Biện Pháp Chỉ Đạo Nâng Cao Chất Lượng Đại Trà Ở Trường Tiểu Học Hoàng Giang

A.Phần mở đầuI. Lý do chọn đề tài:Giáo dục Tiểu học giữ vai trò, vị trí then chốt trong quá trình đào tạo nhân lựcbởi vì đây là bậc học có thể xem là nền móng. Có nền móng vững chắc sẽ tạo đàtốt cho bước phát triển tiếp theo, giúp người học tiếp thu tri thức một cách có hệthống ở những bậc học cao hơn. Hơn nữa, trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻtham gia vào hoạt động học với tư cách là hoạt động chủ đạo nên cần khích lệtiềm năng say mê học tập của học sinh ngay từ những lớp đầu cấp học phổthông. Có thể khẳng định chất lượng giáo dục Tiểu học có vai trò vô cùng to lớntrong hệ thống giáo dục Quốc dân, nó mang tính quyết định đến sự phát triển củađất nước, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện .Trong thực tế, ngành giáo dục nói chung, bậc học Tiểu học nói riêng đã vàđang cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chất lượng giáo dục ở các bậchọc ngày được nâng lên song vẫn còn những tồn tại hạn chế như: Phản ánh chấtlượng chưa sát, chưa đúng với thực tế do bệnh chạy theo thành tích. Hiện trạngnhiều nhà trường đã chỉ chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng mũi nhọnchạy đua trong các cuộc thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi mà sao nhãng việc nângcao chất lượng đại trà.. Đây là một thực tế mà ngành giáo dục nói chung, bậc họcTiểu học nói riêng hiện đang phải đối mặt. Điều đó, không thể không nói đếntinh thần, trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục. Ba năm học qua,chúng ta đã nhìn thẳng vào sự thật, phát huy mặt mạnh, khắc phục hạn chế. Toàn

ngành hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tạo bước chuyển rõ rệt nhằm góp phần nâng caochất lượng dạy học nói chung, chất lượng dạy học từng đơn vị trường học nóiriêng, đảm bảo quyền lợi cho người học.Nhận thức sâu sắc về vị trí, trọng trách của người làm công tác quản lý bậcTiểu học, tôi luôn trăn trở, tìm mọi cách tháo gỡ để nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện cho học sinh. Tuy nhiên đối với trường Tiểu học Hoàng Giang chúngtôi trong giai đoạn hiện nay việc tập trung chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đạitrà là việc làm hết sức cần thiết. Để không ngừng nâng cao chất lượng dạy họcnói chung và chất lượng đại trà của học sinh nói riêng. Bản thân đã không ngừnghọc hỏi, tìm tòi, sáng tạo và áp dụng một số biện pháp quản lí nhằm nâng caochất lượng đại trà ở trường Tiểu học Hoàng Giang.Xuất phát từ thực tế dạy và học ở nhà trường, kiểm nghiệm lại những việc đãlàm được và chưa làm được, với ý chí quyết tâm đưa chất lượng giáo dục củanhà trường lên một tầm cao mới, sánh vai với các trường mạnh trong huyện,trong tỉnh. Tôi đã lựa chọn đề tài ” Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đạitrà ở trường Tiểu học Hoàng Giang “II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:1. Mục đích nghiên cứu:1

Cùng với ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch và biện pháp cụ thể để chỉ đạocông tác phụ đạo nâng bậc học sinh. Mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháptrong công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng đại trà. Nhằm đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học. Đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước và hội nhập Quốc tế.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:– Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về quản lý giáo dục.Tìm hiểu khảo sát thực trạng quản lý giáo dục và các hoạt động dạy và học ởtrường Tiểu học Hoàng Giang.– Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đại trà ởtrường tiểu học Hoàng Giang.III. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu:1. Đối tượng nghiên cứu:Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Hoàng Giang – Nông Cống – Thanh Hoá.2. Phạm vi nghiên cứu:Nghiên cứu trong phạm vi trường Tiểu học Hoàng Giang – Nông Cống –Thanh Hoá về thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng đại trà của nhà quảnlý.

2

B.Phần nội dungI. Cơ sở lý luận:Mục tiêu giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ vàcác kỷ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở.Những năm gần đây từ khi có nghị quyết TW 2- khoá 8 thì vấn đề bồidưỡng nhân tài cần được coi trọng. Với quan điểm ”Giáo dục là quốc sách hàngđầu” thì chất lượng giáo dục đã được đặc biệt quan tâm và có nhiều chuyển biếntích cực. Ngày nay cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã đạt được những thànhtựu rực rỡ. ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, để quan tâm đến tổ chứccông tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đại trà với các chế độ chính sách phùhợp nhằm phát triển số lượng và nâng cao chất lượng học sinh ở các nhà trường,trong đó có các trường Tiểu học.Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng đại trà ởTiểu học nói riêng là một trong những quan tâm hàng đầu của người làm côngtác quản lý giáo dục. Để nâng cao chất lượng đại trà ở trường Tiểu học ngườiquản lý phải hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đại trà trongnhà trường, cần kết nối các hoạt động đảm bảo việc nâng cao chất lượng đại tràvới mục đích, mục tiêu giáo dục đã đề ra trong nhà trường và chiến lược, các kếhoạch hành động để thực hiện các mục đích, mục tiêu đó. Đồng thời thấy rõ vấnđề chất lượng giáo viên là một trong những vấn đề cốt lõi ảnh hưởng không nhỏđến việc nâng cao chất lượng đại trà ở trường Tiểu học.II. Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại trà:1. Thực trạng dạy và học nâng cao chất lượng đại trà ở trường Tiểu họcHoàng Giang:a. Thực trạng chung:Nâng cao phát triển chất giáo dục mũi nhọn và chất lượng đại trà là việclàm thường xuyên cần thiết đối với các đơn vị trường Tiểu học. Từ nhiều nămnay, PGD Nông Cống đã chỉ đạo sát sao công tác dạy và học nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện trên địa bàn toàn huyện. Phòng đã đưa ra mục tiêu phấnđấu cụ thể là từng bước nâng cao phát triển chất lượng mũi nhọn và chất lượngđại trà ( đặc biệt là chất lượng đại trà), chỉ đạo bằng nhiều hình thức thiết thựchiệu quả như: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên, triển khai nhiềuchuyên đề, đổi mới phương pháp nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, tăngcường thanh tra, kiểm tra… Chất lượng giáo dục Tiểu học đã có phát triển, tuynhiên thực trạng về chát lượng đại trà vẫn là vấn đề đáng quan tâm.VD: Vào thời điểm 31/5/2010 kết quả xếp loại giáo dục học sinh Tiểu học trênđịa bàn toàn huyện được đánh giá như sau:

