Giải Pháp Cho Việc Sử Dụng Facebook / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Giải Pháp Cho Việc Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất

Giải pháp cho việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất

Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

“Tổng số lượng cần cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong năm 2013 của 22 tỉnh, thành phố là rất lớn, chiếm trên 70% khối lượng phải thực hiện trong năm 2013 của cả nước. Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) yêu cầu 22 tỉnh, thành phố trọng điểm phải tăng tốc cấp Giấy Chứng nhận trong năm 2013. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nặng nề và hết sức cấp bách đối với 22 tỉnh, thành phố trước yêu cầu Quốc hội đề ra” – Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang đã đề nghị như vậy tại Hội nghị bàn về các giải pháp đẩy mạnh việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) lần đầu nhằm hoàn thành cơ bản trong năm 2013 tại 22 tỉnh, thành phố trọng điểm diễn ra vào ngày 25/3. Cùng dự có Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Nguyễn Mạnh Hiển, đại diện lãnh đạo UBND 22 tỉnh, thành phố trọng điểm.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng, mặc dù số GCN cả nước đã cấp là 34,5 triệu Giấy Chứng nhận với diện tích 19,6 triệu ha, đạt 81% diện tích cần cấp. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ các giải pháp theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tiến độ cấp Giấy Chứng nhận còn chậm. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa coi trọng, chưa tập trung chỉ đạo, có tỉnh còn chưa có văn bản chỉ đạo, vì vậy việc triển khai còn chậm, chưa tạo sự chuyển biến rõ rệt trong thực hiện.

Đặc biệt 22 tỉnh, thành phố trọng điểm còn có nhiều loại đất đạt thấp nhất cả nước (đạt dưới 70% diện tích cần cấp), tập trung ở 9 tỉnh vùng miền núi phía Bắc, một số tỉnh ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; đặc biệt 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có số lượng tồn đọng chưa cấp Giấy Chứng nhận đối với đất ở còn rất lớn.

Theo các đại biểu, nguyên nhân chính của việc chậm cấp GCN lần đầu ở các địa phương là do kinh phí đầu tư cho thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp GCN, xây dựng cơ sở địa chính ở phần lớn các tỉnh rất hạn chế so với yêu cầu; hầu hết các địa phương đều không dành đủ 10% mức tối thiểu tiền thu từ sử dụng đất cho việc cấp GCN theo Chỉ thị 1474/CT-TTg. Ngoài ra, lực lượng chủ chốt thực hiện việc cấp GCN là cán bộ địa chính xã và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các cấp, tuy nhiên, lực lượng này còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng… Bên cạnh đó, thủ tục hành chính về cấp GCN ở một số địa phương thực hiện còn phức tạp, chưa đúng quy định, thời gian thực hiện thủ tục ở nhiều nơi, nhiều trường hợp còn kéo dài, tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu trong cấp Giấy vẫn còn tiếp diễn ở một số địa phương, gây bức xúc trong dư luận.

Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển phát biểu tại Hội nghị

Giải pháp để đẩy mạnh cấp GCN

Theo ông Lê Văn Lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, về tổ chức chỉ đạo thực hiện, UBND các cấp cần xác định việc cấp GCN là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013, phải ưu tiên, tập trung chỉ đạo quyết liệt để thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 1474. Đồng thời, các địa phương cần thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác liên ngành thường xuyên kiểm tra, đôn đóc thực hiện để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện ở từng xã, huyện không để việc cấp GCN bị ách tắc kéo dài.

Về tài chính, UBND các tỉnh, thành phải dành tối thiểu 10% tiền sử dụng đất cho công tác đo đạc bản đồ địa chính và cấp GCCN theo đúng Chỉ thị 1474CT-TTg và thực hiện điều chỉnh ngân sách 2013 để bố trí kinh phí thống nhất từ ngân sách tỉnh cho từng xã, huyện gắn với việc giao chỉ tiêu cấp GCN để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu được giao. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương cho các tỉnh, thành trọng điểm theo mức quy định tại Công văn số 3618/VPCP-KTTH ngày 30/5/2008 của Văn phòng Chính phủ (phần kinh phí hỗ trợ của Trung ương chỉ dùng cho cấp GCN).

