Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Luận Văn Đề Tải Rủi Ro Tín Dụng Và Các Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Công Thương Đồng Tháp

1.1. Sự cần thiết của đề tài Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong giai đoạn đầu Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, không những đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả những cá nhân có nguồn vốn hạn hẹp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như những cá nhân phải luôn tìm cách hoàn thiện mình hơn nữa nếu không muốn bị đào thải trước sự lớn mạnh của các công ty nước ngoài đang hoạt động trong nước. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề dễ thực hiện, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn sẵn có của mình thì các doanh nghiệp cũng như những cá nhân không phải là đối thủ của các công ty đó. Vì thế cần phải mở rộng quan hệ hợp tác với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các Doanh nghiệp cũng như những cá nhân. Có thể nói Ngân hàng là mạch máu nuôi sống nền kinh tế, có một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thúc đẩy quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn trong xã hội. Mối quan hệ tài chính giữa các Ngân hàng Thương Mại với các Doanh nghiệp và các cá nhân sẽ tác động tích cực, trực tiếp đến quy mô sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ, muốn mở rộng sản xuất kinh doanh bắt buộc phải có nguồn tài chính dồi dào, có mở rộng quan hệ tín dụng với các Ngân hàng để giúp các doanh nghiệp và cá nhân đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo thêm việc làm mới cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang phải gánh chịu sức ép rất lớn, vừa phải đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, vừa đối mặt với những thử thách không nhỏ về đối thủ cạnh tranh và phạm vi hoạt động. Các hiệp hội tín dụng, các nhà môi giới, các công ty bảo hiểm, đang giành một phần lớn thị trường tiền gửi và thị trường tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, khi Ngân hàng càng mở rộng quy mô hoạt động của mình thì phải chấp nhận thử thách và rủi ro, bởi lẽ hoạt động Ngân hàng là một hoạt động khá phức tạp và hàm chứa nhiều rủi ro. Việc hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh là điều quan tâm của mọi nhà quản trị Ngân hàng. Trong hoạt động của các Ngân hàng, bên cạnh các rủi ro thông thường (rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường ) còn phải chịu thêm rủi ro tín dụng do đặc điểm của loại hàng hoá đặc biệt mà nó kinh doanh. Như vậy vấn đề cấp bách nhất hiện nay trong quản trị là làm sao để đảm bảo an toàn tín dụng nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng cho nên em đã chọn đề tài: “Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp “. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiện trạng hoạt động tín dụng từ đó đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng để từ đó tìm ra những biện pháp đề phòng rủi ro, nhằm tối thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đi sâu vào doanh số cho vay, thu nợ, tình hình dư nợ và nợ quá hạn qua 3 năm từ 2004 – 2006 của Ngân hàng để thấy được mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động tín dụng, đồng thời hiểu rõ hơn về tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thời gian qua. Từ đó đề ra những giải pháp và kiến nghị để góp phần khắc phục và phòng ngừa rủi ro để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động tín dụng. 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp, tập trung đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng, quá trình xử lý nợ, tình hình quản lý rủi ro qua đó đánh giá về hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm từ 2004 – 2006 qua các số liệu thu thập được tại Ngân hàng. Qua đó có thể đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro tại Ngân hàng.

Luận Văn Đề Tài Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Và Các Biện Pháp Hạn Chế Rủi Ro

1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng tăng cao. Việt Nam là một nước có nền kinh tế mở nên không tránh khỏi những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro. Trước tính cấp thiết đó, đề tài “Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và các biện pháp hạn chế rủi ro” được tiến hành nghiên cứu những nguy cơ tiềm ẩn, tình hình kinh doanh tín dụng thực tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam để từ đó tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp hữu ích cho việc quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: -Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. -Phạm vi nghiên cứu là các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu: Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm tham khảo các sách về quản trị rủi ro, tham khảo các tài liệu trên mạng internet, tạp chí chuyên ngành và hệ thống hoá. 4. Bố cục của đề tài: Đề tài gồm lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương: – Chương 1: Tổng quan về môn học quản trị rủi ro. – Chương 2: Thực trạng và giải pháp về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. – Chương 3: Nhận xét, đánh giá môn học.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

Thư viện tài liệu Phong Phú

Hỗ trợ download nhiều Website

Nạp thẻ & Download nhanh

Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

Nhận nhiều khuyến mãi

Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY

DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN

Tìm Giải Pháp Cho Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng

(DĐDN) – Theo chuyên gia khi các ngân hàng áp dụng Basel II sẽ thay đổi gần như toàn bộ phương thức kinh doanh cũng như quản lý rủi ro từ khâu quản trị doanh nghiệp đến quy trình, giải pháp, công cụ hệ thống đánh giá,…

Tại Việt Nam, các ngân hàng dự báo tăng trưởng mạnh trong năm nay nhờ nhu cầu tín dụng mạnh mẽ. Tuy vậy, kinh tế Việt Nam vẫn còn có những quan ngại về tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi ở mức cao. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh rằng tốc độ và chất lượng tăng trưởng tín dụng sẽ được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là tín dụng sử dụng cho các doanh nghiệp với những rủi ro tiềm ẩn cao.

