Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Du Lịch Việt Nam / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Giải Pháp Thúc Đẩy Ngành Du Lịch Việt Nam Phát Triển Bền Vững

Tiềm năng và thách thức đối với phát triển du lịch Việt Nam

Với những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế và chính trị, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa thông ra đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và hàng không. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế.

Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về du lịch. Ngoài những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng… Việt Nam còn thu hút khách du lịch nước ngoài với hàng loạt địa điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền Tổ quốc.

Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt Nam cũng rất phong phú và đa dạng. Các đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình biển và hải đảo, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên đã làm cho lãnh thổ Việt Nam đa dạng, phong phú về cảnh quan và các hệ sinh thái có giá trị cao cho phát triển du lịch, đặc biệt là hệ sinh thái biển, hệ sinh thái sông hồ, hệ sinh thái rừng, hang động. Thêm vào đó, với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam cũng rất phong phú. Trong số khoảng 40.000 di tích lịch sử trên khắp miền đất nước, có hơn 2.500 di tích đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng.

Ngoài những lợi thế trên, Việt Nam còn là nước có chế độ chính trị ổn định, có nguồn nhân lực dồi dào. Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại trong đó có du lịch phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng trên, hiện nay, ngành Du lịch Việt Nam còn gặp không ít khó khăn và thách thức như: Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát của du lịch Việt Nam quá thấp so với các nước trong khu vực. Khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam cũng còn rất hạn chế trước sự cạnh tranh gay gắt của du lịch trong khu vực và thế giới. Trong khi đó, công tác quản lý môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại nhiều điểm du lịch còn yếu kém và chưa được coi trọng. Công tác quản lý điểm đến chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Tình trạng mất vệ sinh, an ninh, trật tự tại các điểm du lịch vẫn thường xuyên xảy ra. Tình trạng taxi dù, hiện tượng chèo kéo, bán hàng rong, lừa đảo, ép khách du lịch vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là mùa cao điểm…

Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên du lịch chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả. Dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều, nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích… tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững.

Tính chuyên nghiệp khi xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá cũng chưa được nâng cao. Sản phẩm du lịch Việt Nam vẫn chậm đổi mới, còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu đặc sắc, ít sáng tạo, còn trùng lặp giữa các vùng miền, giá trị gia tăng hàm chứa trong sản phẩm du lịch thấp, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong phát triển sản phẩm. Công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế, chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu du lịch. Kinh phí nhà nước đầu tư còn hạn chế, cho nên chưa tạo được hiệu ứng kích cầu đi du lịch Việt Nam tại các thị trường mục tiêu.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn thiếu đồng bộ. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch nhỏ lẻ, vận hành chưa chuyên nghiệp, do vậy chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật. Thêm vào đó, nguồn nhân lực du lịch cũng là điểm yếu kém rất lớn. Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch thời gian qua, nhưng so với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập, toàn cầu hóa thì nhân lực du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu.

Giải pháp phát triển bền vững Du lịch Việt Nam

Để Du lịch Việt Nam phát triển bền vững và hiệu quả, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

– Nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa như gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do… ngành Du lịch Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những cách tiếp cận để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam là nghiên cứu xu hướng nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn, đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài lòng cho du khách.

– Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch địa phương.Ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh còn cần nâng cao chất lượng dịch vụ các khu, tuyến, điểm du lịch đã khai thác. Khai thác những lợi thế khác biệt để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, từ đó hình thành các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao.

– Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch. Cụ thể, cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với nhiều phân khúc thị trường du lịch. Lựa chọn, tham gia có chọn lọc vào các hoạt động, sự kiện du lịch, thành lập Quỹ Xúc tiến du lịch quốc gia để tăng cường hơn nữa việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế; Đề xuất xây dựng những sản phẩm du lịch mới, tăng cường xây dựng những tour, tuyến du lịch liên vùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phối kết hợp các hoạt động du lịch giữa các tỉnh trong vùng với các địa phương khác để du lịch thực sự trở thành một hoạt động thông suốt, có tính cạnh tranh cao hơn.

– Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào việc cơ sở hạ tầng có được đầu tư tốt hay không và thái độ phục vụ cũng như trình độ của nhân viên. Vì vậy, phải chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong đó tập trung đào tạo kỹ năng nghề và thực hành homestay.

– Chú trọng bảo vệ môi trường. Trong khai thác du lịch, các cơ quan quản lý phải luôn nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên vốn có tại các điểm du lịch; Đặt vấn đề bảo vệ môi trường trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch các đề án, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và các khu, điểm du lịch.

Giải Pháp Để Phát Triển Du Lịch Bền Vững

BHG – Sự tăng nhanh cả về lượng khách du lịch (DL) mỗi năm, nguồn thu từ DL, sự phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ… Những năm qua đã khẳng định DL Hà Giang đang có sức hút diệu kỳ; đặc biệt vào các thời điểm “vàng” như Lễ hội Hoa Tam giác mạch, Chợ tình Khâu Vai, mùa lúa chín Hoàng Su Phì… Nhưng để ngành “Công nghiệp không khói” vượt qua giai đoạn phát triển “nóng”, từng bước khẳng định vai trò “mũi nhọn” của mình trong phát triển kinh tế của địa phương thì cần nhiều giải pháp đồng bộ.

Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp, kỳ vĩ, lại là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc với nhiều nét văn hóa đặc sắc, nhiều truyền thuyết mang đậm sự huyền bí, nhiều di tích văn hóa tâm linh…, nên DL tỉnh nhà có tiềm năng lớn để phát triển ở tất cả các loại hình, như: DL khám phá, tham quan, nghiên cứu, hoạt động khoa học, giáo dục tại Công viên Địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn; DL trải nghiệm, sinh thái tại các làng văn hóa cộng đồng; DL văn hóa tâm linh, về nguồn với hệ thống di tích văn hóa, các cơ sở tín ngưỡng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc; DL thương mại tại cửa khẩu biên giới và hệ thống chợ phiên; DL vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại nhiều cơ sở trên địa bàn tỉnh; DL nông nghiệp gắn với lợi thế cảnh quan đặc thù và phương thức canh tác độc đáo trên Cao nguyên đá.

Đông đảo khách du lịch đến Hà Giang trong mùa hoa Tam giác mạch. Ảnh: TƯ LIỆU

Bạn Nguyễn Hà Linh, đến từ Đà Nẵng cho biết: “Điều đặc biệt khi lên Hà Giang là được khám phá, trải nghiệm tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc, nhưng tôi hơi hụt hẫng vì các làng văn hóa DL chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm để cảm nhận rõ hơn về cuộc sống của người dân; chúng tôi đến chủ yếu chỉ tham quan, chụp ảnh xong ra về”.

Bên cạnh đó, một số lễ hội độc đáo, như: Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn, Lễ hội Chợ tình Khâu Vai, Lễ hội Đua cá (Yên Minh), Lễ Quýnh Héng của người Dao xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì); Lễ Cấp sắc; Lễ cúng Tổ tiên dân tộc Lô Lô…, dường như chỉ mới tái hiện, giới thiệu, quảng bá chứ chưa quan tâm nhiều đến phát triển và bảo tồn một cách bền vững trước sự du nhập của văn hóa ngoại lai không chọn lọc và tốc độ thương mại hóa ngày càng cao hiện nay.

Để phát triển DL chuyên nghiệp và bền vững, cần lắm những giải pháp đồng bộ, thiết thực và nói đi đôi với hành động, như: Tập trung đầu tư phát triển DL có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, đẩy mạnh công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc; xây dựng các làng văn hóa DL có chất lượng, phát triển các làng nghề; đầu tư tôn tạo nâng cấp các điểm DL tâm linh có giá trị; xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển DL; cải cách hành chính thu hút đầu tư, tăng cường quảng bá DL.

Nghiêm cấm mọi hoạt động DL làm ảnh hưởng xấu tới môi trường; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của người dân về DL bền vững, hạn chế những việc làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học như chặt phá rừng, săn bắn động vật hoang dã; xử lý nghiêm hiện tượng “chặt chém”, lừa gạt du khách; có biện pháp bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của du khách khi tham gia khám phá các tour DL mạo hiểm; nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý DL; thường xuyên kiểm tra vệ sinh ATTP; tạo mối liên kết vùng và tích cực thu hút đầu tư; đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ; xây dựng cộng đồng làm DL để mỗi người dân đều trở thành một hướng dẫn viên DL và nâng cao chất lượng cuộc sống từ chính sản phẩm DL họ tạo ra.

AN GIANG

Tìm Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Du Lịch Việt

Lâu nay ngành du lịch chưa quan tâm đúng mức thị trường khách du lịch trong nước, nên dù khách nội địa trong nước chiếm hơn 82,5% tổng lượng khách, nhưng doanh thu du lịch từ khách trong nước chỉ chiếm chưa đến 45% tổng doanh thu du lịch. Lý do được nhiều chuyên gia du lịch chỉ ra là sản phẩm du lịch phục vụ khách trong nước chưa đa dạng, còn mang tính mùa vụ, thiếu sản phẩm hấp dẫn để thu hút và kích thích chi tiêu của đối tượng khách này. Việc khai thác thị trường du lịch trong nước với tiềm năng 100 triệu dân, trong đó số người có thu nhập khá ngày càng tăng nhanh, mang đến nguồn thu ổn định, bền vững là hướng tập trung hiện nay của ngành.

Đơn cử như chúng tôi mặc dù du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn đi đầu trong cả nước, nhưng chủ yếu tập trung vào khách du lịch quốc tế. Bởi thế nên khi đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến lượng khách quốc tế đến chúng tôi sụt giảm tới 84,8% so với năm trước, chỉ đạt 1,3 triệu lượt và chủ yếu là trong 3 tháng đầu năm. Khách du lịch nội địa đến chúng tôi cũng giảm 54,2% so với năm trước, chỉ đạt 15 triệu lượt. Hệ quả là tổng thu từ du lịch năm 2020 của chúng tôi cũng chỉ ước đạt 84.000 tỷ đồng, giảm tới 40% so với năm 2019.

Nhằm khôi phục lại ngành du lịch trong bối cảnh trong và sau Covid-19, trong năm 2020, ngành du lịch Việt đã nhiều lần ngồi lại để đánh giá, tư duy lại về cách làm du lịch trong thời gian qua. Theo các chuyên gia và cơ quan quản lý du lịch, việc cơ cấu lại thị trường, để du lịch trong nước trở thành thị trường quan trọng, đóng góp từ 55% đến 75% tổng thu của ngành du lịch trong hai đến ba năm tới, là điều rất cần thiết.

Sản phẩm du lịch phục vụ khách vẫn chưa đa dạng

Khách nội địa trải nghiệm khách sạn 5 sao với giá rẻ

Để thu hút khách du lịch nội địa, sau khi ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND chúng tôi nêu lên ý tưởng các khạch sạn 5 sao trên địa bàn chúng tôi nên giảm giá rẻ để khách du lịch nội địa có dịp trải nghiệm vừa có thể có được doanh thu nhất định khi chưa có khách quốc tế. Hàng loạt khách sạn trong hệ thống Saigon Tourist như khách sạn Rex, Grand, Park Hyatt… đã áp dụng giảm giá có nơi chưa được 100USD/phòng/đêm.

“Thời gian qua mặc dù một số địa phương đã hình thành được các liên minh, liên kết nhưng mới chủ yếu tập trung ở hoạt động xúc tiến du lịch, trong khi liên kết phát triển sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực, liên kết trong các hoạt động quản lý, đầu tư phát triển du lịch… chưa được quan tâm. Hơn nữa, chuyển đổi số trong phát triển du lịch là vấn đề quan trọng không chỉ đối với ngành du lịch mà đối với tất cả các ngành kinh tế khác. Đề nghị Bộ VH-TT&DL cùng các địa phương cần xây dựng phương án giải quyết cụ thể trong chuyển đổi số. Nếu không giải quyết được vấn đề này, ngành du lịch Việt Nam sẽ lạc hậu, đi sau và không thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ rõ những giải pháp mà ngành du lịch cần làm trong thời gian tới.

Để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh du lịch trong thời điểm mới, lãnh đạo UBND chúng tôi đã tập trung chỉ đạo ngành du lịch tăng cường mở rộng quan hệ, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong cả nước. Trong bối cảnh chưa mở cửa thị trường khách quốc tế, lãnh đạo chúng tôi cho rằng cần khai thác tốt thị trường du lịch nội địa đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân vừa đạt mục tiêu kinh tế vừa góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Các địa phương cần phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường và văn hóa bản địa.

