Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Ở Nước Ta / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Vấn Đề Giải Quyết Việc Làm Ở Nước Ta Hiện Nay​​​​​?

Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề việc làm ở nước ta đã từng bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt đưọc những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

Tuy nhiên, thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh:

Ở khía cạnh cung – cầu lao động, việc làm mất cân đối lớn, cung lớn hơn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp, chỉ đạt trên, dưới 70%. Số doanh nghiệp trên đầu dân số còn thấp nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao động còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm cao, chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được người lao động gắn bó tận tâm với công việc.

Ở khía cạnh quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, việc làm và vai trò điều tiết của Nhà nước đối với quan hệ cung cầu lao động còn hạn chế. Sự kiểm soát, giám sát thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ. Chưa phát huy được vai trò của “tòa án lao động” trong giải quyết tranh chấp lao động. Cải cách hành chính hiệu quả thấp đối với bản thân người lao động và cả xã hội.

Cơ cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề thấp. Kỹ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp chưa cao. Các văn bản của Nhà nước hướng dẫn thực hiện các luật về lao động, việc làm và thị trường lao động chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm minh, gây áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm. Khả năng cạnh tranh yếu, nhất là ở những lĩnh vực yêu cầu lao động có trình độ cao. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi.

Hệ thống giao dịch trên thị trường lao động yếu kém. Hệ thống thông tin thị trường lao động, việc làm chính thức chưa phát triển mạnh, chưa có các trung tâm giao dịch lớn đạt hiệu quả khu vực. Cả nước chỉ có khoảng 200 trung tâm và trên 3.000 doanh nghiệp giới thiệu việc làm, lại tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, song hoạt động chưa hiệu quả, chưa thường xuyên nên mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thông tin của người lao động tìm việc làm.

Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt từ cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ bình diện trong nước đến ngoài nước. Một bộ phận doanh nghiệp không thích nghi kịp có nguy cơ phá sản, người lao động có nguy cơ thất nghiệp cao, thiếu việc làm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chất lượng nguồn lực lao động nước ta chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình hội nhập. Di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị, vào các khu công nghiệp tập trung và di chuyển ra nước ngoài kéo theo nhiều vấn đề xã hội nhạy cảm như “chảy máu chất xám, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới”…

Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra mục tiêu: “Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động… Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/ năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%… Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài”.

Kinh nghiệm 25 năm đổi mới cho thấy, muốn tạo nhiều việc làm và khả năng thu hút lao động lớn cần phải tăng cường đầu tư và mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chế biến và dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh.

Giải quyết vấn đề lao động – việc làm phải đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động cả nước, phục vụ tốt yêu cầu từng bước tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình năng suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản và hữu hiệu.

Biện Pháp Chủ Yếu Để Giải Quyết Tình Trạng Thiếu Việc Làm Ở Nông Thôn Nước Ta Hiện Nay Là

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

CÂU HỎI KHÁC

Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành trồng lúa của đồng bằng sông Cửu Long

Cây công nghiệp lâu năm của nước ta chủ yếu là

Đất feralit ở nước ta là loại đất thích hợp nhất để phát triển

Nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng

Vùng nào sau đây của nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất cả nước

Nơi nào sau đây không thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước lợ

Phát biểu nào sau đây đúng với nông nghiệp hàng hóa ở nước ta

Cho bảng số liệu: Dân số và số dân thành thị nước ta giai đoạn 1995-2014 Năm

Căn cứ vào Atlat trang 18, cho biết trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng nào sau đây

Vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta là

Căn cứ vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết loại cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên

Thu nhập bình quân của người lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do

Hãy cho biết quy mô dân số nước ta năm 2007?

