Giải Pháp Phòng Chống Tham Nhũng Hiện Nay / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Nhận Diện Tham Nhũng Và Các Giải Pháp Phòng, Chống Tham Nhũng Ở Việt Nam Hiện Nay

Với 4 chương sách, tập thể tác giả Viện Chính trị học thuộc Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã phân tích, làm rõ và khắc họa toàn cảnh vấn đề tham nhũng và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Qua những phân tích về khái niệm, sự hình thành quyền lực công cộng, sự tha hóa quyền lực công cộng và tham nhũng, đưa ra các cách tiếp cận về tham nhũng trên thế giới, tác hại của tham nhũng, chương I cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để nhận diện và thiết lập các biện pháp phòng, chống tham nhũng nói chung.

Trên cơ sở đó, 3 chương tiếp theo nhận diện, chỉ ra đặc điểm, nguyên nhân và thực trạng tham nhũng ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra và nêu phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Từ những đánh giá, khảo sát của các tổ chức như Tổ chức minh bạch quốc tế TI, Tổ chức Sida của Thụy Điển… cho thấy, chỉ số trong sạch của nền hành chính, công vụ nước ta còn rất thấp và chậm tiến bộ, thực trạng tham nhũng hiện nay đã đến mức đáng báo động. Tham nhũng diễn ra phổ biến trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, hành chính, tư pháp, giáo dục, trong công tác tổ chức – cán bộ, trong thực hiện các chính sách xã hội với những đặc điểm cơ bản như: Mặt tiêu cực trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam là môi trường thuận lợi cho tham nhũng; tham nhũng ở nước ta khó phát hiện một cách chính thức và rõ ràng; diễn ra trong hệ thống công chứ có lương rất thấp; tham nhũng thường gắn liền với tệ lãng phí; v.v..

Từ thực trạng tham nhũng ở Việt Nam và kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới, các tác giả đưa ra 5 nhóm quan điểm và 10 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Sách do PGS,TSKH. Phan Xuân Sơn và ThS. Phạm Thế Lực đồng chủ biên, gồm 252 trang, giá 36.000đ.

Bàn Về Những Giải Pháp Phòng, Chống Tham Nhũng Ở Việt Nam Hiện Nay

Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Đã có 65 bài tham luận và 16 ý kiến tại Hội thảo. Các tham luận này đều tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân, tình trạng, tác hại của nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung; đồng thời nêu lên những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống tệ nạn này, góp phần làm sáng tỏ mặt được, chưa được, và đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp có tính khả thi cao trong công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta.

Phát biểu tại Hội thảo, các nhà khoa học khẳng định rằng, ở nước ta hiện nay bất kể ngành nào, kể cả các cấp trong ngành giáo dục, trong các cơ quan nghiên cứu khoa học và ở bất kể địa phương nào, cấp nào cũng đều có tham nhũng tuy mức độ có khác nhau.

chúng tôi Trương Giang Long- Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, theo số liệu khảo sát của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2012 của Việt Nam xếp hạng 123/176 quốc gia. Chỉ số này cho thấy tham nhũng trong khu vực công là nghiêm trọng. Các nỗ lực phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chưa thực sự thành công. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí chưa bị xử lý nghiêm hoặc có xử lý nhưng chỉ là hình thức.