3

Qua bảng đánh giá nhận xét trên ta thấy chất lượng khá giỏi của học sinhtiểu học trên toàn huyện còn khiêm tốn, tỷ lệ học sinh yếu vẫn còn cao chưa thựcsự đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Tiểu học trong thời kỳ mới. Giải quyếtvấn đề chất lượng giáo dục đại trà đối với cấp Tiểu học vẫn là việc làm bức thiết.b. Thực trạng về chất lượng giáo dục đại trà hiện nay ở trường Tiểu họcHoàng Giang:* Đặc điểm của địa phương:Hoàng Giang là một xã thuần nông, dân số vào loại trung bình của huyện(hơn 5 nghìn dân). Dân cư sống phân tán không tập trung nhiều nơi các em họcsinh đến trường xa tới 2km. Những năm gần đây trình độ dân trí được nâng lên,các tổ chức đoàn thể, xã hội quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp giáo dục. Phụhuynh học sinh đã quan tâm đến việc dạy và học trong nhà trường, cơ sở vật chấtđảm bảo cho học 2 ca. Song với cơ sở vật chất hiện có vẫn chưa đáp ứng đượcvới yêu cầu của đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.* Tình hình của nhà trường :+ Thuận lợi:Học sinh chăm ngoan và hiếu học, đội ngũ giáo viên hầu hết có trình độđào tạo chuẩn, luôn luôn đoàn kết, nhiệt tình say mê với nghề dạy học, yêutrường mến trẻ tận tâm, tận lực với học sinh. Tỉ lệ học sinh giỏi, giáo viên giỏiqua các năm ngày một nhiều hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiệngiảng dạy nội dung, phương pháp mới.+ Khó khăn:– Về chất lượng học sinh: Chất lượng không đồng đều ở tất cả các khối lớp.– Về cơ sở vật chất: Tuy có đủ phòng học để học 2 ca, song các phòng chức nănghỗ trợ cho việc dạy và học còn thiếu như phòng thể dục,…Thiết bị và đồ dùngdạy học còn thiếu nhiều, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của nhàtrường.– Về đội ngũ giáo viên: Tuy số lượng giáo viên đông nhưng chủ yếu là giáo viênxã khác cách trường tới 20km (chiếm 54%) và đại đa số giáo viên con còn nhỏ.Vì vậy giáo viên phải đi dạy xa, bên cạnh đó hàng năm vẫn còn nhiều giáoviên nghỉ ốm, nghỉ sinh, con ốm mẹ nghỉ …Vì vậy việc dạy thay, dạy treothường xảy ra. Việc thuyên chuyển giáo viên thường xuyên với số lượng lớn.Chính những điều kiện đội ngũ giáo viên có sự biến động như vậy đã làm ảnhhưởng không ít đến công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy và học mà cụthể hơn là chất lượng đại trà trong nhà trường .4

5

biết và năng lực quản lí. Tham gia đầy đủ, có chất lượng các chuyên đề do ngànhtổ chức.+ Vào đầu năm học, với sự tham mưu của hiệu phó, ban giám hiệu lựa chọnnhững giáo viên là Đảng viên có trình độ, có trách nhiệm, có năng lực chuyênmôn vững vàng làm tổ trưởng, tổ phó.+ Ban giám hiệu trực tiếp bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ cốt cán bằngkinh nghiệm chính mình, bằng những tài liệu. Động viên họ tự học, tự bồi dưỡngđể không ngừng nâng cao hiệu quả công việc.+ Trong quá trình phân công giáo viên chúng tôi đặc biệt quan tâm chú trọng tớinăng lực, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, thái độ phục vụ, tay nghề… Ngoài racần tạo được mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ và xây dựng được tư tưởng đốivới giáo viên để họ vững vàng, tự tin sẵn sàng nhận nhiệm vụ.Điều đặc biệt quan trọng trong phân công giảng dạy là lựa chọn được đối tượnggiáo viên có năng lực phù hợp với từng khối lớp, bởi theo điều kiện thực tế vàkimh nghịệm cho thấy người giáo viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mìnhngoài năng lực chuyên môn thì chưa đủ bởi thiếu đi sự nhiệt tình, trách nhiệm,thái độ phục vụ thì hiệu quả công việc sẽ bị hạn chế.Trên cơ sở phát huy mặt mạnh, ưu điểm đạt được cũng như khắc phục hạnchế trong năm học 2009 – 2010. Sang năm học 2010 – 2011 chúng tôi đã đề ra kếhoạch thực hiện chất lượng đại trà cao hơn. Để làm được điều này tôi đã mạnhdạn tham mưu đề xuất ý kiến với hiệu trưởng giao gắn trách nhiệm nặng nề nàytới trực tiếp đối tượng giáo viên, có năng lực, kinh nghiệm và tạo mọi đều kiệncó thể để giáo viên đó hoàn thành nhiệm vụ của mình. Ví dụ: Chúng tôi lấy ýkiến tham mưu của các tổ trưởng tổ phó để chọn những giáo viên có kiến thức,nhiệt tình sẽ đứng khối 4, 5; những giáo viên nhiệt tình, cẩn thận chu đáo đứngkhối 1 còn lại sẽ phân công đứng vào khối 2, 3.Về phía người giáo viên được giao phó trách nhiệm chúng tôi đã tạo điềukiện để họ nhận thức rõ vai trò trách nhiệm cũng như những thuận lợi, khó khăntrong công tác mà họ được giao, qua đó chúng tôi cũng tiếp thu được những đềxuất kiến nghị hay tâm tư nguyện vọng của họ để có kế hoạch khắc phục và đápứng kịp thời. Cũng qua đó người được giao nhiệm vụ cũng cảm thấy được niềmtin trước ban giám hiệu, trước hội đồng giáo dục nhà trường đối với họ. Đâycũng là động cơ, là điểm nhấn để công tác nâng cao chất lượng đại trà có đượchiệu quả tốt nhất.b. Tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn, xây dựng phát triển đội ngũ giáoviên:Đây chính là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của sự nghiệp giáodục và đào tạo. Một trong những công tác nâng cao năng lực chuyên môn chogiáo viên là việc thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo quy định củaĐiều lệ trường Tiểu học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn mà xây dựng kế7