Thành phần kinh tế nào vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta

Đô thị đầu tiên của nước ta là

Cho bảng số liệu sau Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta giai đoạn 2000- 2014

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết cây công ngiệp nào sau đây không phải

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại 2 ở đồng bằng Sông Cửu Long (năm 2007) là

Căn cứ vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả

Cho biểu đồ sauBiểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền là

Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là

Đô thị nào sau đây của nước ta không trực thuộc trung ương

Sự phân bố dân cư nước ta chưa hợp lí đã ảnh hưởng lớn đến việc

Phải phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là vì

Nước ta có nhiều thành phần dân tộc, vấn đề khó khăn lớn nhất cần giải quyết hiện nay là

Biện pháp làm cho năng suất lúa tăng nhanh là

Để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước cần phải

Căn cứ vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 18, cho biết bò được nuôi nhiều nhất ở vùng nào sau đây

Cây nào sau đây không thuộc cây công nghiệp hàng năm?

Cho bảng số liệu: Dân số Việt Nam qua các năm

Thuận lợi chủ yếu để nuôi trồng thủy sản ở nước ta là

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, quy mô dân số các đô thị sau đây ở vùng đồng bằng Sông Hồng

Ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta thường phân bố ở

Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay là

Để giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta, hướng nào sau đây là không hợp lí

Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở các vùng

Vùng nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước

Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong khu vực I có xu hướng

Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Ở Nông Thôn

Đặc điểm của lao động nông thôn Việt Nam

Việt Nam là một đất nước có khoảng 70% dân số sinh sống ở nông thôn, lao động ở nông thôn cũng chiếm gần 70% lực lượng lao động của cả nước. Mặc dù trong những năm qua, xu hướng đô thị hóa đang gia tăng, nhưng theo Tổng cục Thống kê, “đến năm 2014, có 69,3% lực lượng lao động nước ta tập trung ở nông thôn” 1.

Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động, tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn. Đây là lực lượng chủ yếu sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Lao động nông thôn ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng. Đặc điểm này làm cho việc tổ chức hợp tác lao động và việc bồi dưỡng đào tạo, cung cấp thông tin cho lao động nông thôn là rất khó khăn. Hơn nữa, lao động nông thôn nước ta chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất còn nhiều lạc hậu, hiệu quả sản xuất không cao.

Thứ hai, lao động nông thôn ở nước ta đa số trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn so với thành thị. Theo số liệu thống kê năm 2015, “trong tổng số 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của nước ta, có 9,99 triệu người đã qua đào tạo, chiếm 18,6% trong tổng số lao động trên cả nước, trong đó ở thành thị là 33,7%, ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ” 2. Hơn nữa, hiện nay ở nước ta có khoảng 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi nhưng chỉ có 17% trong số đó được đào tạo thông qua các lớp tập huấn khuyến nông sơ sài, còn lại 83% là lao động chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn trong sản xuất nông nghiệp 3. Do đó, lao động nông thôn chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính. Điều đó làm cho lao động nông thôn có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế nông thôn.

Thứ ba, lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thôn thuần nông. Do vậy, việc sử dụng lao động trong nông thôn kém hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm là phổ biến. Muốn giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì phải bằng mọi biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa tính thời vụ bằng cách phát triển đa dạng ngành nghề trong nông thôn, thâm canh tăng vụ, xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý.

Thứ tư, lao động nông thôn ít có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế. Do đó, khả năng giao lưu và phát triển sản xuất hàng hoá cũng có nhiều hạn chế. Tập quán sản xuất của lao động nước ta nhìn chung vẫn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu bị trói buộc trong khuôn khổ làng xã.

Với những đặc điểm như trên, lao động nông thôn chủ yếu thuộc bộ phận dân số không có việc làm thường xuyên, hay còn gọi là thiếu việc làm hoặc bán thất nghiệp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn còn do lao động tăng nhanh, do diện tích ruộng đất trên một lao động ngày càng giảm. Tình trạng đó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chính lao động nông thôn mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn, gây lãng phí một nguồn lao động lớn ở nước ta.

Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trong những năm qua

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách như chính sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn…

Thứ nhất, chính sách đất đai: Người nông dân luôn gắn với đất đai bởi đó là tư liệu sản xuất trực tiếp của họ. Kể từ khoán 100, khoán 10 cho đến Luật Đất đai năm 2003, Đảng và Nhà nước ta đã từng thực hiện việc giao đất cho nông dân. Đất đai trở thành nguồn sinh lợi chủ yếu của nông dân. Họ có quyền tự chủ với đất đai. Điều đó làm cho nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng lao động ở nông thôn được giải phóng. Việc làm trong nông thôn được tạo ra nhiều hơn, thu nhập của nông dân được nâng cao. Hiện nay, để nông nghiệp phát triển cao hơn cần dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế trang trại. Trên phạm vi cả nước, xu hướng này đang được khuyến khích phát triển mạnh mẽ.

Thứ hai, chính sách tín dụng nông thôn: Vốn là yêu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đặc biệt nông dân nước ta còn nghèo nên yêu cầu về vốn ngày càng cần thiết. Từ thực tế đó, Nhà nước đã chỉ đạo hình thành mạng lưới tín dụng cho nông dân rộng khắp trên cả nước nhằm cung cấp vốn kịp thời cho nông dân. Hiện nay, một cơ sở kinh doanh được vay đến 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay tới 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm. Nhờ nguồn vốn ưu đãi đó, lao động nông thôn có thể mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề, tạo việc làm cho bản thân và giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác trong gia đình, làng xã.

Thứ ba, phát triển nông nghiệp hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và nông thôn: Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn và trang trại, phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn. Cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước, những năm qua kinh tế hộ và trang trại ngày càng phát triển, nhiều loại cây trồng và con gia súc mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học – công nghệ được áp dụng làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng tăng. Trong khi đó các ngành phi nông nghiệp cũng phát triển mạnh đã giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của nông dân.

Thứ tư, chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Trong những năm qua nước ta đã đưa hàng chục vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chương trình này có ý nghĩa to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Điều đó góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm mới trong nước. Về lâu dài hơn, chương trình cũng tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề do học được kỹ thuật và kinh nghiệm từ các nước mà họ đến làm việc.

Thứ năm, chương trình quốc gia giải quyết việc làm cho lao động nông thôn: Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể như: Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới. Từ chương trình này, nguồn vốn 120 được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi suất thấp nhằm tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Với nông nghiệp nông thôn, quỳ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn. Chương trình 327 phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phát triển nông lâm kết hợp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế bền vững.

Thứ sáu, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Trong Quyết định này, Đảng và Nhà nước đã khẳng định: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn” 4. Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sư nghiêp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiêp, nông thôn.” 4.

Công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn thực sự là một trong những bước đột phá đáng kể trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn. Trước đây, người lao động ở nông thôn hầu như không được đào tạo, họ chủ yếu chỉ lao động bằng kinh nghiệm cá nhân, không có nhiều điều kiện tiếp cận với những kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nên hiệu quả sản xuất không cao, lao động manh mún, nhỏ lẻ. Ngày nay, nhờ có công tác đào tạo nghề, một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp đã có thể tiếp cận được với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, có định hướng phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng bền vững. Đây là một bước đột phá trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở nước ta thời gian qua.

Trong những năm qua, mặc dù vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn đã được tiến hành nhưng nhìn chung vẫn còn chậm và còn nhiều bất cập. Do nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng còn chậm phát triển, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm nên chưa tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh chóng nên ở nhiều vùng nông thôn nước ta, nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp; trong khi đó, trình độ của lao động nông nghiệp còn hạn chế tỉ lệ lao động nông thôn không có việc làm, thiếu việc làm đang có xu hướng gia tăng. Hơn nữa, công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn được triển khai còn chậm. Tính đến cuối năm 2015, mới tổ chức dạy nghề cho 132.148 lao động nông thôn, đạt 27,1% kế hoạch năm; trong đó có 92.322 người đã học xong, 67.052 người có việc làm (đạt 72,6%) chủ yếu là tự tạo việc làm” 6. Ở nhiều bộ, ngành, địa phương, cán bộ và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh, có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Những hạn chế đó đang làm cản trở đến việc tạo việc làm cho lao động nông thôn nước ta thời gian qua.

Một số giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nước ta

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước tiếp tục có những chính sách kịp thời, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm cho lao động nông thôn. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, mỗi địa phương cũng cần có những chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến mở rộng sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, tận dụng thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế du lịch, thương mại nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh nhằm thay đổi những tập quán sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu của nông dân.

Thứ hai, cần tiếp tục nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao dân trí cho nhân dân và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cần coi việc nâng cao trình độ cho lao động nông nghiệp là một điểm đột phá nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần thiết thực, hiệu quả, gắn với thực tiễn sản xuất của địa phương để nông dân vừa có thể học nghề, vừa có thể áp dụng ngay vào sản xuất canh tác. Ngoài ra, cần có những chính sách tích cực trong việc giới thiệu việc làm cho lao động đã qua đào tạo, tìm đầu ra cho sản phẩm để những ngưòi đã tham gia đào tạo nghề tích cực phát triển sản xuất, tạo việc làm cho bản thân và cho ngước khác.

Thứ ba, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ giới hóa trong nông nghiệp. Trước hết, cần tăng quy mô tích tụ ruộng đất theo hộ. Có như vậy mới áp dụng được các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, lao động nông thôn sẽ ngày càng tiến dần đến nền sản xuất hiện đại. Trong nông thôn, lao động trồng trọt có tính thời vụ rất rõ rệt, do đó hiện tượng thiếu việc làm thể hiện rất rõ. Để hạn chế vấn đề này, cần phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, lựa chọn công thức luân canh hợp lý và đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, cần chuyển lao động từ nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bằng cách phát triển kinh tế phi nông nghiệp với sự bổ sung của ngành chăn nuôi và các ngành nghề phi nông nghiệp. Đó là những ngành nghề góp phần giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động.

Thứ tư, cần kết hợp hài hòa giữa việc thu hồi đất nông nghiệp của nông dân với việc chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa, dựa vào thế mạnh của từng vùng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Cần phải kết hợp hài hòa giữa việc hiện đại hóa sản xuất với phát triển theo hướng bền vững nhằm tạo cơ hội để lao động nông thôn vừa phát triển được các ngành nghề truyền thống, vừa tiếp cận được nền sản xuất hiện đại. Ngoài ra, cũng cần ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng trong sản xuất, đầu tư khoa học – công nghệ, tích cực hỗ trợ nông dân về vốn, kiến thức về thị trưòng, về hội nhập để nông dân có thể sản xuất ra những mặt hàng theo nhu cầu của thị trường, vừa đáp ứng nhu cầu tại chỗ, vừa thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Đây cũng là một trong những cách tích cực góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nước ta trong thời gian tới.

ThS. Nguyễn Hồng Nhung – Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc

Giải Pháp Đột Phá Giải Quyết Việc Làm Cho Thanh Niên

Theo tổng hợp từ kết quả điều tra lao động việc làm quý IV/2016 của Tổng cục Thống kê, số thanh niên trong độ tuổi lao động là 24,3 triệu người, chiếm hơn 44% lực lượng lao động. Để “gỡ” sức ép giải quyết việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra những giải pháp đột phá tạo việc làm cho đối tượng thanh niên, đặc biệt là thanh niên vùng nông thôn, bộ đội, công an xuất ngũ.

“Báo động” tình trạng thanh niên thất nghiệp

Theo Tổng cục Thống kê, nước ta giải quyết việc làm cho khoảng 1,5-1,6 triệu lao động mỗi năm, tuy nhiên, chất lượng lao động thấp (chỉ có 20,7% thanh niên nông thôn đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ), việc làm thiếu bền vững (47,2% thanh niên nông thôn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; khoảng 50,8% thanh niên nông thôn là lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lương), trên 2/3 số người thất nghiệp là thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung.

Đáng “báo động” khi mức độ thất nghiệp của thanh niên có xu hướng tăng dần theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có trình độ cao đẳng khoảng 18,1%, đại học trở lên là 23%, trong khi tỷ lệ này của nhóm thanh niên có trình độ sơ cấp và trung cấp thấp hơn (lần lượt 5,3% và 11,8%). Trình trạng thất nghiệp trong thanh niên tiếp tục là mối thách thức đối với nền kinh tế nước ta.

Để giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, cho thanh niên nói riêng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó việc tái cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu sẽ góp phần tăng cơ hội việc làm, hướng tới những việc làm bền vững với giá trị gia tăng cao có ý nghĩa quyết định. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh việc tư vấn, giới thiệu việc làm, kết nối cung – cầu lao động hiệu quả sẽ góp phần phát huy các lợi thế của nguồn lao động trẻ.

Nỗ lực giải quyết việc làm cho thanh niên

Giải quyết việc làm cho người lao động là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Các chính sách kinh tế – xã luôn hướng tới mục tiêu việc làm cho người lao động, đặc biệt là thanh niên nông thôn, bộ đội, công an xuất ngũ. Bộ LĐ-TB&XH đặc biệt quan tâm việc giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ. Vì vậy, trong giai đoạn 2010-2016, trên 285 nghìn bộ đội xuất ngũ tham gia học nghề tại các cơ sở dạy nghề trong và ngoài quân đội (chiếm khoảng 40% số bộ đội xuất ngũ hàng năm), 70 – 80% bộ đội xuất ngũ sau khi học nghề đã có việc làm ổn định. Nhiều mô hình, cách làm hiệu quả trong giải quyết việc làm cho bộ đội, công an xuất ngũ như: tổ chức các phiên giao dịch việc làm dành riêng cho bộ đội xuất ngũ; phối hợp giữa các đơn vị quân đội, công an với chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo…

Song song với phát triển kinh tế tạo việc làm, hoạt động cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động một cách hiệu quả. Hiện nay, tổng nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm khoảng 5.050 tỷ đồng, doanh số cho vay hằng năm từ 2.200 – 2.500 tỷ đồng góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Nhằm đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động, hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm của Trung ương Đoàn đã được đầu tư nâng cao năng lực tập trung vào các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và tổ chức các sàn giao dịch việc làm định kỳ, thường xuyên, tạo cơ hội cho người lao động, chủ yếu là thanh niên, học sinh, sinh viên tiếp cận thông tin việc làm, nghề nghiệp.

Nhờ những nỗ lực trên, giai đoạn từ 2011 – 2016, hằng năm cả nước đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,5-1,6 triệu lao động, trong đó lao động trong độ tuổi thanh niên là chủ yếu (chiếm khoảng 60%).

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, thanh niên, bộ đội, công an xuất ngũ nói riêng; triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020; sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp giai đoạn 2017 – 2021.

Bên cạnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động, Bộ LĐ-TB&XH đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn đào tạo nghề nghiệp với việc làm; xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người lao động.

Việc hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn nhằm cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, chỗ việc làm trống, các khoá đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp thanh niên, sinh viên lựa chọn và quyết định học nghề, lập nghiệp, tham gia thị trường lao động.

Mặt khác, hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm được nâng cao trong khâu tư vấn, giới thiệu việc làm và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên; phối hợp hoạt động của Trung tâm với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp; tổ chức các phiên giao dịch việc làm dành riêng cho thanh niên nông thôn, thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

Đây là những giải pháp đồng bộ, then chốt giải quyết những vấn đề tồn tại về chất lượng đào tạo, trình độ, tay nghề của thanh niên, tạo việc làm, phát huy vai trò của lực lượng thanh niên trong phát triển kinh tế – xã hội.

Your browser does not support the video tag.