Về cơ chế chính sách, các địa phương đã quyết định chuyển giao việc chứng thực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân ở các xã do UBND xã thực hiện sang cơ quan công chứng thì phải bãi bỏ quy định này để người dân có thể chứng thực tại cả hai nơi. Ngoài ra, các địa phương chưa thực hiện việc ghi nợ tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ khi cấp GCN lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Nghị định 120/2010/NĐ-CP và Nghị định 45/2011/NĐ-CP thì phải thực hiện ngay việc ghi nợ cho tất cả các hộ gia đình, cá nhân phải nộp nhưng có nhu cầu ghi nợ. Với các tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước đang sử dụng đất mà chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành việc rà soát, sắp xếp lại cơ sở nhà đất theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg và Thông tư 83/2007/TT-BTC thì vẫn cấp GCN theo hiện trạng sử dụng mà không chờ sắp xếp xong, sau đó nếu có thay đổi thì đăng ký biến động theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, phải sửa đổi quy định về thu lệ phí theo hướng dẫn thu lệ phí trước bạ khi cấp GCN lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở trong năm 2013 và giảm mức thu xuống còn 0,2% trong năm 2014 để khuyến khích người dân thực hiện đăng ký đất đai.

Về tổ chức thực hiện, Sở TN&MT và Văn phòng Đăng ký các cấp phải cử cán bộ tăng cường cho các xã, phối hợp với UBND các xã tổ chức cho người dân, các tổ chức sử dụng đất kê khai đăng ký đồng loạt cho từng xã, không thụ động chờ người sử dụng đất tới đăng ký như trước đây. Đồng thời, phối hợp với UBND xã cùng thực hiện việc xét duyệt hồ sơ ngay tại xã mà không phân đoạn xét duyện theo từng cấp để đảm bảo việc xét duyệt cấp GCN được thực hiện nhanh gọn… Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về cấp GCN.

Toàn cảnh Hội nghị

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đề nghị, UBND các tỉnh, thành phố cần tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ, thực hiện đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp theo Chỉ thị 1474/CT-TTg và các giải pháp bổ sung, cụ thể hóa đã thống nhất trong Hội nghị.

Bộ Xây dựng cần kiểm tra, hướng dẫn việc xác định diện tích căn hộ chung cư khi ký hợp đồng mua bán; hướng dẫn xử lý các trường hợp xây dựng nhà ở trái phép hoặc không đúng giấy phép và nhà chung cư mi ni xây dựng không bảo đảm tiêu chuẩn quy định của pháp luật nhà ở để tháo gỡ vướng mắc trong việc cấp Giấy Chứng nhận đối với các trường hợp này. Bộ Tư pháp cần hướng dẫn các địa phương lộ trình chuyển việc chứng thực các hợp đồng giao dịch về đất đai do Ủy ban nhân dân cấp xã đang thực hiện sang cơ quan công chứng thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Theo Tổng cục Quản lý đất đai, trong 22 tỉnh, thành phố trọng điểm kết quả cấp GCN các loại đất mới chỉ đạt 72,2% tổng diện tích cần cấp, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp đạt 65,6%, đất lâm nghiệp đạt 79,1%, đất ở đô thị đạt 58,6%, đất ở nông thôn đạt 68,3% và đất chuyên dùng đạt 35,9%. Có 10 tỉnh cấp GCN đạt thấp dưới 70% ở 4/5 loại đất chính như: Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Nông; 08 tỉnh, thành phố đạt thấp ở 3/5 loại đất chính gồm: Hòa Bình, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ngãi, Ninh Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu. Thành phố HCM và Hà Nội thì đều có số lượng đất ở, nhà ở chưa cấp GCN nhiều nhất cả nước.

Số lượt người xem: 8705

Tác Dụng Của Việc Sử Dụng Filter Uv Cho Ống Kính Máy Ảnh

Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp luôn lựa chọn những giải pháp tốt nhất cho bức hình của mình. Trong đó, phải kể đến việc sử dụng các loại filter để có thể thiết lập các thông số máy ảnh theo ý đồ của mình. Trong số đó, cũng có khá nhiều lý do để các nhiếp ảnh gia sử dụng Filter UV, vậy chính xác thì Filter UV có thể làm được gì?

Đầu tiên, Filter UV có tác dụng phản xạ lại tia UV, không cho tia UV lọt vào cảm biến máy ảnh để hình ảnh được chất lượng cao nhất (chỉ thu nhận các ánh sáng nhìn thấy đúng như mắt người). Các tia cực có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp, hoặc là gây ra những hiệu ứng ngoài ý muốn, gây cảm giác khó chịu cho người xem. Bản thân mắt người thường cũng cảm thấy khó chịu khi nhìn trực tiếp vào mặt trời, hay có ánh sáng mặt trời mạnh làm ảnh hưởng đến tầm nhìn ở xung quanh. Điều tương tự cũng xảy ra với ống kính, film hay là cảm biến máy ảnh, đơn giản như vậy thôi.

Tiếp đó, ngoài việc nâng cao chất lượng hình ảnh của bạn, Filter UV có các tác dụng khác như chống bụi hay chống xước cho ống kính. Filter UV có khả năng bảo vệ ống kính trước những tác nhân bên ngoài như bụi bẩn và nước bắn. Ngoài ra, những va đập, rơi vở ngoài ý muốn cũng sẽ được hạn chế phần nào khi xảy ra.

-Trước đây, đối với các ống kính sãn xuất từ rất lâu hay kể cả những ống kính được sãn xuất từ trước năm 2007 đều cần sử dụng Filter UV. Film là một phần vật chất hữu cơ, nó cần được bảo vệ ngay cả khi đã ở trong máy ảnh, dù chụp với tốc độ 1s hay 1/1000s đi chăng nữa.

-Những ống kính được sản xuất sau năm 2007 trở lại đây đều được các nhà sãn xuất trang bị những lớp tráng phủ (coating) có khả năng lọc các tia sáng mạnh, tia cực tím gây ảnh hưởng đến chất lượng ảnh, loại bỏ đi nhu cầu phải sử dụng các Filter UV như trước kia. Do đó, các nhà sản xuất đã bắt đầu làm ra những chiếc filter với vật liệu chất lượng cao, từ những loại kính và kim loại đắt tiền. Tác dụng của filter UV bây giờ chỉ gói gọn trong khả năng bảo vệ ống kính trước những tác nhân xấu như bụi bẩn, tia nước hay thậm chí là va đập, rơi rớt, nhất là những ống kính cao cấp đắt tiền.

Giải Pháp Sử Dụng Poe Cho Hệ Thống Camera

Giải Pháp Sử Dụng POE Cho Hệ Thống Camera

Hôm nay, bài viết của mình xoay quanh vấn đề về giải pháp lựa chọn camera quan sát sử dụng nguồn POE, Vậy camera quan sát sử dung nguồn POE nó có những lợi ích gì và giải pháp sử dung camera quan sát POE có ưu điểm gì hơn so với các hê thống camera khác thì bài viết cỉa mình sẽ cho bạn hiểu hơn vể giải pháp sử dung POE CHO Camera gia đình, văn phòng, công ty, cửa hàng.

12/12/2020 3:01:28 PMMức độ quan tâm: 1494

1. Giaỉ pháp sử dụng nguồn POE cho hệ thống camera quan sát

2. Cơ chế hoat động của hệ thống camera sử dụng nguồn POE

3. Ưu điểm của hệ thống camera quan sát sử dụng nguồn POE

1. Giải pháp sử dụng nguồn POE cho hệ thống camera quan sát.

Sử dụng nguồn POE là một giải pháp toàn diện và tối ưu.

Camera PoE là camera IP thông thường tích hợp công nghệ PoE. Và công nghệ PoE chỉ xuất hiện trên camera IP do chỉ có camera IP sử dụng dây mạng truyền tín hiệu.

Camera quan sát sử dụng nguồn điện 12V, chính vì thế, khi mua camera, cần chọn mua thêm nguồn 12V cho camera. Đồng thời, phải bỏ ra thêm chi phí mua dây điện, và chạy hệ thống dây điện cấp nguồn cho camera, trải qua nhiều công đoạn. Sự ra đời của camera PoE đã giúp đơn giản hóa hơn trong việc lắp đặt camera IP.

Chỉ nên sử dụng hệ thống lắp đặt camera quan sát chất lượng sử dụng nguồn POE và dây tín hiệu ( Cáp mạng , Cáp mạng cat5e, Cáp mạng cat6E ),

Để hạn chế tình trạng dây tín hiệu tốn kém, dây nguồn, tính thẩm mỹ không cao khi lắp đặt camera quan sát xa vị trí trung tâm ghi hình việc sử dụng nguồn POE là một giải pháp toàn diện và tối ưu, đảm bảo tính an toàn, thẩm mĩ.

PoE – là viết tắt của cụm từ Power over Ethernet, đây là một công nghệ cho phép cấp nguồn cho các thiết bị thông qua dây cáp mạng. Điều này đồng nghĩa với việc khi sử dụng công nghệ PoE chúng ta có thể vừa cấp nguồn, vừa truyền dẫn tín hiệu hình ảnh cho thiết bị chỉ với 1 sợi dây cáp mạng (cáp CAT5E, CAT6…..).

Tuy nhiên, công nghệ PoE luôn có tính hai chiều, nghĩa là để có thể sử dụng công nghệ này, bắt buộc các thiết bị trung tâm và thiết bị đầu cuối đều phải hỗ trợ. Ví dụ: trong một hệ thống camera giám sát, để có thể sử dụng PoE, cả đầu ghi / Switch mạng lẫn camera đều phải hỗ trợ tính năng này.

2. Cơ chế hoạt động của hệ thống camera sử dụng nguồn POE

Một hệ thống POE hoàn chỉnh bao gồm hai phần : cung cấp năng lượng cho thiết bị đầu cuối (PSE) và các thiết bị đầu cuối tiếp nhận cấp điện ( IP Camera ). Khi đó, người dùng sẽ không cần kết nối với ổ cắm điện và dây cáp để cung cấp điện cho IP Camera

Giải pháp POE hoạt động bằng cách dùng cable RJ45 kết nối với cổng kết nối để cung cấp điện năng cho các thiết bị camera. Nếu cáp mạng có 8 lõi thì chỉ cần 4 lõi để truyền tải mạng và 4 lõi còn lại có chức năng cung cấp nguồn điện. Trong quá trình POE cung cấp năng lượng cho các thiết bị, IEEE80 2.3af sẽ có 2 loại là cung cấp điện năng nhàn rỗi và cung cấp dữ liệu. Khi hoạt động với chức năng cung cấp điện, chân 4, 5 sẽ đóng vai trò kết nối, chân 7,8 được kết nối như anode. Khi hoạt động với chức năng cung cấp dữ liệu, chân 1,2, 3, 6 phân cực bất kỳ giúp các tín hiệu truyền ở các tần số khác nhau nhưng không làm ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu.

3. Ưu điểm của hệ thống camera quan sát sử dụng nguồn POE

– Giải quyết vấn đề mất điện tại các điểm lắp đặt camera, sửa chữa các hiện tượng mất nguồn tại những điểm mà các bộ chuyển đổi camera gặp phải.

– Ổn định điện áp cung cấp điện cho các camera luôn là 12V-DC, mỗi nguồn camera là hoàn toàn độc lập, để tránh nhiễu từ camera này với camera khác.

– Tiết kiệm chi phí cáp và xây dựng cáp đồng trục cho các hệ thống lớn. Hữu ích với các camera quan sát điểm quản lý tập trung hệ thống với bán kính rộng, những điểm khó khăn trong việc kéo dây cung cấp điện, các điểm có môi trường hoạt động khó khăn như nước, nắng, nóng …, các dây đồng trục và dây điện có thể không được sử dụng, có yêu cầu bảo vệ sét lan truyền, chống cháy nổ, an toàn điện cho hệ thống. Khi nguồn gặp sự cố cháy trập tự động đóng cầu chì điện bảo vệ dây và camera.

– Giảm dây và vật liệu phụ trợ trong xây dựng: ống nhựa, số lượng dây.

– Giảm nhân công trong việc xây dựng hơn so với xây dựng bằng cách sử dụng dây cáp đồng trục.

– Hoạt động ổn định lâu dài, dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng hệ thống

– Nguồn điện được quản lý tập trung, tránh việc đi dây điện rối rắm, phức tạp và thiếu ổn định. Nguồn điện được cấp qua PoE ổn định hơn hẳn so với nguồn điện được cấp qua adaptor. Bạn chỉ cần đầu tư thêm 1 cái UPS dự phòng mất điện lưới cho switch là có thể yên tâm hệ thống của mình có thể hoạt động 24/24.

– Khả năng mở rộng trên hệ thống sẵn có

Với tốc độ tăng trưởng cao của nhu cầu đối với dòng camera độ nét cao (IP Camera HD, FULL HD) với các nguyên tắc của các loại cáp đang chạy (AMP) vừa thay thế các camera mà không thay đổi tín hiệu hệ thống dây điện.

– Khoảng cách truyền tải và nguồn tín hiệu cho camera: Truyền điện nguồn camera POE lên đến 600 mét., khoảng cách truyền tín hiệu cho camera lên đến 1200 mét

– Cho các điểm quản lý hệ thống camera tập trung với phạm vi bán kính rộng.

– Cho các điểm khó khăn trong việc kéo dây nguồn cấp điện.

– Cho các điểm có môi trường hoạt động khó khăn như nước, nắng, nóng…, mà các loại dây đồng trục và dây điện không thể sử dụng được.

– Có cầu chi chống sét lan truyền, chống cháy nổ, an toàn về điện cho hệ thống.(khi xảy ra sự cố chập nguồn cầu chì tự động ngắt điện bảo vệ dây dẫn và camera), bạn có thể yên tâm hơn khi sử dụng trọn bộ hệ thống camera quan sát này.

– Tiết kiệm thời gian và công sức thi công, kỹ thuật viên chỉ cần chạy duy nhất 1 sợi cáp mạng từ thiết bị trung tâm tới camera là đã có thể hoạt động bình thường.

– Tiết kiệm chi phí, chúng ta không cần phải đầu tư chi phí vào các yếu tố như dây dẫn cấp nguồn, ổ cắm, phích cắm, bộ đổi nguồn cho camera……

– Rất linh hoạt, do chúng ta có thể lắp đặt camera ở bất kì vị trí nào mà không bị phụ thuộc vào vị trí cấp nguồn (ổ điện).

– Ổn định hơn, so với việc sử dụng bộ đổi nguồn thông thường, cấp nguồn qua PoE luôn có tính ổn định hơn nhiều, bởi không như bộ đổi nguồn thông thường, các thiết bị cấp nguồn PoE có khả năng bảo vệ thiết bị camera khỏi sự bất ổn,

4. Nhược điểm của hệ thống camera quan sát sử dụng nguồn POE.

Đầu tiên, camera PoE bị giới hạn phạm vi chạy dây mạng, vượt quá một khoảng cách nào đó, sẽ không cung cấp đủ nguồn cho camera hoạt động.

Để sử dụng camera PoE, cần đi kèm với switch PoE – switch mạng có tích hợp công nghệ POE, hoặc đầu ghi POE. Nếu không sử dụng switch PoE hoặc đầu ghi, thì camera POE trở thành camera IP thường, phải sử dụng nguồn riêng.

Có thể thấy, sử dụng hệ thống camera giám sát sử dụng công nghệ POE giảm thiểu được đáng kể các chi phí vật tư phụ như dây nguồn, apdater cho camera, chi phí nhân công, chi phí bảo hành hệ thống, chi phí vận hành,…

+ Chi phí cao ( cần phải có switch, đầu ghi hình, camera phải có công nghệ POE. Giá thành thường cao hơn các dòng thông thường, và camera phải có chức năng hỗ trợ POE mới đảm bảo được đường

+ Khoảng cách truyền tải bị hạn chế ( Đối với khoảng cách truyền tải camera từ 200m trở lên phải cấp nguồn Adapter riêng đến camera)

TÓM LẠI, Tuy hệ thống camera giám sát sử dụng công nghệ POE giá thành đắt hơn so với hệ thống camera thông thường nhưng bù lại hệ thống POE giảm thiểu được đáng kể các chi phí vật tư phụ như dây nguồn, apdater cho camera, chi phí nhân công, chi phí bảo hành hệ thống, chi phí vận hành. Bạn muốn tư vấn rõ nét hơn vè giải pháp cho gia đình, văn phòng, công ty về nhu cầu sử dụng hệ thống POE như trên thì bạn vui lòng liên hệ qua số zalo hoặc hotline: 0938.11.23.99.

Qúy khách quan tâm, vui lòng liên hệ với CAMERASAIGON24H.COM- CAMERA AN THÀNH PHÁT.

Sử Dụng Các Giải Pháp Tổng Hợp Chống Ngập Cho Tphcm

(Thanhuytphcm.vn) – Tại hội nghị mời gọi đầu tư các giải pháp chống ngập và xử lý nước thải TPHCM do UBND TP tổ chức ngày 9/8, nhiều ý kiến cho rằng, để giải quyết vấn đề ngập nước, TPHCM cần sử dụng các giải pháp tổng hợp mang tính công trình và phi công trình.

Phát triển không gian điều tiết nước mưa cho đô thị

Tại hội nghị, chúng tôi Châu Nguyễn Xuân Quang, Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu thuộc Đại học Quốc gia TPHCM khuyến nghị TP cần phát triển không gian điều tiết nước mưa cho đô thị. Cụ thể, sử dụng phương pháp hồ chứa tập trung điều tiết nước mưa; hồ chứa nước mưa phân tán trong khu dân cư và hộ gia đình. Đồng thời, lồng ghép chức năng điều tiết nước vào các hồ hiện hữu; lồng ghép chức năng thoát nước trong các dự án chỉnh trang đô thị, phát triển dân cư.

Theo chúng tôi Châu Nguyễn Xuân Quang, để việc phát triển không gian điều tiết nước mưa cho đô thị TP đạt hiệu quả, TPHCM cần nghiên cứu lựa chọn và cải tiến các kỹ thuật điều tiết phù hợp với điều kiện khí hậu và phi khí hậu tại TP. Đồng thời, đánh giá những rào cản và đề xuất giải pháp khắc phục để triển khai có hiệu quả không gian điều tiết nước mưa. Mặt khác, xây dựng và hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật thiết kế, quản lý, duy tu; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích áp dụng các giải pháp điều tiết nước mưa; xây dựng quy trình quản lý, bảo dưỡng, duy tu; bổ sung nguồn lực tài chính.

Đề cập về giải pháp giải quyết bài toán ngập cục bộ trên các tuyến đường ở TPHCM, đại diện Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật VMCTECH đề xuất TP ứng dụng xây dựng hồ điều tiết ngầm công nghệ Cross – Wave nhằm điều tiết nước chảy tràn và tích nước. Đây là giải pháp mô đun nhựa được xây dựng, lắp đặt ngầm dưới lòng đất nhằm mục đích điều tiết nước mưa; cũng như góp phần giải quyết ngập lụt đô thị, sử dụng hiệu quả nguồn nước mưa; bổ cập nước ngầm, giảm sụt lún; giảm ô nhiễm môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu.

Xác định rõ nguyên nhân để có giải pháp chống ngập cụ thể

Cũng tại hội nghị, TS Đỗ Đức Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Về giải pháp chống ngập úng khu vực TPHCM theo định hướng tiêu thoát nước đã được phê duyệt tại Quyết định 2076/QĐ – TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch vùng TPHCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, cần xác định cao độ nền đất xây dựng; nạo vét, cải tạo nâng cao khả năng tiêu thoát nước sông chính, hệ thống kênh, rạch trong vùng; xây dựng hệ thống thoát nước đô thị hoàn chỉnh và kết nối với hệ thống sông, rạch trong vùng; khu vực đô thị cũ sử dụng các hệ thống thoát nước chung hiện hữu, xây dựng các tuyến thu gom nước thải đưa về các trạm xử lý; đối với khu vực xây dựng mới cần phải xây dựng các hệ thống thoát nước riêng, hạn chế tối đa san lấp hồ, sông, kênh, rạch, khuyến khích xây dựng các hồ điều hòa.

“Để giải quyết vấn đề ngập úng TPHCM không thể sử dụng giải pháp đơn lẻ mà cần có giải pháp tổng hợp. Ngoài ra, cần điều chỉnh quy hoạch 1547/QĐ – TTg ngày 28/10/2008 để chống ngập úng cho khu vực phía ngoại thành ngoài khu vực 57.000ha thuộc các tỉnh Long An và vùng phụ cận TPHCM” – TS Đỗ Đức Dũng đề xuất.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho rằng: Hiện nay, nguyên nhân gây ngập có nhiều, trong đó đáng chú ý là việc phát triển đô thị không đúng gây ra tình trạng ngập nước. Từ thực tiễn, TPHCM là một đô thị chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, việc giải quyết ngập ở từng vị trí phải xác định rõ nguyên nhân để có giải pháp cụ thể.TP lắng nghe, tiếp thu và có chọn lựa trên cơ sở phải xác định được nguyên nhân gây ngập ở từng vị trí để giải quyết. Theo đó, TP sẽ điều chỉnh lại quy hoạch thoát nước của TP; cũng như có bản đồ mô phỏng tình hình ngập của TP để nhận diện, đánh giá, tìm giải pháp.

17 dự án chống ngập và xử lý nước thải TPHCM kêu gọi đầu tư

Xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tây Sài Gòn. Xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải lưu vực Bình Tân. Xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm. Xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải lưu vực Bắc Sài Gòn 1. Xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải lưu vực Bắc Sài Gòn 2. Xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải lưu vực Rạch Cầu Dừa. Xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tây Bắc. Thành phần 1 – xây dựng kè bờ kênh và hạ tầng kỹ thuật hai bên kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên. Thành phần 3 – xây dựng hệ thống thoát nước mưa và ngăn triều lưu vực từ cầu Tham Lương đến sông Chợ Đệm. Nạo vét trục thoát nước rạch Thủ Đào. Nạo vét trục thoát nước rạch Ông Bé. Nạo vét trục thoát nước rạch Thầy Tiêu. Cải tạo hệ thống kênh Vĩnh Bình. Cống kiểm soát triều Sông Kinh. Cống kiểm soát triều Rạch Tra. Đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh (đoạn còn lại). Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải mới tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng.