Giải Pháp Ngăn Chặn Xâm Hại Trẻ Em / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Tìm Giải Pháp Ngăn Chặn Xâm Hại Trẻ Em

Tội phạm XHTD trẻ em đang diễn biến rất phức tạp, đối tượng phạm tội không chỉ là những người học vấn thấp, người lạ, mà còn có cả người có hiểu biết pháp luật (giáo viên, sinh viên, kỹ thuật viên).

Đáng chú ý hơn, trong số các đối tượng phạm tội XHTD, có nhiều trường hợp là người vị thành niên và người 70, 80 tuổi. Thống kê cho thấy, phần lớn đối tượng phạm tội XHTD trẻ em là người thân của nạn nhân (chiếm 60% – 70%, có giai đoạn chiếm 80%)…

Thực tế đánh giá về công tác bảo vệ trẻ em, báo cáo của Bộ LĐTB&XH cũng thừa nhận, mặc dù 87% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã được trợ giúp, song các vụ việc xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em có xu hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng.

Cụ thể thống kê 5 tháng đầu năm 2018, toàn quốc phát hiện 682 vụ xâm hại 735 em, trong đó xâm hại tình dục là 572 vụ và 562 em bị xâm hại. Có điều rất đau lòng là tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ…) khá cao, lên tới 21,3%.

Tỷ lệ bị xâm hại tình dục bởi thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%; bởi người quen, hàng xóm là 59,9%, người lạ là 12,6% ( theo số liệu được Tổng đài điện thoại quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) ghi nhận).

Theo các chuyên gia, để xảy ra thực trạng trên là do công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm XHTD còn nhiều bất cập, trong đó có những khó khăn trong quá trình điều tra, truy tố.

Cụ thể, nhiều trường hợp, cha mẹ làm đơn tố giác hành vi phạm tội đối tượng XHTD con mình, nhưng chính đứa con (nạn nhân) lại không hợp tác, không chịu giám định vì ngại, hoặc vì sợ bạn trai vào tù. Ngoài ra, trong nhiều vụ việc, nạn nhân, người thân để sự việc trôi qua một thời gian dài, có khi hơn 3 tháng mới trình báo cơ quan chức năng. Lúc này, công tác giám định, thu thập chứng cứ, dấu vết gặp khó khăn.

Cụ thể, nhiều trường hợp trẻ em về kể với cha mẹ như người này đụng chạm con, quấy rối con thì đôi khi bị cha mẹ mắng con do ăn mặc, hay cách hành xử như thế nào mới dẫn đến tình trạng đó. Ngoài ra, nhiều khi trẻ em chia sẻ với giáo viên thì họ chưa có kĩ năng xử lý. Như vậy vô hình trung đang quy lỗi cho trẻ em khi các em bị quấy rối, xâm hại.

Dự kiến ngày 6/8 tới đây sẽ diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chống xâm hại trẻ em. Hội nghị sẽ đánh giá, phân tích đúng thực trạng xâm hại trẻ em, để từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp hiệu quả để phòng, chống tình trạng xâm hại trẻ em.

Những Giải Pháp Phòng Ngừa Xâm Hại Trẻ Em

Qua tiếp nhận khá nhiều phản ánh của các bậc phụ huynh về việc con gái họ bị xâm hại, trong đó nhiều nhất vẫn là bị người quen, hàng xóm xâm hại. Như trường hợp con gái (11 tuổi) của vợ chồng anh Nguyễn Q. T. ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, khi qua nhà chơi bị ông Tr (hàng xóm) xâm hại.

Con gái chị T ở phường 14, quận Tân Bình, mới 5 tuổi ở nhà trọ một mình, ngày 14-4 bị ông C (hàng xóm) xâm hại; mới đây nhất, vợ chồng anh Phạm Q. L ở xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè phản ánh ngày 15-4, con gái (3 tuổi) của anh chị bị hàng xóm xâm hại…

Vợ chồng anh Nguyễn Q. T. làm việc với PV và Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP Hồ Chí Minh.

Theo thượng tá Trương Minh Đức, Phó trưởng Công an huyện Hóc Môn, việc xử lý hình sự người có hành vi dâm ô trẻ em gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi chứng cứ cụ thể, thuyết phục. Có trường hợp, trẻ bị xâm hại xảy ra từ hai năm trước, nay gia đình mới báo Công an nên việc thu thập dấu vết, chứng cứ rất khó khăn.

