Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Đơn Vị Khách Sạn / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Phauthuatthankinh.edu.vn

Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Bộ Phận Lễ Tân Khách Sạn

Chức năng của lễ tân

– Lễ tân là bộ mặt của khách sạn, tạo nên chiếc cầu nối giữa khách hàng và các bộ phận khác trong khách sạn, nhằm đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng khi lưu trú tại khách sạn.

– Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng từ trước khi lưu trú cho đến khi rời khỏi khách sạn.

– Chịu trách nhiệm liên hệ, hỗ trợ và khảo sát mức độ hài lòng của khách.

– Kết hợp với bộ phận Đặt phòng và Doanh thu trong việc kiểm soát tình trạng phòng.

– Tối đa hóa doanh thu phòng trong khách sạn.

Nhiệm vụ của lễ tân

Nhiệm vụ của lễ tân được thực hiện theo một quy trình cố định và chia thành 4 giai đoạn: trước khi khách đến khách sạn, khách đã đến khách sạn làm thủ tục nhận phòng, khách lưu trú tại khách sạn và khách làm thủ tục thanh toán và rời khách sạn. Các nhiệm vụ bao gồm:

– Đón tiếp khách, làm thủ tục check in, check out cho khách.

– Nhận diện khách hàng thân thiết, khuyến khích khách đăng ký thành viên.

– Khuyến khích khách nâng cấp phòng, nhằm tối đa hóa doanh thu phòng.

– Kiểm soát và phân bố phòng cho khách.

– Cung cấp, giới thiệu thông tin về các dịch vụ bên trong và bên ngoài khách sạn cho khách.

– Bán phòng và các dịch vụ khác của khách sạn.

– Nhận đặt phòng, tiếp nhận thông tin về việc trả phòng, nhận phòng sớm – muộn.

– Thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng cho khách.

– Lập và lưu trữ hồ sơ cho khách.

– Tiếp nhận và giải quyết phàn nàn từ khách.

– Theo dõi, cập nhật, tổng hợp chi phí của khách.

– Thanh toán, tiễn khách.

– Tham gia công tác an ninh và an toàn của khách sạn.

Mô tả công việc các chức danh khác thuộc bộ phận lễ tân Trưởng bộ phận lễ tân

– Lên kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận lễ tân.

– Phân công công việc cho các giám sát, nhân viên trong bộ phận.

– Kiểm tra giá phòng khách trên hệ thống, đảm bảo thông tin được cập nhật chính xác theo các chương trình khuyến mãi, mùa cao điểm…

– Thường xuyên kiểm tra trang phục, tác phong và thái độ làm việc của các nhân viên.

– Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên bộ phận.

– Lên kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận.

– Hỗ trợ nhân viên xử lý những yêu cầu khó của khách, phàn nàn mà nhân viên cấp dưới không giải quyết được.

– Trực tiếp tham gia vào quá trình phỏng vấn, tuyển chọn, đàm phán chế độ đãi ngộ cho nhân viên mới.

– Lên kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên trong bộ phận.

Giám sát lễ tân

– Sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên bộ phận.

– Giám sát khu vực tiền sảnh hàng ngày, đảm bảo nhân viên trong bộ phận làm việc theo đúng các tiêu chuẩn khách sạn.

– Giám sát việc thực hiện các thủ tục check-in, check-out và quản lý doanh thu.

– Kiểm tra và đảm bảo mọi dịch vụ được thực hiện theo đúng quy trình.

– Nhận bàn giao từ ca trước: chìa khóa vạn năng, chìa khóa quỹ, bộ mở khóa phòng, sổ nhật ký lễ tân để tiếp tục thực hiện các công việc dang dở.

– Bố trí đủ nhân viên trực trong thời gian ăn giữa ca để không ảnh hưởng đến hoạt động đón tiếp và phục vụ khách.

– Cập nhật danh sách khách VIP, khách đoàn hàng ngày để xếp phòng phù hợp với những yêu cầu của khách.