hoạch bồi dưỡng, kế hoạch tự bồi dưỡng của giáo viên , công tác soạn giảng,tháo gỡ khó khăn đối với các loại bài khó. Bồi dưỡng chuyên môn thông quathao giảng dự giờ, chọn cử giáo viên dự thi tuyến huyện về văn hoá cũng nhưchữ đẹp. Ngoài ra còn bồi dưỡng tư tưởng giáo viên về ý thức tự học thông quaHội thảo: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”Việc tự bồi dưỡng của giáo viên là hết sức cần thiết. Nếu không tự học, tựbồi dưỡng để nâng cao tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức và chuyên mônnghiệp vụ tay nghề chính là tự đào thải mình. Vì vậy phải xây dựng phong tràotự học, tự bồi dưỡng trong tập thể giáo viên. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp,do đó chúng tôi tiến hành động viên khuyến khích phong trào tạo điều kiện thuậnlợi để giaó viên tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá phân loại tháng, kì, năm. Mỗinăm học, chuyên môn nhà trường yêu cầu mỗi giáo viên đứng lớp ra 4 đề thiKiểm tra định kỳ theo các lần kiểm tra định kỳ của Sở Giáo dục và Đào tạo để họnắm chắc chuẩn kiến thức của từng tháng học, từng kỳ, từng khối lớp, từng mônhọc. Trên cơ sở đó chuyên môn nhà trường kết hợp với chuyên môn ở tổ khốithẩm định đánh giá xếp loại, chỉ ra những ưu nhược điểm để bản thân giáo viêncó kế hoạch bồi dưỡng và hoàn thiện chính mình.c. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:Ngoài việc nắm vững kiến thức và vấn đề lí luận về quá trình đổi mớiphương pháp dạy học để áp dụng thì trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy họcbản thân tôi lưu ý:– Đội ngũ giáo viên phải thực sự hiểu biết về mục tiêu, nội dung của chươngtrình môn học. Đối với từng phần, từng chương , từng bài và chú trọng từng hoạtđộng trong bài dạy. Và trong quá trình giảng dạy phải nắm chắc chất lượng họcsinh để từ đó phân loại được đối tượng học sinh để có kế hoạch nâng bậc họcsinh trong từng tiết dạy, từng môn học. Đây là nền tảng cơ bản để đổi mớiphương pháp, hình thức dạy học.– Quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp dạy học để đội ngũ giáo viên thấy rõviệc vận dụng phương pháp, hình thức dạy học cho từng hoạt động, từng bài làrất cần thiết trong việc tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. Đây là việc làmquan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng học sinh.– Chỉ đạo giáo viên lựa chọn, sử dụng phương pháp theo hướng đổi mới căn cứtrên các yếu tố: Nội dung cụ thể của bài học; Mục tiêu cần đạt trong từng hoạtđộng; Đặc điểm đối tượng học sinh; Năng lực sở trường của giáo viên.– Việc đổi mới phương pháp dạy học cần được tiến hành theo một quy trình khoahọc, sát thực, cụ thể. Trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tối đa tínhchủ động sáng tạo của học sinh, tính tích cực hoá hoạt động học tập của ngườihọc, dạy sát đối tượng học sinh. Giáo viên phải thực sự làm đúng vai trò chủ đạocủa mình.

8

+ Hiệu phó chuyên môn tổng hợp số lượng giao chỉ tiêu cụ thể cho từng giáoviên.+ Tổ chức thẩm định chất lượng từng tháng, từng kỳ.+ Tuyên dương giáo viên nâng bậc được nhiều học sinh đặc biệt là học sinh từyếu lên trung bình trong từng tháng, từng kỳ.Khâu đặc biệt quan trọng trong nâng bậc học sinh là phụ đạo học sinh yếu. Đâylà nỗi trăn trở, day dứt và đầy trách nhiệm của những người làm công tác giáodục. Là giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch thật cụ thể cho việc nâng bậc họcsinh.Không chỉ dừng lại ở giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi còn chỉ đạo đưa vấnđề này vào sinh hoạt tổ, khối và đề ra biện pháp khắc phục. Giáo viên lập danhsách học sinh yếu và chỉ ra nguyên nhân cụ thể. Tổ đề xuất phương án khắcphục. Ban giám hiệu tổng hợp tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên phụ đạo, có báocáo theo dõi. Giao chất lượng đến từng tổ, từng giáo viên và yêu cầu đăng kí chấtlượng, nâng bậc hàng tháng, hàng kì.– Sắp xếp thời gian phụ đạo vào thứ bảy hàng tuần.– Cuối mỗi đợt ban giám hiệu trực tiếp kiểm tra và có đánh giá cụ thể xem đãnâng bậc được những em nào ở lớp nào..– Đưa kết quả nâng bậc, chất lượng vào tiêu chí đầu tiên trong việc đánh giá xếploại thi đua và khen thưởng ở mỗi kỳ.– Đưa chất lượng vào tiêu chí đánh giá thi đua của giáo viên ở mỗi kì.Để hỗ trợ cho việc tiếp thu tri thức khoa học (kiến thức) các em phải được họccách làm người, cách ứng xử với mọi người xung quanh làm cho mối quan hệcủa trẻ ngày được mở rộng. Hay nói cách khác, nhân cách của trẻ được hìnhthành và phát triển toàn diện với đầy đủ các mặt: Đức – trí – thể – mĩ.– Kết hợp giữa GVCN và GVTPT đội xây dựng đội cờ đỏ, đôi bạn cùng tiến, tạođiều kiện để học sinh học tập lẫn nhau.– Phát động các phong trào thi đua trong học sinh ” hái hoa điểm 10″ theo tuần,theo tháng, theo chủ điểm, phong trào ” Giữ vở sạch viết chữ đẹp”…Như vậy ngoài mục tiêu cung cấp tri thức cho trẻ thì công tác giáo dục ởnhà trường phải hình thành cho trẻ đặc điểm tâm sinh lí, phẩm chất đạo, ý thức tổchức kỉ luật nhằm dần hoàn thiện nhân cách người Việt Nam mới.Để làm tốt mục tiêu này, trong công tác giáo dục người giáo viên cần đặc biệtchú trọng tới chuẩn mực hành vi của các em được thể hiện qua mục tiêu thái độtrong tiết học. Từ việc các em có thái độ đúng mực cũng là lúc các em có đượccác chuẩn mực hành vi đúng đắn. Hay nói một cách cụ thể, ngoài cung cấp trithức, người làm công tác giáo dục phải làm tốt khâu giáo dục đạo đức- nhân văncho học sinh. Người học sinh có đạo đức tốt thì mới chăm chỉ học tập và học tậpđạt kết quả tốt.

10

Đạo đức và nhân văn của trẻ sẽ được dần dần hình thành thông qua việcchiếm lĩnh tri thức của các môn học qua quá trình học tập trên lớp. Điều cơ bảnlà người làm công tác giáo dục phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục của mình tạo ramôi trường giáo dục lành mạnh.e. Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.Có thể nói đây là biện pháp hết sức quan trọng ” Quản lý mà không kiểmtra coi như không làm công tác quản lý”. Bởi chỉ có thông qua kiểm tra chúng tamới đánh giá được hiệu quả công tác của giáo viên, mới nhận được những chứngcứ, thông tin phản hồi. Từ những kết quả kiểm tra mà nhà quản lý mới đưa rađược một chủ trương đúng đảm bảo kế hoạch mang tính khả thi. Có kiểm tra,đánh giá thì mới đảm bảo một chương trình khép kín trong công tác xây dựng kếhoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Từ những việc kiểm tra của người quản lýlàm cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao hơn. Căn cứ theo mục đích yêu cầucông việc mà có hình thức kiểm tra phù hợp. Mục đích của kiểm tra là phát hiệnnhững sai sót của giáo viên mà góp ý cho giáo viên sửa chữa, ngăn ngừa saiphạm là chính. Tìm ra cái mạnh, cái ưu mà phát huy chứ không phải kiểm tranhằm mục đích xử lý giáo viên. Việc kiểm tra phải bảo đảm tính giáo dục, trungthực, chính xác, khách quan và công bằng.Nội dung kiểm tra :– Kiểm tra việc thực hiện chương trình thời khoá biểu, kiểm tra việc xây dựng kếhoạch dạy học, kế hoạch chi tiết. Cần đi sâu vào việc soạn giảng của giáo viên.Nội dung bài soạn phải đảm bảo theo tinh thần đổi mới nội dung, phương phápgiảng dạy, phù hợp với các đối tượng học sinh.– Kiểm tra việc tự học tự bồi dưỡng thông qua việc dự giờ kiến tập của giáoviên. Thông qua việc ghi chép các kiến thức, các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm .Đặc biệt kết quả được thể hiện qua hiệu quả công tác dạy và học. Kiểm tra việcbồi dưỡng thường xuyên theo các chu kỳ mà ngành đã triển khai. Kiểm tra việcđổi mới phương pháp giảng dạy với tinh thần “Lấy học sinh làm trung tâm”,kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học qua các tiết dạy trên lớp, qua sổ ghi chépcủa thư viện nhà trường .Các hình thức kiểm tra :– Kiểm tra toàn diện giáo viên theo kế hoạch của nhà trường đã được thông quahội nghị cán bộ giáo viên đầu năm học (kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ, dự giờthăm lớp, khảo sát chất lượng học sinh, các loại hồ sơ và các hoạt động công táccủa giáo viên).– Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra hồ sơ giáo án, kiểm tra việc thực hiện chương trình,thời khoá biểu, kiểm tra việc chấm chữa bài của giáo viên …– Kiểm tra đột xuất: Dự giờ thăm lớp báo trước 5 phút, khảo sát chất lượng họcsinh, thẩm định kết quả học tập của học sinh, hồ sơ giáo án …

11

h. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn xã Hoàng Giang.Trong những năm gần đây công tác xã hội hoá trên địa bàn đã được quantâm và phát triển mà lực lượng chính thúc đẩy công tác này là đội ngũ giáo viênlàm công tác đứng lớp.Về phía ban giám hiệu:Ngoài công tác tham mưu, chỉ đạo chuyên môn và các hoạt động trong nhàtrường, tôi được tập thể cán bộ giáo viên, Đảng viên tín nhiệm bầu làm Chủ tịchCông đoàn; Chi hội phó chi hội khuyến học; Chi hội phó chi hội chữ thập đỏ.Qua công tác này, tôi có dịp tiếp cận đội ngũ cán bộ cốt cán ở địa phương, thôngqua các hội nghị mở rộng, giao ban hàng tháng tôi đã tận dụng mọi cơ hội cũngnhư điều kiện có thể để làm tốt công tác tuyên truyền vận động mọi thành viên,mọi tổ chức ngoài nhà trường tham gia công tác giáo dục: Kết hợp với Mặt trậntổ quốc xã, Hội khuyến học xã phát quà cho những học sinh có hoàn cảnh đặcbiệt khó khăn, những học sinh nghèo có thành tích trong học tập trong mỗi dịptết đến xuân về, …Tận dụng các điểm mạnh từ các tổ chức đoàn thể cũng như sự phối kếthợp trong giáo dục giữa nhà trường – gia đình và xã hội chúng ta có thể giúp trẻphát triển nhân cách của mình ở mọi lúc mọi nơi. Cũng qua đó, chúng ta dễ dàngtạo được sân chơi cũng như cho trẻ thể hiện kiến thức kĩ năng, các chuẩn mực,hành vi mà các em có được trong học tập, trong hoạt động tại nhà trường.Trong thời kì hội nhập và phát triển của đất nước, xã hội Việt Nam chịu sựảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố văn hoá. Là nhân tố cấu thành nên xã hội, trẻsẽ chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của xã hội tới các em. Vậy để giúp nhân cách trẻphát triển theo chiều hướng tích cực thì công tác giáo dục trẻ phải diễn ra mộtcách bền bỉ lâu dài và sâu rộng.Đặc biệt là khi học sinh nghỉ học, ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân làmcông tác tư tưởng để học sinh đến lớp chúng tôi tận dụng cơ hội từ sự thúc đẩymạnh mẽ của Lãnh đạo thôn, Bí thư đoàn và các tổ chức Hội như: Khuyến học,Phụ nữ, Đoàn… do đó tình trạng học sinh bỏ học ở trường Tiểu học Hoàng Giangkhông xảy ra.Về phía giáo viên:Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về sự nghiệp giáo dục chính là dodân, vì dân. Người giáo viên cần tạo được mối quan hệ tốt đối với phụ huynhhọc sinh mà phải thực sự là chỗ dựa tin cậy của nhân dân trong việc giáo dục thếhệ trẻ.Để khích lệ, động viên phong trào dạy và học nâng cao chất lượng vàocuối năm học, hàng năm nhà trường tổ chức khen thưởng, tuyên dương từ nguồnkinh phí trong ngân sách. Và phát huy vai trò của các đoàn thể ngoài nhà trườngtạo điều kiện để họ trực tiếp tham gia công tác giáo dục bằng sự động viên phongtrào, ban giám hiệu nhà trường lập danh sách giáo viên, học sinh có thành tích13

2009 – 20102010 – 2011( Học kỳ I )

Giỏi

Khá

SL

%

SL

%

Yếu

9

50

7

39

2

11

0

0

12

67

6

33

0

0

0

0

SL

%

Bảng 2: Kết quả kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt:Năm học

Lần ktra

SL

SL

SL

Bảng 3: Kết quả kiểm tra định kỳ môn Toán:Năm học

2009-2010

2010-2011

Lần ktra

SL

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

Qua bảng thống kê ta thấy chất lượng đại trà đã từng bước được nâng lên.Tính đến thời điểm giữa kì II của năm học 2010 – 2011, tỷ lệ khá, giỏi của môntoán đạt 76,9%, tỷ lệ yếu chỉ còn 4,6%; môn Tiếng Việt tỷ lệ khá, giỏi đạt 82,5%,tỷ lệ yếu chỉ còn 4,6%. Với kết quả đạt được như vậy, tôi tin chắc rằng chấtlượng đại trà ở trường Tiểu học Hoàng Giang đang có bước chuyển mình rất lớn.* Những bài học rút ra từ thực tiễn công tác tại trường Tiểu học HoàngGiang:Nhiệm vụ của giáo dục là quan trọng và hết sức nặng nề. Giáo dục là mụctiêu chiến lược trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, khác với các ngành khác, sảnphẩm của giáo dục là con người (không cho phép để lại phế phẩm) thì công tácgiáo dục trong nhà trường thực sự giữ vai trò to lớn. Điều đó sẽ trả lời cho câuhỏi: ” Tại sao ngành giáo dục Việt Nam trong hai năm gần đây đang thúc đẩy cáccuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đào tạo” .Để giúp cho công tác giáo dục thực sự hiệu quả thì mỗi đơn vị trường họcphải thực sự là cái nôi của văn hoá làm sao cho mỗi đội ngũ, tổ chức, cá nhân….mang đúng bản chất giáo dục. Muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi, muốn có trò tốtphải có thầy tốt vì ” Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noitheo”. Mỗi kế hoạch, mỗi hoạt động, mỗi việc làm đều thực sự có hiệu quả thiếtthực và mang tính giáo dục cao.15