Còn Thượng tá Nguyễn Quốc Hải, Phó Trưởng Công an quận 12 cho biết, khó khăn trong xử lý các vụ án là thường chỉ có lời khai của các bé, không có người làm chứng, không có camera, hình ảnh để chứng minh tội phạm. Tuy nhiên, cơ quan Công an đã nỗ lực để đấu tranh phòng chống loại tội phạm này và xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm pháp luật.

Cơ quan Công an khuyến cáo, cha mẹ cần quan tâm và có nhiều thời gian ở bên con cái, không nên để các cháu đi một mình. Nếu xảy ra sự việc, nạn nhân và người nhà nên nhanh chóng đến Công an trình báo, nhằm tránh các dấu vết bị xóa và Công an cũng dễ dàng thu thập chứng cứ, giám định các dấu vết thủ phạm để lại.

Theo Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP Hồ Chí Minh, trong năm 2018, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh xảy ra 77 vụ xâm hại trẻ em, riêng từ đầu năm 2019 đến nay Hội đã tiếp nhận gần 20 vụ. Có khoảng 90% vụ xâm hại trẻ em xảy ra bởi những người quen biết, nhưng nhiều gia đình sợ bị ảnh hưởng đến tương lai con mình, mắc cỡ với hàng xóm… nên không trình báo với cơ quan Công an.

Trao đổi với PV, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư – Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP Hồ Chí Minh cho biết: “Có ngày chúng tôi tiếp nhận 3 – 4 trường hợp cha mẹ đến tố cáo việc con họ bị xâm hại. Cuộc sống gia đình và bản thân các bé bị đảo lộn, bị chấn thương tâm lý, trầm cảm… nhìn các cháu bị xâm hại, chúng tôi thấy rất đau lòng”.

Để đấu tranh quyết liệt với loại tội phạm này, cần sự vào cuộc của các cơ quan pháp luật và của cả xã hội; đồng thời các gia đình cần lên tiếng tố cáo, vì “Im lặng trong trường hợp này là tội ác”, bà Nữ nói.

Các chuyên gia tâm lý cho biết, khi bị xâm hại, các cháu bé không dám nói với người thân là do sợ bị la hoặc bị đánh, thậm chí các cháu có suy nghĩ bản thân là người có lỗi. Do đó, các bậc phụ huynh cần nói rõ để cho các cháu biết lỗi không phải do cháu và an ủi để các cháu yên tâm, bớt bị ảnh hưởng đến tâm lý.

Trước tình trạng xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em, HĐND thành phố đang tiến hành giám sát công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn thành phố.

Nhiều người cho rằng, cần rà lắp đặt camera và có các biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em tại những nơi tiềm ẩn nguy cơ như các điểm công cộng, lớp học,… Đồng thời, cần có cơ quan chuyên trách tham mưu cho chính quyền bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em mới có thể nâng cao chất lượng công tác này.

Cơ quan chức năng ở địa phương cần cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho trẻ em cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em; kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến cộng đồng về trách nhiệm trước pháp luật sẽ phải chịu nếu có hành vi xâm hại trẻ em, để góp phần ngăn ngừa, răn đe những đối tượng xấu. Nội dung tuyên truyền phải phù hợp, gần gũi, thiết thực với cuộc sống hàng ngày để cha mẹ biết bảo vệ trẻ.

Giải Pháp Nào Để Phòng, Chống Xâm Hại Trẻ Em?

Trẻ em đang thiếu kiến thức giới tính Theo thông tin từ Bộ Công an, riêng trong năm 2018 đã có tới 1.579 trẻ em bị xâm hại tình dục (XHTD). Theo bà, nguyên nhân nào khiến trẻ em bị xâm hại ngày càng nhiều?

– Trẻ bị XHTD cao là do văn hóa Việt Nam vốn coi thường trẻ em của nhiều người. Trẻ em Việt bị coi như món đồ chơi, dùng để cấu véo, hôn hít mà ít ai quan tâm đến trẻ cảm thấy thế nào. Nếu trẻ phản kháng hoặc tỏ thái độ khó chịu còn có thể bị mắng. Điều này đã làm cho trẻ không dám phản kháng. Và, mỗi khi có ai đó xâm hại, các con lo ngại không dám phản ứng vì sợ bị coi là hỗn.

