1. Khái niệm– Khi nói và viết ngoài những cách sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có thể sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là biện pháp tu từ.– Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngôn ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ…– So với cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.2. Biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật– Trong tiếng Việt, các biện pháp tu từ rất phong phú, đa dạng. Do khả năng biểu đạt, biểu cảm đặc biệt, các biện pháp tu từ rất được chú trọng sử dụng trong những văn bản nghệ thuật.– Với một văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau và thậm chí có thể khai thác tối đa sức mạnh nghệ thuật của một vài biện pháp tu từ nào đó.
Góp phần tạo nên dấu ấn cá nhân độc đáo trong nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ VỀ TỪ 1. So sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.Ví dụ:Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn, ngủ, biết học hành là ngoanb. Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh
c. Mô hình cấu tạo bị biến đổi– Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh bị lược bớtTrường Sơn chí lớn ông chaCửu Long lòng mẹ bao la sóng trào– Đôi khi vế B có thể đảo ngược lên trước vế A cùng với từ so sánhNhư một thằng điên, tên cướp hung hãn lao cả xe vào cảnh sát.
loại so sánhDựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng– So sánh ngang bằng
Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu… bấy nhiêu.
Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động.
Phép so sánh thường mang tính chất cường điệu. – So sánh không ngang bằng (So sánh hơn kém)
Trong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ: hơn, hơn là, kém, kém gì…
Ví dụ: Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng
Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật sự việc được miêu tả.Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: tạo ra lối nói hàm súc, giúp người nghe nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.2. Nhân hoá
Nhân hoá là gọi hay tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…) trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.Gió theo lối gió mây đường mâyDòng nước buồn thiu hoa bắp lay(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)b.Các kiểu nhân Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp:
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Ví dụ: Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre còn làm hầm ngụy trang và giữ bí mật…
Trò truyện xưng hô với vật như đối với người.
Trâu ơi, ta bảo trâu nàyTrâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.3. Ẩn dụLà cách gọi tên sự vật, hiện t bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi h gợi cảm cho sự diễn đạt.Ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên.Muốn có phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật hiện tượng được so sánh ngầm phải có nét tương đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu.Thuyền về có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. kiểu ẩn dụ thCó 4 kiểu ẩn dụ thường gặp:– Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vậtNgười Cha mái tóc bạc( Minh Huệ)Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.– Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượngVề thăm quê Bác làng SenCó hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.( Nguyễn Đức Mậu)Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”.– Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vậtỞ bầu thì tròn, ở ống thì dài.Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ hững cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giácMới được nghe giọng hờn dịu ngọtHuế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.(Tố Hữu)Hay:Đã nghe rét mướt luồn trong gióĐã vắng người sang những chuyến đò(Xuân Diệu)
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm.Cùng một đối tượng nhưng có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận – đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau.Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe.4. Hoán dụHoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Nhằm làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho lời diễn đạt