyết trong thời hạn quy định của pháp luật. Với việc chú trọng làm tốt hoạt động tranh tụng nên chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án tiếp tục được nâng lên.

Việc xét xử các vụ án hình sự cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; đã hạn chế các trường hợp kết án oan người không có tội; các vụ án lớn trọng điểm, nhất là các vụ án kinh tế, tham nhũng đều được các tòa án phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh. Với vai trò là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, các Tòa án đã quyết định khởi tố tại tòa để yêu cầu điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm hoặc bỏ lọt người phạm tội. Công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự và vụ án hành chính cũng có nhiều chuyển biến cả về tiến độ và chất lượng; tỷ lệ các vụ án được giải quyết bằng hòa giải thành mỗi năm đều đạt trên 50%.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, công tác xét xử vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót. Trong giải quyết, xét xử các vụ án hình sự vẫn còn tình trạng vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn hoãn phiên tòa. Trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự, vẫn còn để xảy ra các vi phạm trong quá trình thụ lý đơn khởi kiện; nhiều trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án thiếu căn cứ pháp luật, vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử. Các vụ án hành chính nhìn chung tiến độ giải quyết còn chậm; tỷ lệ bản án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán còn cao…

Để nâng cao chất lượng công tác xét xử, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra 14 nhóm giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật; nâng cao chất lượng bản án, quyết định của tòa án; công khai bản án, quyết định của tòa; nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán, thẩm tra viên và đổi mới tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp…

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng đưa ra thực tế, nhiều địa phương chưa công khai bản án, quyết định của tòa. Đề nghị, trong thời gian tới, Tòa án các cấp cần khẩn trương thực hiện công khai bản án, quyết định của tòa trên công thông tin điện tử để đông đảo người dân được biết.

Tin, ảnh: MINH MẠNH

Sáng Kiến Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Và Kinh Nghiệm Tại Tòa Án Quận Hồng Bàng, Hải Phòng

Trong những năm gần đây, hệ thống TAND đã ứng dụng công nghệ thông tin, mang lại hiệu quả tích cực. Các Tòa án thực hiện phân công ngẫu nhiên Thẩm phán giải quyết vụ việc, quản lý án cập nhật liên tục suốt quá trình thụ lý đến khi giải quyết vụ việc có hiệu lực pháp luật. Thành công triển khai công khai bản án trên cổng thông tin điện tử, mở trang điện tử về án lệ, thực hiện tiếp nhận phản ánh vướng mắc nghiệp vụ của các Tòa án địa phương qua hộp thư điện tử. Triển khai tập huấn nghiệp vụ trực tuyến định kỳ hàng tháng đến Tòa án các cấp trên toàn quốc. Nghị quyết số 04/2023/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC cụ thể hóa quy định về gửi đơn khởi kiện, cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự, vụ án hành chính.

1.Sự cần thiết ứng dụng công nghệ trong thời điểm hiện nay

Sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước tổ chức thực hiện nhiều giải pháp ứng phó dịch Covid-19 bước đầu đạt hiệu quả phòng ngừa sự lây lan trong cộng đồng. Tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 hạn chế tối đa việc di chuyển, tiếp xúc, phòng ngừa khả năng lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh. Tòa án các cấp chịu ảnh hưởng nhất định trong việc triển khai nhanh chóng các yêu cầu đột xuất, giải quyết, xét xử các vụ việc, hạn chế tổ chức họp thực hiện công tác. Dịch vụ bưu chính, thừa phát lại bị ảnh hưởng, thời gian thông báo, cấp, tống đạt văn bản tố tụng bị kéo dài. Người tham gia tố tụng ở địa phương xa lý do không thể đến thực hiện nghĩa vụ hoặc đề nghị tổ chức họp trực tuyến bảo đảm hạn chế lây lan dịch trong cộng đồng, tuân thủ quy định giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc. Thời hạn thực hiện thủ tục giải quyết yêu cầu việc dân sự hoặc thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự (sau đây được hiểu là vụ việc dân sự mở rộng bao gồm các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại), hành chính khó bảo đảm do diễn biến phức tạp của dịch Covid có thể kéo dài.

1.2. Cơ sở pháp lý ứng dụng công nghệ trong công tác Tòa án

Nhiều quy định pháp luật điều chỉnh về thông điệp dữ liệu điện tử trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, hành chính, trong đó: BLTTDS, Luật Tố tụng hành chính đều quy định nguồn chứng cứ có dữ liệu điện tử; xác định chứng cứ, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ là thông điệp dữ liệu điện tử; phương thức cấp, tống đạt, thông báo, gửi, nhận, xử lý đơn khởi kiện, thông báo thụ lý vụ án sơ thẩm, phúc thẩm bằng phương tiện điện tử. Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số: 04/2023/NQ-HĐTP hướng dẫn việc gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử giữa người khởi kiện, đương sự, người tham gia tố tụng khác với Tòa án trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự, vụ án hành chính. Việc áp dụng thông điệp dữ liệu điện tử phải bảo đảm quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định số 130/2023/NĐ-CP ngày 27-9-2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

2.Thực tiễn ứng dụng công nghệ trong hoạt động thu thập chứng cứ

Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể lãnh đạo cơ quan TAND quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng nhất trí triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ trong công tác Tòa án vào thời điểm dịch Covid-19, cấp bách ứng phó với các phiên họp trực tuyến, bảo đảm phù hợp hạn chế tiếp xúc. Việc thí điểm họp trực tuyến trong cơ quan thấy được sự hữu ích ứng dụng công nghệ thông tin thông qua phần mềm Zoom Cloud Meeting với nền tảng truyền thông hợp nhất, kết hợp trò chuyện liên tục tại nhiều địa điểm mỗi phòng làm việc khác nhau trong cơ quan. Trực diện một số ứng dụng mạnh mẽ, nổi bật, thích hợp hội thảo, hội họp, trực tuyến làm việc với nhiều tính năng từ chia sẻ nội dung màn hình máy tính, chat trực tuyến, video call trực tuyến, chia sẻ tài liệu, bảng trắng cho thuyết trình, trình chiếu file powerpoint, lên lịch họp.

Về hoạt động thu thập chứng cứ, Thẩm phán thông báo bằng văn bản khuyến khích người tham gia tố tụng gửi bản tự khai, giao nộp tài liệu qua dịch vụ bưu chính hoặc trình bày ý kiến, tham gia phiên họp thông qua các phương thức, phương tiện điện tử trực tuyến; hướng dẫn quy trình tổ chức phiên họp trực tuyến, quy trình ban hành biên bản phiên họp. Trên cơ sở đăng ký số điện thoại, hộp thư điện tử liên lạc của đương sự, Tòa án cung cấp tài liệu hướng dẫn chuẩn bị thiết bị, đăng ký tài khoản, cài đặt, sử dụng tài khoản, ứng dụng phần mềm; cung cấp số định danh, địa chỉ đăng nhập thông qua phương thức gửi, nhận qua hộp thư điện tử hoặc hướng dẫn qua điện thoại, zalo, viber.

Hướng dẫn quy trình tổ chức buổi họp trực tuyến: Thẩm phán khuyến khích đương sự, người tham gia tố tụng chuẩn bị máy vi tính xách tay Laptop hoặc máy tính cố định Desktop PC được trang bị đầy đủ thiết bị tích hợp cảm biến camera (webcam), microphone hoặc thiết bị thông minh (Smart phone, Ipad, …) đặt trong phòng hạn chế tiếng ồn. Trước thời điểm mở phiên họp, Tòa án và các đương sự liên lạc, trù bị kết nối, hạn chế tối đa trục trặc kỹ thuật ảnh hưởng phiên họp trực tuyến. Thẩm phán ấn định thông báo cho người tham gia tố tụng về thời gian làm việc thông qua văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua địa chỉ thư điện tử đăng ký trước. Vào giờ làm việc, Thẩm phán tiến hành khai mạc, giới thiệu họ tên, chức danh và thư ký ghi biên bản phiên họp. Kiểm tra căn cước công dân, giấy ủy quyền của người tham gia tố tụng. Thẩm phán điều hành nội dung, chương trình phiên họp, theo trình tự, thứ tự: Thẩm phán ý kiến trước, sau đó đương sự được yêu cầu sẽ trình bày. Thư ký Tòa án ghi ý kiến trình bày vào các biên bản phiên họp trực tuyến.