– Trực tiếp kiểm tra việc chuẩn bị phòng cho khách VIP, đảm bảo mọi yêu cầu được đáp ứng.

– Triển khai tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ phận.

– Lưu lại nội dung các phàn nàn và cách giải quyết vào sổ nhật ký giám sát để tránh lặp lại những lỗi tương tự trong tương lai.

Lễ tân ca đêm

– Kiểm tra danh sách khách lưu trú trong ngày.

– Thực hiện thủ tục khai báo tạm trú cho khách qua Internet với cơ quan chức năng địa phương.

– Thực hiện và hoàn thành các công việc tồn đọng từ ca trước.

– Giám sát khu vực sảnh, đảm bảo các vấn đề an ninh – an toàn của khách sạn, nếu phát hiện có vấn đề khả nghi, nhanh chóng báo cáo nhân viên an ninh.

– Kiểm tra danh sách khách cần check in, check out muộn để chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ cần thiết.

– Kiểm tra các yêu cầu báo thức được ghi nhận từ các ca trước.

– Cài đặt giờ báo thức cho khách.

– Phối hợp với tổ lái xe/bellman chuẩn bị xe hoặc gọi taxi cho khách.

– Phối hợp cung cấp các số liệu, chứng từ cần thiết cho kiểm toán đêm.

– Tổng kết, bàn giao số tiền thu được trong ca làm việc cho nhân viên chuyên trách của khách sạn.

– Ghi chép các công việc tồn đọng, các yêu cầu, lưu ý của khách vào sổ giao ca để lễ tân ca sáng thực hiện.

– Cuối ca, bàn giao công việc lại cho nhân viên lễ tân ca sáng trước khi ra về.

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Các Đơn Vị Thuộc Sở

. Chức năng: – Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; chế độ chính sách, đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức, nhân viên của ngành GDĐT theo phân cấp; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; tham gia công tác xây dựng đảng, các tổ chức, đoàn thể quần chúng trong ngành GDĐT.

2.6. Thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở và công chức của Sở GDĐT theo phân cấp quản lý và theo quy định của pháp luật.

2.7. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý của cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc Sở.

2.8. Tham mưu Giám đốc:

– Quyết định hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền về cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Sở, các đơn vị trực thuộc Sở theo quy định phân cấp quản lý và quy định của pháp luật.

– Quyết định phương án sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức đúng cơ cấu, có phẩm chất, trình độ, năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao.

– Quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự của các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

– Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức chuyên môn giúp việc và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GDĐT.

– Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các tổ chức thuộc cơ quan Sở và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở theo quy định hiện hành; xử lý kỷ luật công chức thuộc Sở và viên chức quản lý theo quy định hiện hành về kỷ luật công chức, viên chức.

– Công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được UBND tỉnh giao cho Sở GDĐT trên địa bàn tỉnh

– Phối hợp với Sở Nội vụ Lâm Đồng xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và quyết định số biên chế công chức hàng năm của Sở GDĐT, bảo đảm đủ biên chế công chức theo vị trí việc làm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

– Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở (không bao gồm trường cao đẳng sư phạm) theo quy định của Bộ GDĐT.

– Thỏa thuận với cấp ủy, UBND cấp huyện về bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Sở theo phân cấp quản lý cán bộ.

2.11. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu nhân sự cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành; thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác tổ chức và cán bộ. Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành GDĐT.

2.12. Kiến nghị với Giám đốc quyết định xử lý những vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực TCCB được giao.

2.13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao theo quy định của pháp luật.