PGS. TS Trần Thị Minh Châu, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: Cuộc khảo sát năm 2012 của Thanh tra chính phủ cho thấy 14 cơ quan thường gây khó khăn cho doanh nghiệp, đứng đầu bảng là cơ quan thuế, tiếp theo là hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý tài nguyên, môi trường, cảnh sát, ngân hàng, thanh tra, kiểm tra, giấy phép xây dựng, quản lý thị trường, kế hoạch đầu tư, kho bạc, cảnh sát khu vực, tài chính, công an kinh tế. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, 21,6% cán bộ, công chức được hỏi thừa nhận có tình trạng nhũng nhiễu.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng muốn chống được tham nhũng cần phải nhận rõ ai tham nhũng và ở những lĩnh vực nào có khả năng xảy ra tham nhũng. Coi đấu tranh chống tham nhũng là một cuộc chiến nội xâm. Để làm được điều này cần đến một hệ thống các giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý kịp thời, quyết liệt. Do vậy, phải tiến hành nghiêm chỉnh việc dạy và học, giáo dục và thực hành đạo đức trong toàn xã hội, từ gia đình, nhà trường đến các công sở, các tổ chức kinh tế – xã hội, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn. Một bộ luật đạo đức của xã hội là cần thiết phải tính đến, đồng thời trong giáo dục, phải coi đạo đức là môn học hàng đầu, ở tất cả các bậc học. Tất cả mọi người lao động, các công chức bắt buộc phải qua khóa học đạo đức công chức, công vụ trước khi ngồi vào nhiệm sở.

chúng tôi Vũ Văn Phúc – Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương cũng cho rằng, phải kiên quyết khắc phục tình trạng “dĩ hoà vi quý”, nể nang, né tránh, “đánh trống bỏ dùi”, “bắt cóc bỏ đĩa”, “đầu voi đuôi chuột”, làm tê liệt sức chiến đấu trước các hiện tượng tham nhũng; chỉ thấy tham nhũng ở các ngành, địa phương, đơn vị khác mà không thấy, không dám đấu tranh với tệ nạn tham nhũng ngay trong ngành, địa phương, đơn vị mình GS. TS Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng cơ quan phòng, chống tham nhũng phải độc lập với mọi thành phần của Chính phủ. Ngoài ra, phát huy chế độ thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, theo kinh nghiệm của nhiều nước, có thể hồi tố mọi vụ tham nhũng, ở mọi cấp.

Bên cạnh đó, một số đại biểu cho rằng, phải đẩy nhanh tiến trình kiểm soát tài sản, việc kê khai tài sản của công chức đứng đầu các cơ quan, của những người có trách nhiệm nhất định phải được công khai tại nơi công tác và nơi cư trú như nghị quyết Trung ương 4 đã nói.

Trong vấn đề sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng, các nhà khoa học cũng đề nghị khuyến khích tố giác người tham nhũng. Đồng thời, phải có chế tài xử lý thật nghiêm những đối tượng tham nhũng, bất kể người đó giữ cương vị nào. Theo đó, bảo vệ người tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng cùng gia đình họ phải bằng sức mạnh luật pháp và an ninh, đồng thời cũng nghiêm trị những ai lợi dụng chống tham nhũng để tố cáo sai, vu khống, làm nhục, làm hại người khác vì những động cơ xấu.

Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Ngày 15/1, tại TP.Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản phối hợp Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”.

Đã có 65 bài tham luận và 16 ý kiến tại Hội thảo. Các tham luận này đều tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân, tình trạng, tác hại của nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung; đồng thời nêu lên những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống tệ nạn này, góp phần làm sáng tỏ mặt được, chưa được, và đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp có tính khả thi cao trong công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta.

Phát biểu tại Hội thảo, các nhà khoa học khẳng định rằng, ở nước ta hiện nay bất kể ngành nào, kể cả các cấp trong ngành giáo dục, trong các cơ quan nghiên cứu khoa học và ở bất kể địa phương nào, cấp nào cũng đều có tham nhũng tuy mức độ có khác nhau.

chúng tôi Trương Giang Long- Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, theo số liệu khảo sát của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2012 của Việt Nam xếp hạng 123/176 quốc gia. Chỉ số này cho thấy tham nhũng trong khu vực công là nghiêm trọng. Các nỗ lực phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chưa thực sự thành công. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí chưa bị xử lý nghiêm hoặc có xử lý nhưng chỉ là hình thức.

PGS. TS Trần Thị Minh Châu, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: Cuộc khảo sát năm 2012 của Thanh tra chính phủ cho thấy 14 cơ quan thường gây khó khăn cho doanh nghiệp, đứng đầu bảng là cơ quan thuế, tiếp theo là hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý tài nguyên, môi trường, cảnh sát, ngân hàng, thanh tra, kiểm tra, giấy phép xây dựng, quản lý thị trường, kế hoạch đầu tư, kho bạc, cảnh sát khu vực, tài chính, công an kinh tế. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, 21,6% cán bộ, công chức được hỏi thừa nhận có tình trạng nhũng nhiễu.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng muốn chống được tham nhũng cần phải nhận rõ ai tham nhũng và ở những lĩnh vực nào có khả năng xảy ra tham nhũng. Coi đấu tranh chống tham nhũng là một cuộc chiến nội xâm. Để làm được điều này cần đến một hệ thống các giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý kịp thời, quyết liệt. Do vậy, phải tiến hành nghiêm chỉnh việc dạy và học, giáo dục và thực hành đạo đức trong toàn xã hội, từ gia đình, nhà trường đến các công sở, các tổ chức kinh tế – xã hội, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn. Một bộ luật đạo đức của xã hội là cần thiết phải tính đến, đồng thời trong giáo dục, phải coi đạo đức là môn học hàng đầu, ở tất cả các bậc học. Tất cả mọi người lao động, các công chức bắt buộc phải qua khóa học đạo đức công chức, công vụ trước khi ngồi vào nhiệm sở.

chúng tôi Vũ Văn Phúc – Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương cũng cho rằng, phải kiên quyết khắc phục tình trạng “dĩ hoà vi quý”, nể nang, né tránh, “đánh trống bỏ dùi”, “bắt cóc bỏ đĩa”, “đầu voi đuôi chuột”, làm tê liệt sức chiến đấu trước các hiện tượng tham nhũng; chỉ thấy tham nhũng ở các ngành, địa phương, đơn vị khác mà không thấy, không dám đấu tranh với tệ nạn tham nhũng ngay trong ngành, địa phương, đơn vị mình GS. TS Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng cơ quan phòng, chống tham nhũng phải độc lập với mọi thành phần của Chính phủ. Ngoài ra, phát huy chế độ thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, theo kinh nghiệm của nhiều nước, có thể hồi tố mọi vụ tham nhũng, ở mọi cấp.

Bên cạnh đó, một số đại biểu cho rằng, phải đẩy nhanh tiến trình kiểm soát tài sản, việc kê khai tài sản của công chức đứng đầu các cơ quan, của những người có trách nhiệm nhất định phải được công khai tại nơi công tác và nơi cư trú như nghị quyết Trung ương 4 đã nói.

Trong vấn đề sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng, các nhà khoa học cũng đề nghị khuyến khích tố giác người tham nhũng. Đồng thời, phải có chế tài xử lý thật nghiêm những đối tượng tham nhũng, bất kể người đó giữ cương vị nào. Theo đó, bảo vệ người tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng cùng gia đình họ phải bằng sức mạnh luật pháp và an ninh, đồng thời cũng nghiêm trị những ai lợi dụng chống tham nhũng để tố cáo sai, vu khống, làm nhục, làm hại người khác vì những động cơ xấu.

Phòng, Chống Tham Nhũng::thực Hiện Đồng Bộ Các Nhóm Nhiệm Vụ, Giải Pháp Trong Phòng, Chống Tham Nhũng, Lãng Phí

(QBĐT) – Để triển khai và thực hiện có hiệu quả Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26-12-2016 của Bộ Chính trị (Khóa XII) và Kế hoạch số 28-KH/TU, ngày 21-2-2017 của Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ngày 22-3-2017 UBND tỉnh đã ban hành Chương trình về thực hiện Kế hoạch số 28-KH/TU, ngày 21-2-2017 của Tỉnh ủy. Nội dung chương trình nêu rõ, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai và thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí sau: 1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, lãng phí:

– Triển khai thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2017 nói chung và pháp luật về PCTN, lãng phí nói riêng của tỉnh đã ban hành; các cơ quan, đơn vị, tổ chức phải đưa nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, các quy định pháp luật về PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, bảo đảm tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và hiểu rõ các quy định pháp luật về PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

– Mở chuyên mục trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, khuyến khích các sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã mở chuyên mục PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên trang thông tin điện tử và thường xuyên cập nhật thông tin.

Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh truyền hình Quảng Bình và các phương tiện thông tin đại chúng tăng thời lượng và tổ chức các chương trình văn nghệ, các vở kịch ngắn mang nội dung thông tin về những giải pháp, những nhân tố tích cực, điển hình có thành tích và kịp thời phê phán các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tiếp tục triển khai, phát động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo thành phong trào thi đua rộng khắp trong toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác đấu tranh PCTN, lãng phí:

Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải xác định công tác PCTN, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị trong công tác PCTN, lãng phí; tăng cường công tác phê bình, tự phê bình, thực hiện nghiêm quy định những điều cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

Gắn công tác PCTN, lãng phí với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

3. Thực hiện cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác PCTN, lãng phí:

– Dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ; thực hiện tuyển dụng thông qua thi tuyển; đưa việc chấp hành quy định pháp luật và kết quả PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào tiêu chí đánh giá kết quả công tác hàng năm của cơ quan, tổ chức, của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và mỗi cán bộ, công chức, viên chức; làm cơ sở xem xét, đánh giá cán bộ, công chức khi quy hoạch, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo; điều chuyển, thay thế và xử lý những cán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

– Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định chức trách của từng vị trí công tác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện chức trách, đánh giá cán bộ, công chức và trách nhiệm trong việc để xảy ra tham nhũng, lãng phí.

Đưa nội dung PCTN vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; tăng cường giáo dục liêm chính, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức nhất là trong việc cưới, việc tang, mừng nhà mới, nhậm chức, tổ chức sinh nhật, việc nhận bằng cấp, học hàm, học vị, danh hiệu thi đua, khen thưởng.

– Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác quản lý; kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố bộ phận chức năng và đội ngũ cán bộ trực tiếp tham mưu và thực hiện công tác PCTN, đảm bảo đội ngũ cán bộ liêm chính, có bản lĩnh vững vàng, kiên quyết trong công tác đấu tranh PCTN.

4. Thực hiện nghiêm túc việc kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo đúng quy định:

Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản thu nhập theo quy định tại Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, ngày 17-7-2013 của Chính phủ và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP, ngày 31-10-2013 của Thanh tra Chính phủ.

Đặc biệt phải kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là các nội dung về quản lý bản kê khai; kiểm tra, giám sát, xác minh việc kê khai; thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập và trách nhiệm giải trình việc tăng, giảm tài sản, những khoản chi tiêu, giao dịch có giá trị lớn; thực hiện xử lý nghiêm việc xử lý đối với người kê khai không trung thực theo đúng quy định của pháp luật.

Phòng Bạn đọc

Hội Thảo Khoa Học Giải Pháp Phòng, Chống Tham Nhũng Ở Việt Nam Hiện Nay

TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm, Phó Bí thư Đảng ủy bộ phận, Phó Giám đốc, Quyền Trưởng Khoa Luật chủ trì Hội thảo

Trong bài báo cáo, tác giả ThS. Nguyễn Thị Kim Quyên đã đề cập đến vấn đề Nhận dạng hành vi tham nhũng trong hoạt động của ngành Tòa án và những biện pháp phòng ngừa. Bài viết được các nhà khoa học đánh giá cao bởi tác giả mạnh dạn đi sâu, đi thẳng vào vấn đề khá “nhạy cảm” của xã hội hiện nay. Hoạt động tư pháp là hoạt động của cơ quan nhà nước đại diện cho quyền lực nhà nước. Tham nhũng trong hoạt động tư pháp nói chung và của ngành tòa án nói riêng gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế quốc gia và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác. Các cơ quan tư pháp có vị trí, vai trò vô cùng đặc biệt và quan trọng trong phòng, chống tham nhũng, là lực lượng nòng cốt trong xử lý tham nhũng. Ở một góc nhìn khác, tác giả ThS. Trần Bá Hiệp đưa ra quan điểm Kết hợp giữa “Đức trị” và “Pháp trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh luận về giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Sự sáng tạo trong hướng tiếp cận của tác giả đem đến cho các nhà khoa học trong buổi Hội thảo những trao đổi sôi nổi để mọi người hiểu rằng: Không cần tham nhũng, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng…

Đại biểu tham gia ý kiến tại Hội thảo

Ban tổ chức Hội thảo chụp hình lưu niệm với đại biểu khách mời

Ngoài ra, Hội thảo cũng có nhiều ý kiến trao đổi thú vị, gợi mở nhiều hướng đi mới trong cách tiếp cận vấn đề chuyên sâu dưới góc nhìn của các nhà khoa học kinh tế, quản lý tài chính, quản trị nguồn nhân lực… Chính sự mới mẻ này đã đem đến cho hội thảo một luồng gió mới, sôi nổi, phong phú.

Cùng với Hội thảo Khoa học, cũng trong khuôn khổ đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo bồi dưỡng theo Quyết định số 137/2009/QĐ- TTg, nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên tăng cường giáo dục đạo đức và pháp luật cho sinh viên trong toàn trường, cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật phòng chống tham nhũng năm 2018 được phát động. Với gần 3.000 bài viết của các sinh viên đến từ các Khoa tham dự, nhiều bài viết của các em có sự đầu tư kỹ về nội dung lẫn hình thức. Ngày 6 tháng 01 năm 2019 Ban tổ chức đã trao giải thưởng cho các em sinh viên và các tổ chức tập thể.

Về giải cá nhân: Hội thi đã trao ba giải Nhì cho các sinh viên: Nguyễn Viết Hiến, sinh viên lớp ĐH LKT2, Khóa 2017; Nguyễn Minh Tâm sinh viên Lớp ĐH NL1, Khóa 2017 và Phan Minh Quang, sinh viên lớp ĐH NL1, Khóa 2018. Hội thi cũng trao 03 giải ba, 05 giải khuyến khích cho các cá nhân đã nỗ lực cố gắng.

Về giả tập thể: giải Nhất được trao cho Lớp ĐH CTXH Khóa 2017; giải Nhì Lớp ĐH NL 3, Khóa 2016; Giải ba Lớp ĐH TL, Khóa 2018 và 03 giải khuyến khích được trao cho ba tập thể: Lớp ĐH KT3, Khóa 2017; Lớp ĐH KT2, Khóa 2017; Lớp ĐH LKT2, Khóa 2017.

Đặc biệt trong khuôn khổ đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo bồi dưỡng như đã nêu trên, chuyên đề Tập huấn Phòng, chống tham nhũng cho cán bộ giảng viên CSII đã được đông đảo cán bộ, giảng viên và công nhân viên Nhà trường quan tâm và tham gia. Buổi tập huấn có sự tham dự của PGS. TS. Vũ Tình – Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV TP. Hồ Chí Minh. Trong buổi tập huấn, PGS. TS. Vũ Tình đã trình bày một số phương pháp tiếp cận về tham nhũng, cung cấp một số nhận định đánh giá về tham nhũng ở Việt Nam với tư cách là tài liệu tham khảo cho chương trình nghiên cứu về Phòng, chống tham nhũng trong giáo dục…

TS. Phạm Ngọc Thành – Bí thư Đảng ủy bộ phận, Giám đốc cơ sở II, Trường Đại học Lao động – Xã hội tặng hoa cám ơn chúng tôi Vũ Tình

PGS. TS. Vũ Tình cũng nhấn mạnh: Đặc biệt giáo dục đạo đức cho mọi đối tượng, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ trong giáo dục đào tạo, dân chủ trong kiểm tra, giám sát… Chuyên đề tập huấn mang giá trị khoa học cao, đồng thời còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong thời đại công nghiệp mới cho mọi người.

Những hoạt động trên đã khép lại, song vấn đề đặt ra là hiệu quả xã hội đạt được trong thời gian sắp đến. Hy vọng rằng, nhận thức và hành động của đội ngũ thầy – trò Nhà trường sẽ có những bước chuyển biến, góp phần vào việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân./.