Để làm tốt vấn đề này thì người đứng mũi chịu sào là đội ngũ cán bộ quảnlí phải thực sự có năng lực lãnh đạo, có chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tốtvề tham mưu và là những người dám nghĩ dám làm và thực sự là người cha, người mẹ mẫu mực.– Phải xây dựng được kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho từng giai đoạn giáo dục và chitiết hơn là từng năm, từng kì, từng tháng và đặc biệt là từng tuần trên cơ sở có sựtrưng cầu ý kiến và đi đến thống nhất cao.– Biết phát huy sức mạnh của tập thể tổ chuyên môn, sự giúp đỡ tận tình của đồngnghiệp trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho thành viên của tổ. Tổchuyên môn phải mạnh dạn đánh giá những mặt mạnh mặt yếu của từng thànhviên thì thành viên trong tổ mới phát huy hết khả năng của mình, đồng thời biếtkhắc phục những yếu kém .– Phát huy được nội lực của từng cá nhân, tập thể, tổ chức các đoàn thể, … để điđến những lựa chọn sáng suốt, quyết định đúng đắn.– Xây dựng được khối đoàn kết nhất trí cao trong hoạt động và đặc biệt là trongquan hệ nội bộ ban giám hiệu và trong hội đồng nhà trường.– Thường xuyên đánh giá kiểm tra kế hoạch hoạt động để rút ra ưu, khuyết điểm.Trên cơ sở đó phát huy tốt mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu một cách kịpthời.– Phối hợp nhịp nhàng các yếu tố: gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dụcđể công tác giáo dục được đồng bộ và liên tục.– Chúng ta cũng đừng bỏ qua yếu tố lợi ích và phải biết đặt lợi ích tập thể lêntrên lợi ích cá nhân. Trong ngành giáo dục thì cần đặt lợi ích của học sinh thânyêu lên hàng đầu.

C. Kết luận và kiến nghị:I. Kết luận:

16

kinh nghiệm cũng chỉ là kinh nghiệm và bản thân tôi chỉ áp dụng thực hiện ở đơnvị mình. Chắc rằng cũng không tránh khỏi các khiếm khuyết mong các đồngnghiệp tham khảo, góp ý, bổ sung để kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cám ơn !Hoàng Giang, ngày 10 tháng 3 năm 2011.

Người viết

Lê Thị Hoa

18

Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đại Trà Môn Toán Ở Bậc Tiểu Học

Trong dạy học toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng bộ môn toán có một vị trí rất quan trọng. Học toán là một hoạt động trí tệ khó khăn, phức tạp. Để nâng cao chất lượng môn học ở học sinh yếu kém vươn lên khá, trung bình và cao hơn nữa, quả là một quá trình hết sức nan giải. Đặc biệt là ở học sinh tiểu học ý thức học tập chưa cao, các em chưa hiểu được học để làm gì? Học cho ai? vv

Học toán không chỉ nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi phải nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa các dạng toán. Đồng thời qua việc học toán rèn luyện những đức tính, phong cách làm việc của người lao động. Song việc cải tiến thường chỉ tập trung vào phía “dạy của thầy, ” việc học của trò” ở lớp . Còn việc học ở nhà thế nào ? Giáo viên chưa có biện pháp kiểm soát cụ thể .Mới chỉ thông qua việc làm bài thôi thì chưa được vì các em không làm bài mà nhờ anh chị làm rồi chép lại để đối phó .Khi đến lớp phần lớn các em thường lúng túng, không làm bài được .