Nhìn về năm mới, hiện nhiều địa phương đều tỏ ra lạc quan là du lịch sẽ phục hồi mạnh trở lại khi đại dịch được kiểm soát. Đơn cử chúng tôi dự báo, năm 2021 phục hồi ngành du lịch bằng năm 2019. Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa – Giám đốc Sở Du lịch chúng tôi cho rằng, với kịch bản tình hình lạc quan nhất, ngành du lịch chúng tôi năm 2021 sẽ phục hồi được nguồn thu bằng với năm 2019 (tổng thu ngành du lịch chúng tôi năm 2019 là 140.000 tỷ đồng). Từ tình hình thực tế cũng như áp dụng những giải pháp cụ thể cùng với các dự báo về khách quốc tế, khách nội địa cũng như những kế hoạch phát triển ngành du lịch hợp lý, ngành du lịch chúng tôi đưa ra những kịch bản với dự báo tổng thu từ du lịch của thành phố dự kiến đạt từ 35.600 tỷ đồng đến 144.000 tỷ đồng. Ngành du lịch chúng tôi dự kiến tạo điểm nhấn trong năm 2021 là sẽ tổ chức quảng bá thương hiệu du lịch “Vibrant Ho Chi Minh city” đến thị trường khách nội địa và khách quốc tế, phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch thành phố đến năm 2030…

Liên kết để xúc tiến, quảng bá du lịch

TP.HCM đã tổ chức liên kết với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, liên kết với 5 tỉnh vùng Đông Nam bộ; với các tỉnh Tây Bắc mở rộng; các tỉnh Đông Bắc; với Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Việc liên kết nhằm hợp tác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch liên vùng, góp phần khôi phục du lịch cả nước sau dịch Covid-19.

Phát Triển Du Lịch Hiệu Quả Và Bền Vững

Phát triển du lịch hiệu quả và bền vững

Những năm qua, kinh tế-xã hội Ninh Bình có nhiều khởi sắc, trong đó ngành Du lịch đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế, hiệu quả hoạt động du lịch của Ninh Bình vẫn còn ở mức khiêm tốn. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Ninh Bình đang quan tâm tìm giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình lên tầm cao mới với trọng tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Phát huy tiềm năng

Từ khóa “du lịch Ninh Bình” những năm gần đây tăng vượt trội trên các công cụ tìm kiếm trên Internet. Bởi nhắc đến Ninh Bình là người ta nghĩ đến một tỉnh với đa dạng các tiềm năng về du lịch như rừng, núi, sông hồ, đất ngập nước, đồng bằng và duyên hải, tạo nên nhiều hình thái cảnh quan, hệ sinh thái độc đáo, đa dạng có giá trị nổi bật thu hút du khách. 

Có thể nói, đặc điểm địa hình và hệ sinh thái của Ninh Bình tạo nên hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên đặc sắc, đa dạng và nổi bật phù hợp với các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng sinh thái rừng, núi, hang động, biển, đất ngập nước, suối khoáng, đồng quê… như Vườn quốc gia Cúc Phương, Danh thắng Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, Vân Long, Kênh Gà…

Chiều sâu văn hóa, lịch sử gắn với lối sống, tôn giáo và hệ thống di tích hòa đồng với hệ sinh thái cảnh quan đã hình thành hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn gắn với các địa danh, di tích, lễ hội, ẩm thực, làng nghề… như Bái Đính, Hoa Lư, Phát Diệm… là cơ sở hình thành các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh đặc sắc.

Dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, du lịch Ninh Bình những năm qua có bước phát triển vượt bậc. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều khu, điểm du lịch mới với nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ giải trí được đưa ra phục vụ du khách. Hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch từng ngày được mở rộng quy mô và nâng dần về chất lượng. Hiệu quả kinh tế về du lịch tăng mạnh những năm gần đây thể hiện ở số lượng khách tham quan và tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch. 

Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch, năm 2019, khách du lịch đến Ninh Bình đạt 7,65 triệu lượt khách, tăng 4,79% so với năm 2018. Trong đó, khách nội địa đạt 6,68 triệu lượt khách, tăng 3,9% so với năm 2018; khách quốc tế: 970 nghìn lượt khách, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2018. 

Doanh thu du lịch đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2018, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Riêng trong 8 tháng đầu năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên ngành Du lịch bị thiệt hại nặng nề, toàn tỉnh ước đón được 1,87 triệu lượt khách, đạt 30,3% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt 1.067 tỷ đồng, bằng 38,03% so với cùng kỳ năm 2019. 