Hướng dẫn quy trình ban hành, xác nhận biên bản phiên họp: Tòa án gửi biên bản ghi từng ý kiến của người tham gia tố tụng đến hộp thư điện tử của họ. Người tham gia tố tụng gửi trở lại Biên bản phiên họp có sửa đổi, bổ sung ý kiến đến hộp thư của Tòa án. Sau khi kiểm tra bảo đảm hợp lệ, Thẩm phán yêu cầu mỗi người tham gia tố tụng in ra Biên bản phiên họp, ký (hoặc điểm chỉ) từng trang của biên bản, ký và ghi họ, tên (có thể đóng dấu của tổ chức) vào cuối biên bản, không đóng dấu giáp lai. Biên bản phiên họp chính thức được xác nhận bằng dữ liệu điện tử lưu trong video clip buổi họp trình chiếu, trên hộp thư điện tử của Tòa án do người tham gia tố tụng gửi xác nhận và Biên bản phiên họp gốc gửi qua đường bưu chính đến trụ sở Tòa án nhân dân quận Hồng Bàng để lưu hồ sơ vụ án. Đồng thời, Thẩm phán hướng dẫn người tham gia tố tụng làm bản tự khai trên cơ sở nội dung trình bày tại biên bản họp trực tuyến và gửi cùng biên bản phiên họp gốc.

Buổi họp lấy lời khai vào ngày 31/3/2023 tại các điểm cầu trực tuyến, đó là: Tại địa chỉ ở thành phố Hà Nội nơi làm việc của đương sự, tại phòng làm việc của thư ký Tòa án và phòng làm việc của Thẩm phán. Buổi họp trực tuyến được ghi video thể hiện đầy đủ ý kiến trình bày rõ ràng, trình chiếu các dữ liệu hình ảnh tài liệu do đương sự gửi qua hộp thư điện tử, nội dung biên bản lấy lời khai. Người tham gia tố tụng rất tán thành việc ứng dụng công nghệ thông tin của Tòa án trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát phức tạp. Ưu điểm họp trực tuyến tạo điều kiện cho họ có sự hỗ trợ của nhiều người giúp việc trình bày chính xác, chuẩn bị tài liệu đầy đủ, không phải mang theo nhiều tài liệu, giảm thiểu việc di chuyển từ xa,… Việc đăng ký, cài đặt, sử dụng phần mềm hội họp trực tuyến và tuân thủ quy định hướng dẫn của Tòa án về trình tự, thủ tục tổ chức phiên họp trực tuyến, ban hành, xác nhận biên bản phiên họp dễ thực hiện. Thành công của phiên họp trực tuyến bước đầu sẽ tiếp tục được rút kinh nghiệm để ứng dụng trên nhiều phần mềm có hiệu quả ổn định, dễ thao tác, sử dụng cho đương sự sử dụng, điển hình là các phần mềm Zoom Cloud Meeting (zoom.us), Trans, Ms Teams. Người tham gia tố tụng tự trình bày ý kiến tại bản tự khai hoặc cung cấp tài liệu bản chính, bản sao công chứng, chứng thực được giao nộp qua đường bưu chính, bảo đảm tính hợp lệ của chứng cứ, tính hợp pháp của nguồn chứng cứ. Tòa án có thể xác định ý kiến trình bày của người tham gia tố tụng tại buổi họp trực tuyến lấy lời khai hoặc dữ liệu điện tử trong video ghi hình, ghi âm trực tuyến hoặc các dữ liệu điện tử bằng hình ảnh, video (do scan chuyển đổi từ các dữ liệu trên giấy tờ, tài liệu) được gửi từ hộp thư điện tử là nguồn chứng cứ để xem xét trong quá trình giải quyết vụ việc.

Trên cơ sở thực tiễn, kiến nghị TANDTC kịp thời ban hành các giải pháp, văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất trình tự, thủ tục các buổi họp trực tuyến thu thập chứng cứ hoặc phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải vụ án dân sự hoặc phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại vụ án hành chính.

Đề nghị hướng dẫn xử lý trường hợp tất cả những người yêu cầu hoặc đương sự đều tự nguyện thỏa thuận thống nhất về giải quyết toàn bộ yêu cầu trong vụ, việc dân sự tại phiên họp hòa giải trực tuyến; trường hợp hòa giải thành mà các đương sự đều có chữ ký số do các nhà cung cấp dịch vụ như: Viettel-CA, FPT-CA, BKAV-CA, Netnam-CA, VNPT-CA… ; những trường hợp nêu trên mà Tòa án nhân dân cấp quận, huyện không có Cổng thông tin điện tử trong quá trình thực hiện các phương tiện điện tử xử lý gửi, nhận đơn, tài liệu, thông báo, cấp, tống đạt văn bản tố tụng.