Việc nắm kiến thức chỉ có thể hoàn thành khi học sinh tự tiêu hóa kiến thức rồi vận dụng chúng vào những tình huống mới từ đó các kĩ năng cơ bản được hình thành – Học sinh sẽ nhớ lâu kiến thức thì chất lượng dạy học được nâng cao. Muốn vậy học sinh phải có quá trình tự giác học bài và làm bài ở lớp cũng như ở nhà sau khi nắm được kiến thức.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ MÔN TOÁN Ở BẬC TIỂU HỌC A. MỞ ĐẦU Trong dạy học toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng bộ môn toán có một vị trí rất quan trọng. Học toán là một hoạt động trí tệ khó khăn, phức tạp. Để nâng cao chất lượng môn học ở học sinh yếu kém vươn lên khá, trung bình và cao hơn nữa, quả là một quá trình hết sức nan giải. Đặc biệt là ở học sinh tiểu học ý thức học tập chưa cao, các em chưa hiểu được học để làm gì? Học cho ai? vv Học toán không chỉ nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi phải nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa các dạng toán. Đồng thời qua việc học toán rèn luyện những đức tính, phong cách làm việc của người lao động. Song việc cải tiến thường chỉ tập trung vào phía "dạy của thầy'', " việc học của trò" ở lớp . Còn việc học ở nhà thế nào ? Giáo viên chưa có biện pháp kiểm soát cụ thể .Mới chỉ thông qua việc làm bài thôi thì chưa được vì các em không làm bài mà nhờ anh chị làm rồi chép lại để đối phó .Khi đến lớp phần lớn các em thường lúng túng, không làm bài được . Việc nắm kiến thức chỉ có thể hoàn thành khi học sinh ''tự tiêu hóa'' kiến thức rồi vận dụng chúng vào những tình huống mới từ đó các kĩ năng cơ bản được hình thành - Học sinh sẽ nhớ lâu kiến thức thì chất lượng dạy học được nâng cao. Muốn vậy học sinh phải có quá trình tự giác học bài và làm bài ở lớp cũng như ở nhà sau khi nắm được kiến thức. Học trên lớp , tự học ở nhà là hai nhân tố có tác động qua lại mạnh mẽ với nhau. Học sinh học tốt những giờ trên lớp thì phải có sự chuẩn bị kiến thức từ những năm học trước, các bài trước đó và ngược lại . Việc tự học của học sinh chiếm nhiều thời gian vì một ngày các em chỉ học 4 giờ ở trường còn ở nhà các em có cả một thời gian dài để học . Từ những điều trên , bản thân tôi thấy rằng việc nâng cao chất lượng đại trà môn toán, xây dựng nề nếp tự giác học tập của học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng . B-/ THỰC TRẠNG : Trong năm học 2009 - 2010 tôi được phân công dạy lớp 3E. Phần lớn lực học của các em còn rất yếu, thông thường những học sinh yếu là những em nhà ở xa trường . Qua nhiều năm công tác ở trường, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục thua kém ở các vùng trung tâm là bởi vì các em chưa có nề nếp tự học ở nhà. Đa số các em đi học về bỏ sách vở đó sáng mai lại tới lớp, hoặc nhờ anh chị làm bài giúp rồi chép vào coi như đã làm xong bài tập. Phụ huynh thì đa số làm nông suốt ngày ngoài đồng cũng ít khi lo việc học của con, thường chỉ hỏi cho xong. Đến khi giáo viên liên hệ mới nhận thấy là chưa có thời gian lo cho con. Có rất nhiều lý do dẫn đến các em không học bài ở nhà : Do hoàn cảnh sống : Do hoàn cảnh gia đình khó khăn cha mẹ phải làm tối ngày ngoài đồng nên thường ít quan tâm tới việc học của con em mình ,do gia đình đông con , do kinh tế khó khăn, do nhiều phụ huynh còn chưa thành thạo đọc, viết còn sai chính tả dẫn đến không kèm được con em học. Học sinh lớp 3 lớn vì vậy phải giúp bố mẹ làm viêïc nhà có nhiều em sáng đi học chiều về phải đi chăn trâu hoặc trông em cho bố mẹ đi làm. Một phần các em dựa vào một số việc để viện lí do không làm bài, học bài có nhiều học sinh điều kiện học tập còn thiếu thốn. Do các em và cha mẹ chưa coi trọng việc học mới chỉ xem là học sao cho biết chữ . Các em chưa mắc cỡ khi thấy mình thua kém bạn bè nên chưa có ý thức tự phấn đấu. C- GIẢI PHÁP Trước những thực trạng trên, bản thân tôi luôn băn khoăn tìm tòi bằng cách nào để xây dựng được nề nếp học tập ở nhà cho học sinh giúp học sinh tham gia học một cách tự giác . 1- Về tâm lý : Luôn tạo cho học sinh niềm tin yêu, phấn đấu trong học tập để bằng bạn, khuyến khích động viên các em khi có tiến bộ dù rất ít. Dịu dàng nhưng nghiêm khắc, xử lý công bằng trên mọi phương diện để các em có lòng tin dẫn đến ham học, thích học. Hiểu hoàn cảnh của mỗi học sinh nhất là những khó khăn mà các em chưa thể vượt qua để có biêïn pháp riêng. Đề ra biện pháp thưởng phạt hợp lý để khuyến khích học sinh tự học ở nhà. Thường xuyên kiểm tra việc học tập của các em bằng nhiều hình thức như : Đến tận gia đình xem buổi chiều các em học như thế nào. 2- Về nề nếp : Xây dựng được ý thức tự giác trong học tập của các em. Phân được luồng học sinh giỏi - Khá - Trung bình - Yếu nhưng tuyệt đối không tỏ ra thiên vị, ghét bỏ học sinh . Đan xen học sinh khá giỏi với học sinh trung bình, yếu ngay trong mỗi bàn học. D- VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1- Xây dựng đội ngũ tự quản : Ngay trong tuần đầu giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng được đội ngũ tự quản có trách nhiệm, có năng lực để giúp giáo viên trong việc quản lý lớp. Xây dựng được nhóm học tập gồm những học sinh ở gần nhà nhau có học sinh kha, giỏi,trung bình, yếu , cử nhóm trưởng . 2- Thực hiện tốt 15 phút ôn bài đầu giờ : Các nhóm trưởng học tập kiểm tra phần tự học ở nhà của các bạn trong nhóm mình theo thời khóa biểu. Riêng môn toán kiểm tra việc làm bài ở nhà đúng hay sai. Nếu có bạn làm sai thì nhóm cử một bạn chỉ và giảng lại cho bạn hiểu. Sau đó nhóm trưởng báo cao với lớp phó học tập, lớp phó học tập gọi những bạn đó làm lại trên bảng. Dưới lớp các bạn kiểm tra bảng cửu chương theo cặp ( qua ,lại ). 3- Xây dựng cách kiểm tra bài và học bài cho phụ huynh và học sinh : a- Đối với học sinh : Ngay từ đầu năm học giáo viên phải xây dựng cách học bài và thời gian học ở nhà cho các em . Đi học về ăn cơm ,nghỉ ngơi xong : - 7 giờ: 9 giờ : xem bài ngày hôm sau . -Sáng hôm sau: 5 giờ 30 phút 6 giờ ôn lại bài cũ b- Đối với phụ huynh học sinh : Ví dụ : Tiết toán nhân với số có một chữ số. Phụ huynh cho học sinh đọc thuộc lại toàn bộ bảng cưủ chương đã học. Vở của các em và việc làm bài có đầy đủ không, các em có thuộc bài không ( có thể cho anh ,chị kiểm tra bài của em ). Đối với học sinh phải giúp bố mẹ vào buổi sáng, các em sẽ học bài vào sáng sớm và buổi tối . 4- Kiểm tra việc học ở nhà của học sinh : Ngay từ đầu năm học giáo viên đến thăm gia đình liên hệ rõ học lực của các em. Từø đó GV cùng gia đình thống nhất cách giáo dục, kèm cặp, kết hợp xây dựng, kiêm tra góc học tập của các em thường xuyên. Trao đổi với phụ huynh xây dựng góc học tập cho con em mình. Giáo dục thường xuyên trong các buổi học để xây dựng ý thức học tập cho các em. Tạo điều kiện để đến kiểm tra việc học của các em không báo trước để cho học sinh thêm tự giác học bài khi không có ai nhắc nhở, kèm cặp bên cạnh. 5- Xây dựng nề nếp tự học ở nhà thông qua các tiết học trên lớp : Ở trên lớp GV cũng luôn rèn cho học biết lập kế hoạch giải một bài toán theo trình tự đồng thời biết cách lập kế hoạch giải một bài toán theo các bước cụ thể. Ví dụ: Giải một bài toán chúng ta phải: * Đọc đề: Hiểu yêu cầu, giả thuyết của đề bài. * Lập kế hoạch giải: Theo lôgic. * Giải: Theo trình tự nhất định. E-/ KẾT QUẢ: Qua một thời gian thực hiện đã dần dần đưa các em vào nề nếp. Học sinh tự giác học bài hơn, đồng thời rất yêu thích môn toán. từ đó các em làm bài ở nhà đầy đủ hơn,tích cực hơn trong việc chuẩn bị bài trước. Không còn học sinh không học bài, làm bài ở nhà, đặc biệt là ở môn toán. từ đó chất lượng của lớp học ngày càng được nâng lên . G- KẾT LUẬN : Để thực hiện tốt chương trình thay sách nếu học sinh không có sự chuẩn bị trước bài ở nhà thì việc học bài trên lớp của các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn ,có thể không nắm được bài .Càng ngày càng không theo kịp chương trình cũng như các bạn cùng học .Vì vậy GV kiểm tra bài và việc học của các em một cách thường xuyên ngay từ đầu năm để xây dựng cho các em thói quen tự học và phải học bài ,xem trước bài trước khi đến lớp . Đưa học sinh vào nề nếp và luôn có hứng thú cùng nhau học tập . Mong sự đóng góp ý kiến thêm của các đồng nghiệp để bài viết này hoàn thiện hơn. Eakar, ngày 26 tháng 04 năm 2010 Người viết Trương Thị Cử