Nói về thực trạng trong quản lý rủi ro tín dụng, ông Lê Trung Kiên – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN cho biết: “Theo khảo sát hiện rất ít ngân hàng đạt được chuẩn mực mặc dù các ngân hàng đã làm nhiều giải pháp nhưng việc chỉ ra 1 con số tác động cụ thể đến kinh doanh hay thiết thực nhất là cổ tức của cổ đông HĐQT vẫn chưa đưa ra được câu trả lời rõ ràng”.

Ông Kiên phân tích thêm, nguồn nhân sự quản lý rủi ro tín dụng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu khi quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế; cơ sở dữ liệu, CNTT, quản trị thông tin còn lạc hậu, chưa tạo đầy đủ cơ sở hạ tầng để quản lý rủi ro; Khả năng đầu tư dành cho quản lý rủi ro còn hạn chế do chi phí cao nhất là đối với các ngân hàng quy mô nhỏ…

Giải pháp cho quản lý rủi ro tín dụng

Hiện nay các ngân hàng đều có bộ phận quản lý rủi ro, tuy nhiên trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ áp dụng basel II nên đứng trước nhiều thách thức hơn.

Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước này được coi là tiêu chuẩn tối thiểu để đánh giá các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, cũng như nhằm tăng cường hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh và quản lý nguồn vốn.

Bà Nguyễn Thùy Dương – đại diện EY Việt Nam cho rằng: “Xu hướng phát triển mô hình định lượng rủi ro tín dụng là tất yếu trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. EY có khả năng hỗ trợ cho cả ngân hàng Nhà nước và ngân hàng cổ phần lớn trên khắp Việt Nam trong việc phát triển mô hình xếp hạng tín dụng và phân tích các khoảng cách giữa hiện trạng với yêu cầu của chuẩn Basel II”.

Là đối tác của EY Việt Nam và cũng là một trong những DN đồng hành cùng các ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, ông Đinh Hà Duy Linh – Tổng Giám đốc Công ty HPT đã nhấn mạnh: “HPT sẵn sàng hỗ trợ các ngân hàng cải thiện năng lực quản lý rủi ro của mình với các giải pháp công nghệ và phần mềm quản lý rủi ro mà HPT phối hợp cùng đối tác triển khai”.

Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.

Hồng Hương

Tìm Cách Hạn Chế Rủi Ro Nợ Công

(BĐT) – Tỷ lệ nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm dần trong thời gian qua, cơ cấu vay nợ có chuyển biến tích cực, lãi suất các khoản vay giảm. Tuy nhiên, thực trạng nợ công vẫn còn đối mặt với một số rủi ro, điều này đòi hỏi những giải pháp hiệu quả về quản lý và phát triển thị trường nợ trong thời gian tới.

Đã có những chuyển biến tích cực

Bộ Tài chính cho biết, đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ công giảm còn khoảng 55% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,5% GDP, thấp hơn kế hoạch đầu năm là nợ công khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 52,2% GDP. Tốc độ tăng dư nợ công khoảng 7,9%/năm trong giai đoạn 2016 – 2019, bằng một nửa mức tăng 18,1%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015. Dự kiến, đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ công là 54,3% GDP, nợ Chính phủ là 48,5% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia là 45,5% GDP.

Đánh giá về thực trạng nợ công hiện nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, các chỉ tiêu nợ công nằm trong giới hạn an toàn được Quốc hội cho phép; để bảo đảm an toàn nợ công, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ bám sát mục tiêu, giải pháp đề ra, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh, tăng vay về cho vay lại và rà soát các hiệp định bảo đảm đúng quy định.

“Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, do nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn, chúng ta vẫn phải bội chi và vay nợ. Tuy nhiên, công tác quản lý nợ công giai đoạn 2016 – 2019 đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nợ công được kiểm soát tốt. Cơ cấu vay chuyển dịch dần theo hướng tăng vay trong nước giảm rủi ro tỷ giá, hỗ trợ phát triển thị trường vốn trong nước”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận xét.

Nếu năm 2011 dư nợ vay nước ngoài chiếm hơn 61% dư nợ Chính phủ thì đến nay đã đảo chiều khi tỷ trọng vay trong nước dự kiến cuối năm 2019 đạt 62,3% tổng dư nợ của Chính phủ (năm 2016 là 60,1%). Đồng thời, lãi suất vay đã giảm sâu, với mức bình quân năm 2019 là 4,51%, giảm mạnh từ mức 12,01% bình quân năm 2011.

Về giải pháp tăng cường quản lý nợ công, Bộ Tài chính sẽ tổ chức đối chiếu, rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu vay của các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng vốn vay công. Từ đó, đưa ra dự báo tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ sau năm 2020.

Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy phát triển sâu rộng thị trường vốn trong nước, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ, mở rộng cơ sở nhà đầu tư, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu, báo cáo Quốc hội về quản lý việc phát hành TPCP theo hướng bảo đảm kỳ hạn phát hành bình quân của cả năm trong khoảng từ 6 – 8 năm, gắn việc phát hành TPCP với phát triển thị trường trái phiếu.

Đáng chú ý, Bộ Tài chính cho biết sẽ kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện hạn mức nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, bảo đảm trong hạn mức được phê duyệt, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn.