Giải Pháp Chủ Yếu Để Nâng Cao Giá Trị / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Giải Pháp Nâng Cao Giá Trị Các Sản Phẩm Nông Sản Hàng Hóa Chủ Lực

BHG – Nhằm nâng cao uy tín, giá trị sản phẩm một số nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh giai đoạn 2019 – 2020, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp; thời gian qua, các cấp, ngành đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến nền nông nghiệp an toàn, bền vững và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y kiểm tra việc phát triển đàn ong mật tại Đồng Văn.

Hiện nay, tỉnh ta có 3 sản phẩm nông sản hàng hóa đặc thù là: Cam Sành, mật ong Bạc hà, gạo Già Dui Xín Mần được xác định là sản phẩm chủ lực, đã đăng ký chứng nhận Chỉ dẫn địa lý và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị, tạo tiền đề phát triển thương hiệu, góp phần nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh.

Hiện nay, diện tích cam Sành toàn tỉnh 8.732,8 ha, chiếm 92,67% tổng diện tích cây ăn quả có múi, tập trung chủ yếu ở huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên; trong đó, cam trồng theo tiêu chuẩn VietGAP 3.527,71 ha, chiếm 79,87% diện tích đang cho thu hoạch. Năng suất bình quân đạt 119,6 tạ/ha; sản lượng đạt 52.830 tấn; 80% sản lượng cam Sành đáp ứng được yêu cầu về mẫu mã và chất lượng. Đối với nghề nuôi ong, trên địa bàn tỉnh có 47.379 tổ ong, sản lượng mật đạt 270,53 tấn/năm. Diện tích sản xuất lúa chất lượng cao là 7.368,3ha, sản lượng 38.088,1 tấn, tập trung chủ yếu ở các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Mê và Yên Minh.

Sản phẩm mật ong Bạc hà được đóng chai, có tem, nhãn.

Hiện toàn tỉnh chỉ có 1 doanh nghiệp (DN) là Công ty Cổ phần Xuất, nhập khẩu Dược Bảo Châu đóng tại Vị Xuyên, sản xuất chế biến nước ép cam; sản lượng cam thu mua, chế biến hàng năm ít. Do vậy, sản phẩm cam được tiêu thụ chủ yếu là bán quả tươi khoảng 98% sản lượng; cam được dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc và sử dụng hộp bao bì còn hạn chế chỉ đạt khoảng 20% sản lượng. Toàn tỉnh có 16 cơ sở, DN, hợp tác xã (HTX) kinh doanh mật ong; bước đầu đã có liên kết với các hộ nuôi ong tại địa phương. Tuy nhiên, sản phẩm bán ra thị trường chủ yếu ở dạng nguyên chất; sản phẩm đóng chai, hộp, gắn nhãn mác và tem điện tử truy xuất nguồn gốc số lượng chưa nhiều, chiếm khoảng 2-3%. Giá bán mật ong tại các huyện vùng cao phía Bắc trung bình từ 350-400 nghìn đồng/lít; sản phẩm mật ong Bạc hà gắn tem, nhãn mác có giá bán 700-800 nghìn đồng/lít.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm gạo chất lượng cao, như: Gạo Già Dui Xín Mần đã xây dựng được thương hiệu và dần khẳng định vị thế trên thị trường. Song hầu hết diện tích sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; chưa có lúa gạo chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ hoặc ứng dụng công nghệ cao; số lượng còn hạn chế, chủ yếu phục vụ khách du lịch và nhu cầu thị trường tại chỗ; đa số sản phẩm chưa có nhãn mác, tem điện tử truy xuất nguồn gốc; giá bán dao động từ 15-35 nghìn đồng/kg.

Chi cục Trưởng, Chi cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản (Sở NN&PTNT), Nguyễn Trường Thành cho biết. Mặc dù các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh có chất lượng tốt song quy mô sản xuất còn nhỏ, lẻ, phân tán. Trong khi diện tích cam Sành lại quá lớn, cung vượt cầu. Bên cạnh đó, quy mô chăn nuôi ong chủ yếu là ở gia đình; liên kết giữa DN, HTX sơ chế, chế biến – kinh doanh với người sản xuất còn hạn chế. Người sản xuất, cơ sở sản xuất – kinh doanh chưa thực sự quan tâm đúng mức đến khâu quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm, còn nặng tư tưởng trông chờ vào Nhà nước. Một số nông sản chủ lực của tỉnh đã được cấp Chỉ dẫn địa lý, nhưng số tổ chức, cá nhân nằm trong vùng Chỉ dẫn địa lý, đăng ký cấp quyền sử dụng còn rất hạn chế: Cam Sành có 3 tổ sản xuất, HTX; mật ong Bạc hà có 7 DN, HTX. Do đó, chưa phát huy được lợi thế; phần lớn sản phẩm chưa kết nối tiêu thụ với các DN đầu mối lớn, mà phải qua thương lái dẫn đến giá thành sản phẩm thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định.

Bài, ảnh:  LÊ HẢI

Bốn Giải Pháp Nâng Cao Chuỗi Giá Trị Nông Sản

(DĐDN) Hơn 20 năm qua, ngành nông nghiệp VN đã đạt được những thành tựu nổi bật, trở thành cường quốc xuất khẩu với nhiều ngành hàng đứng vị trí đầu trên thế giới như: gạo, cà phê cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè, thủy sản…

Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm chế biến cà phê công nghệ ướt của DN Đắk Lắk sản xuất

Tuy nhiên, cũng trong suốt thời gian qua, chúng ta luôn đứng trước các thử thách: “được mùa mất giá, mất mùa được giá”; trồng – chặt “…. Nhiều nông sản tăng sản lượng hàng năm, song gần như không tăng lợi nhuận cho người nông dân, đến mức Thủ tướng Chính phủ phải can thiệp để đảm bảo nông dân có lời, trước mắt ít nhất 30% trong sản xuất lúa gạo. Nguyên nhân chính là chúng ta đã không tạo dựng, làm chủ được công đoạn chế biến và xây dựng thương hiệu quốc gia. và để làm được điều này cũng như trong thời gian tới, tăng trưởng trong nông nghiệp sẽ phải chủ yếu dựa vào chính sách, phát triển DN và KHCN, trong đó phát triển DN giữ vai trò chủ đạo.

Chuỗi giá trị nông sản

Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động, trong đó sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động đó theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Hiện nay, chuỗi giá trị hình thành theo sản phẩm trong suốt quá trình từ sản xuất đến thương mại, không bị giới hạn bởi ranh giới quốc gia. Trong trường hợp sản phẩm được tạo ra bởi sự liên kết của nhiều DN thì chuỗi giá trị sẽ được gói lại trong một khái niệm rộng hơn “Giá trị hệ thống”

Như vậy, về tổng thể có thể chia Chuỗi giá trị của nông sản thành 3 công đoạn như sau: Sản xuất; thu mua, sơ chế/chế biến và bảo quản và cuối cùng là thương mại/tiêu thụ. Trong đó, lợi nhuận thu được ở công đoạn sản xuất là thấp nhất và khâu tiêu thụ là cao nhất. Đây chính là nguyên nhân mà rất ít nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất mà chỉ tập trung cho thu mua và thương mại. Những nghiên cứu về chuỗi giá trị ở VN phần lớn mới chỉ dừng ở khâu sản xuất mà chưa có số liệu về giá trị hình thành ở các công đoạn khác như chế biến, thương mại. Người nông dân được hưởng lợi ít nhất trong chuỗi giá trị. Trong sản xuất lúa gạo, việc sản xuất nhỏ, nhiều giống, thương lái thu mua nhỏ không có điều kiện phân loại giống làm cho chất lượng gạo không đồng đều, không thể xây dựng thương hiệu, ngoài tên gọi chung “Gạo trắng VN”. Trong sản xuất cà phê, nông dân thậm chí còn chịu thiệt thòi hơn. Các nhà khoa học ước tính, nông dân chỉ được hưởng lợi khoảng 10% trong tổng giá trị gia tăng của sản phẩm cà phê cuối cùng. Mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng công nghiệp chế biến và bảo quản chưa được đầu tư.