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển của du lịch Ninh Bình thời gian qua vẫn đang ở bước tăng trưởng ban đầu. Đó là sự gia tăng về quy mô đáp ứng nhu cầu lượng khách du lịch tăng nhanh. Tăng trưởng du lịch chủ yếu về lượng dựa vào đầu tư mở rộng. Giá trị sản phẩm du lịch chưa cao và chưa phát huy hết giá trị đặc sắc của tài nguyên du lịch, hiệu quả kinh tế du lịch còn chưa xứng với tiềm năng. 

Ngoài ra, những yếu tố về hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch thiếu đồng bộ và hiện đại cùng với lực lượng lao động du lịch phần đông còn thiếu chuyên nghiệp. Hệ thống doanh nghiệp du lịch được hình thành và mở rộng nhưng chưa có doanh nghiệp lữ hành đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh vươn đến các thị trường xa để thu hút khách. Sự thiếu đồng bộ về chính sách, nguồn lực đầu tư hạn chế, xung đột lợi ích liên ngành với du lịch, nhận thức du lịch chưa thích ứng kịp… đang là những rào cản, thách thức đối với phát triển du lịch Ninh Bình.

Tầm nhìn chiến lược

Mặc dù còn nhiều khó khăn song với sức bật mạnh mẽ trong những năm qua có thể khẳng định rằng, du lịch Ninh Bình đang nổi lên với sức tăng trưởng mạnh mẽ, tương lai sẽ trở thành một trong những điểm đến đặc sắc trong vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông bắc. 

Theo Quy hoạch tổng thể: “Đến năm 2020, Ninh Bình trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước; đến năm 2030, ngành Du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển”. 

Ngành Du lịch cũng phấn đấu đến năm 2025, thu hút khoảng 8-9 triệu lượt khách, trong đó 1,5 triệu lượt khách quốc tế; tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 8.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 30.000 lao động, trong đó có 12.000 lao động trực tiếp. 

Phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn, phát triển giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; áp dụng rộng rãi hệ thống du lịch thông minh, khẳng định Ninh Bình là điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách. 

Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Ninh Bình đã xác định cần đổi mới các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng và nâng cao thương hiệu du lịch Ninh Bình. Theo đó, đẩy mạnh liên kết, mở rộng hợp tác phát huy tiềm năng, thế mạnh và khai thác các cơ hội, nguồn lực để phát triển gắn kết du lịch Ninh Bình với các địa phương trong cả nước và khu vực. 

Cơ cấu lại thị trường khách du lịch đến Ninh Bình, tập trung khai thác thị trường khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và mở rộng thị trường đến các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, khu vực Tây Nguyên. Tăng cường liên kết với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận để mở rộng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế ở các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ, úc…

Ngành Du lịch cũng phối hợp với các cơ quan chuyên môn bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý theo hướng tăng số lượng lao động trực tiếp, chú trọng lao động lành nghề qua đào tạo, có tính chuyên nghiệp cao. Đến năm 2025, ngành Du lịch Ninh Bình phấn đấu cơ bản đáp ứng đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đào tạo nguồn nhân lực hướng tới tiêu chuẩn trình độ kỹ năng của khu vực và quốc tế. 

Tỉnh cũng ưu tiên nguồn lực thích hợp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối các khu, điểm du lịch. Đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch một cách đồng bộ, có chất lượng cao với các sản phẩm du lịch đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư hệ thống khách sạn cao cấp, đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao, 8 đồng bộ về các dịch vụ; các dự án đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế xanh, tỉnh Ninh Bình đang nỗ lực xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện. Đẩy mạnh triển khai phổ biến quy tắc ứng xử văn minh du lịch tại các địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch. 

Đồng thời thực hiện giải pháp lắp camera tại một số địa điểm có đông khách du lịch, tăng cường hiệu quả các đường dây nóng phục vụ khách du lịch, hình thành hệ thống kiểm soát an ninh, an toàn các khu, điểm du lịch kết nối với trung tâm hỗ trợ du khách. 

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động du lịch, quản lý điểm đến, quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt, Ninh Bình định hướng phát triển du lịch thông minh gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng công nghệ xanh – sạch – tái tạo.

Nguồn: baoninhbinh.org.vn