Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hội Phụ Nữ / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ Hội Phụ Nữ Cơ Sở

Lâu nay chúng ta thường nói “Cán bộ nào thì phong trào đó”. Thực tế đã chứng minh: Nơi nào cán bộ phụ nữ năng động, làm việc trách nhiệm, nhiệt tình thì ở đó phong trào sẽ sôi nổi, hiệu quả, ngược lại nơi nào cán bộ làm việc hời hợt, thiếu trách nhiệm, yếu cả về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ thì phong trào sẽ ngày một yếu đi. Cả nhiệm kỳ 2006-2011, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ phụ nữ cơ sở giỏi, có đủ tài và đức đưa phong trào của Hội gặt hái thêm nhiều thành công.

Lâu nay chúng ta thường nói “Cán bộ nào thì phong trào đó”. Thực tế đã chứng minh: Nơi nào cán bộ phụ nữ năng động, làm việc trách nhiệm, nhiệt tình thì ở đó phong trào sẽ sôi nổi, hiệu quả, ngược lại nơi nào cán bộ làm việc hời hợt, thiếu trách nhiệm, yếu cả về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ thì phong trào sẽ ngày một yếu đi. Cả nhiệm kỳ 2006-2011, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ phụ nữ cơ sở giỏi, có đủ tài và đức đưa phong trào của Hội gặt hái thêm nhiều thành công.

Phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu cho Đảng những cán bộ, hội viên phụ nữ có trình độ, năng lực vào nguồn quy hoạch cán bộ hội, cán bộ nữ là công việc các cấp hội phụ nữ đặc biệt quan tâm, làm tốt trong thời gian qua. Đối với những xã khó khăn về công tác cán bộ nữ, Hội phụ nữ cấp tỉnh, huyện, thành phố trực tiếp làm việc với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng tìm ra giải pháp thực hiện hiệu quả nhất. Hội phụ nữ cơ sở thường xuyên rà soát trình độ cán bộ, tham mưu, đề xuất để được cấp ủy Đảng, các cấp hội cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ tại các lớp do Tỉnh hội phối hợp với các trường, trung tâm tổ chức, như: Hội LHPN tỉnh phối hợp với trường Chính trị tỉnh, trường Cán bộ phụ nữ TƯ mở lớp trung cấp phụ vận và nghiệp vụ công tác phụ nữ, kỹ thuật nấu ăn, tin học văn phòng, quản lý doanh nghiệp… cho gần 1500 cán bộ hội. 8 huyện, thành phố cũng tổ chức tập huấn cho các đối tượng là Ủy viên BTV, BCH hội phụ nữ 286 xã, phường, thị trấn… Do đó, trong nhiệm kỳ 2006-2011, toàn tỉnh có 78 cán bộ hội hoàn thành trình độ văn hóa 12/12, 42 chị học xong trung cấp chính trị, 75 chị học ĐH, CĐ, trung cấp, nâng tỷ lệ chủ tịch hội phụ nữ cơ sở đạt trình độ văn hóa 12/12 lên 89,8%, trung cấp lý luận: 82,5%, trung cấp chuyên môn trở lên: 76,9% (tăng so với đầu nhiệm kỳ từ 6%-10%), phó chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở đạt trình độ văn hóa 12/12: 72,7%, trung cấp lý luận: 27,6%, trung cấp chuyên môn trở lên: 34,8% (tăng so với đầu nhiệm kỳ từ 5,4% – 9,2%). Tỷ lệ cán bộ BCH và Ban thường vụ hội cơ sở cũng tăng lên đáng kể: trong BCH trình độ văn hóa 12/12: 47,4%, trung cấp lý luận 15%, trung cấp chuyên môn trở lên 24,8%; trong Ban thường vụ trình độ 12/12: 70,6%, trung cấp lý luận 39%, trung cấp chuyên môn trở lên 25,7%. Đội ngũ cán bộ hội phụ nữ cơ sở còn được trưởng thành hơn từ hội thi “Cán bộ hội phụ nữ cơ sở giỏi” các cấp năm 2009.

5 năm qua, các cấp hội đã bầu bổ sung 32 chủ tịch, 32 phó chủ tịch, 85 ủy viên BTV, BCH, 41 chi hội trưởng. Việc bầu bổ sung luôn bảo đảm đúng nguyên tắc và kịp thời. Nếu đầu nhiệm kỳ 2006- 2011, có 9.282 cán bộ hội phụ nữ cơ sở đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu “Cán bộ hội cơ sở giỏi”, thì cuối nhiệm kỳ bình xét có 6.247 chị đạt, chiếm 67,3%. Trong đó, TƯ Hội LHPN Việt Nam tặng bằng khen cho 5 chị, Hội LHPN tỉnh tặng giấy khen cho 89 chị, huyện hội và thành hội khen 873 chị, các chị còn lại được nhận giấy chứng nhận đạt “Cán bộ hội cơ sở giỏi”.

Tuy nhiên công tác cán bộ hội phụ nữ cơ sở nhiệm kỳ 2006-2011 vẫn còn những hạn chế, như: Trình độ một số cán bộ hội cơ sở còn yếu, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cao tuổi, phương pháp làm việc thiếu tính sáng tạo, chưa khoa học; việc tham mưu quy hoạch cán bộ yếu, một số lãnh đạo địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác quy hoạch cán bộ hội phụ nữ; một số cán bộ nguồn có tâm lý ngại đi học nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn; cơ chế chính sách về công tác cán bộ hội cơ sở chưa phù hợp khiến chị em không chuyên tâm công tác…

Để xây dựng đội ngũ cán bộ hội phụ nữ cơ sở đáp ứng được nhu cầu của thời kỳ CNH- HĐH đất nước, có đủ năng lực, trình độ thực hiện tốt nhiệm vụ của nhiệm kỳ tiếp theo (2011-2016) và nhiệm vụ của địa phương, các cấp hội phụ nữ cần thực hiện nghiêm túc và đồng bộ, hiệu quả các giải pháp chủ yếu: Kết thúc đại hội phụ nữ cấp cơ sở nhiệm kỳ 2011- 2016, BCH Hội phụ nữ cấp cơ sở phải xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức thực hiện nghiêm quy chế. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế, nguyên tắc, quy định về người cán bộ hội phụ nữ, coi trọng giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức người cán bộ hội, đẩy mạnh học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác quy hoạch cán bộ hội, phát hiện, bồi dưỡng cán bộ nguồn; nắm chắc thực trạng đội ngũ cán bộ hội để xây dựng kế hoạch đào tạo chuẩn hóa. Ngay đầu nhiệm kỳ 2011- 2016 tổ chức cho cán bộ cơ sở đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu “Cán bộ Hội cơ sở giỏi”, hàng năm bình xét theo đúng quy định. Kiện toàn đội ngũ cán bộ hội kịp thời, đúng nguyên tắc. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách với cán bộ hội cơ sở, thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thi, hội thảo về công tác cán bộ hội cơ sở…

Đẩy Mạnh Các Giải Pháp Đổi Mới Sinh Hoạt, Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Chi Hội Phụ Nữ Cơ Sở

Những năm qua, Hội LHPN thành phố luôn quan tâm xây dựng tổ chức Hội mạnh cả về số lượng và chất lượng, với 24 đơn vị Hội LHPN xã, phường và Hội phụ nữ Công an, 238 chi hội và hơn 43 ngàn hội viên, chiếm tỷ lệ hơn 58% tổng số phụ nữ trong độ tuổi (theo Điều lệ Hội quy định) vào sinh hoạt Hội, hộ gia đình có hội viên đạt 79,31%. Các cấp Hội phụ nữ của thành phố Quảng ngãi đã phát huy vai trò vận động hội viên phụ nữ thực hiện tốt các phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Bên cạnh những thuân lợi thì việc tổ chức hoạt động và sinh hoạt hội viên còn gặp những khó khăn đó là là: số lượng hội viên đi làm ăn xa ở các tỉnh hơn 5.000 người, chiếm tỷ lệ 11%; hội viên cao tuổi và hội viên thanh niên chiếm tỷ lệ hơn 43% trên tổng số hội viên nên việc tập hợp hội viên sinh hoạt vẫn là vấn đề khó khăn; một số cán bộ còn hạn chế về năng lực, nhất là kỹ năng tuyên truyền, điều hành hoạt động của Chi, Tổ; nhiều Chi hội chưa xác định được công việc trọng tâm trong từng thời điểm nên hoạt động còn dàn trải nặng về hình thức, hiệu quả chưa cao, công tác quản lý hội viên cũng chưa chặt chẽ…; Vì vậy, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tập trung đề ra các giải pháp đổi mới để nâng cao chất lượng công tác và phong trào Hội LHPN từ xã, phường đến chi hội

Với phương châm “hướng mạnh về cơ sở”, việc cần quan tâm đầu tiên đó là phải kiện toàn đội ngũ cán bộ, đội ngũ này phải có các tiêu chuẩn như có trình độ, có năng lực vận động và quy tụ quần chúng, có uy tín với cộng đồng, nhiệt tình, trách nhiệm… Muốn chọn được cán bộ chi hội trưởng có đầy đủ các điều kiện trên, Hội Phụ nữ các xã, phường đã phối hợp với cấp uỷ chi bộ, tổ trưởng dân phố để lựa chọn và động viên các chị tham gia cán bộ Hội. Từ đầu năm 2015 đến nay, Hội LHPN xã, phường đã bầu bổ sung 4 UVBCH, 7 chi hội trưởng, phát triển 78 hội viên mới, xây dựng hội viên nòng cốt là 32 chị.

Nhằm nâng cao kiến thưc, kỹ năng nghiệp vụ công tác Hội cho đội ngũ UVBCH và chi hội trưởng, Hội đã phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố tổ chức 01 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cán bộ Hội LHPN cơ sở có 47 chị; Tổ chức 06 lớp tập huấn về Luật Giao thông đường bộ, Luật phòng chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới có 400 lượt chị; có kế hoạch đề xuất Hội LHPN tỉnh mở 01 lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ công tác Hội cho 100 chi hội trưởng về một số kỹ năng cơ bản như phương pháp tổ chức sinh hoạt chi hội, kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng vận động…

Các cấp Hội đã tập trung chăm lo quyền và lợi ích của hội viên như: tổ chức tốt các hoạt động nâng cao kiến thức, cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình; thăm hỏi, giúp đỡ động viên, khen thưởng kịp thời những gia đình tích cực tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện ở địa phương; hoà giải mâu thuẫn trong gia đình, ở thôn, xóm…góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho HVPN.

Phân công cán bộ thường xuyên đi cơ sở, nắm chắc đặc điểm tình hình của từng nơi, từng chi hội, đặc biệt là việc nắm băt tình hình tư tưởng hội viên, dư luận xã hội để tham mưu, đề xuất, phản ánh với cấp trên giải quyết, kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn của cơ sở nói chung và của chi hội, hội viên phụ nữ nói riêng.

Vận động cán bộ Hội tích cực phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của người cán bộ Hội, chủ động học tập nâng cao trình độ, kiến thức bằng các hình thức phù hợp, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do cấp trên tổ chức, tăng cường hình thức tự học qua thực tế công tác Hội. Chủ động, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; xây dựng kế hoạch hoạt động và phối hợp triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội. Cán bộ Hội cơ sở đăng ký và phấn đấu đạt danh hiệu “Cán bộ Hội cơ sở giỏi”.

Ngoài ra, các cấp Hội còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ hội viên phụ nữ, phấn đấu thực hiện mục tiêu về xây dựng người phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Yêu nước, có sức khoẻ, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu”; trước mắt tập trung tuyên truyền, hướng dẫn thực hiên 4 phẩm chất đạo đức: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Chỉ đạo các Chi hội rà soát, nắm chắc số lượng, chất lượng hội viên. Cải tiến trong việc cập nhật sổ sách quản lý hội viên. Phát huy vai trò chủ động của hội viên trong xây dựng chi hội chủ động công tác; thực hiện các giải pháp đổi mới nội dung và phương pháp sinh hoạt ở các chi hội phụ nữ; phấn đấu xây dựng mô hình Chi hội gương mẫu với 12 tiêu chí thi đua xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện.

Trong thời gian sắp tới, Hội LHPN thành phố tiếp tục phát huy vai trò đổi mới nội dung phương thức hoạt động, khắc khục những khó khăn, để đưa công tác Hội và phong trào phụ nữ phát triển toàn diện, có tính bền vững hơn.

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Chi, Tổ Hội Gắn Với Thực Hiện Bình Đẳng Giới Và Sự Tiến Bộ Phụ Nữ

Với mục đích hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, trong 05 năm từ 2015 – 2020, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Cầu Ngang nỗ lực, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng của chi, tổ hội gắn với thực hiện công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Trong 5 năm qua có 11.686/14.054 hội viên đăng ký làm theo lời Bác đạt 84%; trên 20.000 lượt hội viên phụ nữ được vay vốn từ các nguồn ủy thác thông qua kênh của Hội với dư nợ 155,544 tỷ đồng giúp 9.345 chị vay; tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được vay vốn đạt 80% trở lên. Hàng năm, Hội chỉ đạo các cơ sở hội chủ động xây dựng kế hoạch, rà soát hộ nghèo để có hướng hỗ trợ, giúp đỡ. Qua đó giúp 221 hộ hội viên nghèo (có địa chỉ) và hơn 100 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội giúp đã thoát nghèo. Để việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” sát với thực tiễn trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời sát với phong trào phụ nữ, Hội tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động của các mô hình hiện có, xây dựng những mô hình mới. Trong 5 năm qua, Hội đã xây dựng 23 mô hình, với trên 3.000 phụ nữ tham gia; gần 4.500 lao động nữ được đào tạo nghề có việc làm, tăng thu nhập ổn định đời sống, trong đó có 05 mô hình được các cấp hội thực hiện đạt hiệu quả cao và nhân rộng đến các đơn vị khác thực hiện như: mô hình nuôi heo đất, tổ phụ nữ từ thiện, mô hình tiết kiệm giúp học sinh nghèo, tổ hùn vốn mua sắm tiện nghi, mô hình câu lạc bộ phụ nữ biến rác thải thành tiền. Thông qua các mô hình đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện 4,02%.

Bà Huỳnh Thị Tuyết Mai, ấp Bờ Kinh II, xã Mỹ Hòa tham gia lao động hái ớt thuê thu nhập 200.000 đồng/ngày

Bên cạnh đó, các cấp hội tham gia thực hiện cuộc vận động “Tiếp bước các em học sinh đến trường”, vận động hội viên, phụ nữ xây dựng mái ấm tình thương, sửa chữa nhà cho hội viên và phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,… qua 5 năm các cấp hội nhận đỡ đầu 210 học sinh là con của hội viên nghèo cấp sách đến trường đến cuối cấp học với số tiền 84 triệu đồng; tặng 325 suất học bổng, 75 xe đạp và 25.000 quyển tập, kinh phí 350 triệu đồng. Ngoài ra, Hội phối hợp với Hội Khuyến học huyện tham gia ngày hội khui heo đất tiết kiệm hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học với số tiền trên 01 tỷ đồng. Xây dựng, sửa chữa 49 căn nhà mái ấm tình thương, tổng kinh phí 845 triệu đồng; hỗ trợ quà, tiền giúp 160 phụ nữ nghèo, phụ nữ nghèo đơn thân ổn định cuộc sống.

Song song đó, Hội tích cực tham gia XDNTM với những công trình phần việc hiệu quả thiết thực, đặc biệt là duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của 66 câu lạc xây dựng gia đình “Gia đình 5 không 3 sạch” với 1.043 thành viên và xây dựng tuyến đường hoa, tạo cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp. Không chỉ chung sức XDNTM thông qua thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, một số cơ sở hội còn phát triển cách làm hay thông qua mô hình tổ phụ nữ hùn vốn mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội giúp chị em mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện tiêu chí trong XDNTM về tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Đến nay, Hội đã thành lập 19 tổ hùn vốn mua bảo hiểm y tế với 232 thành viên, vận động 341 hộ mua bảo hiểm y tế tự nguyện với 650 thẻ, 01 tổ hùn vốn mua bảo hiểm xã hội với 10 thành viên, qua đó có 57 người đăng ký mua bảo hiểm xã hội tự nguyện. Song song đó, mỗi cơ sở hội đăng ký với cấp ủy, chính quyền thực hiện ít nhất 01 mô hình thiết thực phù hợp tham gia XDNTM, đô thị văn minh như: trồng 05 tuyến đường hoa, 01 tuyến đường ngõ – sạch, 08 tuyến đường xanh – sạch – sáng, rào xanh ngõ sáng…

Có thể khẳng định, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó vai trò nòng cốt là tổ chức Hội LHPN, hoạt động bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn huyện đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng nâng cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội giữ vững quốc phòng – an ninh ở địa phương. Từ hiệu quả phong trào thi đua xây dựng tổ chức hội vững mạnh, chất lượng hội viên và cơ sở hội ngày càng được nâng lên, số cơ sở hội xuất sắc hàng năm luôn đạt trên 50%, nhiều mô hình tập hợp hội viên có hiệu quả được hình thành và nhân rộng; chị em phụ nữ với độ tuổi, sở thích, nghề nghiệp, đối tượng khác nhau đã có được hình thức sinh hoạt phù hợp.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm cho biết thêm: từ những thuận lợi trên, thời gian tới, Hội tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động chi, tổ hội gắn với thực hiện công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ với các giải pháp: tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động hội và phong trào phụ nữ; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hội, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị, có trình độ năng lực, có phẩm chất, đạo đức, tâm huyết với công tác hội, với lĩnh vực phụ trách; thực hiện các giải pháp cần thiết để nâng cao nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới. Khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, vượt khó vươn lên đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình và xã hội; chú trọng công tác giáo dục, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc gắn với học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới của đất nước; củng cố, kiện toàn tổ chức hội vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ, khắc phục tình trạng hành chính hóa, thực hiện hiệu quả phương châm “nơi nào có phụ nữ, nơi đó có tổ chức hội” để phát triển tổ chức hội.

Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Ban Nữ Công

Công đoàn Giáo dục Việt Nam:

Theo đó, CĐGD Việt Nam đã đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động nữ công thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn tới CĐGD các cấp đảm bảo kịp thời, cụ thể gắn với kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch công tác. Qua đó, nắm tình hình cơ sở, rút kinh nghiệm và điều chỉnh công tác chỉ đạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng đơn vị.

Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng toàn quốc” năm 2017 . Ảnh: H.T

Trong nhiệm kỳ qua, nhiều đơn vị đã đề xuất được cơ chế chính sách hỗ trợ cho nữ CBNGLĐ. Nhiều vụ việc vi phạm chính sách, chậm chi trả chế độ phụ cấp, vi phạm hợp đồng lao động hoặc xâm hại danh dự, nhân phẩm đối với nữ CBNGLĐ đã được kịp thời can thiệp, kiến nghị giải quyết.

Công tác an toàn vệ sinh lao động luôn được chú trọng như chế độ phụ cấp độc hại riêng cho lao động nữ; hỗ trợ thu nhập cho giáo viên mầm non; hỗ trợ chi phí đi học, nghiên cứu khoa học; tổ chức khám, tầm soát, phát hiện sớm và chữa bệnh kịp thời; thực hiện tốt việc tuyên dương, khen thưởng cho con CBNGLĐ nữ có thành tích cao trong học tập; tích cực vận động xây nhà công vụ giáo viên, ký kết chương trình phúc lợi đoàn viên với 5 doanh nghiệp để CBNGLĐ nữ được hưởng chính sách ưu đãi, giảm giá khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động nữ công của các đơn vị luôn gắn với chuyên môn. Trong đó chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nữ nhà giáo; tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm về đổi mới chất lượng giờ dạy; nâng cao chất lượng đề tài khoa học; đổi mới phương pháp, phát huy phẩm chất, năng lực người học; tổ chức hội thảo về kinh nghiệm nghiên cứu khoa học; tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương pháp, viết sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp nâng cao vị thế phụ nữ trong giai đoạn mới; vận động nữ CBNGLĐ tham gia góp ý kiến vào một số Bộ Luật, trong đó có Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học sửa đổi.

Việc phối hợp thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ phụ nữ luôn được Ban Nữ công CĐGD các cấp thực hiện hiệu quả. Ban Nữ công cơ sở đã luôn tham mưu, phối hợp thực hiện công tác bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nữ trong đơn vị. Hiện nay, tỷ lệ cán bộ quản lý nữ trong toàn ngành chiếm tỷ lệ trên 60%; 2 nữ nhà giáo được giải thưởng Kovalevskaia; 1 nữ nhà giáo được phong tặng Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; hàng trăm ngàn nữ nhà giáo đạt giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, được tuyên dương khen thưởng.

Đặc biệt, những năm qua, CĐGD Việt Nam đã tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều hoạt động cho CBNGLĐ nữ cấp ngành, tạo diễn đàn cho nữ nhà giáo chia sẻ kinh nghiệm và khẳng định vị thế của mình. Trong đó nổi bật là Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng toàn quốc” và cuộc thi viết “Tấm gương Nhà giáo Việt Nam” năm 2017 đã tạo hiệu ứng tích cực và sức lan tỏa về tấm gương nữ nhà giáo trong xã hội.

Có thể khẳng định, nhiệm kỳ 2013-2018, công tác nữ công công đoàn ngành Giáo dục luôn được đổi mới, có chiều sâu, phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu của ngành, địa phương, đơn vị, tiếp tục có tác động tích cực trong việc chăm lo phát triển đội ngũ nữ CBNGLĐ, qua đó tạo động lực cho nữ CBNGLĐ hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục.

Trong nhiệm kỳ tới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động sâu sắc đến sản xuất, đời sống. Toàn ngành giáo dục tập trung thực hiện hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cùng với việc rà soát quy mô mạng lưới trường lớp, sắp xếp lại bộ máy, tăng cường tự chủ, tinh giản biên chế theo Nghị quyết Trung ương VI khóa XII.

Trước những yêu cầu đổi mới của xã hội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng, với nhiều cơ hội và thách thức mới đòi hỏi tổ chức công đoàn cần tiếp tục nghiên cứu, tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn nói chung và hoạt động nữ công nói riêng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có chiều sâu và hướng về cơ sở, nhằm xây dựng đội ngũ nẵ CBNGLĐ đáp ứng được yêu cầu mới.

Phạm Thảo

Nguồn :