Yếu kém trong ứng dụng

Điều này được thể hiện qua các yếu tố:

Thứ nhất là trong công đoạn sản xuất với việc chọn tạo giống cây trồng. Trong đó, các công nghệ cần ưu tiên áp dụng là công nghệ gen và công nghệ tế bào. Tiếp theo là vấn đề phân bón (Chiếm tỉ lệ chủ yếu trong cơ cấu giá thành). Do vậy, để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cần tập trung vào các công đoạn sản xuất chiếm chi phí cao này bằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón công nghệ cao; khai thác hiệu quả lượng phế phụ phẩm (hàng năm VN sản xuất trên 40 triệu tấn lúa, 5 triệu tấn ngô… và có ít nhất một lượng phế phụ phẩm như vậy không được sử dụng hiệu quả)… Ngoài ra, còn nhiều vấn đề như quản lý cây trồng tổng hợp; chuyển đổi hệ thống canh tác; cơ giới hóa canh tác (việc sản xuất hàng hóa qui mô lớn đòi hỏi phải tích tụ ruộng đất theo chủ trương “Hộ nhỏ – Cánh đồng lớn” để tăng khả năng cơ giới hóa.

Thứ hai là trong công đoạn bảo quản, chế biến. Có thể nói, với phần lớn sản phẩm nông nghiệp chưa được bảo quản chế biến một cách khoa học nên tổn thất rất cao cả về số lượng (11-13% với lúa, 13-15% với ngô, 25-30% với rau) và về chất lượng (nhiễm aflatoxin, mốc, mọt…). Trong cà phê, khâu chế biến, bảo quản đều rất kém, tỉ lệ lỗi cao, tiêu chuẩn thấp. Tỉ lệ cà phê chế biến sâu quá thấp, chưa đạt 10%, trong khi giá trị gia tăng phần lớn nằm ở công đoạn này. Với các cây trồng khác cũng có tình trạng tương tự.

Thứ ba là trong công đoạn thương mại sản phẩm. VN là nước xuất khẩu nhiều loại nông sản có độ mở thị trường rất cao: Cà phê, hồ tiêu trên 90%; Lúa gạo xấp xỉ 25%, các mặt hàng khác như cao su, hạt điều, chè, sắn cũng trên 50-60%…. Như vậy, về lý thuyết, VN phải là nước điều tiết hoặc tham gia điều tiết giá thị trường. Tuy nhiên, hầu hết nông sản xuất khẩu của VN lại không có thương hiệu, những sản phẩm có thương hiệu thì qui mô quá nhỏ. Do vậy, giá trị gia tăng nhờ thương hiệu chúng ta không có.

Ngay với gạo, cho dù công đoạn chế biến của VN rất tốt, song do nhiều nguyên nhân, gạo VN vì thế chỉ có một tên chung là gạo trắng VN, trong khi cạnh chúng ta có Jasmine, Khaodakmali của Thái lan hay Basmati của Ấn độ, Pakistan..

Đồng bộ bốn giải pháp

Trước hết là giải pháp về thị trường. Cụ thể cần thay đổi tư duy từ sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo nhu cầu thị trường. Do vậy, Chính phủ hỗ trợ xác định thị trường chiến lược cho cho từng ngành hàng và ký các cam kết quốc gia để đảm bảo rủi ro thấp nhất. Hệ thống thông tin và dự báo, phân tích thị trường, tiêu chuẩn chất lượng cần được cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng chủng loại sản phẩm và từng thị trường cụ thể. Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa thương vụ và DN.

Nhằm tránh rủi ro do giá xuống thấp khi vào vụ thu hoạch, nhà nước nên tổ chức thu gom nông sản và khi giá lên đến mức có lợi cho người dân thì tổ chức đấu giá, thậm chí cả đấu giá xuất khẩu. Thái Lan hiện đang thực hiện thu mua lúa cho nông dân và tổ chức đấu thầu bán lại cho DN chế biến, xuất khẩu.

Giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Mỗi nước khi tham gia thị trường đều phải xây dựng được thương hiệu của từng sản phẩm để bảo hộ và nâng cao giá trị gia tăng. Chúng ta đã và đang xây dựng chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm đặc sản, bản địa. Tuy nhiên qui mô sản xuất các sản phẩm này lại quá nhỏ bé. Do vậy, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ DN, Hiệp hội xây dựng thương hiệu thông qua: a) Qui hoạch và xây dựng vùng sản xuất; b) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm hoặc hài hòa tiêu chuẩn quốc tế; c) Quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông; d) Huy động tối đa sự tham gia của các hãng vận tài để sử dụng và giới thiệu sản phẩm và; e) hỗ trợ tham gia xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm.

Giải pháp về hỗ trợ DN. DN hiện nay rất đắn đo khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nhất là công đoạn sản xuất mà họ chủ yếu tham gia vào khâu thu gom, sơ chế và tiêu thụ. Chính vì vậy, họ không quan tâm đến toàn chuỗi sản xuất. Do vậy, nhà nước cần có chính sách ưu đãi hơn về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực … Tạo điều kiện để nông dân góp quyền sử dụng đất vào DN như mua cổ phiếu để họ yên tâm giao đất. Với đầu tư thiết bị, máy móc cần có chính sách ưu đãi về lãi suất, không tính theo năm mà chỉ tính theo mùa vụ sản xuất. Khi DN đầu tư vào sản xuất, họ sẽ là pháp nhân quan trọng trong việc định hướng thị trường, lựa chọn công nghệ và tìm nguồn vốn đầu tư.

Giải pháp về hỗ trợ xây dựng Hiệp hội ngành hàng. Nông dân, thậm chí DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đều có qui mô nhỏ, vốn ít, do vậy khả năng vươn ra thị trường trực tiếp là khó khăn. Do vậy, nhà nước cần hỗ trợ để hình thành nhóm sở thích, Hiệp hội theo từng ngành hàng cụ thể. Như vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu phải là các hoạt động có điều kiện và cần có chế tài để giám sát DN. Hiện nay, chính chúng ta đang tự cạnh tranh nhau nên đã làm tổn hại uy tín quốc gia và gây tổn thất cho người sản xuất.

Viện trưởng Viện khoa học Nông nghiệp VN



Một Số Biện Pháp Chủ Yếu Để Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Cá Biệt

PHOØNG GIAÙO DUÏC PR-TC TRÖÔØNG THCS LYÙ TÖÏ TROÏNG @ & ? SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM MOÄT SOÁ BIEÄN PHAÙP CHUÛ YEÁU ÑEÅ NAÂNG CAO CHAÁT LÖÔÏNG GIAÙO DUÏC ÑAÏO ÑÖÙC HOÏC SINH CAÙ BIEÄT GV : LÖÔNG THÒ NHÖ THUÛY Toå : TOAÙN – LYÙ Naêm hoïc : 2006 – 2007 I / Hoaøn caûnh naûy sinh saùng kieán kinh nghieäm : Giaùo duïc ñaïo ñöùc cho hoïc sinh laø moät nhieäm vuï quan troïng haøng ñaàu cuûa caùc tröôøng phoå thoâng . Nhieäm vuï naøy phaûi ñöôïc taát caû caùc löïc löôïng giaùo duïc trong vaø ngoaøi nhaø tröôøng phoái hôïp thöïc hieän . Trong ñoù , GVCN giöõ vai troø ñaëc bieät quan troïng . Do vaäy , vieäc ñeà ra nhöõng nhieäm vuï giuùp GVCN laøm toát hôn coâng taùc giaùo duïc ñaïo ñöùc cho hoc sinh laø raát caàn thieát . Vaán ñeà ñaët ra ñoái vôùi GVCN lôùp 9 tröôùc maét toâi laø ñoái töôïng hoïc sinh ôû löùa tuoåi 14,15. Vôùi löùa tuoåi naøy nhieàu thöù taùc ñoäng vaøo caùc em , naøo laø söï phaùt trieån taâm lyù ôû giai ñoaïn giao thôøi töø thieáu nieân leân thanh nieân , naøo laø beân ngoaøi xaõ hoäi coù nhieàu teïâ naïn loâi keùo . GV caàn phaûi giuùp ñôõ , höôùng daãn caùc ñoái töôïng hoïc sinh lôùp chuû nhieäm haïn cheá teä naïn xaûy ra trong phaïm vi lôùp hoïc vaø roäng caû ngoaøi xaõ hoäi Nguyeân nhaân chuû quan cuûa giaùo vieân chuû nhieäm lôùp laø khoâng theå ñeå caùc em trôû thaønh ñöùa treû thieáu giaùo duïc khi caùc em coøn laø ñoái töôïng ñöôïc giaùo duïc ngay trong nhaø tröôøng . Löùa tuoåi 14,15 ngoaøi vieäc thay ñoåi lôùn veà theå löïc ,trí löïc , tình caûm caùc em caàn ñöôïc giuùp ñôõ trong quaùtrình phaùt trieån nhaân caùch cuûa caùc em . Hoïc sinh ôû löùa tuoåi naøy vaán ñeà giao tieáp taâm lyù trong sö phaïm laïi laø ñænh cao cuûa giaùo duïc ñaïo ñöùc bao goàm nhaän thöùc caûm xuùc haønh vi Xuaát phaùt töø nhöõng yeâu caàu treân baûn thaân toâi caûm thaáy caàn coù nhöõng bieän phaùp thöïc teá ñeå giaùo duïc ñaïo ñöùc cho hoïc sinh . II/ Nhöõng bieän phaùp chuû yeáu Qua coâng taùc chuû nhieäm nhieàu naêm , toâi nhaän thaáy muoán giaùo duïc ñaïo ñöùc cho hoïc sinh theo höôùng toát nhaát , tröôùc heát phaûi bieát xaây döïng lôùp chuû nhieäm thaønh moät taäp theå lôùp vöõng maïnh . Qua ñoù moãi hoïc sinh trong lôùp seõ töï phaùt huy quyeàn laøm chuû taäp theå , bieát töï ñieàu chænh caùc haønh vi cuûa mình , seõ töï giaùc vöôn leân trong hoïc taäp vaø reøn luyeän ñaïo ñöùc taùc phong . Ñeå ñaït ñöôïc ñieàu ñoù , GVCN phaûi : 1/ Löïa choïn caùn boä lôùp : T Lôùp tröôûng : coù nhieäm vuï naém chaéc söï chuyeân caàn cuûa lôùp , nhaéc nhôû lôùp thöïc hieän caùc chuû tröông cuûa tröôøng , thuyeát phuïc caùc baïn laøm toát nhieäm vuï ngöôøi hoïc sinh . T Lôùp phoù hoïc taäp : Toå chöùc lôùp truy baøi 15ph , theo doõi hoïc taäp cuûa lôùp . T Lôùp phoù lao ñoäng : Phaân coâng caùc baïn vi phaïm truc5 nhaät , queùt lo9p1 ,lau baûng , ….. T Lôùp phoù vaên theå : Höôùng daãn lôùp sinh hoaït vaên ngheä T Thö kyù lôùp : Ghi bieân baûn caùc buoåi sinh hoaït lôùp 2/ Bieän phaùp ñaàu tieân söû duïng trong tuaàn leã neàneáp ñaàu naêm hoïc : “Tieân hoïc leã , haäu hoïc vaên ”. Böôùc ñaàu cho caùc em hoïc noäi quy tröôøng , lôùp. Vieäc naøy laø caàn thieát vaø khoâng theå chuû quan cho raèng caùc em ñaõ bieát, laøm vaäy laø thöøa .Coâng vieäc taäp cho caùc em thöïc hieän nghieâm tuùc thoâng baùo , quy ñònh veà caùc hoaït ñoäng , sinh hoaït cuûa lôùp phaûi laøm ngay . GVCN laäp hoà sô theo doõi söï tieán boä hoïc sinh ( moãi hoïc sinh moät quyûeân vôû 50 trang ) ghi caùc noäi dung : – Caùc vi phaïm thuoäc tuaàn . Caùc bieåu hieän tieán boä cuï theå trong tuaàn Sau ñoù seõ phoái hôïp vôùi gia ñình uoán naén kòp thôøi sai soùt cuûa töøng hoïc sinh hoaëc caû lôùp , sôùm coù bieän phaùp ñöa taäp theå lôùp vöôn leân trong phong traøo thi ñua . Haèng tuaàn , GVCN seõ kieåm tra vaø kyù vaøo töøng cuoán soå theo doõi söï vi phaïm cuûa hoïc sinh , ñeå coù ñieàu kieän naém chaéc hôn tình hình cuûa lôùp vöøa giuùp ñoõ hoïc sinh daàn hoaøn thieän tö caùch ñaïo ñöùc cuûa mình . Bôûi leõ löùa tuoåi 14,15 caùc em nhaän thöùc ñöôïc thôøi kyø ” saép lôùn ” cuûa mình vaø vì theá caùc em coù nhu caàu muoán ñöôïc toân troïng yù kieán , raát muoán coâng baèng , roõ raøng nhö cho ñieåm baøi kieåm tra vaäy . Caàn phaûi thoáng nhaát caùch nghó , caùch laøm taïo cho caùc em moät caûm xuùc giöõa thaày vaø troø .Laøm cho caùc em say meâ , höùng thuù vôùi vieäc hoïc taäp vaø giöõ gìn neà neáp cuûa lôùp , giöõ gìn cho baûn thaân khoâng vi phaïm ñieàu gì ñaõ thoáng nhaát . 3/ Khi laøm vieäc vôùi hoïc sinh caù bieät , GV tieán haønh theo thöù töï : + Taäp theå lôùp neâu ra sai traùi cuûa baïn ôû lôùp thoâng qua hình thuùc pheâ vaø töï pheâ nhöng traùnh khoâng thoùa maï danh döï cuûa baïn , ngoân töø thöôøng duøng trong trao ñoåi vaãn phaûi laø baïn , khoâng phaùt bieåu aøo aït , traùnh caûi nhau quaù lôøi . + GVCN laøm vieäc rieâng vôùi hs caù bieät vôùi caùc bieän phaùp ñöôïc naâng daàn töø thuyeát phuïc ñeán khi ñöa hoïc sinh caù bieät vaøo theá phaûi taâm phuïc , khaåu phuïc treân cô sôû haøi hoøa taâm lyù giöõa thaày vaø troø . Coù theá hs caù bieät môùi chòu noùi leân yù kieán rieâng cuûa mình veà haønh vi cuûa mình . Ñoâi luùc GVCN cuõng laø caàu noái ñeå hs caù bieät trôû laïi vôùi taäp theå moät caùch bình thöôøng khoâng cöôõng eùp . 4/ GVCN laøm vieäc vôùi phuï huynh hs laø thöïc hieän traùch nhieäm trong vieäc giaùo duïc ñaïo d7öùc cuûa hs Taâm lyù phuï huynh cuûa hoïc sinh caùbieät raát ngaïi vieäc uoán naén cuûa gv veà con mình , cho neân gv phaûi heát söùc teá nhò trong vieäc giao tieáp vôùi phuï huynh . Vaän ñoäng phuï huynh trong vieäc ñeán tröôøng lieân heä vôùi GVCN khi coù giaáy môøi ( hoaëc ñieän thoaïi ) , trao ñoåi kòp thôøi ngaên chaën ñöôïc sai laàm cuûa hs . HS ôû löùa tuoåi naøy hö hoûng do gia ñình ít quan taâm ñeán caùc em vì nghó raèng caùcem lôùn coù theå giaûi quyeát vaán ñeà maø khoâng ngôø raèng caùc em chöa thaät söï lôùn , caùc em ñang ôû tình traïng ” nöûa oâng , nöûa thaèng “ñieàu naøy chæ coù gv moùi bieát vaø thoâng caûm caùc em . Sau khi trao ñoåi giöõa phuï huynh vaø gvcn ñi ñeán thoáng nhaát caùc thoâng tin nhanh nhaát giöõa nhaø tröôøng vaø gia ñình Ñeå traùnh maát thôøi gian cho vieäc naøy , GVCN thöôøng duøng giaáy thoâng baùo ñoät xuaát cho phuï huynh . Chaúng haïn ñoái vôùi hs boû tieát , troán hoïc GVCN cöû caùn boä lôùp ñeán gia ñình thoâng baùo vaøo cuoái buoåi hoïc vôùi hai yù nghóa : + Thoâng baùo vôùi gia ñình baïn vaéng maët ôû lôùp. + Neáu laø bò beänh thöïc söï seõ gaây xuùc ñoäng vaø taêng theâm tinh thaàn mau laønh beänh . Neáu laø khaùch quan daãn tôùi vi phaïm thì GVCN phaûi hoå trôï bieän phaùp söû lyù cuøng vôùi taäp theå lôùp ,gia ñình . Laøm nhö vaäy hs thöïc söï seõ coù nieàm tin, lôùp hoïc thöïc söï laø toå aám . III/ Keát quaû : Qua nhieàu naêm thöïc hieän coù boå sung tuøy ñoái töïong .Naêm hoïc 2001-2002 lôùp 84 ñaàu naêm danh saùch bao goàm ñuû caùc ñoái töôïng : ñaùnh nhau , duø hoïc , ôû laïi lôùp ….keát quaû : HKI giaûi 3 neàâ neáp vaên ngheä giaûi 3 , HKII : nhieàu tuaàn lieàn daãn ñaàu veà neà neáp khoái chieàu . Cuoái naêm : duy trì ñöôïc neà neáp , ñaïo ñöùc cho hs , khoâng coù hs ñaïo ñöùc t. bình , yeáu ,keùm. Naêm hoïc 2006-2007 lôùp 93 coù nhieàu ñoái töôïng : ôû laïi lôùp , khoâng hoïc baøi , thöôøng xuyeân nguû trong lôùp , hay noùi tuïc chöûi theà…… Keát quaû : HKI : Giaûi 3 neà neáp – giaûi nhaát vaên ngheä -giaûi nhaát tìm hieåu HIV- khoâng coù HS ñaïo ñöùc trung bình , yeáu , keùm . IV Baøi hoïc kinh nghieäm + Lôùp hoïc thoaûi maùi , gv boä moân giaûng daïy coù chaát löôïng vaø hs tieáp thu baøi toát , ñaït keát quaû cao + GVCN raát yeân taâm veà coâng taùc giaûng daïy vaø thi ñua cuûa lôùp

Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Chủ Yếu Để Phát Triển Nguồn Nhân Lực

– Một là, tăng cường công tác truyên truyền, giáo dục nhằm đổi mới, nâng cao nhận thức, về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực; quán triệt quan điểm con người là nền tảng, là yếu tố quan trọng nhất trong phát triển bền vững kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và sự phát triển của mỗi đơn vị, tổ chức.

– Hai là, tăng cường quản lý Nhà nước về nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực; phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác theo dõi, dự báo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của hoanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào tạo nguồn nhân lực.

– Ba là, thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển thu hút nguồn nhân lực. Trong đó, tập trung xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo; tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và dạy nghề; các chương trình phát triển giáo dục- đào tạo…

– Bốn là, quan tâm đầu tư nâng cấp, phát triển cơ sở vật chất của ngành y tế, văn hoá, thể dục thể thao; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khống chế có hiệu quả các dịch bệnh, tăng cường quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ; quản lý, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

– Năm là, thực hiện đồng bộ các chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao; thu hút đội ngũ trí thức trẻ về công tác tại cơ sở, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực; có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người học nghề thông qua cơ sở đào tạo nghề và cơ sở sử dụng lao động sau học nghề. Nghiên cứu thí điểm thành lập quỹ hỗ trợ dạy nghề. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc; đẩy mạnh liên kết chặt chẽ, hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực…

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