Ngoài ra, nhiều trẻ em Việt thiếu hiểu biết về kiến thức tình yêu, giới tính… cũng là một nguyên nhân của tình trạng yêu sớm hay bị XHTD một cách “tình nguyện”.

Tôi nghĩ, đã đến lúc chúng ta nâng các vụ án dâm ô, xâm hại trẻ em thành trọng án. Khi đó, các vụ việc sẽ được giải quyết nhanh chóng với sự tập trung cao độ. Từ đó, chúng ta có thể hy vọng vào tính răn đe của pháp luật để không còn xảy ra những vụ án xâm hại trẻ em. TS Vũ Thu Hương

Ngoài ra, kiến thức pháp luật của trẻ cũng vô cùng hạn chế. Có nhiều bạn trai khi quan hệ tình dục với bạn gái nhỏ tuổi khi bị bắt đã ngơ ngác không hiểu tại sao lại vi phạm pháp luật. Có những bé gái khi bị XHTD lại không tố cáo kẻ xâm hại vì nghĩ mình mới là thủ phạm có tội rất lớn, sợ lộ ra ngoài sẽ bị pháp luật trừng phạt. Rõ ràng, kiến thức pháp luật quá yếu ớt, lỏng lẻo chắc chắn là một nguyên nhân lớn của tình trạng xâm hại trẻ em xảy ra tràn lan ở khắp nơi.

Thực tế hiện nay môi trường gia đình, nhà trường, xã hội đều không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Các bậc phụ huynh cần phải làm gì để bảo vệ con không bị kẻ xấu xâm hại?

– Cha mẹ Việt nên thay đổi những thói quen hết sức nguy hiểm có thể là nguyên nhân của các vụ xâm hại trẻ em. Chẳng hạn như cho người quen đến nhà nghỉ lại qua đêm; cho phép con quá gần gũi, thân thiết với người khác; không dạy con phòng tránh xâm hại. Không ít phụ huynh lại coi việc giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em là của nhà trường hoặc người khác chứ không phải trách nhiệm của bản thân.

Phòng, tránh xâm hại theo độ tuổi Có những ý kiến đề nghị dạy trẻ em cách phòng tránh XHTD từ khi đang học mẫu giáo. Nhưng lại có những người cho rằng tuổi này quá nhỏ không tiếp nhận được và không có khả năng tự vệ trước kẻ xấu. Bà có ý kiến gì về việc này?

– Trẻ em có thể tự vệ kém hơn người lớn nhưng nếu các con có kỹ năng ứng xử kín đáo, an toàn thì có thể phòng tránh được 70 – 80% các vụ xâm hại. Chúng tôi thường lưu ý: Trẻ nhỏ ăn mặc hớ hênh, sẵn sàng ngồi lên lòng tất cả mọi người, cho người khác động chạm vào vùng kín của mình hoặc nhận quà, hoặc đi chơi với người khác… thì dễ bị xâm hại hơn. Vì thế, việc đầu tiên chúng ta phải nghĩ đến phòng trước khi nghĩ đến chống xâm hại.

Với lứa tuổi lên 3, chắc chắn các con có thể học được một vài quy tắc đơn giản để giữ an toàn cho chính mình. Phụ huynh có thể bắt đầu dạy con phòng tránh XHTD theo khả năng tiếp nhận của trẻ với các nội dung: Khi con muốn đi đâu ra khỏi nhà cần phải xin phép người lớn. Cha mẹ nhờ ai đón con hộ cần có “mật mã” để trao đổi với trẻ, để tránh bị bắt cóc. Bố mẹ dặn trẻ tuyệt đối không nhận quà của người lạ. Nếu có ai đó ngỏ ý nhờ giúp đỡ, trẻ phải chạy đi báo công an, cảnh sát vì bản thân không đủ khả năng làm việc này. Phụ huynh cũng lưu ý các con học thuộc số điện thoại của người thân. Khi đi chơi, trẻ nên đi cùng nhóm 3 – 4 người, không đi một mình khi trời tối…

Bố mẹ luôn nhắc con tuyệt đối không cho ai động chạm vào phần kín của mình. Trong trường hợp khi thấy ai đó khả nghi đi theo, các con lập tức chạy về phía chú công an nhờ đưa về nhà. Nếu không có chú công an, con chọn một bác phụ nữ già nhất ở gần đó, trông dáng vẻ như đang đi chợ về để hỏi han; lúc đó kẻ xấu sẽ tưởng trẻ gặp người nhà và bỏ đi. Khi trẻ bị ai đó bắt thì hét lên sau đó vùng bỏ chạy.

Dạy “Sống an toàn” trong chương trình chính khóa Để trẻ em không bị XHTD, hiện đã có một số trường ngoài công lập mời các tổ chức, trung tâm vào trang bị kỹ năng phòng tránh cho học sinh. Theo bà, các trường phổ thông có nên triển khai nội dung “Sống an toàn” trong chương trình học chính khóa?

– Tôi nghĩ những chương trình như thế này được tổ chức rất có ích trong phong trào phòng tránh xâm hại trẻ em. Trẻ em cần biết được pháp luật bảo vệ và những kẻ động chạm vào các con đều là kẻ xấu. Từ đó, trẻ sẽ dám đứng lên tố cáo và tìm được cách bảo vệ bản thân tốt hơn.

Bản thân tôi là người được rất nhiều trường mời dạy về nội dung này, chúng tôi thấy các bạn học sinh rất say mê, nhiệt tình. Điều này chứng tỏ các con thật sự khao khát hiểu biết về giới tính và mong muốn được tiếp cận thẳng thắn và trực tiếp với các nội dung được coi là nhạy cảm này. Có rất nhiều phụ huynh phản hồi lại với tôi về hiệu quả của chương trình. Từ chỗ các con hiểu biết đều tự nghĩ ra phương án bảo vệ bản thân tốt nhất. Đó là những kết quả vượt trên cả mong đợi của chúng tôi.

Trong trường hợp chương trình chính khóa không còn thời lượng để tổ chức dạy “Sống an toàn”, những nội dung phòng tránh và ứng phó xâm hại có thể được thiết kế thành các bài học phù hợp với lứa tuổi mầm non, tiểu học và cấp THCS, THPT theo mức độ khó tăng dần. Qua đó, các con được rèn luyện liên tục để có thể hình thành được thói quen tự vệ tốt.

Các trường tiểu học và phổ thông ở Hà Nội đang triển khai mô hình giáo viên tư vấn tâm lý, liệu có giúp được trẻ trong việc phòng tránh xâm hại?

– Các phòng tâm lý tuổi hồng với giáo viên có chuyên môn tâm lý sẽ là một kênh tâm sự và chia sẻ để có thể khám phá ra những nguy cơ tiềm ẩn khiến trẻ bị xâm hại. Thống kê cho thấy có tới 80% trẻ bị xâm hại từ người thân. Mà, ban đầu kẻ xâm hại luôn tìm cách tiếp cận trẻ dần dần, sàm sỡ, sờ soạng, nếu thấy không có phản ứng thì hành vi xâm hại mới diễn ra. Vì thế, nếu vụ việc được phát hiện kịp thời, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn được một vụ xâm hại trẻ em nào đó.

Xin cảm ơn bà!

Giáo Dục Phòng Chống Xâm Hại Trẻ Em

Trong thời gian qua, các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em, đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp, nghiêm trọng ở một số địa phương trên toàn quốc. Đã có nhiều vụ xâm hại, bạo lực trẻ em xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm, sinh lý cho nạn nhân, tạo bức xúc trong nhân dân. Nếu trước đây, tình trạng xâm phạm tình dục đối với trẻ em chủ yếu xảy ra ở vùng sâu vùng xa, những khu vực dân cư thưa thớt, hẻo lánh, trình độ dân trí thấp; nhưng hiện nay ngày càng nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện ở các khu đô thị, thành phố lớn. Nạn nhân bị xâm hại tình dục xảy ra ở nhiều độ tuổi, đặc biệt có cả những em bé tuổi mầm non, tiểu học.

Chính vì vậy, vấn đề truyên truyền về luật, quyền và những biện pháp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trong thời buổi hiện nay là một vấn đề cấp thiết và thường xuyên.

Video: Quy tắc 5 ngón tay giúp các bạn nhỏ có kỹ năng cơ bản phòng chống xâm hại

Thế nào là xâm hại tình dục? Xâm hại tình dục được núp bóng dưới những hình thức nào? Những ai, đối tượng nào dễ bị xâm hại tình dục? Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể là ai? Các chiêu trò thủ phạm thường dùng để dụ dỗ trẻ em? Những dấu hiệu nhận biết, cảnh báo cho phụ huynh về việc trẻ có nguy cơ bị xâm hại tình dục? Các biện pháp, cách thức xử trí khi trẻ bị xâm hại tình dục? Phòng ngừa xâm hại như thế nào? Trẻ liên lạc với ai khi cần? Một số nguyên tắc cần hướng dẫn cho trẻ?

      1/ Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em

      Xâm hại tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục của người lớn hơn. Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em.

      2/ Đối tượng xâm hại

+ Người quen thân thiết: chú, bác, anh em, hàng xóm….

+ Người không quen biết.

+ Thành phần: nam, nữ mọi lứa tuổi.

      3/ Các mức độ xâm hại tình dục

      Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Xâm hại tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em.

      4/ Tác hại của việc xâm hại tình dục

+ Làm tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần, tâm lý, sức khoẻ của trẻ.

+ Gây hoang mang, lo lắng cho gia đình và xã hội.

+ Làm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em, của dân tộc.

+ Làm gia tăng tệ nạn mại dâm, tệ nạn buôn bán phụ nữ, tăng sự lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta.

      5. Các quy tắc phòng chống nguy cơ bị xâm hại:

– Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.

– Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở.

– Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.

– Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa .

– Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.

– Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.

– Không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình.

– Không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em.

– Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ Bố mẹ, ông Bà, anh chị em ruột của mình)  .

– Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì không bình thường cần cảnh giác và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi tình huống đó.

      6. Những biện pháp giúp các em tránh nguy cơ bị động chạm không an toàn, bị xâm hại:

      – Bắt đầu trò chuyện về giới tính khi trẻ 2 tuổi. Hãy cho trẻ biết rằng, cơ thể trẻ thuộc về chính bé. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “Không”.

      – Khi tắm cho trẻ, hãy nói cho trẻ biết rằng, không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của con, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố hoặc mẹ. Tuy nhiên, bác sĩ y tá cần phải mặc đồng phục và đang trong giờ khám chữa bệnh, phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý của con.

      – Hãy giải thích cho trẻ về sự khác biệt giữa những bí mật “tốt” và “xấu”. Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình” thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật “tốt” có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật “xấu” là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi và con cần nói ra.Hãy nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo…

      – Đứng ngay dậy

      – Nhìn thẳng vào kẻ định sàm sỡ

      – Lùi ra xa đủ để không cho họ với tay được đến mình.

      – Nói to/hét to và kiên quyết: Không! Hãy dừng lại! Tôi không cho phép! Tôi không muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người …(Có thể nhắc đi nhắc lại).

      – Bỏ chạy đến chỗ an toàn nếu họ tìm cách sờ nắn hoặc ôm ấp mình và kêu to cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

      – Kể ngay với cha mẹ hoặc những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,… cho đến lúc có người tin và giúp đỡ. Cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, trụ sở công an gần nhất,… hay bất cứ người nào mà các em tin tưởng là người các em cần tìm và nhờ họ giúp đỡ, bảo vệ.

      – Nếu em bị sàm sỡ, xâm hại, hãy kể ngay với cha mẹ, người thân và cùng người lớn đến cơ sở y tế để khám.

      – Các em không nên phớt lờ, chối bỏ, né tránh vấn đề.

      7. Cách xử lý khi bị xâm hại tình dục.

      + Nói chuyện với bố, mẹ, người thân,… về  việc đã xảy ra để có cách giải quyết.

      + Không giấu diếm mọi chuyện mà phải tìm cách vạch trần “yêu râu xanh” để tránh gây hại cho những bạn khác.

      + Không che giấu, thu mình vào một thế giới hoang mang của riêng mình.

      + Nhờ bố mẹ, người thân đưa đi khám để xác định mức độ và điều trị tổn thương thực tế.

       Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục.

   Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để được an toàn.

TỔNG ĐÀI QUỐC GIA BẢO VỆ TRẺ EM: 111