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đại Trà Môn Hóa Học

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh yếu kém môn hóa học(Ngày 17/05/2013 – 11:09:48)Chất lượng giáo dục luôn luôn là điều trăn trở đối với các nhà quản lý giáo dục nói chung cũng như đối với người giáo viên nói riêng. Trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như : “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Qua thực hiện các cuộc vận động này đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục. Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng thật sự của giáo dục hiện nay ở bậc THCS còn có một số tồn tại chưa giải quyết được. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải tìm những nguyên nhân yếu kém một cách chính xác, phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách quan.Từ đó bình tĩnh đưa ra những giải pháp tích cực sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng.Trong những năm qua, một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ học sinh trong các lớp càng tăng. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh khai thác tối đa bài giảng của thầy, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức,… so với những học sinh khác. Cần xem xét những học sinh này với những đặc điểm vốn có của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả tối đa, tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn thường trực trong học tập. Đó chính là điều mà bản thân tôi muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu.Để giải quyết vấn đề đó tôi xin nêu lên một số nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên như sau: I. NGUYÊN NHÂN:1. Từ học sinh:– Học sinh không hứng thú học tập bộ môn: Khác với các môn khác, môn Hóa học có nhiều khái niệm trừu tượng, do đó học sinh tiếp thu kiến thức ngày càng khó khăn và thiếu hụt.– Học sinh học yếu môn toán, lý khó có khả năng tiếp thu kiến thức môn Hóa học do đó sợ môn Hóa và không ham thích học Hóa. – Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập Hóa học.– Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.2. Từ giáo viên:– Chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.– Chưa cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng thực hành Hóa học.– Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề quá cao hoặc quá thấp đối với học sinh.– Chưa tạo được không khí học tập thân thiện. Giáo viên chưa phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.– Phương pháp dạy học chậm đổi mới: Nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn: không có thí nghiệm trên lớp, bỏ giờ thực hành thí nghiệm, phương tiện dạy học nghèo nàn, lạc hậu.– Việc kiểm tra, đánh giá chưa nghiêm túc, chưa có tác dụng khích lệ học sinh trong học tập, thậm chí còn tạo điều kiện cho học sinh chây lười.– Chưa tổ chức được các buổi ngoại khóa, những hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tham gia.3. Từ phụ huynh học sinh và xã hội:– Học sinh là con em nhân dân lao động, nghèo ít có điều kiện đầu tư việc học cho con cái.– Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng việc học tập của con em họ cho nhà trường.– Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn các em.II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:Từ những nguyên nhân trên tôi xin đề ra các biện pháp cụ thể như sau:1. Tạo động cơ, gây lòng

Skkn: Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đại Trà

A- ĐẶT VẤN ĐỀ1- Lời nói đầu.Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển, lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách – nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ Đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam.Tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Điều 2 Luật giáo dục đã ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nghĩa là giáo dục, đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ “đức, trí, thể, mĩ”. Công việc này không ai có thể làm được ngoài những nhà giáo dục và quản lý giáo dục.Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn. Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó chính là sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng miền.Ở các trường vùng cao, vùng xa – nơi tập trung con em dân tộc thiếu số theo học, hẳn các quý thầy cô cũng như tôi có những băn khuăn trong quá trình dạy học. Vậy, dạy như thế nào? Học như thế nào để nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh tại địa phương nơi chúng ta công tác?Học sinh dân tộc thiểu số có nhiều đặc thù riêng về hoàn cảnh sống và tư duy suy nghĩ. Làm thế nào để chất lượng dạy và học được nâng cao? Làm thế nào để đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ “đức, trí, thể, mĩ”?. Đó vẫn còn là một câu hỏi, khó có lời giải trọn vẹn.Thanh Sơn là một xã vùng cao của huyện Như Xuân, phần lớn nhân dân trong xã là người dân tộc Thái và thuộc diện đói nghèo, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại vô cùng vất vả. Trường THCS Thanh Sơn đóng trên địa bàn trung tâm xã, cơ sở vật chất khó khăn; đội ngũ cán bộ – giáo viên còn thiếu nhiều, trình độ chuyên môn không đồng đều. Chất lượng dạy và học còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chất lượng đại trà còn thấp. Là một cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường, trong quá trình giảng dạy và công tác bản thân tôi thường xuyên trăn trở, suy nghĩ tìm mọi cách để cùng tập thể sư phạm nhà trường và lãnh đạo địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn, khai thác các điều kiện thuận lợi và các nguồn lực để áp dụng vào thực tế nhà trường, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.Xuất phát từ những lý do nêu trên, sau một thời gian dài tìm tòi, nghiên cứu, tôi mạnh dạn lựa chọn và đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đại trà ở trường THCS Thanh Sơn – Như Xuân”, với mong muốn được góp phần nhỏ cùng tập thể giáo dục nhà trường và nhân dân địa phương tìm ra hệ thống các giải pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà ở trường THCS xã Thanh Sơn – một xã vùng cao còn nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội.2- Mục đích nghiên cứu.Tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng giáo dục đại trà của học sinh.3- Nhiệm vụ nghiên cứu.3.1- Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà ở trường THCS.3.2- Nghiên cứu thực trạng công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà ở trường THCS Thanh Sơn, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.4- Đối tượng nghiên cứu.Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đại trà ở trường THCS Thanh Sơn – Như Xuân.5- Phương pháp nghiên cứu.– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.– Phương pháp điều tra.– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.– Phương pháp toán học.6- Kế

Tham Luận Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đại Trà

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại trà

Chất lượng giáo dục là chất lượng sản phẩm của giáo dục. Mà sản phẩm của giáo dục và đào tạo lại chính là học sinh. Nói cụ thể thì chất lượng của giáo dục là đào tạo ra các thế hệ học sinh vừa phải có đư ợ c các kiến thức kỹ năng cơ bản, có các chuẩn mực về thái độ sau một quá trình học.

* Để làm tốt công tác này cần phải phối hợp chặt chẻ của tất cả các bộ phận chức năng.

Với Tổ chuyên môn

TCM có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của BGH nhà trường; thường xuyên giám sát, kiểm tra GV việc giảng dạy thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về chương trình, nội dung kế hoạch giảng dạy; tham gia chỉ đạo và trực tiếp giám sát GV làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu, kém; giám sát GV nghiêm túc thực hiện việc dạy thêm theo đúng quy định, theo nguyện vọng của phụ huynh và HS; tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà và giáo dục đạo đức xây dựng nếp sống mới cho HS, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

TCM chỉ đạo các thành viên duy trì nghiêm túc kỷ cương nề nếp dự giờ đồng nghiệp, thực tập thao giảng, Khuyến kích GV tự làm đồ dùng dạy học, thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học. thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện lối sống, tác phong, giữ gìn bảo vệ truyền thống nhà giáo.

TCM chỉ đạo thực hiện và động viên GV tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng các giờ dạy hàng ngày; làm tốt công tác động viên, khích lệ GV tích cực tham gia phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, các đợt hội giảng do nhà trường phát động; chỉ đạo góp ý thiết kế bài dạy và rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong các giờ hội giảng.

Với giáo viên bộ môn

GVBM xây dựng kế hoạch cá nhân trong nội dung chương trình môn mình giảng dạy đúng với quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đổi mới cách soạn bài, áp dụng tốt các phương tiện và phương pháp dạy học tích cực để từng bước nâng cao hiệu quả giờ dạy. Nâng cao chất lượng các giờ dạy bằng cách đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng lứa tuổi và từng đối tượng HS ở những lớp mình giảng dạy; thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ qua các khóa học, lớp học chuyên môn của ngành hoặc tự học qua các tài liệu, qua các giờ dạy của đồng nghiệp, qua các tiết dạy của bản thân được đồng nghiệp rút kinh nghiệm hoặc tự rút kinh nghiệm.

GVBM chuẩn bị kỹ nội dung bài trước khi lên lớp, xác định đúng mục đích yêu cầu, trọng tâm của bài để khắc sâu kiến thức cơ bản, các kĩ năng cần thiết cho HS. Thường xuyên liên hệ với thực tế, ứng dụng CNTT vào các giờ dạy, kết hợp tốt các phương pháp dạy học để tăng tính hứng thú của học sinh, tạo sự phấn khởi và niềm yêu thích môn học. Với các tiết luyện tập cần có phương pháp giải phù hợp, định hướng với từng loại bài tập, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra ( tránh cách nghĩ chủ quan đơn giản chỉ chọn chữa bài khó bỏ qua bài dễ); hướng HS tìm ra các phương thức tổng quát, cách giải với từng kiểu đề bài giúp HS nắm vững lý thuyết, biết vận dụng vào thực hành và có hứng thú học tập.

GVBM cần nhớ từng đối tượng HS trong lớp mình giảng dạy, hiểu tâm lý, lực học từng em để có cách dạy, giao bài tập sao cho phù hợp. Trong bài giảng cần có cử chỉ, ánh mắt, giọng nói bộc lộ sự tự tin vào kiến thức, quan tâm đều đến tất cả các em tạo sức hút cho bài giảng và tạo được không khí học tập thân thiện, tích cực.

GVBM chủ động ôn tập cho HS trước các kỳ thi; cho HS tập luyện nhiều dạng bài bám sát với kiến thức cơ bản cũng như một phần nâng cao với đối tượng khá giỏi; cho HS nghiêm túc chấm điểm bài làm của mình hoặc chấm bài của bạn, dưới sự hướng dẫn của GV; cho HS đánh giá đúng thực chất lực học bản thân để tự rút ra kinh nghiệm và cố gắng trong những đợt kiểm tra, các kỳ thi.

GVBM nghiêm túc thực hiện việc ra đề, coi kiểm tra đến việc chấm, chữa bài cho HS; khi chấm chú ý chỉ ra những lỗi sai và hướng dẫn cho HS tự sửa từ các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết đến các bài thi định kỳ và kiểm tra học kỳ; không nên lấy điểm số làm áp lực với các em; tạo điều kiện thuận lợi để HS mạnh dạn thể hiện bản thân, sửa chữa nhược điểm; chấm và công bố điểm phải khách quan, công bằng tạo không khí thi đua trong học tập với HS.

GVBM luôn phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để trao đổi thông tin và có những phương pháp giáo dục hiệu quả; luôn biết động viên, khích lệ với những tiến bộ dù rất nhỏ của các em. Với những HS cá biệt phải động viên tâm tình gần gủi có cách hướng dẫn, uốn nắn các em kịp thời.

Đối với GV trẻ tuổi nghề còn ít phải tăng cương thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm.

Với giáo viên chủ nhiệm

GVCN làm tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp .

Mỗi GVCN phải là một nhà tâm lý để hiểu, quan tâm, động viên, khích lệ kịp thời đối với những tiến bộ của HS trong lớp (từ những tiến bộ dù là nhỏ nhất); là một người bạn thực sự để HS chia sẻ những tâm sự; là một người thân luôn bên cạnh các em để có những lời khuyên giúp các em tháo gỡ và giải quyết những khó khăn, khúc mắc trong học tập cũng như trong cuộc sống. Từ đó sẽ tạo nên cơ sở nền tảng chất lượng giáo dục đại trà đi vào thực chất và bền vững.

GVCN hướng dẫn, khích lệ cho HS giúp đỡ bạn trong học tập; chỉ đạo HS học nhóm, cho HS chọn nhóm bạn, đôi bạn “cùng tiến” và phân công bạn có lực học khá giỏi giúp đỡ bạn yếu kém; luôn tạo không khí học tập vui vẻ, thân thiện, hiệu quả trong lớp.

GVCN áp dụng các tiết dạy hoạt động ngoài giờ lớp lớp để giáo dục đạo đức và dạy kỷ năng sống cho học sinh để khuyến khích học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội. Đối với các học sinh hay trốn học đi đánh điện tử GVCN phải kết hợp với GVBM,TPTĐ, nhà trường,gia đình theo giỏi giờ giấc học buổi sáng và buổi chiều để kịp thời uốn nắn và ngăn chặn các em.

Với học sinh

HS thực hiện nhiệm vụ của học .

HS nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường; xác định rõ động cơ, mục đích học tập và luôn có ý thức phấn đấu; tiếp thu kiến thức tích cực; luôn tìm tòi, sáng tạo trong học tập; học tập chăm chỉ và yêu thích tất cả các môn học.

HS thực hiện nghiêm túc những quy định của GVBM về việc làm bài tập ở lớp và ở nhà; thực hiện những quy định về điểm kiểm tra miệng, các bài kiểm tra viết do GVMB yêu cầu; nghiêm túc thực hiện chống tiêu cực trong kiểm tra, thi cử do nhà trường đề ra để có được những kết quả kiểm tra thực chất.

Người viết Hoàng Thị Liên