2.2. Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn Sở xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục thường xuyên; đề xuất các chủ trương, biện pháp, xây dựng chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch nhằm phát triển và nâng cao chất lượng xoá mù chữ, chương trình GDTX cấp THCS, THPT; công tác GDTX đối với các lĩnh vực, các ngành, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người nhằm nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực.Chủ trì tham mưu Giám đốc Sở hướng dẫn các phòng GDĐT, trung tâm GDTX cấp tỉnh và các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện thực hiện Luật Giáo dục, các điều lệ, quy chế, các quy định của Bộ GDĐT, của UBND tỉnh và của Sở GDĐT về tổ chức quản lý hệ thống GDTX, về thực hiện chương trình kế hoạch đào tạo, nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại hoạt động của các trung tâm GDTX; chủ trì tham mưu phối hợp với các đơn vị hữu quan thực hiện quản lý nhà nước về GDTX đối với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị tham gia GDTX trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh.2.3. Chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn xây dựng và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên; tổ chức bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, CBQL sau khi được phê duyệt.

2.4. Chỉ đạo phong trào thi đua, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, đúc kết và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục thường xuyên: mô hình trung tâm học tập cộng đồng, cộng đồng học tập, xây dựng xã hội học tập.

2.5. Chủ trì thẩm định kế hoạch, đề án thành lập, cấp phép và thu hồi giấy phép hoạt động, kiểm tra hoạt động của các trung tâm tin học, ngoại ngữ, trung tâm tư vấn du học, hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

2.6. Chủ trì, phối hợp với các phòng ban chỉ đạo: công tác tuyển sinh ĐH, CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên; đào tạo theo địa chỉ sử dụng; thẩm định việc liên kết đào tạo, đào tạo liên thông; kiểm tra việc thực hiện liên kết đào tạo, cấp phát văn bằng chứng chỉ; đề xuất, hướng dẫn thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục đào tạo được giao theo quy định của pháp luật và UBND tỉnh.

2.7. Làm đầu mối của Sở để xây dựng kế hoạch phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin và chỉ đạo nhiệm vụ CNTT từng năm học. Tổ chức triển khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành.

2.8. Nghiên cứu tham mưu và xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT về an toàn và bảo mật dữ liệu, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng của ngành; tư vấn, hỗ trợ thiết kế website giáo dục, quản trị mạng, nâng cấp thiết bị, phần mềm, dịch vụ bảo trì, sửa chữa thiết bị và các hoạt động về ứng dụng công nghệ thông tin; sử dụng thiết bị công nghệ và xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý và giảng dạy.

2.9. Nghiên cứu, thẩm định và tham mưu Giám đốc Sở về việc trang bị các phần mềm, thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin cho cơ quan Sở và các cơ sở giáo dục.

2.10. Tổ chức thực hiện việc sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo toàn diện hoặc chuyên đề về giáo dục không chính quy; đảm bảo thông tin hai chiều thường xuyên, kịp thời.

2.12. Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, toàn diện hoặc chuyên đề đối với các phòng GDĐT, các cơ sở GDTX cấp tỉnh, cơ sở GDNN-GDTX cấp huyện trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các Sở, ban, ngành xếp hạng các trung tâm GDTX cấp tỉnh, GDNN-GDTX cấp huyện.

2.13. Phối hợp với các sở, ban, ngành, Hội Khuyến học tỉnh, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo xây dựng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng, cộng đồng học tập nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng xây dựng xã hội học tập.

2.14. Kiến nghị với Giám đốc quyết định xử lý những vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực được giao và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao theo quy định của pháp luật.

1. Chức năng:

Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng là đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách tỉnh; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, tài chính, kế toán, đất đai, tài sản công, các dự án và công tác thống kê toàn ngành giáo dục đào tạo.

2.4. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục toàn tỉnh và thực hiện kế hoạch, sử dụng ngân sách của các đơn vị trực thuộc.

2.6. Thực hiện nhiệm vụ của Sở GDĐT là một đơn vị dự toán cấp 1 và kế toán hành chính sự nghiệp thuộc ngân sách tỉnh. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở công tác lập và thực hiện dự toán thu, chi ngân sách hàng năm; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trình Giám đốc phương án phân bổ, giao và điều chỉnh dự toán cho các đơn vị trực thuộc trên cơ sở quyết định giao dự toán của Chủ tịch UBND tỉnh. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Chủ trì công tác xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc. Tổng hợp quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm; công khai dự toán, báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định.

2.7. Phối hợp với Thanh tra Sở tổ chức kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc; kiến nghị với Giám đốc xử lý những vi phạm cụ thể trong quản lý tài chính theo quy định của pháp luật.

2.8. Tham mưu cho Giám đốc Sở các văn bản về cơ chế, chính sách tài chính, kế toán trong ngành GDĐT; các chế độ, định mức chi tiêu tài chính. Hướng dẫn các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở GDĐT triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về tài chính, kế toán, kiểm toán, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và thực hiện chính sách thuế của nhà nước.

2.9. Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chủ quản đối với tài sản công đã giao cho các đơn vị trực thuộc quản lý; đề xuất các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc đủ điều kiện được nhà nước xác định giá trị tài sản để giao quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; hướng dẫn đăng ký đất đai và tài sản nhà nước với cơ quan nhà nước, xử lý và đề xuất xử lý các tài sản công theo thẩm quyền; kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện các quy chế của nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng đất đai, các loại tài sản công để báo cáo các cơ quan nhà nước theo quy định.

2.12. Hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra việc thực hiện quy chế ba công khai trong các nhà trường và cơ sở giáo dục;

2.13. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục ở địa phương;

2.16. Giúp Giám đốc thực hiện quản lý nhà nước về thống kê GDĐT trong toàn ngành:

– Hướng dẫn và chỉ đạo các phòng GDĐT, các nhà trường và cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện báo cáo thống kê theo đúng quy định;

– Tổng hợp và phân tích số liệu thống kê định kỳ: hàng năm, 5 năm, 10 năm; lập và quản lý cơ sở dữ liệu của toàn ngành phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch; thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm theo quy định;

– Hướng dẫn nghiệp vụ thống kê cho các phòng GDĐT, các nhà trường và cơ sở giáo dục trực thuộc;

– Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê, kế toán và quản lý thiết bị, thư viện.

2.17. Giúp Giám đốc quản lý các dự án, các công trình do Sở GDĐT làm chủ đầu tư;

2.18. Tham mưu cho Giám đốc thực hiện quản lý nhà nước các dự án, chương trình mục tiêu, công tác xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất trường học thuộc thẩm quyền quản lý của Sở GDĐT;

2.19. Thực hiện công tác kế toán kinh phí chi sự nghiệp ngành; phối hợp Văn phòng thực hiện công tác đầu tư, mua sắm, sửa chữa, quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công của Văn phòng Sở;

2.22. Kiến nghị Giám đốc quyết định xử lý những vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực Kế hoạch – Tài chính.

2.23. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao theo quy định của pháp luật.

VI. PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON

1. Chức năng: Phòng Giáo dục Mần non (GDMN) giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GDMN.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

2.1. Trình Giám đốc Sở GDĐT ban hành theo thẩm quyền và chuẩn bị các hồ sơ để trình UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, dự án và các văn bản khác về GDMN.

2.3. Chủ trì, phối hợp với các phòng Sở đề xuất, hướng dẫn thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực GDMN theo quy định của pháp luật và UBND tỉnh; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập của bậc học mầm non.

2.7. Phối hợp với phòng GDTX xây dựng nội dung, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên mầm non.

2.8. Phối hợp với phòng KT&KĐCLGD chỉ đạo việc kiểm định và công khai chất lượng giáo dục, điều kiện đảm bảo chất lượng GDMN theo quy định của Bộ GDĐT.

2.9. Phối hợp với phòng TCCB xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non. Hướng dẫn việc tổ chức đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên mầm non theo Chuẩn của Bộ GDĐT; tham gia đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2.10. Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách trung hạn và hàng năm cho GDMN; Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi trẻ em thuộc GDMN.

2.11. Kiến nghị Giám đốc quyết định xử lý những vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực do Phòng GDMN được giao.

2.12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao theo quy định của pháp luật.

PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC 1. Chức năng:

Phòng Giáo dục Tiểu học (GDTH) giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GDTH.

2.2. Chủ trì, phối hợp với các phòng Sở đề xuất, hướng dẫn thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực GDTH theo quy định của pháp luật và UBND tỉnh; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy và học của bậc GDTH.

2.3. Chủ trì, phối hợp với các phòng Sở tham mưu Giám đốc quyết định việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động; hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp thanh tra hoạt động giáo dục của các cơ sở GDTH có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

2.4. Xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn năm học, học kỳ và phân công các thành viên trong phòng thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, các chuyên đề của cấp tiểu học. Triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên đề GDTH theo kế hoạch của cấp tiểu học với các đơn vị trực thuộc Sở.

2.5. Hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở giáo dục tiểu học và loại hình lớp ghép, thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống, các nội dung giáo dục đặc thù, vùng dân tộc thiểu số.

2.6. Hướng dẫn việc đổi mới chương trình tiểu học, phương pháp giảng dạy, học tập và tổ chức biên tập, triển khai các tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn giảng dạy, học tập, theo dõi giảng dạy, học tập theo quy định của Bộ và Sở; tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn; bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học; tổ chức các cuộc thi, hội thi, giao lưu theo quy định.

2.7. Phối hợp với các phòng Sở:

– Phối hợp Văn phòng Sở theo dõi triển khai thực hiện các phong trào thi đua, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, đúc kết và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy giáo dục tiên tiến của các giáo viên, các loại hình trường lớp.

– Phối hợp Phòng Kế hoạch – Tài chính hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia, hướng dẫn theo dõi kế hoạch phân phối, bảo quản, sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, cơ sở vật chất và các tài liệu hồ sơ theo quy định, công tác thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp tiểu học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

– Phối hợp Phòng GDTrH hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, công tác phổ cập giáo dục tiểu học; triển khai thực hiện Đề án ngoại ngữ dành cho học sinh tiểu học. Công tác giáo dục dận tộc.

– Phối hợp Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng GDTX xây dựng triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; hướng dẫn việc phân loại đánh giá chất lượng chuyên môn, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT.

2.8. Phối hợp các phòng Sở thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và báo cáo chuyên đề, đột xuất cho lãnh đạo Sở, UBND tỉnh và Bộ GDĐT.

2.9. Kiến nghị với Giám đốc quyết định xử lý những vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực Phòng GDTH được giao.

2.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao theo quy định của pháp luật.

IX. PHÒNG GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN – CHUYÊN NGHIỆP

– Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục thường xuyên, bao gồm: công tác xoá mù chữ, GDTTSKBC; chương trình GDTX cấp THCS, THPT; Tin học – Ngoại ngữ ngoài nhà trường; giáo dục kỹ năng sống; bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng; các hình thức vừa học vừa làm, tự học có hướng dẫn; hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, bồi dưỡng thường xuyên và xây dựng xã hội học tập.

– Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác: liên kết đào tạo, phối hợp mở mã ngành đào tạo theo quy định của Bộ GDĐT; công tác tuyển sinh Đại học, cao đẳng nhóm ngành sư phạm; đào tạo liên thông; đào tạo theo địa chỉ; hoạt động tư vấn du học.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

2.1. Chủ trì, phối hợp các phòng chuyên môn tham mưu Giám đốc tổng hợp báo cáo Bộ GDĐT, UBND tỉnh về đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc, Phó Giám đốc trung tâm GDTX cấp tỉnh, các cơ sở giáo dục khác trực thuộc Sở theo Chuẩn của Bộ GDĐT; đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức quản lý.

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Các Bộ Phận Trong Khách Sạn

Khách sạn nào cũng có cơ cấu tổ chức nhân sự cụ thể, được tổ chức dựa vào mô hình và quy mô của khách sạn đó. Vậy bạn có biết chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn? Cùng Cao đẳng Viễn Đông tìm hiểu điều này.

Các bộ phận trong khách sạn được phân chia, bố trí những công việc với chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng chung quy lại vẫn nhằm mục đích chung là đáp ứng, làm hài lòng nhu cầu của khách hàng với các dịch vụ của khách sạn, mang lại doanh thu cho khách sạn, giữ chân khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới đến với khách sạn.

Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, quan trọng đảm bảo khách sạn hoạt động trơn tru, hiệu quả.

Chức năng: bộ phận đón tiếp còn gọi là bộ phận lễ tân được ví như bộ mặt của khách sạn trong việc giao tiếp và tạo mối quan hệ với khách hàng, với nhà cung cấp và đối tác. Bộ phận này còn là cầu nối giữa khách hàng với các dịch vụ của khách sạn, giữa các bộ phận với nhau trong khách sạn. Đây còn là trợ thủ đắc lực của quản lý trong việc tư vấn, góp ý về tình hình của khách sạn, nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng, xu hướng trong tương lai,…giúp ban giám đốc nắm vững tình hình khách lưu trú, thông tin về cơ cấu khách, nguồn khách từ đó đưa ra những thay đổi, kế hoạch nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho khách sạn.

Bộ phận buồng phòng có thể được phân thành những bộ phận nhỏ với chức năng riêng, cụ thể hơn như: bp dọn phòng, bp giặt ủi, kho vải, bp vệ sinh công cộng, cây xanh, cắm hoa …

Sinh viên Cao đẳng Viễn Đông học thực tế Nghiệp vụ Buồng phòng tại khách sạn Đệ Nhất

Chức năng: cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách hàng; hoạch toán chi phí tại bộ phận

Sinh viên Cao đẳng Viễn Đông tham gia học kỳ Doanh nghiệp tại Đông Phương Group

Nhiệm vụ: tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống gồm 3 hoạt động chính: chế biến, lưu thông và tổ chức phục vụ dịch vụ ăn uống tại khách sạn; phục vụ ăn uống cho nhân viên khách sạn; cung cấp các dịch vụ bổ sung như: tổ chức tiệc, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách.

Bộ phận kinh doanh tổng hợp bao gồm: bp kinh doanh và Marketing

Sinh viên cao đẳng Viễn Đông biểu diễn Bartender

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Các Bộ Phận Trong Khách Sạn

nào cũng có cơ cấu tổ chức nhân sự cụ thể, được tổ chức dựa vào mô hình và quy mô của khách sạn đó. Vậy bạn có biết chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn? Cùng chúng tôi tìm hiểu điều này!

Ảnh nguồn Internet

Các bộ phận trong khách sạn được phân chia, bố trí những công việc với chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng chung quy lại vẫn nhằm mục đích chung là đáp ứng, làm hài lòng nhu cầu của khách hàng với các dịch vụ của khách sạn, mang lại doanh thu cho khách sạn, giữ chân khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới đến với khách sạn.

Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, quan trọng đảm bảo khách sạn hoạt động trơn tru, hiệu quả.

Chức năng: cung cấp sản phẩm dịch vụ chính tại khách sạn, mang lại nguồn doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu của khách sạn; chịu trách nhiệm về sự nghỉ ngơi lưu trú của khách hàng tại khách sạn; phối hợp chặt chẽ, nhất quán với bộ phận lễ tân trong hoạt động bán và cung cấp dịch vụ buồng.

Ảnh nguồn Internet

Bộ phận buồng phòng có thể được phân thành những bộ phận nhỏ với chức năng riêng, cụ thể hơn như: bp dọn phòng, bp giặt ủi, kho vải, bp vệ sinh công cộng, cây xanh, cắm hoa …

Chức năng: cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách hàng; hoạch toán chi phí tại bộ phận

Ảnh nguồn Internet

Nhiệm vụ: tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống gồm 3 hoạt động chính: chế biến, lưu thông và tổ chức phục vụ dịch vụ ăn uống tại khách sạn; phục vụ ăn uống cho nhân viên khách sạn; cung cấp các dịch vụ bổ sung như: tổ chức tiệc, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách.

Chức năng: quyết định các chiến lược về tài chính; tìm vốn, nguồn vốn cho khách sạn. Theo dõi, quản lý và báo cáo sổ sách thu, chi, công nợ…

Ảnh nguồn Internet

Nhiệm vụ: lập chứng từ trong việc hình thành và sử dụng vốn; lập chứng từ xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận và của toàn khách sạn; lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm. Quản lý và giám sát thu, chi.

Chức năng: quản lý, tuyển dụng nhân sự

Nhiệm vụ: tổ chức, sắp xếp cán bộ, nhân viên; ban hành các thể chế, quy chế làm việc; theo dõi, đánh giá nhân viên các bộ phận và tiếp nhận ý kiến từ cấp trên, quản lý trực tiếp nhân viên.

Chức năng: quản lý, giám sát các hệ thống kỹ thuật và thiết bị trong khách sạn đảm bảo vận hành tốt, không gặp sự cố, trục trặc trong quá trình hoạt động

Nhiệm vụ: theo dõi, bảo trì thường xuyên các thiết bị trong khách sạn; sửa chữa các công cụ, thiết bị khi có yêu cầu của bộ phận khác; thực hiện công việc trang trí sân khấu, chuẩn bị âm thanh cho hội trường khi khách sạn có hội nghị, hội thảo hoặc khi có yêu cầu

Chức năng: đảm bảo an toàn cho khách hàng, tài sản của khách sạn và khách hàng, chịu trách nhiệm về an ninh trong khách sạn

Ảnh nguồn Internet

Nhiệm vụ: tuần tra, canh gác theo ca, luôn ở tư thế sẵn sàng khi gặp sự cố; trông giữ xe cho khách và cho nhân viên các bộ phận khác trong khách sạn; hỗ trợ bộ phận lễ tân trong việc hướng dẫn, chuyển hành lý của khách vào và ra khỏi khách sạn; hỗ trợ các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ

Chức năng: tìm kiếm khách hàng cho các bộ phận khác như bp buồng phòng, bp nhà hàng,…; mở rộng thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng cho khách sạn.

Bộ phận kinh doanh tổng hợp bao gồm: bp kinh doanh và Marketing

Ảnh nguồn Internet

Nhiệm vụ: lên kế hoạch tìm kiếm khách hàng; tiếp thị sản phẩm; nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh; thống kê, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn; khảo sát khách hàng để góp ý với cấp trên trong việc đổi mới, nâng cấp dịch vụ hiệu quả

Chức năng: tăng thêm doanh thu cho khách sạn; đáp ứng nhu cầu của khách hàng về mua sắm thông qua việc cung cấp các đồ vật, quà lưu niệm, đồ dùng cần thiết.

Nhiệm vụ: tìm kiếm các sản phẩm đẹp, độc đáo, chất lượng giới thiệu đến khách hàng của khách sạn; tìm kiếm các sản phẩm riêng biệt làm điểm nhấn cho khách sạn

Chức năng: gia tăng giá trị cho khách sạn, tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng của khách sạn

Nhiệm vụ: tìm hiểu nhu cầu và thiết kế các chương trình phù hợp; tổ chức các buổi tiệc, liên hoan, các trò chơi khi có yêu cầu.

Chức Năng Nhiệm Vụ Các Bộ Phận Khách Sạn

25/2/2023  5.031

Các bộ phận khách sạn được tổ chức dựa vào quy mô lớn, nhỏ của khách sạn đó. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn những bộ phận không thể thiếu của một khách sạn.

Các bộ phận khách sạn được tổ chức phụ thuộc vào mô hình, quy mô hoạt động của khách sạn. Mỗi bộ phận đều có chức năng và nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo khách sạn hoạt động được tốt nhất.

Các bộ phận trong khách sạn được phân chia, nhận những nhiệm vụ khác nhau nhưng tổng thế là hoàn thành mục đích làm khách hàng hài lòng với các dịch vụ khách sạn, thu hút và khách hàng đến với khách sạn.

Khách sạn nào cũng người chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành khách sạn trong một khuôn khổ nhất định, sử dụng nguồn vốn hợp lý theo yêu cầu của Hội Đồng Quản Trị và đó chính là Ban Giám đốc.

Ban giám đốc khách sạn nhận sự lãnh đạo của công ty và Tổng giám đốc điều hành để thực hiện những nhiệm vụ như lập mối với quan hệ khách hàng tiềm năng hay đối với chính quyền địa phương. Ngoài ra, ban giám đốc còn điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị khách sạn theo sự phân công lao động.

Phòng kế toán là bộ phận khách sạn quyết định các chiến lược về tài chính và tìm kiếm vốn, nguồn vốn cho khách sạn. Phòng kế toán là bộ phận chịu trách nhiệm lập chứng từ để trong việc hình thành và sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, lập các chứng từ xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận và toàn khách sạn. Ngoài ra, bộ phận kế toán cũng lập các báo cáo tài chính theo từng tháng, quý và năm.

Bộ phận nhân sự thực hiện nhiệm vụ về công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ, ban hành các thể chế quản lý, quy chế làm việc. Lực lượng nhân sự trong khách sạn do Bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm quản lý, tuyển dụng.

Bộ phận có trách nhiệm làm vệ sinh phòng của khách, các khu vực của khách sạn như hành lang, đại sảnh. Ngoài ra, bộ phận buồng phòng cũng thực hiện theo dõi và báo cáo tình hình phòng của khách sạn cho lễ tân hàng ngày.

Bộ phận lễ tân khách sạn được xem như là chiếc cầu nối giữa khách hàng với các dịch vụ trong khách sạn. Nhiệm vụ của bộ phận khách sạn này là tổ chức đón tiếp, làm thủ tục đăng ký phòng và trả phòng cho khách. Bộ phận lễ tân cũng kết hợp với các bộ phận dịch vụ khác để có thể đáp ứng các yêu cầu của khách.

Bộ phận nhà hàng có vai trò quan trọng bởi đây là một bộ phận mang lại doanh thu cho khách sạn. Bộ phận nhà hàng chịu trách nhiệm trong việc cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách hàng, tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống gồm 3 hoạt động chính đó là: chế biến, lưu thông và tổ chức phục vụ dịch vụ ăn uống ngay tại khách sạn cho khách.

Ngoài ra, bộ phận nhà hàng còn cung cấp các dịch vụ bổ sung như tổ chức tiệc, buffet cho hội thảo hay tổ chức những buổi tiệc theo nhu cầu của khách hàng.

Bộ phận kĩ thuật là bộ phận khách sạn có nhiệm vụ theo dõi, bảo trì thường xuyên các trang thiết bị của khách sạn và thực hiện sửa chữa các công cụ khi các bộ phận khác có yêu cầu. Ngoài ra, khi khách sạn tổ chức các hội nghị, hội thảo bộ phận cũng thực hiện các khâu trang trí sân khấu, chuẩn bị âm thanh cho hội trường.

Bộ phận bảo vệ tại khách sạn có nhiệm vụ chính đó là bảo vệ an ninh trật tự trong và ngoài khách sạn, bảo vệ tính mạng, tài sản của khách. Ngoài ra, bộ phận bảo vệ cũng hỗ trợ các bộ phận khác khi xảy ra sự cố.